Khánh Trường bắt đầu một cuộc sống mới. Ở Thượng Hải.
Thành phố này vẫn là chốn quay về của cô. Mỗi thành phố là một hòn đảophong kín và tách biệt. Mỗi cuộc đời cũng là một cô đảo. Cuộc sống trảira trong thời không bằng một hình thức nhìn qua thông thoáng thực chấtlại bó buộc trùng trùng. Khánh Trường ba mươi ba tuổi, lại một lần nữachấm dứt rồi thanh tẩy bản thân.
Về giúp Fiona ở một tạp chínhiếp ảnh mới mở. Cô dặn Fiona giữ kín hành tung của mình, nhưng khônggiải thích tại sao. Fiona cũng không đả động gì về quãng thời gian bặttăm của cô. Làm bạn với nhau tới nay, dĩ nhiên đã biết bao dung. Lần này hợp tác, Fiona để cô tự do ở mức tối đa. Chỉ dặn, Khánh Trường, ai cũng biết thanh cao là thế nào, nhưng thanh cao phải được xây dựng trên nềntảng vật chất ổn định thỏa đáng. Nếu thiếu những người lăn lộn trongdung tục đồng thời dùng cái dung tục ấy để kiếm tiền như chúng tôi, thìchẳng có không gian nào cho em xây đắp thanh cao đâu. Thanh hay tục thật ra không khác gì nhau, nhưng em mắc bệnh sạch sẽ quá. Cao xanh ban choem một số thứ mà mọi người không có, vì thế mọi người tương đối khoandung với em. Thật ra chúng tôi luôn nhường nhịn và bao dung em, em phảihiểu điều đó.
Có lẽ thế chăng. Từ Nhất Đồng, Fiona, Định Sơn,Thanh Trì đến các đồng nghiệp ở tạp chí cũ, hoặc những người từng cộngtác với cô, đều tỏ ra rộng lượng và chịu đựng các quan điểm thái độ củacô đối với thế giới này.
Gần sáu năm trôi qua, Fiona vẫn chưalấy chồng. Cô đã ba mươi lăm tuổi. Vẫn như trước đây, mục tiêu của cô là một người đàn ông thành đạt quốc tịch nước ngoài. Không tìm được đúngđối tượng để gửi gắm đời mình, cô cũng chẳng thấy trống vắng gì cho lắm. Hằng ngày ăn vận lộng lẫy sang trọng, đi khắp nơi xã giao tiệc tùng,hưởng thụ hàng hiệu xa hoa, và lấy đó làm vui. Sinh hoạt đầy đặn sôiđộng, không rảnh rang thương tiếc những thiếu hụt cuộc đời. Vì thườngxuyên giao thiệp với người nước ngoài, Fiona triệt để cải tạo mình thành một phụ nữ Thượng Hải nửa Âu nửa Á, nói một câu phải đệm ít nhất ba từtiếng Anh. Cử chỉ, vẻ mặt, âm sắc, đều Tây hóa. Dù rằng thông tin trênchứng minh thư của cô vẫn chưa có gì thay đổi.
Khánh Trường vừa làm việc vừa bắt đầu thử kết bạn. Nhờ Fiona giới thiệu, cô quen với bác sĩ tâm lý Tống Hữu Nhân. Anh là một Hoa kiều sinh ra và lớn lên ở Đức,bốn mươi tám tuổi, đang mở phòng khám tư nhân ở Thượng Hải, nhưng khôngphải ai cũng có thể đến điều trị ở chỗ anh. Phòng khám này duy trì chính sách hội viên rất chặt chẽ, muốn vào phải có người giới thiệu, phí hộiviên dĩ nhiên cũng rất cao. Khánh Trường luôn sống xa lìa xã hội, Fionađem chuyện đời cô kể cặn kẽ với anh, khiến anh nảy sinh hứng thú. Anh đề nghị mỗi tuần gặp cô hai tiếng đồng hồ, vào chiều thứ Bảy, không thuphí. Đối với anh, mất công mà không thu lợi thế này có vẻ giống hẹn hò.Một cuộc hẹn hò giữa bạn bè.
