Lam Y Nữ Hiệp

Chương 36: Dùng sắc mê hồn, Đường Trại Nhi ru hồn Ngũ hổ Mê luyến yêu đương, Vô Địch tướng chuyển hướng tam quân



Trong căn phòng bày trí trang nhã, trên tràng kỷ niệm nhiều thiên thanh, kê sát tường bên một chiếc đôn gỗ bày lư hương bằngđồng đen tỏa nhẹ khói nhang trầm thơm dịu, một thiếu phụ tuyệt đẹp ngảlưng, dựa mình vào gối gấm, đôi chân duỗi theo chiều tràng kỷ. Dưới đợttóc mây đen lánh óng ánh phản chiếu bóng đèn lưu ly treo ở giữa phòng,nổi bật khuôn mặt trái xoan trắng hường với cặp mắt bồ câu, chiếc mũidọc dừa, cặp môi mọng đỏ như trái nhót. Mấy sợi tóc lòa xòa trên trán và lả lướt trên cổ trắng mịn màng như mỡ đọng càng làm tăng vẻ đẹp vừa mơmàng vừa lộng lẫy của khuôn mặt mỹ miều ấy. Nàng vận xiêm y bằng lụahường mỏng in rõ chiếc đùi thon thon đầy đặn, dài muốt vì lụa mềm mạiphủ sát mình mà nàng lại chống tay nằm nghiêng. Thiếu phụ lim dim cặpmắt huyền nhìn vào khoảng chân không như đang mải miết suy tính điều gì, tay phe phẩy chiếc quạt lông bạch hạc nõn nà.

Cửa phòng chợt mở ra, Tôn Hoàn gọn gàng trong chiếc bào tím sẫmđai huyền đủng đỉnh bước vào. Thiếu phụ nằm nguyên chỗ, ngước mắt nhìnngười mới đến, cất giọng trầm trầm :

- Sư huynh đã đọc kỹ bức thơ của Giáo chủ chưa?

Tôn Hoàn đi đến bên trường kỷ nhìn thiếu phụ hồi lâu, mới đáp :

- Có, đọc rồi.

Không chớp mắt, nàng dịu dàng :

- Sư huynh tính sao?

Với một giọng đều đều, Tôn Hoàn chậm rãi :

- Chưa tính sao cả. Vả lại tính ngay sao được, còn phải tùy trường hợp!...

Thiếu phụ kéo gối dựa mình vào thành kỷ cuốn, buông hai chân dài muốt xuống mặt chiếc thảm lông cừu trải trên mặt gạch vân thạch màuxanh lợt :

- Trường hợp ấy, mình phải lựa tạo nó ra, nếu chờ thì đến bao giờ?...

Tôn Hoàn ngồi xuống kỷ bên thiếu phụ, đưa tay ra hai bên như kẻ phân bua :

- Kìa, ngu huynh đã nói gì hơn kém đâu? Việc gì cũng cần suytính rồi mới hành động, có hành động mới tạo ra được cơ hội hay chớ?

Quay đầu nhìn thiếu phụ, Tôn Hoàn nói tiếp :

- Vả lại, trong thơ tuy nói cấp tốc, nhưng không phải là Giáochủ có ý giục ta hành động bừa mứa đâu. Chuyện này, Người phái sư muộithân tới Kim Lăng tất có ngụ ý riêng. Theo bức thơ do ngu huynh gởi vềBình Dương huyện, Giáo chủ hiểu rõ tình hình tại Kim Lăng rồi, nên mớicó huấn lệnh này. Theo ý ngu huynh, vì huấn lệnh này, sư muội mới phảitới đây. Chính sư muội mới là người tạo ra có lợi cho Giáo giới BạchLiên chúng ta trong dịp này. Trái lại, ngu huynh chỉ là kẻ dàn cảnh cốtsao cho thiệt thích hợp!...

Thiếu phụ phe phẩy quạt lông như thể để đùa có việc hơn là quạt. Nàng im lặng nhìn Tôn Hoàn hồi lâu :

- Sư huynh ngụ ý gì khi nói có cơ hội tốt do tay tôi tạo ra?

- Sư muội thử quay hẳn mặt nhìn ngu huynh xem nào.

Thiếu phụ lững lờ quay hẳn mặt về phía Tôn Hoàn.

- Đẹp, đẹp mơ màng ngây ngất khiến gỗ đá cũng không thể vô tìnhđừng nói chi con người bằng xương bằng thịt có nhiều cảm giác. Mấy nămnay không gặp nhau rồi, mà sư muội vẫn không hề thay đổi! Trái lại cònđẹp hơn trước bội phần khiến lắm phen ngu huynh... không muốn là nguhuynh nữa!

Nàng sẽ nhếch mép cười. Nụ cười nửa miệng ấy càng tăng vẻ duyên dáng, lả lướt của nàng :

- Kìa, sư huynh không trả lời câu tôi hỏi?

Tôn Hoàn hất hàm :

- Còn trả lời chi nữa. Khen và hâm mộ sắc diễm kiều của sư muộilà đủ trả lời rất nhiều rồi. Hừ! Nhất tiêu thiên kim, nụ cười của sưmuội cũng đủ làm chết kẻ nhìn rồi, huống chi còn cặp mắt huyền vừa dịudàng vừa sắc bén như Thu phong nhạo thủy thì cả đến toàn thành Kim Lăngnày cũng ngây ngất, xiêu vẹo đổ sụp, chớ chẳng nói chi một nhóm người.

Thiếu phụ đưa mắt thiệt đa tình, mỉm cười cự kỳ duyên dáng :

- Giáo chủ và sư huynh ác thiệt! Lúc nào cũng đưa tôi vào một trường hợp tôi... không muốn!

Tôn Hoàn thở mạnh, vuốt trán như người gạt mồ hôi :

- Ngu huynh phát điên người lên vì cái nhìn của sư muội! Hừ đã nhiều phen...

Tôn Hoàn chợt nín thinh.

Thiếu phụ hỏi :

- Đã nhiều phen... làm sao? Tức chết đi được hay nói nửa chừng!

Tôn Hoàn lờ đờ nhìn người đẹp bên mình :

- Thật vậy, đã nhiều phen ngu huynh muốn ích kỷ rời hẳn nơi lụcđịa hữu sự này đem sư muội ra khơi lên bất cứ một hải đảo nào khôngngười...

Thiếu phụ cười nhẹ, tiếng vang tựa khánh vàng :

- Không người, để truyền đạo cho ai? Cho thiên cao, hải khoát chăng?...

Tôn Hoàn lắc đầu chậm rãi :

- Không! Lúc đó làm chi có đạo nữa và cần chi đạo, thiết chigiáo? Dưới bầu trời cao, biển rộng gió muôn phương lộng ngàn cây, nguhuynh tôn thờ hương sắc mỹ miều của sư muội là đủ rồi! Riêng mình nguhuynh được nhìn, được ngắm được hưởng tất cả những gì gọi là mỹ sắc tinh hoa của vũ trụ khung đúc cả trên toàn tấm thân đều đặn tuyệt vời như Vu Sơn thần nữ của sư muội! Trái ngược thay là cuộc đời! Éo le thay vòngnhân thế!... Sao ngu huynh lại cứ phải là... Sư huynh của người đẹp mỹmiều nhỉ?... Sao Giáo chủ cứ phải dùng sắc đẹp của sư muội mỗi khi Người muốn vượt một trở lực lớn lao? Sao Giáo chủ không sớm tịch đi để nguhuynh lên thay thế? Lúc đó chắc chắn ta sẽ thay đổi hết chánh sách chiến lược hành động độc đáo của Người. Trên bệ giáo đường sẽ có hai chiếcngai, một cho ta một cho sư muội, chúng ta song song ngồi nghiêm chỉnhsau làn khói biếc hương trầm nghe lời cầu khấn của tín đồ... Nhưng tanbuổi giảng giáo, chúng ta trở về nơi trướng gấm màn the để riêng mình ta tôn sùng Thần Nữ. Thiệt oái oăm thay! Sư muội có nhận xét thấy không?

Tôn Hoàn chống cùi tay lên đầu gối, hai tay ôm đầu, khổ sở. Thiếu phụ nhìn họ Tôn, thương hại, đưa tay khẽ vuốt vai :

- Sư huynh! Điên hay sao vậy? Hành động cho giáo giới ta chớ tôi có làm chi bậy bạ mà lo?

Tôn Hoàn rùng mình dưới bàn tay nõn nà ấy, ngồi lại, ngã đầu vào thành kỷ, nghi ngờ :

- Phải! Không làm gì. Chẳng ai theo không mà không đòi hỏi mộtsự gì! Rồi đây tướng tá Kim Lăng như hùm beo, sư muội sẽ là hồng tâm cho chúng bắn! Chúng sẽ giết nhau vì: "Sắc bất ba đào"! Nhưng sư muội cũngliệu hồn! Kẻ hạ sát sư muội sẽ không ai hết mà chính là ngu huynh. Liệuhồn! Ta không đe dọa đâu!

Ngồi nhích sát vào Tôn Hoàn, thiếu phụ dịu dàng vuốt ve trên má vị Quân sư của Kim Lăng :

- Sư huynh nổi điên, phát khùng rồi đây à? Tôi hành động bềngoài thôi chớ, chừng nào thành tựu công tác, tôi sẽ cùng sư huynh đi xa du ngoạn một phen.

Tôn Hoàn sung sướng hỏi :

- Thiệt không? Hay Đường sư muội lại lãnh công tác khác của Giáo chủ?

Thiếu phụ họ Đường mỉm cười :

- Tôi xin hứa. Hành động xong vụ này cũng lớn lắm rồi, tôi cần nghỉ ngơi.

- Nếu vậy ngu huynh không thể chần chờ phải tổ chức thi hành ngay chương trình của Giáo chủ mới được.

- Bao giờ mới bắt đầu?

- Hai bữa nữa, ngu huynh sẽ mời họ dự tiệc ở đây.

- Bao nhiêu người? Những ai? Tên tuổi tánh nết họ thế nào?

Tôn Hoàn suy nghĩ giây lát :

- Sáu người. Ngũ hổ tướng và Thiên phong. Lung lạc được họ thìviệc gì cũng xong. Đây nhé: Vô Địch tướng quân Hoàng Bách Thắng hiện giữ ấn Nguyên nhung điều đốc tam quân. Y cáo lớn, uy nghi dáng vì nguyênsoái, trạc bốn mươi, trầm tĩnh, đáng kính và đáng mến.

- Hừ có gia đình vợ con ở đây không?

- Không. Không ai có gia đình cả. Tiếp đến Quá Sơn Hổ Triệu ĐạiBằng, ngoại tam thập lầm lì nói, tầm thước nét mặt phải chăng ngã vềhung dữ hơn là mỹ mạo. Thứ hai, Cầm Mao Hổ Dư Đông Bích, cũng trạc tuổiấy, tóc vàng hoe, cao lênh khênh trông ốm, mắt như chim ưng, xấu trailắm.

Thứ tư, Thanh Diện Hổ Tống Võ Cường, tuổi như hai người trên, mặt xanh lè, râu lún phún, mập mạp hơn cỡ trung bình.

Thứ năm, Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Bảo hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, mặt rám nắng như màu đồng, râu quai nón, lực lưỡng, tánh nóng như lửavà rất đa tình. Y thầm yêu trộm nhớ Quận chúa Lan Anh mà không hề dám tỏ tình.

Thiếu phụ họ Đường hỏi :

- Thuận Vương có biết mối tình thầm kín của y không?

- Hình như không.

- Quận chúa nhan sắc lắm phải không? Bao nhiêu tuổi?

- Nàng ta đôi chín. Võ thuật giỏi, công dung ngôn hạnh hoàntoàn. Nhưng nàng là một thiếu nữ thùy mị dù xuân xanh đôi chính cũng còn thua vẻ mặn mà khêu gợi say đắm của sư muội!... Hay là tại ngu huynhmến sư muội mà nhìn ra như vậy?

Thiếu phụ xuân sắc nọ ừ hứ im lặng. Hồi lâu nàng hỏi :

- Thế còn Tiên Phong? Có mỹ mạo không hay quỷ sứ cả một lũ?

Tôn Hoàn mỉm cười :

- Trại Nguyên Khánh Điêu Thiên Phượng cùng tuổi, y hệt Hầu Văn Bảo.

- Cũng râu quai nón?

- Y hệt mà! Sồm xoàm hơn chút đỉnh, khỏe lắm.

- Có thầm yêu Quận chúa không? Nếu có thì quả không may cho nàng quá!

- Có. Y cùng một tình trạng với Bạt Sơn Hổ họ Hầu.

- Kình địch nhau, phải không hả sư huynh?

- Kình địch ngấm ngầm mỗi khi cả hai cùng gặp Quận chúa.

- Ngoài ra, họ vẫn là hai người bạn thân? Quận chúa có tình ý gì không?

- Chính vậy, họ ngấm ngầm mà! Còn Quận chúa như nước chảy vô tình, không để ý tới hoa rơi.

Nàng cười khanh khách:

Ở địa vị Thuận Vương, tôi sẽ gã Lan Anh cho một người!

Tôn Hoàn ngạc nhiên :

- Ai? Bạt Sơn Hổ hay Trại Nguyên Khánh? Chắc đâu nàng bằng lòng ưng chịu?

- Người ấy không là Hầu và cũng chẳng là Điêu, mà là Vô Địch tướng quân.

- Hoàng Bách Thắng?

- Phải. Muốn được việc phải thế. Thuận Vương không thâm ý, đạisự khó thành. Cầm được Hoàng Bách Thắng là khiến nổi Tam quân và tránhluôn được cả hiềm khích của Hầu, Điêu hai người.

Tôn Hoàn gật gù khen :

- Sư muội tinh ý lắm, nhưng thế sự tính sao cho cùng được? Lan Anh cành ngọc lá vàng, song thân nuông chiều nhất mực.

- Hai Thái tử thế nào?

- Ngoài hai chục tuổi, mỹ mạo nam tử, Triệu Vân, Mã Siêu tái sanh!

Thiếu phụ thở dài :

- Nếu hai chàng này thuộc Ngũ hổ, Tiên Phong có phải bớt được vẻ lục quỷ không!

Tôn Hoàn cười nham hiểm :

- Đó là cái hên của ngu huynh, có thế mới hòng được cùng sư muội ngao du chớ?

Thiếu phụ dằn dỗi :

- Từ trước tới nay, tôi đã mê luyến ai... lâu chưa, hay là rút cuộc vẫn về với sư huynh?

Tôn Hoàn xử huề :

- Sư muội đừng buồn nữa, sau mấy năm xa cách, đêm nay một khắc ngàn vàng...

Thiếu phụ lặng lẽ duỗi dài chiêu đăm, im lặng.

Tôn Hoàn nhích lại bên nàng khẽ ngả đầu vào vai nõn nà mát rượi.

Hai người im lìm như vậy hồi lâu, Tôn Hoàn đứng lên cầm tay người đẹp :

- Khuya rồi, sư muội?...

Thiếu phụ lặng lẽ trỗi dậy, đứng lên uyển chuyển cùng họ Tôn sang phòng bên...

° ° °

Nhẹ tay gài viên ngói lại như cũ, Lan Anh cùng haiThế tử đứng lên chuyển ra khỏi khu vực dinh Quân sư, theo phương hướngđã thuộc lòng tránh tất cả những mái có giăng dây báo động rất dễ dàng.Lối kiến thiết trong Vương phủ theo một thể thức liên hoàn, các mái lầuhay điện các khác nhấp nhô không kể, nhưng mái tránh nơi nào cũng liêntiếp nhau bởi các mái hành lang như một lớp cầu nổi. Ở dưới đất, quânlính canh phòng ngay tại chỗ có hành lang nổi đó và cũng ngay ở trên mái hành lang đoàn phòng thủ chăng dây báo động. Dạ hành khách nào vô tìnhvào Vương phủ chạy trên mái muốn từ khu nọ sang khu kia tất phải qua mái hành lang cho tiện và lẽ cố nhiên vô tình vướng dây báo động ăn thôngvới phía dưới.

Sở dĩ bữa nọ Tam hiệp vào Vương cung thăm Lan Anh mà không vướng dây đó là vì ba người chịu khó chuyền qua các mái điện phụ. Lỡ gặp haimái xa nhau quá, Tam hiệp lại nhảy xuống đất lẩn theo bong cây tới khitiện đường nhảy lên nóc nhà, ba người mới lại tiếp tục phi hành. ChuTrấn Quốc, Bảo Quốc và Lan Anh có nhiệm vụ giữ bản đồ các nới cơ quanbên trong cũng như bên ngoài, dĩ nhiên ba người tránh rất dễ dàng cácchỗ nguy hiểm.

Về tới hậu cung, ba anh em về thẳng phòng khách riêng của LanAnh. Như đã hẹn nhau hồi ban sang, đêm ấy ba người lần lượt dò thám mấynơi khác không thấy gì lạ đã định trở bước thì chợt thấy bên dinh Quânsư để đèn rất sáng trên lầu rủ nhau phi thân tới đó rút ngói dòm xuống.Vừa hay gặp lúc thiếu phụ kiều diễm đang ngả mình trên kỷ. Lan Anh nhìnxuống trước lấy làm lạ, nhường cho Trấn Quốc, Bảo Quốc coi.

Trấn Quốc nhất định theo dõi liền ra hiệu bảo mọi người cùng kéo ngói nằm úp mình trên mái nghe. Bởi vậy ba anh em đã vô tình mà ngheđược một chuyện hết sức bất ngờ. Lan Anh vừa rót trà mời hai Thế tử vừauống vừa nói :

- Nữ nhân họ Đường ấy chắc mới được Tôn Hoàn bí mật đem vào Vương phủ. Nhị vị hiền huynh có biết ai đi không?

