Kí ức đau khổ ấy cứ thoát ẩn thoát hiện trong giấc ngủ của tôi khiến tôi trằn trọc, day dứt nỗi ám ảnh đó trong lòng và sự dày vò của bản thân vì tiếng kêu của mình đã khiến mạng người ra đi vội vàng. Bao lời trấn an hay những lần khuyên nhủ cũng không giảm đi là bao mà nó cứ văng vẳng không nguôi.
Vừa bấm thang máy và chờ đợi cuộc gọi với dãy số thân thuộc bấy lâu nay tôi mãi nhớ và nó cũng chính là số mà đã hơn 2 năm tôi không còn gọi về.
- Tiểu Y!
Lời nói ra nhỏ nhẹ chứa đựng sự rụt rè qua cách nói chậm rãi làm cơ thể tôi căng thẳng chăngt biết đáp lời như thế nào.
- Con có đang nghe mẹ nói không Tiểu Y.
Vẫn không có tiếng bắt máy ở đầu dây bên kia và cũng phải, rất nhiều lần bà điện cũng chẳng nghe được tiếng nói mà bà ngóng trông nên lúc này cũng chẳng nuôi hy vọng gì. Định bụng bấm phím tắt thì
- Mẹ, con tiểu Y đây.
Một giọng nói vang lên kèm theo đó là tiếng thở dài.
Bà thật lòng không thể tin vào mắt mình cũng như sự việc diễn ra nhanh như vậy khiến bà chằng ngờ cuối cùng mình cũng có thể nghe được tiếng nói của con. Bà vừa vui, đôi tay run rẩy hỏi:
- Y Y của mẹ. Con vẫn tốt chứ? Dạo này làm việc có vất vả không con?
Nghe mẹ hỏi vậy chắc có lẽ mẹ vẫn chưa đoán được tôi đang ở Laosan cách mẹ cả hàng ngàn cây số. Nhưng phải nói một cách chân thành những lời nói hỏi thăm, yêu thương đã bao lâu không được nghe nay nghe lại hạnh phúc cứ lâng lâng trong mình.
- Con vẫn tốt, mọi việc vẫn bình thường ạ. Ba mẹ thì sao ạ? Mẹ có còn đau ở phần lưng vào ngày lạnh nữa không? Ba có hay thường đi công tác cho đội cũ của mình không ạ?
Lúc đầu, cả hai mẹ con tôi còn khá ngại cũng như chưa quen kịp nhưng về sau mọi thứ đã ổn hơn rất nhiều và tôi cũng thoải mái hơn vì suy cho cùng mẹ tôi vẫn là mẹ của tôi người đã hy sinh để nuôi tôi lớn lên dù mẹ không tình cũng như bắt ép tôi đi con đường khác nhưng giờ nghĩ lại tôi thấy mẹ thật sự rất lo cho tôi.
Trò chuyện được tầm 20 phút trời đã ngã về khuya ở phía Hồng Châu tôi nghĩ mẹ cần được nghỉ ngơi nên ngay vào lúc cúp máy điện thoại tôi đã nghe được câu hỏi mà có lẽ hai năm qua mẹ vẫn chưa dám hỏi cũng như chẳng dám nghe câu trả lời nhưng chính động lực từ cuộc gọi được bắt máy này càng khiến tinh thần khao khát của bà trở nên mạnh mẽ, quyết đoán hơn rất nhiều.
- Nay năm, con có về ăn Tết cùng ba mẹ không con?
Câu hỏi đã rất lâu tôi không còn nhớ đến chính ngay lúc này khi mẹ nhắc lại tôi mới sửng sờ và nhìn vào ddieejnj thoại kiểm tra lịch thì còn một tháng nữa Tết sẽ đến. Đã 4 năm tôi không còn ăn tết ở nhà, những cuộc sum vầy, họp mặt gia đình đã thiếu vắng bóng hình tôi, tuổi mới của người thân, năm mới của cuộc đời lại thêm một áo mới lại đến thế mà tôi vẫn chưa từng suy nghĩ đến việc quay lại thăm nhà.
Nghĩ đến nước mắt lưng lửng ướt con ngươi. Nhìn mọi thứ và bức ảnh nền của mẹ với hình ảnh gia đình khiến lòng tôi nặng trĩu, cái đau ập đến, cái nhớ ùa về. Từng những hương vị lúc xưa kéo tôi lại và bất chợt nấc từng tiếng:
- Ba mẹ con xin lỗi.
