Trọng Sinh Trở Về Vị Trí Cũ

Chương 65



Sắc mặt Vân Hi tiểu thư càng trắng bệch, xem tình hình chắc là nàng ấy cũng muốn triển lãm trà nghệ.

Đáng tiếc Liễu Bình Xuyên lại triển lãm trà vũ trên bàn trước một bước, dù kỹ năng của Vân Hi tiểu thư có cao hơn một bậc cũng khó tránh khỏi hiềm nghi bắt chước.

Đúng lúc này rốt cuộc Ung Dương công chúa khoan thai tới muộn trình diện, thấy rõ người được khen ngợi trà nghệ chính là Liễu Bình Xuyên liền bĩu môi, chào hỏi các vị Hoàng Hậu, mẫu phi rồi ngồi bên cạnh Quỳnh Nương, hướng tới trong sân nhẹ nhàng bĩu môi hỏi: “Lại đang khoe khoang cái gì?”

Trường hợp này không thể mở miệng, Quỳnh Nương đưa mắt ra hiệu với nàng ấy, ý bảo nàng ấy chớ có lên tiếng, trường hợp này sao có thể loạn ngôn?

Liễu Bình Xuyên kết thúc trà vũ, tha thướt đứng lên, tiếp nhận lời khen của Hoàng Hậu và mọi người, Ung Dương công chúa càng không cam lòng, muốn giảm uy phong của Liễu Bình Xuyên, liền hỏi: “Trà đạo của Vân Hi cũng rất chuyên nghiệp, sao không triển lãm một phen?”

Quỳnh Nương thấy sắc mặt Vân Hi lại trắng, nàng không chịu được, lúc trước bản thân cũng trộm thủ pháp ấn huyệt kiếp trước của Vân Hi cứu mạng Thái Hậu, ngẫm lại có khác gì Liễu Bình Xuyên đâu?

Tuy rằng bây giờ Vân Hi tiểu thư bị chèn ép ở nơi đó, không có ai biết nỗi khỗ của nàng ấy, nhưng Quỳnh Nương biết mọi chuyện, nhìn mà trong lòng cũng chua xót.

Nàng lập tức nói: “Nô gia cũng nghiên cứu trà đạo, chỉ là trước kia không có cơ hội triển lãm, không biết hôm nay có thể bêu xấu trước mặt các vị quý nữ hay không?”

Lời này vừa nói ra, các vị quý nữ nổi tò mò. Các nàng đều biết Quỳnh Nương nấu đồ ăn ngon, nhưng không biết Quỳnh Nương có nghiên cứu gì với loại trà cao nhã tiêu khiển này?

Phải biết rằng những quý nữ các nàng đều dùng số tiền lớn trong phủ mời trà sư tới dốc lòng dạy dỗ, những đồ vật đó chú ý vận dụng, hoàn toàn không giống loại của thương hộ giàu có ở nông thôn.

Chỉ sợ Thiều Dung công chúa sớm rời khỏi Liễu gia này không được bồi dưỡng thâm sâu về trà nghệ, thêm nữa vừa rồi thiên kim chân chính của Liễu gia triển lãm trà vũ thật sự khiến người kinh diễm, dù Quỳnh Nương Thôi gia có làm tốt thế nào thì so ra cũng kém cỏi hơn.

Nhưng ngày hè nắng chói chang, được xem trò cười cũng tốt, có vài quý nữ chờ xem trò cười của Quỳnh Nương.

Lúc này trong lòng Quỳnh Nương lại không có gánh nặng gì.

Nơi này không có hoàng tử, dù nàng triển lãm tốt cũng sẽ không câu ong dẫn bướm, bị Hoàng Hậu chán ghét. Thêm nữa mọi người đều biết thật ra nàng là thiên kim Liễu gia nuôi mười lăm năm bị đưa đi. Dù có mất mặt cũng không sợ.

Lần này phải tước đi thể diện của Liễu Bình Xuyên, để ả ta bớt dùng đồ trộm không tinh đi gạt người.