Trấn Quốc nói :

- Họ là người nhà với nhau dù có vào công khai cũng không hề gì. Có lẽ nữ nhân ấy là Đường Trại Nhi, đệ nhị môn đồ của Bạch Liên giáochủ Cố Duy Thanh.

Bảo Quốc nói :

- Chắc chắn là con yêu nữ ấy rồi, hồi nãy Tôn Hoàn có dùng danhtừ "Đường sư muội". Theo những điều nghe lỏm được, Đường Trại Nhi đếnKim Lăng với mục đích quyến rũ chư tướng để làm gì? Theo giáo đạo BạchLiên ư? Không có lẽ!

Lan Anh nói :

- Những việc tầy trời, quan trọng nhường ấy mà Phụ vương khônghề hay biết, trông cả vào chúng khởi đại sự nguy hiểm nhường nào! Maymắn khám phá ra vụ Đường Trại Nhi, nhị vị hiền huynh định tánh sao?

Chu Trấn Quốc suy nghĩ giây lát :

- Hai bữa nữa, anh em ta trở lại do thám xem chúng hành động thế nào sẽ hay.

- Hồi nãy nghe yêu nữ ấy phát biểu ý kiến, tiểu muội muốn giết nó cho rồi.

- Chà! Chúng muốn nói gì, ta cũng không quan tâm, cấm sao đượcmiệng cười! Ngu huynh lo hai hôm nữa khó lòng dò nghe vì Tôn Hoàn mờisáu tướng dự tiệc ở nhà dưới, ngồi trên nóc nhà vô ích.

Bảo Quốc nói :

- Cần chi nghe nữa. Luận điệu của Tôn Hoàn và Đường Trại Nhi hồi nãy chỉ tỏ rằng Trại nhi có nhiệm vụ dùng sắc đẹp dụ dỗ Ngũ hổ và TiênPhong. Việc dụ dỗ ấy chắc không thể tiến hành ngay trong một buổi hà tất phải theo dõi. Trên bàn tiệc, bất quá Trại Nhi uốn éo khéo léo khiếncác tướng cùng mê luyến. Sau đó yêu nữ sẽ hành động lung lạc từng ngườimột tại nhà riêng của mỗi người. Vậy, chúng ta nhân cơ hội chúng mảihoan lạc, làm việc khác ích lợi hơn nhiều.

Lan Anh ngắt lời :

- Phải chăng nhị huynh định kiếm bức thơ của Bạch Liên giáo chủ gởi cho Tôn Hoàn?

Bảo Quốc gật đầu :

- Hiền muội đoán trúng ý ngu huynh. Đọc được thơ ấy, ta nắm hếtđầu mối về sự hiện diện của Đường Trại Nhi tại Vương phủ Kim Lăng.

Trần Quốc nói :

- Ta vẫn thiếu sót mất một điều hệ trọng nhất.

- Điều chi vậy?

- Hiền đệ xét đúng tình lý, trả lời tất cả những câu do nguhuynh hỏi sẽ thấy. Đây nhé, Đường Trại Nhi có thể dùng nữ sắc truyềngiáo hay mời mấy vị tướng lãnh ấy nhập giáo đạo Bạch Liên được không?

Bảo Quốc đáp :

- "Vô thần tất nhi vô đạo". Những tướng ấy không có đạo giáo nào cả. Vả lại, không thể trong một thời gian ngắn, Đường Trại Nhi dù kiềudiễm tài giỏi đến mấy cũng không thể khiến họ tin tưởng được.

- Tỉ dụ họ theo Bạch Liên giáo, phương hại cho ta không?

- Không, Tôn quân sư chẳng là đệ nhất đồ đệ của giáo phái đó ư.

- Nghĩa là ta gạt bỏ vấn đề quyến rũ người nhập giáo Bạch Liên.Nếu cần thêm tín đồ cho giáo phái thì Tôn Hoàn đã hành động rồi, khônglẽ nào chờ tới bây giờ?

- Chính vậy.

- Nếu thế thì tại sao Tôn Hoàn căn cứ vào câu chuyện giữa y vàTrại Nhi hồi nãy chịu để cho người mà y thương mến giao tiếp với sáutướng với mục đích lung lạc chúng?

- Chắc vì một lẽ gì khác nữa. Và lẽ đó, Tôn Hoàn căn cứ vào tình hình hiện thời của Kim Lăng, mới bày tỏ cho Đường Trại Nhi biết thôi.

Chu Trấn Quốc hỏi :

- Ấy đó! Mục đích thứ hai này mới thiệt can hệ cho Phụ vương.Ngu huynh đoán như thế này, Tôn Hoàn thấy Phụ vương không nhất quyếtkhởi binh, muốn hợp với Hoàng Bách Thắng và chư tướng thành một khối đểtự ý hành động dù Phụ vương chủ hòa. Họ Hoàng nắm hết binh lực trong tay có thể tự ý dấy loạn không cần tới Phụ vương nữa. Hoặc y dùng áp lựcbuộc Phụ vương theo chúng, hoặc y mặc ý để Phụ vương lai Kinh rồi tự dấy binh sau.

Tôn Hoàn biết Hoàng Bách Thắng và chư tướng dám đi tới nước ấynên tương kế tựu kế, nhân dịp Đường Trại Nhi vừa tới, y dùng mỹ nhân kếgây cảm tình với các tướng nhất là Hoàng Bách Thắng lấy danh nghĩa BạchLiên giáo khởi sự chống lại triều đình. Theo lời Đường Trại Nhi biệnbạch, Bạch Liên giáo là một giáo phái lớn cội rễ đã ăn sâu trong dângian từ bao lâu nay rồi, cuộc khởi binh sẽ được toàn thể tín đồ BạchLiên hưởng ứng trong toàn quốc, với ngọn lưỡi vô cùng khéo léo, nguyhiểm và với khóe thu ba lả lướt tống tình ấy, chắc chắn Hoàn Bách Thắngsẽ nghe theo. Bức thơ do Giáo chủ Bạch Liên gởi cho Tôn Hoàn không có gì lạ đâu. Đó là ủy nhiệm thơ cho phép Tôn Hoàn và Đường Trại Nhi toànquyền hành động. Hiền muội và hiền đệ nghĩ sao?

Lan Anh nói :

- Dự đoán của hiền huynh phù hợp với lời tiên đoán của tiểu muội về thái độ dễ phản bội của họ Hoàng, mà tiểu muội đã trình bày sángnay. Tin chắc là đúng.

Chu Quốc Bảo nói :

- Dự đoán đó trúng thì gia đình ta trong Vương cung đang ở trong tình thế nguy nan!

Trấn Quốc trầm ngâm :

- Ngu huynh dự đoán thiệt, nhưng suy xét tính toán kỹ mới phátbiểu ý kiến, hiền đệ có thể coi như ta đang ở trong tình hình tối ư nguy hiểm, mà cứu cánh chỉ vỏn vẹn có ba anh em ta và một số gia tướng thâncận,.

Bảo Quốc băn khoăn, chắp tay sau lưng đi đi lại lại nghĩ lunglắm. Trấn Quốc ngồi duỗi dài trên kỷ, tay chống đao, tay tỳ trán đămchiêu. Trái với thái độ lo nghĩ của hai anh, Lan Anh thản nhiên bóc vỏmột trái cam ăn thiệt ngon lành.

Trấn Quốc ngước mắt nhìn Lan Anh mỉm cười :

- Hiền muội vô tư lự hơn cả trong mấy chúng ta.

Nàng cười khanh khách :

- Tư lự làm chi cho thêm già người, phải không hiền huynh?

Trấn Quốc chăm chú nhìn nàng hồi lâu như muốn đọc được ý nghĩ của cô em gái diễm kiều nọ :

- Hiền muội có diệu kế giải nguy rồi chăng?

Lan Anh ranh rảnh :

- Lúc tiểu muội xuống núi, Thượng Thái sư phụ có ban cho một hồlô rãi đậu thành binh. Đối phương có ba đầu sáu tay cũng không làm chinổi.

Bảo Quốc nghe vậy phì cười :

- Lần thứ nhất ngu huynh nghe được tam muội nói giỡn.

Lan Anh nghiêm nghị hỏi :

- Có bao giờ thấy tiểu muội đùa giỡn không? Vì sư phụ bắt giữkín việc biết pháp thuật. Nay nguy ngập không đem áp dụng còn để làmchi?

Giọng nói cứng cỏi cả quyết của nàng khiến hai Thế tử ngẩn người nhìn nhau nghi ngờ, không hiểu ra sao cả. Thượng Thái, sư phụ của LanAnh, nhân vật hữu danh phái Thiếu Lâm chuyên về môn Võ thuật công phulấy công phu làm gốc. Chuyên cần luyện tập hữu công hữu thành, bấtchuyển bất bại, môn đồ phải kiên tâm nhất trí. Ngày ngày tập luyện theophương pháp của môn phái, ít nhất năm năm mới đạt tới mức trung bình,nhiều là mươi, mười hai năm theo đến nơi đến chốn mới qua được ngưỡngcửa Siêu Đẳng. Khi thành tài xuất thân, nếu người tập không có dịp luônluôn sử dụng thuật công phu của mình, thì còn phải siêng năng ôn luyệnhàng ngày cho khỏi xao lãng mới mong giữ được cấp bực chuyên môn. Vậy,lẽ nào Lan Anh biết những thuật hoang đường như thế được. Ngay như mìnhđã từng ở bảy năm trên La Phù sơn bái Thiên Không làm thầy, bảy năm khổluyện công phu chịu luật thép của sơn môn, lúc ra về cũng chưa đạt nổichức đệ nhất môn đồ nữa là!... Nghĩ đến đây, Chu Trấn Quốc phì cười.

Lan Anh làm bộ nghiêm nghị :

- Trưởng huynh cười gì? Khoái trá như vậy chắc tìm được giải pháp hay?

- Ngu huynh cười ở chỗ tại sao hiền muội có tài xuất chúng nhưvậy, mà không chịu giúp Phụ vương chinh phạt đoạt Thiên hạ, cần gì phảichiêu binh nạp tướng lo nghĩ mất công biết bao lâu nay rồi?

Câu hỏi đột ngột của Trấn Quốc khiến Lan Anh ngẩn người hết giỡn :

- Nói giỡn nhị vị hiền huynh vậy thôi, làm chi có chuyện thầntiên ấy! Hiện thời, chúng ta hãy cố gắng theo dõi hành động của ĐườngTrại Nhi xem sao đã. Trưa hôm nay, hiền huynh đã nói với Vương mẫu vàkhuyên can Phụ vương chưa?

- Chưa gặp Phụ vương. Người bận việc nên dùng bữa riêng ngay tại văn phòng. Khuya rồi, giải tán, đến mai sẽ hay.

Nói về thiếu phụ diễm kiều trong dinh Tôn Hoàn chính là ĐườngTrại Nhi, đệ nhị đồ đệ sau Tôn Hoàn của Giáo chủ Bạch Liên Cố Duy Khanhthời bấy giờ. Không những là môn đồ, nàng còn là một nữ lãnh tụ rất đắclực đã từng thâu nạp được nhiều tín đồ cho giáo giới, và gây nhiều cơ sở Bạch Liên tại khắp nơi. Võ nghệ khá, lanh lợi, nàng thường dùng sắc đẹp thiên phú mê luyến không biết bao nhiêu người theo đạo Bạch Liên. Bổntánh dâm đãng, nàng cùng Tôn Hoàn tư thông ngay từ thuở ban đầu, lúc mới nhập giáo giới Bạch Liên. Họ Tôn say mê Trại Nhi vô cùng, nhưng cũngrất khổ sở bực tức vì cô "sư muội" ấy quá ư lẳng lơ, phụ lời hứa chungtình. Bởi vậy, Tôn Hoàn mới giận dữ bỏ đi sau nhiều lần gay gắt TrạiNhi, mà nàng chứng nào vẫn tật ấy không thể bỏ qua các thư đồ có dũnglực "hoặc hảo nam tử".

Phiêu bạt giang hồ ròng rã luôn mấy năm trường, Tôn Hoàn nhờ gió núi mây ngàn khuây khỏa sầu tình u uất, và thời gian hầu như đã hàn mối thương long xóa mờ hình bóng giai nhân trong tâm khảm kẻ thất tình. Nay đó mai đây, cuộc đời bình bồng vô định, họ Tôn nghe đồn Thuận Vươngtrọng kẻ sĩ, mến người tài, bèn trở gót Kim Lăng đầu bôn và được trọngdụng. Tuy vậy, Tôn Hoàn vẫn nhớ tình thầy trò, nghĩa sư đệ sao quên, nên cho Cố Duy Thanh biết hiện thời chàng giữ chức Quân sư trong Vương phủđiều khiển tướng binh. Được tin trò cũ, Giáo chủ Bạch Liên mừng rỡ vôcùng, thường cùng trò xưa liên lạc.

Về phần Đường Trại Nhi, từ khi Tôn Hoàn bỏ ra đi cũng cảm thấybuồn miên man. Nhưng tạo vật bẩm sanh ra nàng với nhan sắc diễm kiều,thân hình thần nữ Vu Sơn khêu gợi, tánh tình lẳng lơ dâm dật, đâu cóphải để quy mối tình giai nhân vào một nơi nhất định. Vắng Trăng thì đãcó Sao, Đường Trại Nhi lúc còn Tôn Hoàn ở bên đã phải dọc ngang thỏamãn, thì khi họ Tôn ra đi nàng phải tìm cách lấp chỗ thiếu, thiết tưởngđó chỉ là lẽ dĩ nhiên của con người trai lơ phù phiếm. Giáo chủ Cố DuyThanh biết vậy, phần vì Bạch Liên giáo không chăm chú lắm về phương diện đức độ, phần vì Đường Trại Nhi rất được việc cho giáo hội, nên làm ngơkhông cần biết tới sự hành động dâm bôn có tánh cách cá nhân của nàng.

Lời đồn về tánh dâm đãng của nàng thì như vậy, phù hạp với nétkiều mị trên mặt nàng, và thân hình đầy đặn nở nang làm bật những đườngcong vô giá của nàng chung gối chia mền với bất cứ một ai. Đã khôn lạingoan, khi ưng ý chàng nào, Trại Nhi thường hẹn với người ấy ra khỏiBình Hương huyện nơi trụ sở Bạch Liên giáo đem nhau đến chỗ nào vắng vẻ, cây cối âm u, không có ai dám qua lại mới giở trò ân ái giữa nơi nội cỏ ngàn cây.

Sau cuộc mây mưa, nàng thường bảo :

- Thôi nhé, đừng vì cuộc gặp gỡ hôm nay mà ỷ mình sàm sỡ côngkhai. Hãy quên đi, quên tới khi nào tôi mật báo sẽ hay. Không nghe lời,hậu quả tai hại thì đừng có trách.

Mà đừng có trách thiệt! Một chuyến có anh chàng nhẹ dạ, sau khihưởng những phút thần tiên mê ly bên thần nữ Vu Sơn, sau khi được ấm ápthỏa mãn tấm thân trong ngọc trắng ngà, coi thường lời dặn của ĐườngTrại Nhi, khoe khoang với mọi người rằng chính mình đã từng cùng ngườiđẹp gởi hồn mộng chốn Vu đài... Câu chuyện đến tai nàng, mấy hôm sau,anh chàng dại dột kia bỗng dưng mất tích không còn tra cứu vào đâu nữa,cho đến khi mấy tháng sau có bọn hiệp hộ phát giác ra bộ xương trắng hếu tại giữa chốn rừng sâu mà nhờ mấy mảnh áo quần còn lại, người nhà nhậnra bộ xương vô chủ kia chính là kẻ đã bỗng dưng biệt tích từ mấy thángtrước đây. Giấu diếm sao được? Dù Đường Trại Nhi kín đáo tới mực nào,đầu mày cuối mắt, chỉ thoáng trông không cần nhìn tận nơi, người tinh ýsuy luận ra cũng thừa hiểu. Nhưng việc ai mặc nấy, chớ can dự chi tớimình bép xép thêm mắc vạ lây!

Đường Trại Nhi luyện tập được cho năm thiếu nữ xuân cắc do nàngchọn lọc, từ võ nghệ cho đến các mánh lới của một đảng viên lành nghềtrong giáo hội. Đó là Khuất Tiến Nhi, Từ Thúy Nhi, Hà Tam Nhi và VânTiên Nhi. Vì đồng loạt tên "Nhi" mà người nào cũng làn thu thủy nét xuân sơn, yêu kiều khác thường chẳng nhường chi bầy tiên nữ động Thiên Thai, nên nổi danh "Ngũ Tiên Nhi". Thầy nào, trò ấy, Ngũ Tiên Nhi cũng dâmđãng vô cùng.

Đường Trại Nhi thấy năm môn đồ đã thành tài, có thể tự hành động được rồi, bền trình bày kế hoạch, chương trình hoạt động với Giáo chủCố Duy Thanh, phái Ngũ Tiên Nhi đi các nơi gây thêm thanh thế, bànhtrướng giáo đạo.