Đây là lần xin lỗi rất lâu rồi tôi mới nói lại. Lần cuối cùng tôi nói lời xin lỗi là khi bản thân quyết định bỏ nhà đi vì những mâu thuẫn trong quan điểm sống với ba mẹ. Tôi phải nói rằng bản thân là một đứa rất ngang bướng và chỉ biết nghĩ đến bản thân mà không quan tâm đến nhiều người. Tôi từng cho rằng bản thân mình là đứng luôn đúng và mình chính là nạn nhân trong mọi hoàn cảnh nhưng tôi cứ vậy mãi cho đến khi đến với ngành cảnh sát những cú tát về đau khổ, nhìn cách nạn nhân thật sự bị hành hung, bạo lực hay mặt thể xác, tinh thần họ rơi vào tuyệt vọng bản thân mới nhìn lại chính mình đã từng một tay gây nên những mâu thuẫn, xích mích chồng chất với ba mẹ.
Vì cái tôi quá lớn, vì sự sợ xấu hổ mà mãi đến hôm nay tôi mới nói ra lời dấu diếm này không biết có phải vì những tác nhân hôm nay ảnh hưởng hay không hay chính xác là do cuộc gọi này đã thôi thúc tôi nhìn nhận lại chính mình, gỡ những đau đớn đang ăn mòn tâm can và gắn kết lại những điều mà người thân yêu đã làm cho tôi.
- Y Y, ba con về rồi con có muốn...
- Mẹ ơi! Con có việc nên ngắt may đây ạ.
Nhắc đến từ “ba” tôi vẫn chưa dám đối mắt chỉ biết nói với mẹ trước dù gì mẹ cũng là người đã hy sinh, đồng hành và chở che những lúc tôi gây lỗi và cũng chưa bao giờ trách lời nặng với tôi còn ba thì cũng không làm điều như vậy nhưng cách ba nói chuyên và hành động một cách dứt khoát vào ngày bắt ép tôi học cảnh sát vẫn còn ám ảnh trong tâm trí tôi.
- Bạch Y.
Nghe tiếng có người kêu nên tôi quay lại thì thấy Hồng Diệp và theo sau đó là giám đốc Vỹ Anh. Anh ta sao lại đến đây.
- Chào giám đốc.
Tôi cúi người chào và anh ta nhanh chóng đi lại chỗ tôi dòm người, kiểm tra các thứ.
Nhìn cách anh ta ngó nghiêng, ngó ngã làm tôi khó hiểu mà hỏi:
- Giám đốc, anh làm gì vậy?
- Nhìn xem cô có đang bị gì không?
Quái lạ, anh ta nay sao vậy tự nhiên đến chỗ tôi rồi lại làm mấy hành động này. Mặc kệ anh ta tôi đi theo chị Hồng Diệp vào thang máy và lên tầng mình ở nhưng mà sao anh ta cũng đi theo.
Tôi không hỏi mà đảo mắt qua Hồng Diệp dùng khuôn mắt nhích lên như khó hiểu về sự việc này, chị ấy cũng như không biết mà lắc đầu chịu trận. Cả từ lúc đi lên lầu đến giờ anh ta vẫn chưa nói gì sao anh ta lại xuất hiện mà cứ ngang nhiên đi vào nhà nhưng lúc đi mang cả đôi giày mình đi vào thì tôi nhanh chóng đi lại chắn cửa chính và bảo:
- Giám đốc, tại sao anh lại vào nhà tôi?
- Ăn chực.
Anh nói xong đi đẩy người tôi đi vào thì tôi kiên quyết chặn lại rồi nói:
- Anh không được vào nhà.
- Vì sao?
Thấy tôi cứ hay chắn anh ngăn không cho vào anh bức xúc quát lên.
Tôi thấy vậy cứ đưa mắt nhìn chỉ anh nhìn xuống đôi giày láng bóng ấy và nói:
- Nhà chúng tôi không được phép mang giày vào nhà với lại trong nhà cũng không có dép nam nên anh có lẽ.
Chẳng ý tú hay đợi tôi nói hết câu thì anh ta nhấc bổng người tôi lên và hiên ngang đi vào trong nhà với thái độ của một chủ nhà thực thụ. Tôi nhìn hành động đó, cách gương mặt đang tự đắc đó khiến sự bực tức dâng lên đỉnh điểm nên trong lúc anh ta không để ý tôi đã đạp một cái thật mạnh vào mông anh ta với cảm xúc rất vui vẻ.
- Aaaa