Kiếp trước Quỳnh Nương thật sự quá tranh cường háo thắng. Lúc trước so trà nghệ chỉ kém Thái Tử Phi, tuy có tâng bốc tán thưởng, không thể hạ thể diện của Thái Tử Phi, nhưng luôn cố gắng học hỏi xem bản thân có thể vượt qua trà nghệ của Vân Hi hay không.

Thường xuyên qua lại nên có chút tâm đắc, có điều chưa luyện được thuần thục đã làm oan hồn trong giếng.

Không ngờ hôm nay lại có thể triển lãm trước mặt người khác, cũng coi như tạo hóa trêu người.

Tuy rằng mọi người đều ôm tâm tư chế giễu chờ Quỳnh Nương biểu diễn, nhưng lúc Quỳnh Nương một thân y phục vải bông mịn rộng màu trắng thuần, tư thái ưu nhã ngồi ngay ngắn trên trà đài, mọi người đều lập tức an tĩnh lại.

Trà chi nhất đạo, chú ý ý nhị. Rửa chén pha trà động tác tương đồng, người cao minh có thể làm ra nhịp điệu độc đáo của mình, mỹ cảm của tiết tấu và động tác làm người xem vui vẻ thoải mái.

Dung mạo của Quỳnh Nương vốn đã thắng người ta một bậc, khí chất trời sinh càng không phải người như Liễu Bình Xuyên có thể so sánh được.



Nàng bắt đầu làm, tuy rằng không đa dạng phức tạp như Liễu Bình Xuyên, nhưng loại động tác lưu loát mà lại mê người này khiến người xem không rời được mắt, dần dần, phối với dư âm của tiếng đàn cổ như nước chảy chim hót, hô hấp của mọi người bị đôi tay đùa nghịch trà cụ kia chi phối, bất tri bất giác trở nên nhẹ nhàng mà sâu xa, hô hấp dần dần chậm lại, suy nghĩ nóng nảy cũng được gột rửa.

Giờ khắc này, Quỳnh Nương rửa không riêng gì lá trà, còn có nỗi lòng của người đang ngồi xem trà.

Trà xanh vào chén, cuối cùng pha xong, người đang ngồi đều im lặng, cũng không ca ngợi như Liễu Bình Xuyên trước đó.

Ai nấy đều lẳng lặng nhìn bàn tay trắng đang đong đưa chén trà, giờ khắc này thời gian như phảng phất đình trệ.

Qua một lúc lâu, Hoàng Hậu mới hồi thần đầu tiên, chậm rãi ngửi hương trà lan toả: “Lâu rồi bổn cung chưa nhìn thấy trà nghệ ngưng thần như vậy…”

Bởi vì muốn giữ thể diện cho các vị quý nữ ở đây, lời chưa hết của Hoàng Hậu là: Mấy tiểu thư nhỏ tuổi chỉ thích nghiên cứu hoa, còn trà nghệ chỉ để nghịch, lại xem nhẹ cái tinh tuý của trà đạo là an thần tinh khí, người đến trung niên sầu tư nhiều nhất, có thể có một lát đặt mình ngoài thế sự này, thực sự khó được.

Nghe Hoàng Hậu nói xong, mặt Liễu Bình Xuyên tức khắc trở nên khó coi, trong lòng quay cuồng, cũng chỉ có chính ả ta mới biết.

Tuổi tác Thôi Quỳnh Nương không lớn, nhưng loại ý vị kia, rồi cả vẻ tiêu sái hờ hững, thực sự khiến mọi người không thể không sinh hảo cảm với nàng.

Hoàng Hậu càng nhìn càng hài lòng, cảm thấy nếu có thể lung lạc nữ tử này để mình dùng, lo gì không nắm giữ thánh tâm, bảo toàn vị trí trữ quân của Thái Tử.