Khuất Tiên Nhi được gởi tới chi nhánh Bạch Liên ở Hồ Bắc, ViênThu Nhi hoạt động trong khu vực Giang Tây, Hà Tam nhi thì lại qua LưỡngQuãng (Quảng Đông, Quảng Tây), Vân Tiên Nhi phụ trách chi sở giáo đạotại Chiết Giang, còn Từ Thúy Nhi lãnh đạo miền Giang Tô và sau đó nàngqua Trấn Giang gặp Tiêu chân nhân và Hắc Đầu Đà cùng hai tên này liênkết thành bộ ba sát hại Phàn Mộng Liên trên đường. Trấn Giang, Thái Anhuyện. Ba người liền rủ nhau qua Tiên Long trấn, Từ Thúy Nhi dung bảnlãnh phi thiềm tẩu bích giả Hà Tiên Cô trên tháp Cửu Trùng, chẳng dè bịTam hiệp khám phá sát hại cả ba, báo thù cho trinh nữ họ Phàn. Đó làviệc trước.

Đường Thúy Nhi ở tại trụ sở và chỉ đích thân hành động mỗi khicó việc quan trọng. Nhờ Tôn Hoàn, Giáo chủ Cố Duy Thanh biết ý định mưuphản của Thuận Vương và tính toán sẽ dựa vào cơ hội ấy quật khởi chiếmcứ toàn tỉnh Hồ Nam làm căn cứ, nên yêu cầu họ Tôn liệu cho biết trướcngày giờ dấy binh của Kim Lăng để đồng thời hành động, bất chấp cả người em thứ hai của Thuận Vương lúc đó đang bổ nhậm Trường Sa, thủ phủ tỉnhHồ Nam.

Về sau, Tôn Hoàn thấy thái độ lừng khừng của Thuận Vương, e CốDuy Thanh khinh thường, hành động lộ liễu có hại cho toàn thể giáo giớiBạch Liên, bèn thông báo cho Giáo chủ hay tình trạng không nhất quyếtcủa vị thủ lãnh binh đội Kim Lăng, và nhấn thêm điểm triều đình triệuThuận Vương về Kinh sư giữ chức Chánh giám khảo kỳ thi Võ trạng.

Cố giáo chủ suy nghĩ chợt nãy ra một kế, liền gọi Đường Trại Nhi đưa cho xem bức mật thơ mà rằng :

- Tình hình Kim Lăng như vậy, con có kế hoạch chi thủ lợi cho giáo giới ta không?

Trại nhi suy tính hồi lâu mới đáp :

- Nếu ta chuyển được chí hướng của các tướng tá chỉ huy quân đội Kim Lăng, thì khi Thuận Vương ưng chịu theo chiếu chỉ của Hoàng đế lênYên Kinh, sẵn có lực lượng trong tay, họ cứ việc dấy binh như thường,coi như không chịu theo mang lệnh án binh bất động của Thuận Vương nữalà xong.

Cố Duy Thanh vuốt râu đắc ý :

- Con luận bàn rất trúng ý ta, nhưng lỡ Thuận Vương cáo ốm không về Yên Kinh mà vẫn án binh bất động thì sao?

Đường Trại Nhi không ngần ngại đáp ngay :

- Việc Thuận Vương lên Yên Kinh hay ở lại Kim Lăng bất quá chỉlà sự kiện phụ thuộc không đáng kể. Binh quyền ở cả trong tay Hoàng Bách Thắng và Tôn sư huynh, vậy cuộc dấy binh đều do hai người ấy. Ngoài racứ việc giam lỏng Thuận Vương và gia đình vào hậu cung là xong chuyện.

Bạch Liên giáo chủ gật đầu :

- Ta cũng nghĩ như thế đó. Việc tối ư hệ trọng này trừ con ra,tất không ai thi hành nổi, ta muốn con chịu khó đảm nhiệm việc này.

- Sư phụ đã dạy lẽ nào con không đi?

Giáo chủ hân hoan nhìn nữ đồ thân tín :

- Tương lai của toàn thể Giáo giới Bạch Liên đều do ở nơi con. Khởi hành sớm ngày nào hay ngày ấy.

Mấy hôm sau, sau bữa tiệc tiễn hành, Đường Trại Nhi rời BìnhHương huyện sang Kim Lăng. Tới Kim Lăng nàng vào tửu quán trọ qua mộtđêm, hôm sau mới vào thẳng Vương Phủ, tự xưng là bảo muội của Tôn quânsư từ hương quán lên thăm. Tôn Hoàn đang ngồi trong thơ phòng, chợt cólính hầu vào báo :

- Bẩm Quân sư, có người xin yết kiến, tự xưng là bào muội của Người.

Bỏ cuốn sách đang coi dở xuống án :

- Được, mời vào khách phòng, ta sẽ ra tức thì.

Quân hầu ra mời Đường Trại Nhi vào. Nàng ngắm nghía khu dinh thự lộng lẫy khen thầm, theo quân hầu vào khách sảnh trang hoàng tao nhãsang trọng.

Nàng hỏi quân hầu :

- Tôn phu nhân có nhà không?

- Thưa, Quân sư tôi không có phu nhân.

- Vậy ư? Huynh trưởng ta ở một mình trong dinh rộng lớn này mà chưa có người hầu hạ sao?

- Dạ! Quân sư tôi độc thân.

Đường Trại Nhi đủng đỉnh dạo quanh căn phòng khách trang nhã xem mấy bộ tứ bình bằng sứ treo trên tường, nét họa màu cực kỳ linh động.Có tiếng giày bước nhẹ qua cửa phòng cuốn trúc diệp. Đường Trại Nhi quay phắt người lại thấy Tôn Hoàn vừa vén rèm cửa đi tới.

Nàng lẳng lặng nhìn người xưa. Tuy xa cách mấy năm trường đằngđẵng, nét mặt Tôn Hoàn vẫn phây phây không hề gợn vết thời gian. Về phần Tôn Hoàn cũng không ngờ lại được tái kiến giai nhân ngay tại Vương phủcổng kín tường cao này. Nàng vẫn đẹp, đẹp lộng lẫy có phần hơn trước. Bộ xiêm y thôn dã mà nàng có ý mang trên người kia không làm át nổi sắckiều diễm vô song thiên phú. Mãi ngắm người xưa, Tôn Hoàn đứng sững nhưtượng đá, cơ hồ quên rằng mình là chủ nhân và đang có phận sự phải tiếpkhách phương xa. Thản nhiên, Đường Trại Nhi cung bái thỏ thẻ :

- Tiện thiếp xin kính chào Quân sư, mong Người thứ cho tội đường đột này.

Tôn Hoàn giật mình, tỉnh mộng :

- Kìa, sư muội đến Kim Lăng từ hồi nào, sao không báo cho ngu huynh biết trước để kịp tiếp rước đàng hoàng?

Đường Trại Nhi vẫn thản nhiên hầu như lãnh đạm :

- Không dám, vào được chốn cổng kín thành cao này là quá lắm rồi, còn mong chi tiếp rước!

Giọng nàng hằn hộc mới đáng mến làm sao! Tôn Hoàn tiến tới gần nàng :

- Cớ sao sư muội nói như vậy khiến ngu huynh buồn long? Nguhuynh sống buồn tủi cô độc trong dinh với bao mộng đẹp xa xưa đã vì đâutan vỡ?

Đường Trại Nhi điềm nhiên :

- Ô hay! Quân sư nói chi vậy? Khách đến, dù là người nhà, cũng phải mời ngồi đã chớ?

Tôn Hoàn bâng khuâng hành động như kẻ mất hồn, đưa tay mời Đường Trại Nhi ngồi.

Đường Trại Nhi không tha :

- Tôi là người vượt ngàn dặm chẳng quản thân gái đường xa tớiyết kiến Quân sư xin giúp đỡ, mà Ngài đem những chuyện trên trời dướibiển, thở vắn than dài những đâu đâu thốt ra có ích lợi chi cho Ngài vàcho tôi?

Tôn Hoàn khổ sở :

- Ủa! Sao sư muội nỡ gay gắt kẻ bao năm nay sống tủi buồn cô độc trong chốn thâm nghiêm này?

- Hừ! Từ nơi Kim Lăng lầu vàng, điện ngọc đến Bình Hương dã thảo sơn khê tuy ngàn dặm thiệt, nhưng ngàn dặm xa xôi ấy đối với Ngài có là bao mà không nỡ hạ bút đưa tin, mặc ai canh trường trằn trọc mòn mỏitrông chờ người viễn xứ!

Dứt lời, Đường Trại Nhi quay mặt đi, vén tà áo gạt lệ ngọc rưng rưng...

Tôn Hoàn cuống quýt đứng lên, đến bên người đẹp cầm tay nàng van lơn :

- Sư muội, nên bỏ qua việc cũ để chung vui cuộc trùng phùng.Quên hết đi! Từ nay hai ta như chim liền cánh, cây liền cành, xây lạicuộc đời mới mẻ êm vui!

Nói tới đây, Tôn Hoàn chợt nhận ra Đường Trại Nhi không mang theo hành lý :

- Sư muội để hành trang ở đâu mà không đem theo đây?

Đường Trại Nhi rút tay lại :

- Vào dinh đại quan, ai dám mang theo hành trang để ăn vạ nơi đây sao?

Tôn Hoàn dịu dàng :

- Sư muội tưởng tượng hoài! Để hành lý đâu, ngu huynh cho quân hầu lấy về.

Bấy giờ Đường Trại Nhi chắc chắn là Tôn Hoàn đã hết ghen giậnkhi xưa mới dịu nét mặt, ngước cặp phương nhỡn u huyền ra vẻ say đắmnũng nịu nhìn Tôn Hoàn không chớp mắt, khiến vị Quân sư đa tình ngâyngất, toàn thân rung động bởi một cảm giác lạ lùng.

- Sư huynh thiệt tâm muốn tôi ở lại đấy chớ?

Tôn Hoàn vui mừng :

- Sao lại thiệt với không thiệt? Ta mong nhớ sư muội nhựt dạ khôn khuây.

- Hành lý để ở Hưng Gia tửu quán Lư Cầu lộ.

Ngu huynh cho gia nhân đi lấy về đây tức khắc.

Trưa hôm ấy, sau bữa cơm, hai người ngồi trong thơ phòng trên lầu, Tôn Hoàn mới thủng thẳng hỏi Trại Nhi :

- Sư muội đến Kim Lăng có mục đích gì nữa không?

- Nếu không có công tác chắc khó lòng ra khỏi Bình Hương huyệnvì Giáo chủ. Riêng cá nhân tôi, đi Kim Lăng chỉ vì sư huynh, công tácchỉ là một cớ để được Giáo chủ cho đi.

Đường Trại Nhi lấy bức thơ trong ngực áo ra đưa cho Tôn Hoàn bóc đọc ngay. Đọc xong, họ Tôn ngẩn người ra suy nghĩ :

- Giáo chủ toan tính lớn như vậy ư?

Đường Trại Nhi gật đầu im lặng.

- Sư muội có hiểu đã lành một công tác vạn nan không?

- Có, nhưng không nhận thì tới đây sao nổi để hai ta được trùng phùng?

- Ngu huynh không dám đoán rằng các tướng nhất dạ trung thànhvới Thuận Vương, nhưng không thế mà liều lĩnh dám có ý định lôi kéo họtheo ta phế Thuận Vương, cất binh phản loạn gây lợi thế cho Giáo giớiBạch Liên!

Ngẫm nghĩ giây lát, Tôn Hoàn nói tiếp :

- Trên đời này còn chi bằng tiền bạc? Thuận Vương dư tiền bạccho họ dùng, vậy ta định lung lạc họ bằng cách gì? À! Ngu huynh hiểuthâm ý của Giáo chủ rồi! Kim tiền và nữ sắc, không có tiền thì dùng sắc! Bởi vậy mới giao công tác này cho sư muội!

Nói tới đây, Tôn Hoàn bỗng im lặng, mặt đỏ bừng bừng. Đường Trại Nhi nhận thấy cần phải nói kẻo Tôn Hoàn có thể làm hỏng việc được chỉvì ghen tương muốn giữ nàng :

- Sư huynh nghĩ kỹ xem. Giáo chủ là người có công dạy bảo hai ta ngày nay mới thành tài. Sư huynh vì ai nay được ngồi nơi ngôi cao bongcả, được trọng vọng, phú quý nhất mực?

Tôn Hoàn cau mặt :

- Đành như thế rồi. Ngu huynh trả ơn Giáo chủ bằng cách giúp đỡNgười trong nhiều năm, bành trướng giáo giới, nhưng khó lòng hoàn thànhđược một công tác thậm nan như công tác này!

Đường Trại Nhi chậm rãi :

- Tôi sở cầu cố sức hoàn thành công tác này đền ơn Giáo chủ mộtlần chót, sau đó... ở liền đây với sư huynh, chẳng bao giờ xa nhau nữa.

Tôn Hoàn vội hỏi :

- Thiệt vậy chớ?

- Sư huynh nghi ngờ tôi không thiệt tình chăng?

- Ngu huynh không nghi ngờ nhưng nghĩ khác, chắc sư muội muốn hiểu!

- Tôi mong được nghe sư huynh giải thích.

Cầm tay Trại Nhi, Tôn Hoàn nhìn mặt người đẹp, tha thiết :

- Sư muội phải tự đặt mình vào địa vị của ngu huynh mới monghiểu tâm trạng của ngu huynh được! Mối tình say đắm nồng nàn của nguhuynh đối với sư muội quả không còn biết nói sao cho cùng. Phải lẩntránh bao năm trời lang bạt kỳ hồ cũng chỉ vì không chịu được cảnh đaulòng trông thấy người yêu không hoàn toàn thuộc về mình... Yêu nhau nhưvậy, thà phụ nhau cho xong!

Đường Trại Nhi vuốt tóc Tôn Hoàn, dịu giọng :

- Ý của Giáo chủ như vậy. Tôi hiểu lắm, nhưng vẫn phải nhận công tác để được tới Kim Lăng họp mặt cùng ai cho thỏa lòng mong nhớ. Còn về phần công việc ta có thể hành động khác được cơ mà! Hay là sư huynhkhông muốn tôi quấy rầy mãi mãi thì cũng được, tôi sẽ tự lực hành độngnếu cần hiến thân cho chư tướng thì cũng đành để đền công ơn Giáo chủ.Sau đó, tôi sẽ mặc thiên hạ sự, hoàn toàn thế phát vào chốn thâm sơn tuhành cho rồi đời nhị rửa hoa tàn!

Tôn Hoàn giật mình :

- Ấy chết, sao sư muội nghĩ mông cuồng như vậy?

Đường Trại Nhi buông tay, ngồi phịch xuống kỷ bọc gấm :

- Sư huynh nhất quyết từ chối không giúp tôi thi hành nhiệm vụ để được an tâm theo nhau chung sống.

Vốn biết tánh Đường Trại Nhi ngang bướng, Tôn Hoàn làm lành :

- Ngu huynh nghĩ sao nói vậy, nếu sư muội cố tâm hành động giúpGiáo chủ cũng nên cho ngu huynh có đủ thì giờ suy tính, phác họa kếhoạch mới mong có hiệu quả chớ.

Đường Trại Nhi cố ý để Tôn Hoàn phải dỗ dành :

- Nếu biết sư huynh không chiều chuộng, ghét bỏ tôi như vầy thì chẳng tới Kim Lăng làm chi thêm tủi hận.

- Được lắm, ngu huynh sẽ giúp, nhưng chỉ e một điều.

Đường Trại Nhi ngã đầu vào vai Tôn Hoàn :

- Sư huynh e ngại gì?

Tôn Hoàn im lặng hồi lâu mới nói :

- Sư muội thanh sắc lưỡng toàn, mà bọn Hổ tướng Kim Lăng dùchẳng thiếu chi mỹ nữ cung tần, nhưng chúng lúc nào cũng như hổ đói gặpsư muội tất chúng mê loạn ngay, ngu huynh e dè là thế đó?

- Trời ơi! Động được tới người Trại Nhi này có dễ dàng như sư huynh tưởng đâu? Sư huynh không tin tôi rồi!

- Sư muội khá giữ lời hứa, nhé?

- Nhất định. Xin sư huynh an tâm! Đêm nay là đêm của chúng ta.

Và đêm đó nhờ sáng kiến của Lan Anh, hai Thế tử Chu Trấn Quốc,Bảo Quốc đã bất ngờ khám phá ra sự hiện diện của Đường Trại Nhi, nữ lãnh tụ đắc lực của Bạch Liên giáo trong dinh Tôn Hoàn và nghe lỏm được sựmưu tính của hai người.

Hôm sau, khi Tôn Hoàn sửa soạn sang dinh Hoàng Bách Thắng, Đường Trại Nhi nói :

- Giáo chủ có dặn khi tới Kim Lăng gặp sư huynh rồi phải thôngtin về Bình Hương huyện cho người hay, vậy trong khi sư huynh vào cung,tôi ra ngoại phủ cho người về Bình Hương báo tin nhé?

Tôn Hoàn gật đầu.

Trại Nhi ra khỏi phủ thuê kiệu đến Hưng Gia quán, Lưu Cầu lộnhắn tin xong rồi, vui chân đi qua các phố tấp nập thăm thú nội thành.Lúc qua Hoa Vương Tửu, nàng thấy khát bèn rẽ vào lên thẳng lầu thượnguống trà. Đang mãi ngắm cách bày trí lộng lẫy của căn thượng lâu, thìmột người từ dưới lầu đi lên. Trại Nhi kín đáo nhìn. Người đó tuy vận áo bào che hẳn bộ ngực võ phục mặc trong nhưng thoạt nhìn ai cũng có thểđoán là một thiếu gia công tử sức lực tiềm tàng, nước da hồng hào, cổ to vai rộng, bước đi uyển chuyển như con báo. Vận bào lục bông trắng, chân dận ủng Hổ bôn, chàng ta phảng phất như hình Lữ Bố trong tranh.

