Nhận được tin tức 2 vua Trần lâm nguy, Hưng Đạo Vương phải bỏ lại Vạn Kiếp đem quân ra giúp các vua Trần.
Cuộc họp khẩn do Hưng Đạo Vương chủ trì nhanh chóng diễn ra, ngài nói: “Hiện tại tình thế cấp bách, ta sẽ dùng kế nghi binh, Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) và Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác) một mặt cử người giả dạng thành bệ hạ dẫn quân đi đánh phá quân Mông Nguyên, thu hút chúng vì Cầm tặc cầm tướng (bắt giặc phải bắt tướng) mà đuổi theo vua giả ra các hướng khác nhau, mặt khác, ta sẽ đưa 2 vua đi trốn, lộ tuyến ta sẽ không tiết lộ. Các tướng chỉ cần biết, thời cơ thích hợp, ta sẽ gửi thông báo hội quân đến cho các vị. Bây giờ, việc cần làm là chọn người có hình thể tuổi tác, đặc điểm khuôn mặt gần giống ngài nhất, cũng như cử ra các đội hộ tống vua giả phải đảm bảo là tinh anh để trốn, tránh bị địch phát hiện ra bí mật được càng lâu càng tốt.
Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, ngươi dẫn 10 vạn binh mã lập tức tiến về Ái hội quân với Chiêu Minh Vương Trần Nhật Duật, bằng mọi cách đẩy Toa Đô ngược trở về, không được để bọn hắn tiến về Trường Yên.
Các tướng ngay lập tức triển khai kế hoạch!”.
“Rõ!!!”. Các tướng vâng dạ, cấp tập chọn người, tất cả đều làm trong bí mật, người được chọn làm vua giả đều là bí mật điều đi trên danh nghĩa chuyển sang đội nhóm khác, quân đoàn được cử đi đánh cũng không biết gì về kế hoạch này. Các tướng cũng chia ra phụ tá vua giả miễn sao cho mọi thứ thật nhất có thể.
Kế hoạch được thực thi, khi tướng lĩnh dẫn quân đi hết, Hưng Đạo Vương mới bắt đầu dẫn vua đi trốn bằng thuyền nhỏ qua cửa Giao Hải (Nam Định) ngược lên phía bắc rồi quay vào Tam Trĩ Nguyên (Ba Chẽ, Quảng Ninh).
Sớm biết việc dùng người giả trang vua sẽ giữ được không lâu, Hưng Đạo Vương lại sai đem thuyền rồng lớn ra cửa Ngọc Sơn (Vạn Ninh, Móng Cái) để lừa quân Mông Nguyên lần nữa.
[Thành Thăng Long]
Cùng thời điểm Hưng Đạo Vương đến bày kế đưa vua đi chạy trốn thì Trần Dương, người được vua Trần Nhân Tông cử đi làm sứ giả cũng đã đến Thăng Long cầu kiến Thoát Hoan, dâng thư cầu hòa.
Trần Dương mở lời: “thưa thủ lĩnh, hạ thần được cử đi làm sứ giả đại diện cho nước Nam, vua nước Nam đã biết sai lầm khi không nghe chiêu hàng từ sứ thần của Đại Nguyên, hiện tại vua rất ân hận, muốn được xin cầu hòa. Nhà vua đương chuẩn bị cống phẩm dâng lên ngài cùng ngỏ ý muốn đưa An Tư công chúa, năm nay 18 tuổi, là mỹ nhân đệ nhất nước Nam đến liên hôn cùng thủ lĩnh. Mong thủ lĩnh xem xét”.
Thoát Hoan cười khẩy: “bây giờ các ngươi mới biết hối hận sao, hiện tại ta muốn An Nam vương ngay lập tức đến Thăng Long thành nghênh tiếp Trấn Nam Vương là ta đây, bảo hắn đến trực tiếp nhận lỗi với ta, ta sẽ xem xét hình thức xử lý tội trạng làm phản của hắn”.
Trần Dương ngoan ngoãn nghe theo: “vâng, để thần viết thư gửi về ạ, còn Mỹ nhân quốc sắc thiên hương An Tư công chúa cùng với các loại cống phẩm sẽ đến trong 2 ngày nữa. Mong thủ lĩnh kiên nhẫn chờ đợi 1 chút”. Trần Dương vốn biết chuyến này khó khăn, hắn vờ nghe lệnh cử người chuyển thư thông báo do hắn viết cho vua Trần, lại dùng mỹ nhân như mồi nhử lung lạc Thoát Hoan, khiến cho hắn không nhận ra mục đích thực sự của quân Đại Việt.
Khi Trần Dương vừa viết thư xong, Thoát Hoan ra lệnh: “người đâu, đem giam tên sứ giả này vào ngục, chờ chủ hắn tới mới thả ra”.
Sau 2 ngày đi ròng rã, buổi tối chừng 8 giờ kiệu hoa đưa An Tư công chúa cũng vào thành. Thăng Long là nơi nàng sinh ra và lớn lên, ở đây suốt 18 năm ròng, hôm nay sau nhiều tháng xa cách, cuối cùng nàng cũng trở về nhưng với 1 thân phận khác, nàng dâu liên hôn. Trở lại kinh thành, công chúa bùi ngùi xúc động, nàng khẽ đưa tay vén rèm kiệu, muốn lại 1 lần nữa trông thấy cảnh phồn hoa náo nhiệt của Thăng Long, hàng quán san sát, đèn lồng chăng khắp phố, tiếng trẻ nhỏ người lớn vui đùa ồn ã, những quang cảnh trước mắt lại 1 màu xám xịt, đường phố vắng hoe, chỉ có những tốp lính đi tuần trên đường, ánh sáng phát ra từ ngọn đuốc do tốp lính cầm mờ nhạt, thiếu sức sống.
Nàng buồn bã, cũng khó tránh khỏi cảm giác thê lương, nhưng nghĩ đến nhiệm vụ trước mắt phải làm, nàng lại ngăn không cho nước mắt rơi. Tay vén rèm buông xuống, công chúa lại 1 lần nữa điều chỉnh tâm trạng, cố gắng lấy lại dáng vẻ cao cao tại thượng, điềm tĩnh thường ngày.
Thoát Hoan không vào hoàng thành ở mà hắn chọn 1 phủ gần với cổng thành nhất làm chỗ nghỉ chân. Kiệu đi chẳng mấy chốc đã đến chỗ ở của Thoát Hoan. Người thị nữ hầu cận dìu nàng bước xuống khỏi kiệu, theo tên lính dẫn đường mà đưa công chúa đến thẳng phòng nghỉ của Thoát Hoan. Không có lễ bái đường, không 1 người thân bên cạnh, không có 1 tiếng chúc mừng, không có tiệc rượu lễ thành hôn. Đám cưới của 1 cô công chúa thất thế đến hòa thân từ 1 đất nước nhỏ bé ngay chính trên quê hương mình đầy tủi hờn như vậy.