Bà ta cười nói: “Chỉ ngửi đã thấy trà này hương thuần, bổn cung không dám độc hưởng một mình, Ung Dương, con đi dâng trà cho thánh thượng với Thiều Dung, cũng phải bảo bệ hạ phẩm trà để long thể đỡ mệt mỏi.”

Quỳnh Nương không ngờ Hoàng Hậu lại nói vậy, nàng định từ chối, nhưng Ung Dương lại vui mừng kéo nàng đi.

Quỳnh Nương thầm nghĩ: Cũng không phải chưa gặp Hoàng Thượng, chỉ đưa chén trà rồi đi, cũng không thể dong dài gì.

Vì thế nhận mệnh, nhận khay vàng phủ khăn, đi ra khỏi cung điện, thướt tha bước vào cung điện của Hoàng Thượng.

Trước cửa có thái giám canh gác, nhìn thấy Ung Dương công chúa và Quỳnh Nương, hỏi ý đồ đến, thấp giọng nói: “Thái Tử điện hạ đang bái kiến thánh thượng, xin hai vị công chúa chờ một lát.”

Quỳnh Nương nói: “Một khi đã như vậy, ta về bẩm Hoàng Hậu trước, lát nữa lại đến bái kiến thánh thượng sau.”

Lúc này, trong điện đột nhiên truyền đến tiếng Thái Tử: “Bệ hạ, mở kênh đào dĩ nhiên là chuyện tốt lợi quốc lợi dân, kênh đào mở thông đến phía nam rồi ngô, tơ lụa, đồ đựng xuôi sông mà lên, châu báu, đồ ngọc phương bắc xuôi dòng mà xuống, thuyền của thương nhân lui tới không dứt, đến lúc đó cảnh hưng thịnh của ta tất nhiên càng nhiều, thương nhân cũng bởi vậy mà rầm rộ…”

Hai chữ “kênh đào” thực sự tác động đến tâm Quỳnh Nương, bước chân liền ngừng lại.

Nghe Thái Tử hơi chần chờ một lúc rồi lại nói: “Nhưng … Phụ hoàng, công trình đào kênh đào thật sự quá mức to lớn, liên lụy cực rộng, chẳng những hao phí vô số tiền bạc vật chất, hơn nữa kênh đào qua quận huyện tất nhiên lao dịch lớn. Nếu có quan viên không hợp pháp, kiếm lời vào túi tiền riêng, dân chúng lầm than, không thể không thận trọng.”

Ngừng một lát, Thái Tử lại nói: “Kênh đào nước Tần cách nước Trịnh hơn ba trăm dặm, mười năm đầu, tuy Quan Trung bởi vậy mà giàu có nhưng Tần lại vong một kiếp. Dạng đế đào Tùy triều Đại Vận Hà, trưng tập hai trăm vạn dân phu, thiên hạ rung chuyển, mất đi đế vị. Nguyên triều tu sửa Hoàng Hà, đến nỗi thiên hạ vô số xác chết đói, phụ huynh thân nhân của Chu Trọng Bát bởi vậy đói chết, toại diệt Nguyên triều. Ba triều cường thịnh, nghiêm trọng nhất là triều ta lại đoản mệnh mà chết, theo thần thấy, thật dự không thoái được quan hệ với chuyện xây dựng lao dịch mở kênh đào. Mong phụ hoàng suy nghĩ lại.”

Quỳnh Nương nghe xong trong lòng cả kinh, Thái Tử muốn cản trở đào kênh đào? Còn nói ba triều Tần Tùy Nguyên vì kênh đào mà vong!



Nàng là một thương nhân, không thông đạo trị quốc. Nhưng rất rõ ràng, nếu kênh đào không thông, thuyền lớn nàng chế tạo cũng chỉ có thể mốc ở xưởng đóng tàu, tiền đặt cọc trắng bóng mấy ngày nay thu được cũng phải trả lại hết…

Mưu tính rời xa kinh thành, định cư Nguyên Tây tiêu dao của nàng cũng tan thành mây khói!