Người đó kéo ghế ngồi cách chỗ Đường Trại Nhi vài thồi.

Đường Trại Nhi mải miết nhìn Tráng sĩ khen thầm :

- Chao ôi! Sao lại có người đẹp như vậy! Ta đã từng gặp nhiềuchàng trẻ đẹp nhưng chưa ai bén gót người này! Chuyến đi Kim Lăng nàythích thú thật. Ước chi dụ được y vào giáo đạo Bạch Liên!

Nàng mê mải nhìn quên cả sự cần phải khiêm nhượng kín đáo của nữ giới. Bất chợt tráng sĩ nọ vô tình gặp phải cặp mắt u huyền đó đangchăm chú nhìn mình. Chàng tưởng thiếu phụ kiều diễm nhìn qua vai mình ra phía sau nên ngoái cổ lại quan sát, nhưng giờ đó thượng lầu vắng khách. Trong căn lầu đẹp đẽ chỉ có vỏn vẹn hai người, ngoại trừ mấy tên tửubảo đang mải chuyện trò ở đầu thang lầu. Luồng mắt nàng lờ đờ có sức hấp dẫn lạ lùng! Tráng sĩ thản nhiên độc ẩm tuy vậy trong thâm tâm chàngrất khó chịu. Phụ nữ chi mà kỳ lạ! Nhìn người ta chòng chọc không hềbiết ngượng! Hay là nàng đã gặp ta ở đâu rồi, nên mới nhìn dữ như vậy?Chàng cố kiểm điểm lại những người đã từng gặp, từng quen biết nhưngđành không nhớ ra thiếu phụ nọ là ai.

Phần Đường Trại Nhi nghĩ cũng lung lắm. Nàng muốn làm quen conngười hùng dũng tuấn kiệt nọ. Nhưng làm quen bằng cách nào? Hỏi thẳngngười ta ư? Không được! Trơ trẽn quá! Đàn bà con gái bước ra ngoài vònglễ giáo sẽ bị chàng khinh miệt. Nơi đây may mắn vắng vẻ nếu không liềulàm quen e lỡ cơ hội tốt. Cũng phải liều chớ sao? E dè mãi thành tựu sao được? Vừa rồi nghe tửu bảo hỏi thăm chắc chắn qua đây nhiều lần rồi. Mà đã quen thuộc Kim Lăng tất phải biết tiếng Tôn Hoàn, chi bằng ta núpsau danh Tôn Hoàn ướm dò xem sao? Trại Nhi nghĩ đoạn, nhất quyết thửliều làm quen tráng sĩ tuấn kiệt. Nàng bèn dịu dàng đứng lên tới trướcthồi tráng sĩ e lệ vái dài :

- Thiếp kính chào Thiếu gia. Người còn nhận được thiếp không?

Tráng sĩ ngạc nhiên nhưng cũng đẩy ghế đứng lên đáp lễ :

- Tôi không nhớ đã được diện kiến nương tử nơi nào. Nếu nương tử cho biết quý danh may ra... Nhưng hãy mời nương tử tạm ngồi.

Trại Nhi đứng, chàng nhận thấy nàng có một thân hình tuyệt cânđối, Trại Nhi e lệ kéo ghế ngồi đối diện vị thiếu gia phong lưu nọ :

- Thiếp là bào muội của Tôn quân sư trong Vương phủ. Hình như đã có dịp được hân hạnh gặp tôn nhan một hôm thiếp đi cùng gia huynh cũngtại đất Kim Lăng này thì phải?

Khi nghe ba tiếng Tôn quân sư, nét mừng đắc chí thoáng qua trên mặt tráng sĩ chớp mắt, mà Đường Trại Nhi không kịp nhận thấy.

- Chính tôi cũng ngờ không nhớ ra được gặp nương tử nơi đâu rồi. Tuy không được là bạn thân thiết của Tôn quân sư nhưng đại danh củalệnh huynh ở Kim Lăng này ai mà chẳng biết tiếng? Nương tử ở ngay trongVương phủ.

Thấy tráng sĩ trả lời không quen Tôn Hoàn, Đường Trại Nhi mừngthầm vì thiệt ra nàng cốt bịa chuyện lấy cớ làm quen, nay bước khó khănđã qua rồi thì câu chuyện Tôn quân sư có ăn nhập chi với hai người!

Nàng đáp :

- Dạ thiếp ở trong phủ cùng với gia huynh. Còn thiếu gia ngụ tại Kim Lăng? Quý tánh cao danh là chi?

- Thưa, tôi họ Vân tên Bưu từ Sơn Tây tới đây ngụ tại nhà ngườibạn đồng họ tức Vân tiêu cuộc ở An Hà lộ. Có lẽ chuyến này tôi sẽ ở lạiđó giúp việc bảo tiêu.

- Trông Thiếu gia là người có dũng lực hiện trong Vương phủ lúcnào cũng sẵn sàng thâu dụng hiền tài, sao không đầu bôn có hơn không?Nếu thiếu gia ưng thuận, thiếp có thể giúp được.

Tráng sĩ mỉm cười :

- Đa tạ. Nương tử hảo tâm muốn nâng đỡ, tôi vốn không quen đờisống bó buộc nên không hề nghĩ tới việc đầu bôn. Ăn chơi phóng khoángquen rồi, việc bảo tiêu cũng vị tất tôi sẽ làm nổi. Tuy vậy, tôi cũngcòn ở Kim Lăng nhiều ngày. Sau đó sẽ liệu.

Giọng chàng nói trầm trầm êm ái. Đường Trại Nhi nhìn gần càngthấy tráng sĩ đẹp ngồn ngộn, toàn thân chàng như toát ra một điện lựchấp dẫn khiến Trại Nhi toàn thân rung động bởi thứ cảm giác rất quenthuộc với nàng mỗi khi gặp một nam tử vừa ý. Từ trước đến nay chưa lầnnào nàng cảm thấy xác thịt rộn rực đến như vậy. Nếu không vì trách nhiệm nặng nề hiện thời, nàng quết cám dỗ chàng này đi một nơi xa vắng tậnhưởng ái ân. Nay đã dò biết địa chỉ của chàng họ Vân rồi thì sẽ liệusau, kéo dài sự họp mặt này không có lợi e chàng nghi ngờ càng thêm khó.

Nghĩ đoạn, Đường Trại Nhi bèn nói :

- Tiện thiếp là Tôn Trại Nhi, sau này có việc chi cần, thiếp lúc nào cũng sẵn sang giúp đỡ giới thiệu cùng gia huynh. Trước lạ sau quen, thiếu gia chớ ngại. Nay thiếp xin kiếu từ kẻo gia huynh mong chờ saingười đi kiếm.

Đường Trại Nhi đứng lên vẫy tay gọi tửu bảo trả tiền trước thồi nàng.

Vân tráng sĩ ngăn lại :

- Sá chi việc nhỏ mọn đó, nương tử cho phép tôi trả cả làm lễ tương kiến. Nếu có việc gì sai bảo, nương tử cứ truyền gọi.

Đường Trại Nhi đưa mắt nhìn chàng thiệt lẳng lơ mê luyến :

- Mới hân hạnh quen nhau mà thiếp đã... nợ rồi!

Dứt lời, nàng cúi đầu chào nhẹ, uyển chuyển xuống lầu. Tráng sĩ ngồi xuống ghế rót rượu suy nghĩ! Chàng gọi tửu bảo hỏi :

- Ngươi có biết mỹ nương tử vừa rồi là ai không?

Tửu bảo lắc đầu thưa :

- Lần này con mới thấy người đó là lần đầu.

- Những người trong Vương phủ có hay ra Hoa Vương lầu uống rượu không?

- Thưa có, các tướng tá cao cấp lui tới bổn lầu luôn.

- Quân sư có tới đây lần nào không?

- Thưa, thỉnh thoảng có tới lui, nhưng chuyến nào cũng đi cùng Vô Địch tướng quân, ít khi đi với người khác.

Thường ra, các vị cao cấp ấy ít khi dung tiệc trong phòng côngcộng. Họ ngồi trong các ngăn riêng lớn, nhỏ tùy theo số người. Bởi lầulúc nào cũng cung cấp đủ vì có tới trên mười phòng như vậy.

Tráng sĩ vui vẻ trả tiền trà rượu và hậu thưởng cho tên tửu bảo lanh lẹ đó.

Tráng sĩ xuống lầu nhàn nhã đến An Hà lộ, tìm Vân tiêu cuộc.Tiêu cuộc của họ Vân rộng lớn ở ngay đầu lộ. Tráng sĩ bước vào TiêuCuộc. Viên tài phú Quản lý bước tới đón chào :

- Quý khách có hàng hóa áp tải đi xa hay cần được hộ vệ?

- Tôi muốn yết kiến Vân tiêu sư. Người có nhà không?

Viên tài phú chưa kịp trả lời, thì từ trong nhà, một người râuquai nón, vóc dáng khỏe mạnh đi ra nhìn tráng sĩ giây lát, đoạn vui vẻla lớn :

- Kìa Chu đại hiệp! Tôi chờ cả hơn năm nay, bây giờ mới được tái kiến. Lệnh muội Nữ hiệp Lam Y đây không cùng đi?

Chu Đức Kiệt - vì chính là chàng - cùng người đó thi lễ :

- Tôi qua đây được ít hôm rồi, bữa nay mới rảnh sang đến yết kiến Vân đại ca. Gia muội mắc bận không cùng đi.

Vân Báo nói :

- Mời nhân huynh vào hậu sảnh. Trưa nay dung bữa với tôi nhé?

- Đại ca cho ăn khi nào tôi dám chối từ. Tôi còn nhớ bữa ăn xôbồ, nhưng thiệt vui, chuyến gập đại ca áp tải hàng hóa trên đường điDương Châu.

- A! Bữa ăn ở bên trụ Cầm Thảo Khấu qua Mã Thạch cương ngót ngày đường. Chuyến nào đi Dương Châu tôi cũng ngừng lại đó.

Vân Báo gọi vợ và hai con một trai, một gái ra chào Chu Đức Kiệt, và bảo làm rượu đãi khách.

Đức Kiệt hỏi :

- Chẳng hay Vân đại ca có nhận được tin tức ở lệnh huynh không?

- Nếu nhân huynh không nhắc thì tôi quên khuấy đi mất. Cách đâyhơn một tháng tôi có nhận được thơ của gia huynh gởi lời hỏi thăm nhị vị Chu hiệp. Để tôi lấy nhân huynh coi. Vân Báo vào nhà trong giây lát trở ra đưa lá thơ nhận được từ Bình Dương huyện bên Sơn Đông cho họ Chu.Ngoài câu chuyện gia đình, giáo đầu Vân Bưu nhắn Vân Báo nếu gặp anh emChu gia thì thay mặt hỏi thăm.

Vân Báo nói :

- Chừng nào nhân huynh về Sơn Đông?

- Hoặc cuối năm nay hay sang Xuân chưa nhất quyết. Hiện tôi có một việc nhờ nhân huynh giúp.

- Rất vui lòng, chỉ e không làm nổi.

- Dễ dàng thôi. Trước khi tới Bảo phiêu cuộc, bất chợt tôi gặpmột thiếu phụ làm quen tự xưng là Tôn Trại Nhi, bào muội Tôn Hoàn trongVương phủ Kim Lăng. Trại Nhi lân la hỏi địa chỉ của tôi nên tôi mạo danh là Vân Bưu, bằng hữu của nhân huynh ngụ tại đây. Trong trường hợp TrạiNhi tới hỏi hoặc sai người hỏi, nhân huynh liệu lời và báo bên Cao giatrang cho tôi hay, được không?

Vân Báo vui vẻ :

- Tưởng chuyện khó khăn chớ việc đó thì được. Nếu đi vắng, tôi sẽ dặn người nhà. Hình dáng Trại Nhi thế nào?

- Thiếu phụ kiều diễm khiến ai cũng phải chú ý.

- Nhân huynh đây chú ý chắc vì công việc, đâu vì sắc?

- Đại ca đoán trúng. Nghe đồn Bạch Liên giáo có một nữ lãnh tụđắc lực. Thiếu phụ nhận là bào muội Tôn Hoàn, nên tôi ngờ có điều bí ẩnchi đó.

Vân Báo nói :

- Hình như Thuận Vương toan tính việc chi ghê lắm, phải không?Binh đội đồn trú nhiều hơn trước gấp bội. Nhờ vậy việc thương mại bỗngrút lên một mức khá cao. Vì hiểu tình hình hơn, tôi thấy thế làm lo. Lỡxảy ra chuyện gì toàn dân Kim Lăng bị ảnh hưởng tai hại chẳng nhỏ.

Đức Kiệt suy nghĩ giây lát :

- Đồng ý với đại ca nhưng không hiểu rõ nên không dám quả quyết.

Hai người chuyện văn, cơm rượu xong xuôi sang đầu giờ Thân, ChuĐức Kiệt mới thuê kiệu về Cao gia trang! Về tới nhà, Đức Kiệt thuậtchuyện cho Lam Y nữ hiệp và Âu Dương Bích Nữ nghe, Lam Y nói :

- Còn ngờ vực chi nữa! Chắc thiếu phụ đa tình ấy là Đường TrạiNhi, lãnh tụ nổi danh dâm đãng của giáo giới Bạch Liên. Tôn Hoàn hákhông phải là môn đồ của Bạch Liên, đó ư. Việc này can hệ lắm nên báocho Mã nguyên soái biết để tùy cơ phòng bị nữ lãnh tụ họ Đường hiện diện trong Vương phủ tất phải có chuyện bất thường rồi!

Dứt lời, nàng ranh mãnh bảo Âu Dương Bích Nữ :

- Hiền tẩu coi, Chu huynh mới đi một mình bữa nay mà đã có người đẹp mê luyến tán tỉnh rồi đó, hiền tẩu phải hiểu tâm kẻo "mất", ha!

Nói đoạn, nàng nhìn lại hai người cười như nắc nẻ. Âu Dương Bích Nữ đỏ mặt cười theo :

- Chà! Cô nào dám phạm tới Chu huynh kể cũng gan dạ thiệt đó!

Chu Đức Kiệt vui lây :

- Như ngu huynh được việc lắm, chớ nhị vị hiền muội còn trách nổi gì!

Lam Y đem chuyện Hoa cô nương Đới Ngọc Hoàn mê luyến Đức Kiệthồi hai người qua Sơn Phu hắc điếm kể lại cho Âu Dương Bích Nữ nghe. Đức Kiệt trách nhẹ Lam Y :

- Hiền muội khéo nhắc chuyện xưa, nếu vậy còn nhiều vụ nữa khá nhớ lại kể nốt đi! Ngu huynh lên đại sảnh gặp Nguyên soái đây.

Nói đoạn, chàng kín đáo nhìn Âu Dương Bích Nữ, xốc áo ra khỏi phòng.

Đêm hôm ấy, vào quãng ngót canh ba, Lam Y và Âu Dương Bích Nữ ởchung căn phòng kế bên phòng Chu Đức Kiệt có cửa thông sang nhau, bangười vừa luyện thần nhập định xong lên giường toan đi nằm thì chợtkhông ai bảo ai mà cùng giật mình nhỏm cả dậy. Lam Y, Âu Dương Bích Nữvội xỏ giày mặc áo ngoài với tay lấy bảo kiếm trên đầu giường rảo bướcsang phòng bên, thì gặp ngay Chu Đức Kiệt cầm Thất Tinh đao đi ập tới.Đức Kiệt chỉ tay lên nóc nhà hất hàm có ý hỏi.

Lam Y gật đầu :

- Có tiếng chân phi hành thoáng qua mái này. Ra lối cửa, mau. Kẻ nào đó chạy lẹ lắm!

Âu Dương Bích Nữ tiện tay tắt phụt ngọn đèn dầu, rồi theo haingười băng qua hành lang ra sân phi thân lên nóc nhà. Tam hiệp cùng nằmép xuống mái định thần nhìn quanh. Âu Dương Bích Nữ vỗ vai anh em Chugia, chỉ về phía Tây.

Ba cặp mắt long lanh sáng ngời như điện quang cùng nhìn về mộtphía. Quả nhiên, một dạ hành khách đang chuyền từ mái nọ sang mái kia.Cách chỗ Tam hiệp chừng bảy, tám mái nhà như có ý tìm kiếm gì vì dạ hành khách lúc chạy, lúc dừng hẳn lại, bất thường. Đức Kiệt vẫy tay ra hiệu, tức thì Tam hiệp cùng trỗi dậy, chạy hàng một đuổi theo.

Chỉ giây lát, Tam hiệp đã đuổi kịp. Dạ hành khách đang lom khomnhìn xuống mái toan phi thân sang mái bên, nhưng hình như linh tính báonguy nên quay phắt người lại vừa kịp thấy Tam hiệp phóng tới êm ru. Dạhành khách nhắm đầu Lam Y sả tới một nhát kiếm. Bình tĩnh, Lam Y hoaThái Dương kiếm thành một làn kiếm quang sáng trắng, nhưng nàng đảo bộnhảy luôn xuống dốc mái, khẽ quát :

- Hãy ngừng tay, Lan Anh!

Nhạc Lan Anh vội thâu kiếm, lùi lại mấy bước, đồng thời nhận raTam hiệp bèn vòng tay vái chào. Giữa khi ấy, chợt có hai bóng nữa từphía Tây Nam chạy vùn vụt tới. Âu Dương Bích Nữ gọi khẽ :

- Nhị huynh!

Hai người mới tới đó chánh là Âu Dương Tòng Cát, Tòng Đức. Tòng Cát nói :

- Tưởng ai, hóa ra là người nhà cả! Vị này là ai?

Lam Y giới thiệu :

- Đây là Nhạc Lan Anh, tiểu thơ hay là Lan Anh Quận chúa trong Vương phủ Kim Lăng cũng vậy.

Âu Dương Bích Nữ tiếp lời :

- Còn đây là nhị vị gia huynh Âu Dương Tòng Cát và Tòng Đức.

Lan Anh thi lễ cùng anh em Âu Dương. Qua bong đêm mờ mờ, TòngĐức nhận thấy Lan Anh vóc dáng nhỏ nhắn xinh đẹp bội phần. Quả vậy, nàng thấp hơn Âu Dương Bích Nữ hẳn một gang tay. Lan Anh nói :

- Vào trang trại này nguy hiểm quá! Mới chốc lát đã có năm người đuổi tới.

Lam Y phì cười :

- Ai bảo có cổng trang tử tế không vào, mà lại dung lối phi thiềm tẩu bích? Mời hiền muội xuống nhà.

Dứt lời, nàng nhảy xuống đất trước. Các người khác theo sau. Đức Kiệt nói :

- Về tụ tập ở phòng tôi cho tiện.

An tọa xong, Lam Y hỏi :

- Nhạc hiền muội đến bất thường thế này tất có việc quan trọng?

Lan Anh nói :

- Quả vậy, tiểu muội có điều muốn trình bày.

Mọi người im lặng chờ nghe. Nhạc Lan Anh đem việc vô tình dòthám được ở dinh Tôn Hoàn đêm qua, kể rành mạch cho năm người nghe. ChuĐức Kiệt mỉm cười, hất hàm nhìn Lam Y và Âu Dương Bích Nữ như có ý nhắcđiều gì.

Lam Y nói :

- A, đúng là Đường Trại Nhi sáng nay.

Lan Anh không hiểu :

- Thơ thơ nói gì? Đường Trại Nhi sáng nay làm sao?

- Hiền muội cứ hỏi Chu huynh sẽ rõ. Sáng nay gia huynh gặp Đường Trại Nhi rồi.

Chu Đức Kiệt kể cho Lan Anh nghe việc gặp Đường Trại Nhi hồisáng ở tửu lầu. Nhưng giấu nhẹm việc Trại Nhi mê luyến chàng. Âu DươngBích Nữ bảo Lan Anh giọng gay gắt :

- Chu huynh chưa nói hết đâu. Sáng nay, Đường yêu nữ còn tỏ vẻ mê luyến hỏi địa chỉ và có ý muốn tái kiến Chu huynh nữa đó.

Chu Đức Kiệt nói lảng :

- Nữ yêu vào Vương phủ Kim Lăng với công tác đặc biệt ấy chắcthành công. Do đó, gia đình Thuận vương sẽ ở vào tình trạng bị cô lậptrong Vương cung.

Lan Anh gật đầu :

- Hai Thế tử và tiểu muội cũng nghĩ vậy, nên đêm nay mới mạo muội tới đây tỏ bày tình hình nguy cấp ấy và yêu cầu tiếp tay.

Lam Y suy nghĩ giây lát :

- Chúng tôi rất sẵn lòng. Thuận Vương tự mua dây buộc vào mình thiệt đáng đời!

- Trong trường hợp có biến, tiểu muội nếu không đích thân đến đây được thì sẽ cho người cấp báo?

- Được, tiện làm sao vậy. Chúng tôi ở thường trực nơi đây.

Âu Dương Tòng Đức nói :

- Ra tới Cao gia trang có lẽ hơi xa. Chi bằng một vài ngườitrong bọn chúng ta thiên vào ở tạm Hoa Viên tửu lầu, lúc cẩn cấp hànhđộng mới có hiệu quả.

Tòng Cát hỏi :

- Tam hiệp vào ở Hoa Vương lầu không tiện, vậy ai vào đó được? Điều cần thiết nhất là phải biết lối vào Vương phủ.

Lam Y nói :

- Không khó. Người vào ở Hoa Vương lầu không còn ai hơn nhị vịÂu Dương huynh. Còn muốn biết đường vào Vương phủ thì ngay đêm nay, mộttrong hai đại huynh theo Nhạc hiền muội vào tận trong Vương cung là hơncả...

Nàng nhìn qua Tòng Đức rồi nói tiếp :

- Tôi đề nghị hiền huynh Tòng Đức lãnh nhiệm vụ này. Có được không?

Tòng Đức kín đáo nhìn Lan Anh :

- Được lắm, rất vui lòng. Ta đi ngay kẻo trễ.

Chàng đứng dậy, đeo đao trên lưng.

Tam hiệp và Tòng Cát tiễn đưa Nhạc Lan Anh ra đến sân.

Lam Y nữ hiệp cầm tay Lan Anh dặn nhỏ :

- Hiền muội nhớ dẫn đường cho Âu Dương huynh, nhé!...

Nhờ bóng tối, không ai trông thấy cô gái họ Nhạc sắc diện đỏ bừng.

Lan Anh vái chào mọi người rồi thoăn thoắt theo Tòng Đức. Rakhỏi Cao gia trang, cặp thanh niên nam nữ phóng mình chạy vùn vụt về nội thành...

Tới một nơi cây cối um tùm bóng tối dầy đặc, Lan Anh ra hiệu chỉ lên mặt tường cao. Hai người băng mình qua hào rồi nhảy vút lên mặttường chuyển vào nội phủ. Lan Anh ghé tai Tòng Đức nói nhỏ :

- Hiền huynh nhớ kỹ nhé. Chúng ta theo các rặng cây lớn này tuyđường vòng hơi xa hơn vượt nóc nhà, nhưng không nguy hiểm chỉ cần chú ýtới bọn tuần phòng thôi.

Hương thơm mùi trầm ở làn tóc mây nàng bốc ra ngào ngạt. Tòng Đức dễ chịu :

- Tiểu thơ nên tin ở khiếu nhớ lâu của tôi.

Hai người tiếp tục chạy lướt trên mặt cỏ, tiến lẹ làng không một tiếng động nhỏ.

Vòng vèo hồi lâu vào tới ngọn giả sơn cao lớn, Lan Anh ngừng bước.

- Tam hiệp đã vào lối đây mấy lần và chờ tiểu muội ở sau giả sơn này. Mái lầu cong ở phía xa kia là tư phòng của tiểu muội.

Tòng Đức ngước nhìn theo tay nàng chỉ nhận xét kỹ càng.

- Bây giờ tôi trở về chớ?

- Không, hiền huynh theo tiểu muội vào phòng lấy họa đồ có ghinhững chỗ căng dây báo động theo kế hoạch phòng bị dạ hành khách của Tôn Hoàn.

Nàng rảo bước đi trước. Không bao lâu đến chân lầu cao. Lan Anhra hiệu cùng Tòng Đức phi thân lên mái ngói vượt qua hành lang. Nàng đithẳng tới cửa chánh, gõ nhẹ. Cánh cửa từ từ mở ra. Lan Anh lách mình vào trước, đoạn giơ tay mời bạn đồng hành. Vương nhũ mẫu đứng nép bên cửagiật mình.

Lan Anh biết ý nói ngay :

- Đây là người nhà của Tam hiệp, nhũ mẫu chớ ngại.

Tòng Đức mỉm cười khẽ gật đầu chào người lão bộc trung thành của họ Nhạc. Vương nhũ mẫu đóng cửa lại, đoạn khêu bấc dầu cho sang thêmchút ít. Lan Anh mời Tòng Đức ngồi, rồi mở ngăn án thơ lấy bức họa đồ do nàng phác họa lại trải ra mặt án, chỉ dẫn cho Tòng Đức biết các điểmghi son đỏ là những lối có đặt Thiên La Võng trên các mái Vương cung.Nàng dịu dàng hỏi :

- Hiền huynh nhớ đường về không?

- Nhớ rồi. Có lẽ mai chưa cần tới, nhưng từ ngày mốt, tôi sẽ vào Hoa Vương lầu và ngụ ở lầu thượng sẵn sàng chờ lệnh của tiểu thơ.

Lan Anh hơi đỏ mặt, ngước mắt nhìn chàng thanh niên dũng cảm, tỏ ý biết ơn. Trong ánh đèn mờ ảo của căn phòng trang nhã, Tòng Đức cảmthấy Lan Anh kiều diễm bội phần.

- Tiểu thơ dùng thuật phi hành khá cao, cớ sao hồi nãy tại Cao gia trang lại lỡ chân thành tiếng động vậy?

Nàng mỉm cười :

- Như vậy tức là kém. Tiểu muội sơ ý hai lần dẫm phải ngói long. Hiền huynh nghe thấy thế nào?

- Tôi đọc sách vừa tắt đèn đi nằm, chợt nghe sột nhẹ một tiếng,nên nghi ngờ cùng gia huynh lên mái xem, biết đâu lại gặp dạ hành thiệt.

Lan Anh duyên dáng :

- May quá, vào trúng nhà quen, nếu không thì đêm nay vị tắt đã về nổi nhà.

Tòng Đức muốn hỏi thêm nữa nhưng e bất tiện, vả lại đã quá canhtư rồi, đủ thì giờ trở gót, bèn khiếu từ. Lan Anh tiễn chàng ra tới hành lang. Hai người khẽ nghiêng mình chào nhau. Tòng Đức nhẹ nhàng như énliệng đáp mình xuống Hoa Viên rồi thoăn thoắt hòa người vào bóng tối.Lan Anh đăm chiêu nhìn theo, tần ngần hồi lâu mới lững thững về đi nghỉ.

Làn sương lam huyền ảo phủ nhẹ lên muôn vật, xa xa tiếng vạc rời rạc vọng chốn không trung...

° ° °

Trong khách sảnh rộng rãi, dinh Tôn quân sư đèn nếnsáng choang. Giữa sảnh bày tám thồi cá nhân theo hình chữ "Khẩu". Ởphòng bên, Ngũ Hổ tướng và Tiên Phong Điêu Thiên Phượng bào phục sangtrọng, mỗi người một màu áo ngồi dựa mình nhàn nhã trong những chiếc kỷchân quỳ chạm trổ, đệm gấm thêu bông muôn màu tuyệt đẹp.

Tôn Hoàn ngồi trên trường kỷ nâng ly mời quý khách dùng trà thơm ngát, quân hầu vừa nâng lên, Nguyên soái Hoàng Bách Thắng cất tiếngvang tựa chuông đồng :

- Bữa nay Tôn quân sư nhân dịp gì vui mừng, mà phá lệ bao năm nay cấm, phòng họp anh em đông đủ như vậy?

Trại Nguyên Khánh Điêu Thiên Phượng đặt ly xuống án :

- Quân sư vui vẻ thế này ắt phải có lý do đặc biệt!

Tôn Hoàn mỉm cười điềm đạm :

- Đây là bữa tiệc vui họp anh em để trình diện một bạn đồng đạo của tôi.

Hoàng Bách Thắng ngạc nhiên :

- Vị nào vậy? Đến Kim Lăng hồi nào mà không thấy Quân sư nói cho hay?

Tôn Hoàn đáp :

- Mới tới thôi, tới thăm riêng chớ không có tư cách đầu bôn nênlẽ nào phô trương? Trước khi giới thiệu bạn đồng đạo, tôi yêu cầu quý vị một điều.

Sáu tướng nhìn nhau không hiểu. Hoàng Bách Thắng hỏi :

- Điều chi bí mật vậy? Xin Quân sư cứ dạy?

Tôn Hoàn chậm rãi :

- Không có điều chi bí mật đâu. Nhưng quý vị là Hổ tướng, vị nào cũng oai hung dữ dội, người lạ trông thấy phải khiếp đởm. Người đồngđạo với tôi đây không phải ai xa lạ, mà chính là sư muội họ Đường tênTrại Nhi từ Hồ Nam tới đây. Phụ nữ vốn tánh hay e thẹn rụt rè, e quý vịvốn sẵn tánh tướng quân không được... nhẹ nhàng khiến nàng sợ hãi. Cóthế thôi.

Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Bảo cười ha hả :

- Tưởng chuyện chi khó khăn chớ Hổ tướng có dữ thời chỉ dữ giữachốn ba quân trên trường chinh chiến, chẳng lẽ dữ trước một thinh sắcdịu dàng sao?

Điêu Thiên Phượng mỉm cười :

- Dịu dàng chẳng biết đâu, nhưng có nghe Hầu đại ca cười nếu tôi là gái thì chắc chắn ngất lịm từ lâu rồi!

Các tướng vỗ tay cười ầm!

Trong khi sáu tướng mãi chuyện trò bàn tán ầm ĩ, thì Đường Trại Nhi kín đáo đứng sau rèm nhận xét từng người một.

Mỗi người một vẻ dữ dội, sức khỏe tiềm tàng. Đã đành cả sáutướng này không một ai bén gót tráng sĩ mỹ mạo kiêu hùng gặp sang quatại Hoa Vương tửu lầu, nhưng trong thế gian này mấy ai được như vị HảoTráng Sĩ ấy?

Nghĩ tới đây, nàng bỗng cảm thấy con tim hồi hộp, mắt phượng lim dim, cặp môi mọng đỏ như đón chờ.

Sau tuần trà, Tôn Hoàn sai a hoàn vào mời nàng ra. Đưa bàn taynhư tháp bút trắng nuột như ngà. Trại Nhi vén nhẹ mấy sợi tóc mai lòaxòa trên má ửng hồng, đoạn uyển chuyển qua bức rèm bông do hai thị nữkính cẩn vén rộng. Xiêm y toàn bằng thứ lụa mỏng Cẩm Châu màu hường thêu bông ngân tuyến dán chặt vào người nổi bật những đường cong tuyệt mỹ.

Sáu tướng đờ người ra nhìn, cơ hồ quên cả người đẹp vừa cúi đầu chào.

Tôn Hoàn khó chịu, cố giữ vẻ tươi cười :

- Đường sư muội chào chư vị Hổ tướng.

Sáu người cùng đứng bật lên đáp lễ. Tôn Hoàn chỉ vào Hoàng Bách Thắng giới thiệu với Trại Nhi :

- Đây là Hoàng nguyên soái biệt hiệu Vô Địch tướng quân.

Bốn mắt nhìn nhau. Đã có định ý, Trại Nhi nhân dịp ấy lờ đờ tống tình khiến họ Hoàng đờ đẫn như kẻ mất hồn. Lần lượt họ Tôn giới thiệuhết loạt. Đối với mỗi người một khác, Trại Nhi mánh lới sử dụng cặp mắthuyền khiến tướng nào cũng có cảm tưởng là mình được nàng chú ý hơn cả.Khép nép ngồi xuống trường kỷ kế bên Tôn Hoàn, Trại Nhi liệu lời đối đáp chuyện trò cùng mọi người.

Tới lúc quân hầu tới mời quan khách sang đại sảnh nhập tiệc thìcâu chuyện giữa nàng và các tướng đã có phần thân mật hơn trước.

Trại Nhi khôn khéo rót đầy ly Tôn Hoàn trước, kế tới Hoàng BáchThắng. Nàng cố ý rót rượu thêm thong thả, đồng thời đưa mắt cặp mắt cựckỳ khả ái nhìn họ Hoàng, miệng chúm chím cười duyên. Đã có chủ tâm,Hoàng Bách Thắng uống rượu cầm chừng. Trại Nhi biết ý, đến thồi họ Hoàng rót rượu. Nhân dịp mọi người say ngất ngưởng, Bách Thắng hỏi nhỏ :

- Hình như Nương tử có điều chi không vui?

Trại Nhi cầm hồ rượu rót tư từ, nét mặt u buồn, liếc trộm Tôn Hoàn, lắc đầu khẽ thở dài.

- Chừng nào tôi được tái kiến Nương tử?

Liếc trộm Tôn Hoàn lần nữa, Trại Nhi nói nhỏ :

- Thiếp khổ lắm!... Sáng mai cuối Thìn, chờ thiếp Đông môn thành.

Tôn Hoàn say quá gục trên thành kỷ. Đường Trại Nhi vội gọi gianhân giúp nàng vực họ Tôn lên lầu. Trước khi rời khỏi đại sảnh, Trại Nhi tình tứ nói :

- Chư vị tướng quân say cả rồi, yêu cầu Nguyên soái phụ tráchviệc vực các tướng lên kiệu về dinh... giúp thiếp nhé? Tôn sư huynh quáchén, thiếp cần săn sóc.

° ° °

Vận thường phục, Hoàng Bách Thắng đứng chờ trước giờhẹn ở Đông môn. Lát sau, Đường Trại Nhi bỏ kiệu cách đó một khu phố,lững thững đi tới. Nàng nhận ngay ra họ Hoàng, đưa mắt ý tứ nhìn rồi rẽvào một tửu quán vắng vẻ lên thẳng thượng lầu. Bách Thắng vào theo. Haingười chọn thực phòng riêng ngồi, gọi tửu bảo lấy mấy món thực vật thông lệ rồi bảo :

- Ta cần nói chuyện riêng, không được làm nhộn, nghe.

Bách Thắng hỏi :

- Nương tử tới Kim Lăng có việc chi mà coi vẻ âu sầu?

Nàng ngước mắt nhìn họ Hoàng, đoạn chớp mắt mấy cái rơm rớm lệ, im lặng nhìn xuống.

Bách Thắng nhích ghế lại gần :

- Nương tử có thể tin ở tôi, thổ lộ cùng, tôi sẽ tận lực giúp.

Trại Nhi thở dài :

- Nói ra còn e ngại, thiếp đâu dám mong Nguyên soái...