Lần đầu gặp mặt, anh hỏi ngay, cầu Quan Âm Các đã biến mất rồi, phải không.
Chắc là Fiona kể với anh đây. Khánh Trường nghĩ, cô không thích đểngười khác biết những việc mình làm. Nhưng cô vẫn thẳng thắn đáp, vâng.Nó đã bị phá hủy năm năm về trước. Dĩ nhiên tôi vẫn chưa quay lại đểchứng thực. Chỉ gọi điện thoại cho người trong vùng và biết thế thôi.
Vì sao cô không tiếp tục đến cùng vì nó, đem bài nghiên cứu phỏng vấnchi tiết ấy đi nói chuyện với các cấp lãnh đạo, để họ xem xét lại.
Trong quá trình phỏng vấn, tôi liên tục bị các cơ quan địa phương gâytrở ngại và xua đuổi, họ tìm mọi cách ngăn cản. Họ sợ. Ai cũng biết công trình này đẹp và lâu đời. Nhưng nó không hợp với thời đại nữa. Nó luônmấp mé ở bờ vực bị đào thải. Cô nhìn vào mắt anh, nói, ở những nơi chúng ta nhìn thấy và cả không nhìn thấy, có rất nhiều công trình đang bị hủy diệt như thế, anh có biết không, không sao đong đếm hết, chiêm ngưỡnghết, hay tưởng tượng hết những thứ đẹp đẽ trên đời. Số mệnh của chúng là luân hồi. Không ai dám quả quyết rằng những thứ đẹp cần phải tồn tạimãi mãi. Trong một lãnh thổ, đã có lịch sử lâu đời và những thứ đẹp đẽ,thì cũng luôn tồn tại một số thứ bi ai. Thể xác thống khổ là gánh nặngcủa nó. Cái đẹp, là máu thịt của thống khổ. Thống khổ, là cốt tủy củacái đẹp.
Cô kể với anh về những lụn bại từng chứng kiến ở quêmình. Người trẻ đi vùng khác kiếm sống, trong làng còn lại toàn ông giàbà cả trẻ con. Đồng ruộng hoang hóa không người canh tác, đất đai bịruồng rẫy. Suối cạn trơ bẩn thỉu, bên bờ nhung nhúc xác cá. Chùa miếu cổ xưa hư hại, chỉ còn bệ thờ trống trơ, đồ điêu khắc gỗ dần dần mục nát.Những cuộc hội họp ngày xưa rộn rã, dân làng quây quần xem hát gõ thanhla đánh trống phèng phèng, nay mọi âm thanh đều lặng tắt, chỉ còn bụibay trong ráng chiều. Sinh mệnh thịnh vượng hoàn chỉnh của một ngôi làng đã bị rút cạn.
Chỉ còn một bộ xương khô, cô nói. Mọi thứ bị xô đổ và quăng bỏ, không thể cứu vãn được nữa. Có lẽ người ta cũng khôngmong chờ tình trạng trở lại như xưa. Dù là biểu tượng cho tín ngưỡng,truyền thống hay quan hệ giữa đất và người, thì cây cầu cổ xưa đầy tônnghiêm ấy vẫn không thể tự bảo vệ mình. Dù tinh xảo vững vàng tới mứcnào, đến lúc bị phá hủy thì nó cũng chỉ còn cách tan tành dưới sức mạnhcủa máy móc. Điêu khắc gỗ bị chuyển đi bán hoặc đốt. Trước sau gì câycầu cũng gặp phải kiếp nạn thời đại. Tuy thế, nó bị hủy diệt, chứ khôngsứt mẻ. Biến mất, chứ không thay đổi. Vẻ đẹp và phong tình của nó sẽluân hồi trong biển thời gian, không chìm sâu. Dù không ai tưởng nhớ nótừng tồn tại, nó vẫn tồn tại.
Cô đi phỏng vấn, chỉ để ghi lại những biến chuyển ấy và tưởng nhớ thôi sao.
Không. Để quen biết nó.