Đi từ đại điện ra, Ung Dương công chúa trố mắt nhìn Quỳnh Nương bưng khay nước trà chuẩn bị trình lên cho phụ hoàng, ngửa cổ ừng ực uống cạn.

Xem cảnh kia, hình như Thiều Dung công chúa khát khô cổ, như Khoa Phụ đuổi mặt trời(1), như có thể uống hết nước của Hoàng Hà và Vị Hà.

Bây giờ Quỳnh Nương muốn ném bản thân vào sông. Đâu còn chú ý đến vẻ mặt kinh ngạc của Ung Dương công chúa?

Uống một chén trà thơm vào, lấy lại bình tĩnh, Quỳnh Nương bắt đầu suy nghĩ lại.

Kiếp trước mở kênh đào thật thuận lợi, không có bước ngoặt Thái Tử cản trở.

Nhưng bây giờ có rồi, hiển nhiên là có người làm khó dễ, sửa lại quỹ đạo kiếp trước.

Người phá rối này là ai? Quỳnh Nương không cần nghĩ cũng biết, tất nhiên là phu quân rường cột nước nhà Thượng Vân Thiên!

Có điều Thượng Vân Thiên phá rối sau lưng Thái Tử, lại không thấy cảnh nàng khuynh tẫn gia sản đặt thuyền lớn.

Kiếp trước, Lang Vương xuất binh thần tốc từ Giang Đông là vì kênh đào tiện lợi.

Nàng còn biết từ trong miệng Thượng Vân Thiên, mấy chục năm sau khi Lang Vương bị giam vào Hoàng Tự, có lẽ còn làm vài chuyện đại nghịch bất đạo khác.

Hiện tại Thượng Vân Thiên ngăn chặn kênh đào là ngăn chặn con đường tạo phản của Lang Vương, bước tiếp theo có lẽ là muốn thiết kế hãm hại Lang Vương, sớm trừ bỏ chướng ngại vật của Thái Tử.

Nếu nghĩ vậy, dự tính ban đầu của Thượng đại nhân rất tốt, công tu sửa rồi ban thưởng hậu hĩnh —— nhưng có thể thoả hiệp hay không, đừng tế gia sản trăm cay ngàn đắng tích góp của tiểu dân nghèo hèn là nàng cho thiên cổ bá nghiệp!

Nghĩ vậy, Quỳnh Nương chỉ cảm thấy máu toàn thân đều đang sôi trào.

Họ Thượng và họ Liễu lăn lộn thế nào cũng được, vốn dĩ chẳng liên quan đến chuyện của nàng. Nhưng bây giờ rõ là đang ăn hiếp khiến Thôi Quỳnh Nương không có nơi dừng chân!

Sao nàng có thể thân thiện được chứ?

Nhưng nàng chỉ là một công chúa Thái Hậu vui đùa rồi phong thôi, nào có khả năng dự được quốc sự chứ?

Vì kế hôm nay, có lẽ chỉ có một người có thể xoay chuyển tình thế, thay đổi thế cục chủ đạo từ Thái Tử…

Nghĩ vậy, Quỳnh Nương ảo não, cảm thấy hôm qua nàng nói quá vẹn toàn, cắn cổ chảy máu, xé rách mặt mũi, thì đi tìm thế nào được!

(1) Khoa Phụ đuổi mặt trời : một câu chuyện thần thoại chép trong kinh Hải Sơn Trung Quốc. Chuyện kể rằng có một người tên là Khoa Phụ, vì đuổi theo mặt trời nên rất khát nước, anh ấy uống cạn nước sông Hoàng Hà, sông Vị Hà mà vẫn không hết khát bèn đến nơi khác để mà tìm nước, giữa đường bị chết khát. Cây gậy mà anh ấy để lại sau này biến thành một khu rừng gọi là Trịnh Lâm, về sau dùng cụm từ "Khoa Phụ đuổi mặt trời" để ví với những người có quyết tâm lớn, hoặc hàm chỉ những người không biết liệu sức mình

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv