Ta nghe mẫu thân nói mà cười hì hì, theo tẩu tử suốt ngày, ta còn không biết họ tình cảm thế nào ư?
Nói như hôm qua, ở thư phòng, tẩu tử muốn dạy ta học chữ và học vẽ, bảo ta chọn mấy cuốn họa tập mình thích, ta lật đi lật lại, bỗng tìm thấy một quyển sách nhỏ.
Trong đó kể một câu chuyện rất thú vị, về một thiếu niên nông thôn đi xa lập nghiệp, trải qua muôn vàn gian khổ, chín lần c.h.ế.t một lần sống nơi sa trường c.h.é.m g.i.ế.c địch.
Nét vẽ của tẩu tử tinh tế, lời lẽ giản đơn, ta xem mà thích mê, càng xem càng thấy nhân vật chính giống đại ca, ta trêu: “Tẩu tử, có phải tẩu thấy ca muội lợi hại nên vẽ sống động đến thế không?”
Tẩu tử vốn ngượng ngùng, định giật lại quyển sách, nói đây chỉ là ngẫu hứng vẽ chơi, nhưng nghe ta hỏi thế, mặt tẩu ấy đỏ bừng, lại không nhịn được gật đầu đáp: “Phu quân tất nhiên lợi hại, ngày xưa chàng còn nhỏ mà dám đi nhiều nơi như vậy, lại lập công danh trên chiến trường, hơn biết bao nhiêu công tử thế gia.”
Tẩu ấy tự hào vì đại ca, trong niềm tự hào còn có sự ngưỡng mộ sâu sắc.
Ta cùng nương vốn lo họ không nói chuyện hợp ý, nhưng xem quyển du ký phiêu lưu thiếu niên này thì biết, đại ca và tẩu tử tâm sự với nhau nhiều hơn hẳn so với với ta và nương, ít nhất ta đâu biết huynh ấy đã dùng thịt chuột đồng để cứu Triệu Tướng quân.
Huống hồ, mỗi lần đối diện tẩu tử, đầu óc và gan dạ đại ca như biến mất sạch.
Hôm đó tẩu tử ngồi trong sân, vừa ngắm huynh ấy múa đao vừa may y phục cho huynh ấy, có sợi tơ dai quá cắn mãi không đứt, tẩu tử định vào phòng lấy kéo, đại ca không nỡ rời mắt một khắc, liền sốt ruột cầm đại đao chặt phăng sợi tơ thành hai đoạn.
Huynh ấy xấu hổ mồ hôi đầy đầu, lại còn để tẩu tử ngượng ngùng lau mồ hôi cho.
Nói đến múa đao, có chuyện còn buồn cười hơn.
Bên cạnh đại ca toàn tiểu tư, chỉ khi huynh ấy múa đao mới có nha hoàn dâng trà nước, lần đó có một nha đầu mới vào phủ, bỏ tiền mua chuộc các nha hoàn khác lấy được việc này, nàng ta vờ trượt chân ngã vào lòng huynh ấy.
Đúng lúc ta và tẩu tử làm bánh mang đến cho huynh ấy nếm thử, bắt gặp tại trận.
Đại ca cao lớn vạm vỡ thế mà sợ đến mức đẩy nha đầu ra, kêu lên: “Nàng ta tự nhào vào ta, ta chỉ đứng đó, ta chẳng làm gì cả.”
Tẩu tử cố ý trêu: “Chàng võ công cao cường, sao không tránh được một cô nương nhỏ, ta hiểu rồi, làm thê tử, đây là việc ta phải xử lý.”
Tẩu tử diễn xuất y như thật, dọa đại ca hô to: “Ta không biết, ta không có, ta lập tức cho tất cả nha hoàn trong phủ đi hết, sau này chỉ để tiểu tư!”
Nói rồi huynh ấy định đi kho lấy khế ước bán thân, tẩu tử thấy đùa quá trớn, mới vội giữ lại: “Chàng nói linh tinh, chàng không cần, nhưng Tiểu Chi còn cần, sau này muội ấy gả đi không có của hồi môn chàng chịu trách nhiệm sao?”
Nhờ vậy ta mới hay, tẩu tử an tâm rồi có thể linh hoạt vui vẻ đến thế, tẩu ấy đối tốt với ta vô cùng, tốt đến mức bây giờ đã mưu tính sao cho ta gả đi có đủ mặt mũi.
Chắc hẳn vì tẩu ấy từng chịu khổ, nên không muốn ta chịu khổ nữa.
Phu thê ân ái như vậy, tiểu chất tử và tiểu chất nữ của ta chắc đang trên đường đến.
12
Nhưng trước khi hài tử đến, đại ca còn một số việc phiền toái phải giải quyết.
Kiều phủ vẫn tiếp tục buộc tội đại ca, huynh ấy không muốn ta và nương lo, chỉ đơn giản bảo chuyện này đã thành cuộc tranh chấp giữa văn và võ, cần ít ngày nữa.
Thật ra Kiều lão đầu cũng có câu không sai, triều Đại Chiêu vốn không để văn võ kết hôn lẫn nhau, tuy không ghi vào luật, nhưng đó là quy ước ngầm.
Bởi thuở khai triều, Thủ Phụ và Đại Tướng quân từng kết thân thông gia, suýt nữa lật đổ họ Tiêu, từ đó các đời đế vương cố ý trọng văn khinh võ, để văn và võ đối lập nhau.
Khi tẩu tử kể cho ta nghe về truyền thống này, ta rất lo, thế tẩu ấy và đại ca biết phải làm sao đây?