Bách Thắng vội ngắt lời :

- Dù nơi vắng vẻ nhưng cũng e tai vách mạch rừng, Nương tử nên thế danh từ ấy bằng hai tiếng Hoàng huynh có phần tiện hơn.

Trại Nhi thở dài não nuột :

- Hoàng huynh thừa biết thiếp thuộc giáo đạo nào rồi chớ gì?

Bách Thắng gật đầu :

- Đã đành! Nhưng có hề chi?

- Nếu chỉ ở trong tình thế hiện tại không hề chi thật. Nói ra mới là cả một sự khó khăn, vì vậy thiếp mới lo sầu.

- Tôi cam chắc và hứa không bao giờ lộ chuyện. Dù thế nào cũng sẽ tận tâm giúp.

Lờ đờ nhìn thẳng vào đôi mắt ham muốn của họ Hoàng, Trại Nhi nói :

- Hoàng huynh mà giải quyết được nỗi khổ của thiếp thì dù có phải đem tấm thân bèo bọt này báo đền thiếp quyết chẳng từ nan.

Hoàng Bách Thắng bủn rủn cả toàn thân :

- Nương tử nói lẹ lên, tôi nóng ruột muốn giúp cho xong ngay tức khắc.

Trại Nhi lắc đầu :

- Không dễ dàng như Hoàng huynh tưởng đâu! Họa chăng Hoàng huynh có nắm trọn quyền binh lực Kim Lăng!

Bách Thắng vội đáp qua hơi thở :

- Trời ơi! Ngoài tôi ra, còn ai điều khiển tướng binh lực Kim Lăng nữa!

- Điều khiển theo mạng lệnh của Vương gia chớ gì?

- Tôi muốn là được, không là không, quân đội chịu mạng lệnh vàtheo tôi, hiện thời Thuận Vương đối với ba quân không ảnh hưởng được như tôi.

- Thiếp tạm lời tin Hoàng huynh. Câu chuyện sắp kể ra đây là cốt ý nhờ Hoàng huynh giải quyết giùm tình trạng cận nan của riêng thiếpkhông hơn không kém. Nếu Hoàng huynh hành động được thì thiếp quyết xinlàm nô lệ chịu sự sai khiến của Hoàng huynh suốt đời.

- Nương tử quá nặng lời khiến tôi áy náy vô cùng. Dù phải huyđộng cả đạo quân Kim Lăng để vừa lòng Nương tử tôi cũng chẳng từ nan.

Đường Trại Nhi mừng thầm nhích lại gần Bách Thắng.

Mùi trầm hương từ người nàng bốc ra ngào ngạt khiến họ Hoàng mêmẩn cả tâm thần những muốn bế trọn người đẹp trong tay hưởng mộng vuđài.

Trại Nhi chậm rãi :

- Thiếp chịu ơn lớn của Bạch Liên giáo chủ. Mồ côi từ tấm bé,thiếp được Người nuôi dạy nên người và mới có ngày nay. Bởi vậy tin cẩnthiếp coi như con, trao cho thiếp nhiệm vụ hiện thời rất nặng nề...

Hoàng Bách Thắng thúc giục :

- Nương tử nói tiếp đi.

- Số là Giáo chủ được Tôn sư huynh cho biết việc Kim Lăng muốnkhởi binh, nhưng sau đó thấy Kim Lăng bất động, nên người ngỡ rằng Thuận Vương không đủ can đảm hành động, mới phái thiếp đến đây liên lạc yêucầu cùng Tôn sư huynh liệu lời thúc giục Thuận Vương khởi chiến, BạchLiên giáo sẽ hưởng ứng mở rộng thanh thế. Tới Vương phủ thiếp mới biếtrằng sư huynh hữu danh vô thực, không quyền hành. Khi nhận lời từ BìnhHương huyện ra đi thiếp tin chắc ở địa vị Tôn sư huynh, nên trót hứa với Giáo chủ là sẽ cố gắng thành công. Chẳng dè Thuận Vương án binh bấtđộng mà sư huynh thì không đủ quyền lực, cho nên thiếp tự coi như đãhoàn toàn thất bại với nhiệm vụ.

Trại Nhi không cần giấu diếm nói thẳng nhiệm vụ của mình choHoàng Bách Thắng nghe, nét mặt hết sức thật thà. Bách Thắng nhìn thẳngvào mặt nàng cố ý nhận xét và tin ngay, thấy Trại Nhi quả là một ngườiđáng được thương mến chiều chuộng.

- Nương tử trách oan Tôn quân sư. Y có bổn phận thảo luận kếhoạch trình lên Thuận Vương, Thuận Vương sẽ bàn định cùng tôi để hànhđộng. Theo đúng lề lối thì như vậy. Nhưng tình hình có thể khác được nếu tôi muốn!...

Trại Nhi vờ vĩnh :

- Hoàng huynh dạy thế nào tôi không hiểu.

- Như vậy nghĩa là quyền hành vẫn ở tôi là người đứng đầu điều khiển tam quân. Nương tử suy luận ra chưa?

Trại Nhi khẽ gật đầu chờ họ Hoàng nói tiếp.

- Trong tình thế hiện tại, người hữu danh vô thực chính là Thuận Vương. Vừa rồi Nương tử nói Thuận Vương án binh bất động quả rất đúng.Tôi thừa hiểu Vương gia e ngại nghe lời kẻ nào sàm xúi, không tin vàolực lượng của Kim Lăng, hay nói trắng ra là một phần không tin ở tôi cóđủ tài sức chiến thắng hay không! Lòng tự ái của tôi bị tổn thương rấtnhiều vì kẻ chủ chiến là chính tôi, kế tới lệnh sư huynh. Tôn quân sưchỉ khác tôi ở một điểm, tôi chủ chiến thì khởi chiến được không cần tới Thuận Vương, trái lại, Tôn Hoàn có chủ chiến còn phải do ở sự định đoạt của tôi.

Trại Nhi mừng thầm đã gãi đúng chỗ ngứa :

- Nhưng còn vấn đề tài chánh nuôi ba quân, Thuận Vương vẫn là người chủ quyền xuất phát.

- Lề lối chánh thức quả có như vậy. Tiền bạc để cả trong kho,một khi tôi vượt quyền Thuận Vương dĩ nhiên phải chiếm đoạt toàn thểVương phủ, công khố cũng như tư khố sẽ do một tay tôi sử dụng. Giam lỏng gia đình Thuận Vương trong Vương phủ cũng không khó khăn, trừ phi vịVương gia ấy biết đằng vân giá võ hay độn thổ mới hòng thoát thân. Cònai đến cứu Thuận Vương? Chẳng lẽ quân triều đình.

Nói tới đây Hoàng Bách Thắng mỉm cười đắc chí, đăm đăm nhìn người đẹp kế bên. Đường Trại Nhi mừng thầm thúc đẩy mạnh :

- Hoàng huynh quên hai Thế tử và Quận chúa, nghe nói ba người ấy bản lãnh tuyệt luân.

Bách Thắng lắc đầu cười gằn :

- Đồn đại! Không đáng kể. Chúng theo tôi toàn gia được sống,nghịch lệnh sẽ nát thây. Tôi đang ngờ rằng chính vì ba đứa ấy ThuậnVương không dám cả quyết hưng binh. Riêng phần tôi nhất định chiến.

Trại Nhi ngước mắt huyền say đắm nhìn họ Hoàng, thỏ thẻ :

- Thiếp không ngờ được gặp cứu tinh. Trong dạ tiệc hôm qua, nhác nhìn thiếp cảm thấy ngay Hoàng huynh là nhân vật dũng cảm, anh hùng cái thế.

Bách Thắng dịu dàng :

- Những lời hứa hồi nãy, liệu Nương tử một khi toại ý rồi, có quên không?

Trại Nhi e thẹn đáng yêu :

- Thần thiếp như hạt mưa sa, được nấp bóng anh hùng là ý sở cầu, lẽ nào quên lãng được!

Hoàng Bách Thắng sung sướng, toàn thân rạo rực khó chịu, cầm nhẹ lấy bàn tay thon thon trắng nuột như ngà của người đẹp :

- Được Nương tử kề bên, dù phải phá tan thành quách dẹp lối tiến quân, tôi cũng chẳng ngần ngại, Nương tử?...

Trại Nhi khẽ rút tay ra, e thẹn :

- Thiếp cũng xin thề, trên trường chinh chiến muôn dặm xông pha, chàng đâu thiếp đó sớm tối hầu hạ phủi bụi chỉnh y.

Hoàng Bách Thắng đưa tay quàng đôi vai đầy đặn của người đẹp, khẽ gọi :

- Ái Khanh! Ta mến nàng biết nhường nào!

Đường Trại Nhi nhắm mắt ngả đầu vào vai họ Hoàng, mùi thơm kỳ lạ từ làn da, mái tóc nàng bốc lên khiến viên Hổ tướng si mê ngây ngất.Bách Thắng đưa tay xa hơn nữa...

Đường Trại Nhi nhẹ nhàng gỡ ra, ngồi thẳng dậy cất lời êm dịu nhưng chẳng kém nghiêm nghị :

- Hoàng lang! Chàng là anh hùng quân tử, thiếp phận gái phòngkhuê, xin đừng thấy phải dấn thân tới đây mà đã vội vàng khinh miệt coithiếp như kẻ bán phấn buôn hương, khổ cho thiếp biết nhường nào! Tìnhđôi ta còn dài, ngày mà Hoàng lang giữ lời hứa hẹn cũng sẽ là bữa thiếpchẳng phụ khách anh hùng ngay nơi hổ trướng thay thế phòng khuê. Ngàyxuân của thiếp tuy đã mỏi mòn vì giáo đạo, nhưng nếp lòng trinh nữ vẫnnguyên vẹn thuở má đào! Hoàng lang hỡi, chàng thật tình, thương thiếpnhé?

Bị cự tuyệt thể chất, Hoàng Bách Thắng không giận, trái lại còn say mê hơn trước :

- Được, nàng có thể trông cậy ở lời ta trong một ngày rất gần đây thôi.

Đường Trại Nhi âu yếm :

- Thiếp tin ở lời Hoàng lang ngày đêm trông chờ. Giờ đây xinchia tay mong ngày được quỳ gối nâng vạt chiến bào hầu khách anh hùngthượng mã.

Hoàng Bách Thắng gật đầu :

- Ái khanh ra về trước.

Đường Trại Nhi đưa mắt liếc họ Hoàng thay lời tạm biệt thoănthoắt ra khỏi tửu quán thuê kiệu về Vương phủ. Hoàng Bách Thắng đứng đờra như pho thạch tượng hồi lâu mới gọi bảo dọn tiệc khác, độc ấm. Chàngđang tính hành động cho vừa lòng người đẹp Bình Hương, hoàn toàn khôngngờ đang nhấn mình vào con đường đầy chông gai nguy hiểm.

Nói về hai Thế tử và Lan Anh. Ba người y hẹn, đêm hôm Tôn Hoànbầy tiệc mời sáu người tướng Ngũ Hổ và Tiên Phong, đang nịt võ trang gọn ghẽ phi hành tới nóc dinh Quân sư.

Ba anh em nằm dán mình trên nóc dinh nghe ngóng, nhận xét thấytrên lầu vắng tanh không một bóng người. Chu Trấn Quốc bèn ra hiệu bảohai anh em đoạn tự kỷ lẩn xuống hành lang vào phòng Tôn Hoàn, cố tìm rabức thơ của Giáo chủ Bạch Liên.

Thấy mấy cuốn sách đặt trên án thơ bên bộ nghiên bút, không do dự, Trấn Quốc bước tới mở từng cuốn ra tìm kiếm.

Mở quá nửa cuốn, chợt một phong thơ rớt ra mặt án.

Quả nhiên, đó là phong thơ của Giáo chủ Cố Duy Thanh gởi cho Tôn Hoàn. Trấn Quốc đã toan lấy phong thơ đem về cho Vương phụ xem, songlại e Tôn Hoàn thấy mất thơ, nghi ngờ hành động khác đi, càng thêm khótheo dõi. Trả bức thơ lại trong sách như cũ, Trấn Quốc ra khỏi cănphòng, nhìn trước nhìn sau, chuyền lên mái vẫy tay gọi Bảo Quốc và LanAnh về hậu cung. Tháo đoản đeo lên án thơ, Trấn Quốc ngồi phịch xuống kỷ lớn thở dài bảo hai anh em :

- Không còn nghi ngờ gì nữa, Cố Duy Thanh phái Đường Trại Nhitới Kim Lăng lung lạc các tướng khởi loạn để Bạch Liên giáo có đườngbành trướng giáo đạo.

Chu Bảo Quốc nói :

- Hiền huynh tin chắc Đường Trại Nhi thành công không?

- Chưa trông thấy họ Đường thì còn nghi ngờ, chớ thấy nó rồi, ngu huynh tin chắc yêu nữ thành công. Nội phản tới nơi rồi!

Lan Anh nói :

- Trưởng huynh tính sao bây giờ?

Trấn Quốc đáp :

- Báo ngay cho Phụ vương biết đêm nay.

Ba người đồng ý, đi vòng vèo qua nhiều dãy hành lang sang điệnriêng nơi Thuận Vương thường ngự. Ánh đèn trong phòng Thuận Vương le lói rọi qua khe dưới cửa. Trấn Quốc gõ nhẹ lên cánh cửa chạm trổ. TiếngThuận Vương vọng ra :

- Ai đó?

- Phụ vương, Trấn Quốc xin hội kiến.

Thuận Vương rút then mở khóa cửa. Anh em Trấn Quốc vào phòng,cung bái, đèn còn thắp sáng choang. Thuận Vương đứng sững ngạc nhiên :

- Các con đi đâu giờ này mà vận dạ hành phục và võ trang thế kia? Ngồi đây.

Trấn Quốc nói :

- Chúng con khinh động vì có việc cơ mật cần trình bày cùng Phụ vương.

- Cha nghe.

Trấn Quốc đem việc hai lần do thám bên dinh Tôn Hoàn thuật lại rõ ràng. Thuận Vương tái mặt, thần người nghĩ ngợi hồi lâu :

- Chiều nay, cha mới nhận được thơ của Trần thái sư do phi kỵquân đem về Kim Lăng. Vụ Lôi Xích, Thường Phi lên Yên Kinh hỏng rồi.Thái sư báo hai đầu đà mất tích ngay từ đêm nhập Hoàng thành.

Trấn Quốc hỏi :

- Thiên tử vẫn bình an vô sự?

- Vô sự! Sáng hôm sau ngự triều bình tĩnh như thường.

- Thái sư còn nói gì khác nữa không?

- Họ Trần khuyên cha nên án binh chờ dịp khác thuận tiện hơn vàkhuyên cha nên theo chiếu chỉ lai Kinh cho Thiên tử khỏi nghi ngờ. Thơvắn tắt có thế thôi.

- Phụ vương tính sao?

- Theo lời Thái sư là người ở ngay Yên Kinh tất hiểu tình hình hơn ta.

- Thế còn các binh đội đã triệu tập về cả Kim Lăng?

- Trước khi lên đường, cha giải tán họ về các vị trí cũ như xưa.

Trấn Quốc im lặng suy nghĩ, Bảo Quốc nói :

- Giải tán binh đội lẹ làng cũng mất năm, bảy ngày. Trong thời gian đó, có thể sanh biến rồi, e Phụ vương đi không nổi.

Uất ức, Thuận Vương vùng đứng dậy đi bách bộ quanh phòng :

- Hừ! Ta không ngờ nuôi ong tay áo! Hậu đãi chúng nhường ấy...

Bảo Quốc nói :

- Chư tướng đầu bôn Kim Lăng vì chức tước, tiền lắm, bạc nhiều,nay manh tâm phản bội vì sắc đẹp tiền tài cũng không có điều chi lạ!

Thuận Vương suy nghĩ hồi lâu :

- Vào dinh Tôn Hoàn dễ dàng như vậy, thì ám sát Đường Trại Nhichắc không khó khăn? Hạ hay bắt yêu nữ ấy đem đi, có lẽ dập tắt được mọi sự nguy hiểm?

Lan Anh cất lời thưa :

- Hạ sát Trại Nhi vô ích, Hoàng Bách Thắng và Tôn Hoàn cũng nhưchư tướng chủ chiến, nếu Phụ vương án binh, bọn Hoàng, Tôn cũng sẽ tự ýkhởi binh. Con thiết nghĩ nàng có lợi cho Phụ vương hơn là có hại trongtình trạng Phụ vương về Yên Kinh.

Thuận Vương kinh ngạc :

- Cha không hiểu Lan Anh định nói gì?

- Chư tướng vì Trại Nhi sanh phản, Phụ vương có thể vịn vào cớấy đối đáp với Thiên tử rằng chúng ngầm theo Bạch Liên giáo thừa dịp Phụ vương lai Kinh nên gây phản. Hiện thời, bọn Bạch Liên đang lan trànnhiều nơi trong lãnh thổ Giang Nam, vậy việc chư tướng vì ham mê TrạiNhi khởi biến là chuyện bất thường có thể xảy ra bất cứ ở nơi nào. Nhàvua không thể vì vậy bắt tội Phụ vương được.

Thuận Vương gật đầu :

- Khá khen con mưu trí lắm!

Từ nãy, Trấn Quốc im lặng nghe và nghĩ ngợi, chàng nói :

- Lan Anh hiền muội bàn chí phải. Việc cần cấp hiện tại là Phụvương và Vương mẫu phải kíp kíp lai Kinh, và bí mật ra khỏi Kim Lăng.Nếu bọn Hoàng, Tôn biết, tất chúng phát binh truy nã ngay. Vậy ai ở lạitrấn giữ Vương cung, ai sẽ theo bảo vệ Phụ vương và Vương mẫu?

Thuận Vương nói :

- Gia đình nhà ta vỏn vẹn có năm người, thêm Vương nhũ mẫu và vợ con thúc thúc Vĩnh Bình mới từ Hoàng Châu về ít lâu nay. Ta đi cả, chớ ở lại chống giữ nơi đây có ích lợi chi?

Trấn Quốc đáp :

- Ít nhất phải có một người ở lại mới mong giữ kín được vài bangày. Nếu đi cả, bọn Hoàng, Tôn sanh nghi đột nhập Vương cung, do đó sẽcó truy binh. Con tình nguyện ở lại thi hành phận sự đó. Con trình bàychương trình rút lui ra khỏi Vương cung như thế này: Nhân vì gia đìnhthúc thúc Vĩnh Bình có mặt tại đây, ta có thể sửa soạn cho đi một cáchđàng hoàng nói là mọi người về Bắc. Vương mẫu và nhũ mẫu Ý Lan giả đò đi dâng hương, cho các a hoàn thân tín đi theo có thể dùng thêm một xekhác, vượt ra lối Bắc môn chờ nhập với đoàn xe kia. Phần Phụ vương vậnthường phục, trá hình ra khỏi Vương cung bằng lối sau. Con sẽ để ngựachờ sẵn ở ngoài. Phụ vương ra Bắc môn phóng ngựa đuổi theo đoàn xe. Dùsao các xe khi ra khỏi thành độ mười lăm dặm cũng dừng lại chờ. Hiền đệBảo Quốc, hiền muội Lan Anh theo bảo vệ gia đình. Đây là kế thứ nhấttrong trường hợp Phụ vương muốn đi sớm.

Thuận vương nói :

- Nhựt kỳ còn dài không cần phải đi gấp, cha e sửa soạn không kịp.

Trấn Quốc nói :

- Nếu vậy, ngày mai, Phụ vương liệu bề triệu tập Hoàng BáchThắng, Tôn Hoàn tuyên bố ý định chủ chiến, bàn bạc kế hoạch xuất quân để đoán ý mưu phản của chúng, một mặt trong nội cung, con sửa soạn chotoàn thể gia đình đi trước, có Bảo Quốc ngầm theo hộ vệ. Phần Phụ vương, Lan Anh hiền muội và con sẽ đi sau.

- Như thế được vì Tôn Hoàn chỉ sanh biến khi nào cha nhất quyếtchủ hòa, nhưng việc cho gia đình khởi hành trước vẫn phải hoàn toàn bímật kẻo chúng sanh nghi.

Bốn người bàn bạc hồi lâu về các tiểu tiết rồi mới giải tán.

Trưa hôm sau, Thuận Vương đặt tiệc ngay ở phòng họp mời riêngHoàng Bách Thắng và Tôn Hoàn vào dự. Thuận Vương đưa bức thơ mới nhậnđược của Trần Chí Hòa cho hai người coi, Hoàng Bách Thắng hỏi :

- Trần thái sư là người thông hiểu tình hình trong triều nhắn như vậy, Vương gia quyết định thế nào?

- Lai Kinh vô cùng nguy hiểm. Cô gia nhất quyết khởi binh. Yêucầu Nguyên soái và Quân sư thảo ngay chương trình xuất quân, cô gia rấtlo về vụ Lôi Xích, Thường Phi mất tích? Dù sao, cơ sự đã rồi, chẳng cầnquan tâm đến nữa. Đằng nào ta cũng khởi binh. Hai khanh trình bày kếhoạch cho cô gia xem.

Tôn Hoàn nói :

- Kế hoạch thảo sẵn rồi nhưng thần cần hoàn bị một vài điểm với Hoàng nguyên soái, sẽ trình lên Vương gia sau.

Hoàng Bách Thắng thưa :

- Tuy có mấy điểm cần thay đổi nhưng đại khái phân phát tướnglãnh xuất quân chiếm Giang Nam như thế này, thần trình bày ra đây đểVương gia hiểu tổng quát. Quá Sơn Hổ Triệu Đại Bằng đới lãnh ba mươiviên bộ tướng, mã tướng và mười ngàn binh lấy Hàng Châu. Thị trấn nàykhó hơn cả vì triều đình mới cho tân quan thay thế Vương gia Vĩnh Bìnhtử nạn. Cẩm Mao Hổ Dư Đông Bích lãnh ba mươi viên bộ, mã tướng và mườingàn quân chiếm Dương Châu. Viên Trấn thủ thị trấn này tuy từ trước tớinay vẫn giao bảo với Vương gia song thần nghe y rất liêm chánh, chắc sẽcó phản ứng mạnh mẽ, nhưng ta có ưu điểm ở chỗ bọn tùy thuộc của PhùngĐình Sơn (tên Tổng trấn) đều là người chân tay của Kim Lăng. Thanh DiệnHổ Tống Võ Cường lãnh hai mươi mã, bộ tướng và mười ngàn binh lấy TôChâu. Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Bảo đới lãnh mười tướng và mười ngàn binh kéothẳng ra Trấn Giang chận đường phản ứng của Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục.Hai đạo quân của Triệu Đại Bằng và Dư Đông Bích sẽ từ Hàng Châu, DươngChâu kéo rốc vào Trấn Giang khiến Đàm Bá Phục phải thọ địch ba mặt. Tiên Phong Điêu Thiên Phượng đới lãnh ba mươi mã, hộ tướng và mười lăm ngàntinh binh vào Nam Xương. Chờ Tôn quân sư ấn định ngày khởi binh, thần sẽ cho phi kỵ quân thông báo cho các nơi sơn trại biết để họ đồng thờihưởng ứng. Đáng lo nhất về địch quân chỉ có mặc Trấn Giang nơi Đàm BáPhục thống xuất Thủy quân kiêm lục chiến, nhưng với ba tướng Triệu, Dư,Hầu, thần chắc chắc khi họ Đàm điều động xong binh đội để phản ứng thìđã bị thọ địch tam phân rồi. Như vậy, toàn vùng Giang Nam chỉ trong vòng ba mươi ngày là hoàn toàn lọt vào tay ta. Riêng mặt Hồ Nam, ta không lo vì Trấn thủ quan Trường Sa là Vương gia Vĩnh An. Hơn nữa tại Hồ Nam cónhiều sơn trại và là thủ phủ Bạch Liên giáo, chắc chắn họ sẽ chia nhauquấy phá chiếm các nơi lân cận. Khi quân ta đoạt xong Giang Nam rồi,quân triều đình do Mã Thành Long và Hà Thiên Thọ điều động tới ngoạigiới địa Giang Nam ít nhất nghỉ ngơi dàn trận đối địch. Số quân toàn cõi Giang Nam từ binh tới tướng sẽ tăng lên gấp đôi, đó là thần chưa kể tới giới giang hồ hắc đạo sẽ đua nhau kéo về hưởng ứng với ta. Giang Namđất rộng phì nhiêu, lương thực đầy đủ thừa sức cung cấp toàn diện. Vương gia nghĩ sao?

Nghe Hoàng Bách Thắng trình bày sơ lược kế hoạch hành quân,Thuận Vương thấy y dự tính trúng nên khen thầm nghĩ rằng nếu Hoàng, Tônhai người manh tâm sanh biến thì quả rất đáng ngại.

- Kế hoạch tiến quân của hai khanh chu đáo lắm. Cô gia đại phước mới gặp được hai người có tài xuất chúng. Khi thành công, hai khanh sẽđứng đầu bảng văn, võ bá quan của Tân Triều.

Tiệc tan, hai người ra về, Hoàng Bách Thắng hỏi Tôn Hoàn :

- Tôi hơi lạ về thái độ chủ chiến đột ngột của Thuận Vương.

Tôn Hoàn đáp :

- Không có gì lạ. Thuận Vương nhát tánh không tự chủ, khi nhậnđược tin của Trần thái sư đâm ra nghĩ ngợi lo sợ nên đổi ngay thái độ từ do dự sang chủ chiến.

- Nhân dịp này, tôi hành động. Tôn huynh giúp tôi chớ?

- Dĩ nhiên. Từ trước tới nay, ta vẫn chủ chiến khởi quân.

- Lỡ mai mốt Vương gia đổi ý, Tôn huynh nghĩ sao?

- Việc đó Hoàng huynh hiểu rõ và đủ tư cách hành động hơn tôi.

Nói đoạn, Tôn Hoàn nhìn Hoàng Bách Thắng dò ý.

Nhưng họ Hoàng lầm lì im lặng. Y đang mải nghĩ đến cuộc gặp gỡhồi ban sáng với Đường Trại Nhi và khấp khởi mừng thầm chẳng bao lâu nữa sẽ đạt ý nguyện chiếm được người đẹp.

Trước khi chia tay ai về dinh ấy, Hoàng Bách Thắng bảo Tôn Hoàn :

- Tối nay, tôi tập họp các tướng tại bổn dinh, mời Tôn huynh sang dự.

Nói về Thuận Vương trở về hầu cung, hai Thế tử và Lan Anh đã chờ sẵn ở tư sảnh hỏi tin tức. Thuận Vương kể lại buổi họp và chương trìnhxuất quân của Hoàng, Tôn cho ba con nghe. Lan Anh về phòng thảo một bứcthơ dài gởi Lam Y nữ hiệp.

Nhận được thơ, Tam hiệp đọc xong đưa trình lão anh hùng TrạiMạnh Thường và Mã nguyên soái yêu cầu định đoạt về tình hình trong Vương phủ Kim Lăng. Tức khắc, Mã Thành Long họp bàn cùng mọi người. Nguyênsoái nói :

- Thuận Vương về Yên Kinh là một ưu điểm riêng đối với y, saunày, Thiên tử xét xử thế nào, chúng ta không cần biết tới. Nhiệm vụ củachúng ta là dập tắt cuộc mưu phản, hành động sao có thể tránh cho dânchúng khỏi bị tai hại vì cuộc mưu phản ấy. Chúng ta đã bao vây địa giớiKim Lăng ngăn cản chiến cuộc khỏi lan tràn khắp cả Giang Nam, nhưng dânchúng Kim Lăng vẫn ở trong vòng ảnh hưởng tai hại. Nay, kẻ mưu phản bịphản, chi bằng trong lúc bầy tướng tá Kim Lăng còn nằm gọn cả trongVương phủ, tại sao ta không đánh thốc vào tận sào huyệt ấy khiến chúngkhông kịp trở tay? Hoặc giết, hoặc bắt được tên nào hay tên ấy. Chẳnghay quay vị nghĩ sao?

Mọi người đều đồng ý khen phải. Mã nguyên soái nói tiếp :

- Vậy, tôi yêu cầu Tam hiệp liên lạc ngay với Nhạc Lan Anh, tứckhắc tổ chức việc đưa thẳng các vị anh hùng và chư tướng thuộc thànhphần quân đội vào Hậu cung liệu bề khởi sự đánh bắt bọn phản loạn. Riêng tôi sẽ phái một số người trá hình làm thường dân đón tại bốn phủ mônkhông cho phản tướng liên lạc được với binh đội của chúng đóng ở cáctrại quân ngoại phủ hòng cứu cánh. Như vậy, chỉ trong nội ngày chúng tahy vọng thành công.

Anh em Chu Đức Kiệt nhận lời, tức khắc chờ Âu Dương Tòng Đứcliên lạc với Nhạc Lan Anh ấn kỳ hẹn để đưa các vị anh hùng vào hậu cungVương phủ. Ngay đêm hôm ấy, Tòng Đức nhập Vương phủ cho Lan Anh biết kếhoạch của Mã nguyên soái.

Lan Anh bảo Tòng Đức chờ phúc đáp và tức khắc sai nữ tì Tố Vânmời Trấn Quốc, Bảo Quốc sang hội ở tư phòng. Không hiểu có chuyện gì cấp bách, hai Thế tử vội đến ngay.

Lan Anh bèn nói cho hai anh nghe sự liên lạc giữa nàng và Tamhiệp từ trước đến nay và việc Mã nguyên soái đã hoàn toàn bao vây đấtKim Lăng. Trấn Quốc giật mình trách :

- Cơ sự hệ trọng nhường ấy, bây giờ hiền muội mới thổ lộ cho ngu huynh biết là thế nào?

- Hiền huynh đừng vội trách. Hiện tiểu muội cũng mới biết việcbinh đội triều đình bao vây Kim Lăng từ đêm qua, nhưng sự biến chuyểnkhông hại cho ta, chỉ cần thay đổi chương trình hành động chút ít thôi.

- Thay đổi thế nào?

- Nội ngày mai, hiền huynh đáng lẽ cho gia đình lên Bắc trướcthì nên để cả Phụ vương cùng đi và cũng chẳng nên nói rõ việc hiện tạicho Người biết làm chi thêm lo. Còn ba anh em ta ở lại tiếp các vị anhhùng vào ngay Hậu cung này chống lại bọn Tôn, Hoàng. Có vậy thôi.

Trấn Quốc suy nghĩ hồi lâu :

- Như thế cũng được. Ngu huynh sửa soạn rồi, trưa mai Phụ vươngsẽ cùng gia đình ra đi, nhưng có một kế này khả dĩ bắt trọn ổ sáu tướngvà Tôn Hoàn...

Lan Anh ngạc nhiên :

- Kế gì mà ghê gớm vậy?

- Khi Phụ vương đi khỏi, ta sẽ nhân danh Người triệu chư tướngvào phòng họp. Nơi đây các vị anh hùng mai phục sẵn, nếu không bắt đượctrọn ổ thì ít nhất cũng có vài tướng sa lưới.

Lan Anh khen kế hay.

Hôm sau, Lan Anh cho nữ tì Tố Vân ra Hoa Vương lầu báo trước cho Âu Dương Tướng Cát, Tòng Đức biết chờ nàng ngoại thành Tây môn cùng vềCao gia trang. Tam hiệp dẫn Nhạc Lan Anh lên yết kiến Mã Thành Longtrình bày tự sự. Nguyên soái chấp nhận mưu kế của Chu Trấn Quốc và hỏinàng :

- Các vị giang hồ nghĩa sĩ và chư tướng sẵn sàng cả rồi, nếu tiểu thơ cần thêm bộ tướng, lão phu vui lòng giúp.

- Thưa Nguyên soái, mai phục với năm mươi gia tướng cung thủ cóthể tạm đủ, chỉ xin Người cho binh đội trấn các thủ môn phòng bắt bọnnội phản lọt ra ngoài và binh đội đóng ở ngoại thành chờ khi thành sựthì áp tràn các trại quân.

- Việc đó lão phu lo đầy đủ rồi, tiểu thơ an tâm.

- Thiếp tôi còn một điều nữa cầu mong Nguyên soái thương tình giúp đỡ.

- Điều chi thắc mắc, tiểu thơ cứ tự nhiên bày tỏ.

- Số là Thuận Vương bị bọn phản tướng lung lạc nên có tội vớitriều đình, và vì thế ít lâu nay Nguyên soái phải nhọc công thân hànhxuống tận Kim Lăng. Dù sao thiếp cũng bái lạy xin Người đại lượng baodung khi hồi triều tâu cùng Hoàng thượng khoan hồng cho kẻ có tội đượcăn năn hối cải.

- Lão phu sẽ tận tình giúp đỡ.

Lan Anh mừng rỡ lạy tạ Mã nguyên soái lui ra. Tam hiệp giớithiệu Nhạc Lan Anh với ba anh em họ Mã và hai anh em họ Hà. Sau một hồichuyện trò, Hà Thiên Tường mới rõ người đã giúp mình trong kỳ Kỵ mã hộinăm ngoái là Nhạc Lan Anh. Phần Lan Anh cũng không ngờ họ Hà dạng ngườiốm nhom, sắc diện vàng bệnh thế kia mà lại sức khỏe nhường ấy. Tước hiệu Trại Nguyên Bá quả rất hạp với chàng. Lan Anh từ tạ các vị anh hùng ravề, hẹn canh ba chờ nhau trong hậu cung.

Nói về Hoàng Bách Thắng sau bữa họp cùng Thuận Vương nhất quyếtphen này khởi chiến, trước để vừa lòng mình muốn chọc trời khuấy nướcmột phen cho phỉ chí tang bồng, sau là vừa lòng người đẹp.

Hoàng Bách Thắng vốn biết Thuận Vương không tự chủ nên chẳng tin vào thái độ chủ chiến nhất thời của vị Vương gia ấy. Chàng cần phảihành động mau lẹ trước khi Thuận Vương hỏi ý kiến để khỏi mang tiếng con người bội bạc phản chủ. Tức khắc, ngay chiều hôm ấy, Hoàng Bách Thắngcông khai mời Quân sư Tôn Hoàn, các tướng và các tay giang hồ hắc đạođược Thuận Vương trọng đãi để ở trong Vương phủ như đầu đà Thạch Căn, Tử Nguyên, Giới Tăng, Đức Năng. Bọn hắc đạo như Bao Chí Cường, Lục KiếnVân, Sở Bá Toàn, Đặng Thất, Ngô Bình Phi, Tần thị (tức Bạch Mẫu Ngô Công rất lợi hại, thân mẫu của Đổng Kinh Thiên trong trận hỏa thiêu Xích Hoa viện bởi anh em Chu gia hồi trước), Đới Ngọc Hoàn (con gái Đới VĩnhKhang ở hắc điếm Sơn Phu).

Tất cả họp ở dinh Nguyên soái, tổng cộng mười tám người, Đường Trại Nhi giữ ý không tới. Hoàng Bách Thắng nói :

- Từ bao lâu nay chư tướng chờ đợi ngày xuất quân, thì nay ngàyđó sắp tới. Bổn soái báo tin mừng ấy trong buổi họp công khai hôm nayvới mục đích yêu cầu toàn thể nỗ lực tăng thêm sự tập luyện thao diễnhàng ngày cùng tam quân tại giáo trường. Binh đội Kim Lăng cần phải đánh thiệt mau lẹ, tranh thủ thời gian chiếm toàn cõi Giang Nam để làm căncứ trước khi đụng độ cùng ba đạo quân thủy lục của Mã Thành Long, HàThiên Thọ và Đàm Bá Phục. Khi toan tính xong vùng phì nhiêu này rồi, tasẽ quân thế tam phân giành thiên hạ với đạo quân họ Mã, miền Bắc và đạoquân họ Hà, Tây nam. Vậy bốn Hổ tướng và Tiên Phong tướng có nhiệm vụ hạ các đại trấn nên thi hành theo đúng chương trình, kế hoạch mà bổn soáiđã phác họa cho từng người một. Ba tướng được chỉ định thành ba mũi dùichĩa vào đạo quân lục chiến của Đàm Bá Thành, cần phải dùng toàn lực đẩy đạo quân ấy ra biển và tổ chức tập họp ngay bọn thủy khấu để họ choángiữ hành động chống lại triều đình ngoài hải phận thuộc Giang Nam. Theokế hoạch mà Bổn soái đã ghi rõ cho năm Hổ tướng có nhiệm vụ chiếm đất hạ thành đây. Tướng nào quân ấy, hẹn trong bảy ngày kể từ ngày mai phảihoàn toàn trực thuộc nhau cho dễ dàng hành động. Các vị hảo hán nam nữđầu bôn Kim Lăng, suốt trong thời gian chiến đấu, chớ quên mình là quânnhân phục vụ dưới quyền Bổn soái. Ngày thường là anh em nhưng hành quâncó luật lệ, xin chớ lạm dụng tình bằng hữu thi hành sai nhiệm vụ. Kẻ cócông sẽ được thăng thưởng, có tội sẽ chiếu theo quân pháp không thể thathứ dung tình. Vị nào chán nản không muốn theo nữa, cứ phát biểu ý kiến, Bổn soái sẽ chấp thuận ngay, nhưng đừng chờ tới khi cần tới mới chuyểnhướng thì sẽ bị coi như phạm tội bôn đào.

Dứt lời, Hoàng Bách Thắng nhìn quanh xem có ai phản đối không. Nhưng toàn thể đều đứng lên cúi đầu đồng thanh.

- Chúng tôi theo Nguyên soái.

Hoàng Bách Thắng nói mấy lời cảm ơn, mở bọc giấy đưa cho các Hổtướng mỗi người một bổn chương trình hành động, và một lệnh tiển hànhquân. Buổi họp bế mạc. Tôn Hoàn về dinh, Đường Trại Nhi đón hỏi tin tức. Tôn Hoàn kể lại cho nàng nghe. Trại Nhi mừng rỡ :

- Công việc sắp thành tựu. Ngày mà Kim Lăng khởi chiến, nhiệm vụ của tôi sẽ chấm dứt sư huynh ạ. Thế là xong.

Tôn Hoàn giật mình hỏi :

- Thế là xong? Sư muội định đi đâu? Về Bình Hương chăng?

Đưa mắt nhìn họ Tôn, Trại Nhi mỉm cười :

- Về Bình Hương sao được? Lúc đó tình hình sẽ rối tung, nơi nàygiặc, chỗ kia cướp, đường trường bất an, sư huynh muốn đuổi tôi về BìnhHương chăng?

- Hỏi cho biết chớ thiệt tình sư huynh không muốn rời sư muội ra nữa.

- Tôi ở lại với sư huynh cho tới khi nhiệm vụ Quân sư thành tựu, chúng ta sẽ giã từ hết vào núi, chịu không?

- Có sư muội ở bên, dù góc biển chân trời ta cũng không ngại.

° ° °

Chiều hôm sau, vào quãng nhá nhem tối. Hoàng BáchThắng và Tôn Hoàn đang ngồi uống rượu bàn bạc bên dinh Quân sư có TrạiNhi hầu tiếp, thì chợt có gia tướng bên dinh Nguyên soái dẫn Tống ThúcHuỳnh, do thám viên, y phục đầy bụi tới xin yết kiến, báo rằng :

- Vào khoảng giữa giờ thân, trên đường lên Bắc, con ở PhongĐương huyện về đang ngồi ở tửu điếm bên đường thì thấy bốn xe tứ mã chạy qua. Hình như các xe đó của Vương phủ.

Hoàng Bách Thắng thản nhiên :

- À, đó là xe đưa gia đình Vĩnh Bình phu nhân về Bắc.

Như chợt nghĩ ra điều gì, Hoàng Bách Thắng chưa kịp nói thì Tôn Hoàn đã hỏi trước tên thám tử :

- Xe lớn hay nhỏ?

- Thưa, thứ lớn nhất có mui che kín.

- Có gia tướng hộ vệ không?

- Dạ, có chừng bảy, tám người. Đoàn xe phi lẹ, con mãi nhìn toàn đội không kịp đếm.

Tôn Hoàn lặng lẽ nhìn Hoàng Bách Thắng.

Họ Hoàng lẩm bẩm như nói một mình :

- Gia đình Vĩnh Bình làm gì cần tới bốn xe tứ mã cỡ lớn?

Tôn Hoàn biết ý bảo tên thám tử :

- Cho phép ngươi lui.

Hoàng Bách Thắng vẫn nói một mình :

- Thuận Vương đã chủ chiến, ít ngày nữa khởi binh còn cho họ hàng thân thích về Bắc làm gì? Mâu thuẫn! Hoàn toàn mâu thuẫn!

Quay sang phía Tôn Hoàn, Bách Thắng hỏi :

- Tôn huynh có đồng ý với tôi về các điểm mâu thuẫn ấy không?

- Tôi nhận thấy ngay từ nãy. Tất có sự gì ám muội trong việc di chuyển ấy.

- Hay là phát binh đuổi theo xem?

- Không kịp! Đoàn xe tứ mã ra khỏi địa phận Kim Lăng rồi. Ngày mai gặp Thuận Vương dò xem thái độ thế nào sẽ hay.

- Đằng nào mình cũng khởi chiến, lo chi việc ấy? Nhưng khônghiểu tại sao tôi có cảm tưởng kỳ dị là Thuận Vương không thiệt tình vớichúng ta. Hình như Vương gia tuyên bố ý nhất quyết khởi chiến nhằm kéodài thời giờ để hành động câu chuyện gì, mà ta không hiểu.

Tôn Hoàn mỉm cười :

- Đó là Hoàng huynh tự ti mặc cảm. Chúng ta không thật tâm vớiThuận Vương nên có cảm giác trái ngược ấy. Trong trường hợp Thuận Vươngkhông chủ chiến, án binh bất động, Hoàng huynh sẽ hành động thế nào?

- Bắt y giam lỏng trong hậu cung và bọn ta cứ việc xuất quân!

- Bây giờ tôi hỏi ngược lại. Nếu Thuận Vương hối hận, hay e sợ,muốn quy thuận triều đình nhưng bị vướng bởi bọn anh em mình, thì y sẽmưu toan ra sao?

- Lập mưu, bày kế bắt chúng ta. Tôi muốn hỏi y dùng lực lượng nào bắt bọn ta?

- Liều thuốc mê trong rượu không đủ bắt cả toàn bọn ư?

Hoàng Bách Thắng chép miệng :

- Tình thế xoay chuyển dị kỳ thật! Thuận Vương thâu nạp chúng ta với ý định khởi phản chống lại triều đình. Nay binh đội đầy đủ, đáng lẽ phải hăng hái tiếp thu ý định ấy, y lại hành động trái ngược để đến nỗi mất cả tình mật thiết cộng sự, hai bên ghi kỵ lẫn nhau, trở thành đốilập!

Tôn Hoàn nói :

- Nếu không đối lập hoàn toàn, thì ít nhất cũng tạm đối lập đến ngày xuất quân!

- Từ nay trở đi không tiệc tùng cùng y nữa, và phải phòng bị trong các phiên họp.

Cùng một thời gian trong khi Hoàng Bách Thắng, Tôn Hoàn chuyệnvãn trong dinh họ Tôn, ở ngoài Cao gia trang các vị anh hùng nghĩa sĩcũng sửa soạn để đêm ấy nhập Vương cung. Trên khách rãnh, Trại MạnhThường, Lam Y nữ hiệp, Chu Đức Kiệt, Âu Dương Bích Nữ, Tòng Cát, TòngĐức, Hà Thiên Đường, Hà Thiên Khánh, Mã Thành Hổ, Mã Thành Báo, Mã KimLoan, quây quần bàn tán. Con trai họ Đàm vắng mặt, có việc phải về TrấnGiang.

Trại Mạnh Thường nói :

- Nếu tướng tá Kim Lăng nghi ngờ mà không mắc mưu hai Thế tử tất sẽ xảy ra trận đấu đại quy mô. Vương cung rộng rãi, phần chúng đônghơn, quý vị định đem các thứ khí giới gì? Phải đủ cả trường, đoản chớ?

Mã Thành Hổ đáp :

- Ba anh em tiểu điệt có giáo sắt, đại phủ và song kiếm rồi.

Hà Thiên Tường đáp :

- Anh em tiểu điệt dung thiết chùy.

Tòng Cát nói :

- Con và hiền đệ Tòng Đức có mang theo đao, thương.

Chu Đức Kiệt nói :

- Thất Tinh đơn đao, Thái Dương và Trảm Lư trường kiếm. Còn khi nào cần trường khí, vào đó sẽ liệu mượn của chúng được.

Mã Thành Hổ nói với Tam hiệp :

- Chúng tôi có đem theo một số võ khí thiệt tốt như xà mâu, đao dao, thương, nếu quý vị dùng tôi xin đưa, hiện để cả bên phòng.

Lam Y nữ hiệp đáp :

- Khỏi phiền Mã tướng quân, chúng tôi quen dùng mấy thứ võ khí này rồi.

Đúng canh ba đêm ấy, mười vị anh hùng do Âu Dương Tòng Đức dẫn đầu, vào tới hậu cung Kim Lăng.

Lan Anh và hai anh em Trấn Quốc, Bảo Quốc chờ sẵn đón vào tư phòng Lan Anh.

Nhũ Mẫu họ Vương và bốn nữ binh thân tín Tố Vân, Tố Muội, Thu Nhi, Thu Nguyệt hầu trà nước.

Lam Y hỏi nhỏ Lan Anh :

- Sao hiền muội không cho Vương nhũ mẫu theo Thuận Vương cùng đi?

- Tiểu muội khuyên bảo nhiều lần nhưng nhũ mẫu nhất quyết khôngđi, cho rằng tiểu muội ở trong vòng nguy hiểm thề sống chết cũng ở lạivới tiểu muội.

- Trung thành đáng khen... Từ khi Thuận Vương ra đi, trong Vương phủ có xảy chuyện gì lạ không?

- Không, mọi sự đều như thường.

Lam Y giới thiệu Mã Kim Loan với Nhạc Lan Anh.

Phần Lan Anh giới thiệu hai anh với các vị anh hùng.

Trấn Quốc, Bảo Quốc hoan hỉ, thấy người nào cũng phương phi quắc thước, trung hậu, dáng điệu nhã nhặn nhưng không kém oai hùng tỏ ra códũng lực, tài nghệ tiềm tàng đáng kính mến.

Trần Quốc trải tờ họa đồ khu đại sảnh mai phục, trình bày cho các vị anh hùng xem rõ một lượt.

Chu Đức Kiệt nói :

- Bọn phản tướng mắc mưu càng hay, nếu không thì ta cứ đánh không chờ nữa.

Thường nhựt, mỗi khi hội họp, chúng có đem theo khí giới không?

- Có, chúng đem theo đoản khí.

- Ngũ Hổ và Tiên Phong ưa dùng thứ võ khí gì?

Trấn Quốc đáp :

- Hoàng Bách Thắng dùng bát xà mâu, Triệu Đại Bằng dùng Tamkhích đao, Dư Đông Bích đánh chĩa ba, Tống Võ Cường xử lang nha thiếtcôn. Hầu Văn Bảo múa song phủ, Điêu Thiên Phượng xử Bát giác đồng chùy.Hiện có bốn đầu đà dùng giới đao, thiết thiền trượng. Tần thị tuy quáthất thập nhưng khá nguy hiểm với cây Thiết Trúc trượng. Đới Ngọc Hoàntrước kia bị nhị vị đánh gãy chân nay đã bình phục như thường, bản lãnhcũng khá hơn xưa nhờ Tần thị luyện tập thêm. Còn bọn Bao Chí Cường, LụcKiến Văn, Sở Bá Toàn, Đặng Thất, Ngô Bằng Phi thì kẻ dùng dần, người xửđao côn.

Nghe Trấn Quốc nói xong, Chu Đức Kiệt nói với mọi người :

- Bên kia khá đông, chúng ta chia nhau đối địch, quay vị nên lựa chọn đấu thủ của riêng mình.

Âu Dương Tòng Cát nói :

- Hà tất chúng tôi phải tự lựa chọn. Chu hiền đệ phân phát luôn.

- Ai nấy đều khen phải.

Chu Đức Kiệt mỉm cười nhìn từng người với võ khí dựng bên :

- Thiển ý như vầy, vị nào muốn thay đổi xin cứ cho biết. HàThiên Khánh nhân huynh dùng song chùy nặng nề nên tiếng cặp bát giácđồng chùy của Tiên Phong Điêu Thiên Phượng. Mã Thành Báo xử đại phủ đónsong phủ của Đệ ngũ hổ Hầu Văn Báo. Nhị huynh Tòng Đức dùng Thiếu Lâmmộc côn nên thử lửa với Lang nha côn của đệ tứ hổ Tống Võ Cường. Trưởnghuynh Tòng Cát giáo sắt giao đấu với đệ tam hổ Dư Đông Bích sử dụng chĩa ba. Mã Thành Hổ nhân huynh giáo sắt thử đón đao ba mũi của đệ nhị hổTriệu Đại Bằng. Hà đại ca Thiên Tường xử song chùy nên tiếp thiết trượng của một trong bốn Đầu đà, chúng những bốn người, khó phân biệt tên tuổi quá...

Trấn Quốc nói theo :

- Cũng dễ nhận lắm, không khó, Thạch căn mắt đỏ dữ như người say rượu vậy, dũng lực rất đáng kể.

Hà Thiên Tường giơ tay :

- Được, cho tôi xin Thạch Căn mặt đỏ.

Trấn Quốc nói :

- Tên Tử Nguyên mặt vàng khè như chim điêu, ai lãnh đây?

Mã Kim Loan giơ tay :

- Cho tôi đảm nhiệm tên đó, mắt vàng có dễ nhận không?

- Trông đặc biệt lắm, nhận ra ngay, tiểu thơ không sợ lầm đâu.Còn hai tên, Giới Tăng và Đức Năng mập mạp bụng phệ y hệt anh em sanhđôi!

Âu Dương Bích Nữ nói :

- Tôi xin đới lãnh cả hai.

Chu Đức Kiệt lừ mắt :

- Âu Dương muội tham lam vậy?

- Tiểu muội ghét giống đó lắm nên lãnh cả.

Mọi người khúc khích cười. Trấn Quốc hỏi tiếp :

- Còn Bao Chí Cường song giản? Hiền muội Lan Anh vẫn không ưa cặp mắt láo liên của nó, nên lãnh đi.

Lan Anh cười :

- Trưởng huynh đã dạy, lẽ nào ngu muội chối từ.

Chu Bảo Quốc nói :

- Riêng bốn tên Lục Kiến Văn, Sở Bá Toàn, Đặng Thất, Ngô BằngPhi, trưởng huynh Trấn Quốc và tôi giành phần giao tranh. Được không?

Trấn Quốc gật đầu :

- Phải lắm, nay còn Hoàng Bách Thắng xử bát xà mâu và chỉ huychưa chắc y khởi đầu lâm chiến ngay, mà bên ta còn nhị vị đại hiệp Chugia, vậy ai muốn lãnh họ Hoàng?

Chu Đức Kiệt nhìn Lam Y nữ hiệp không do dự :

- Gia huynh thị soát toàn trận, coi chừng Hoàng Bách Thắng làtrúng bộ vị lắm. Nhưng lẽ nào lại bỏ quên Tần thị và Đới Ngọc Hoàn? Cựcthù gặp nhau, chắc chúng muốn gặp tôi! Tránh cũng chẳng được. Mong rằngchuyện này Tần thị không lẹ chân như khi ở Xích Hoa viên nữa.

Chư vị anh hùng cười ồ. Chu Đức Kiệt nói :

- Còn hai người nữa: Tôn Hoàn và Đường Trại Nhi?

Lan Anh nói :

- Tôn Hoàn là một cây kiếm tả đạo không đáng kể, bọn nữ binh của tiểu muội sẽ coi chừng. Đường Trại Nhi chắc ở lại dinh họ Tôn không tới đâu. Tôi cho bọn Tố Vân sang đó, nhưng bốn thủ môn đều có người của Mãnguyên soái, nó chẳng thoát nổi.

- Để Trại Nhi thoát khỏi thì uổng lắm đa!

Âu Dương Bích Nữ gay gắt :

- Tôi cũng muốn gặp mặt con tiện tì ấy xem nó nguy hiểm tới bực nào?

Lam Y phì cười :

- Thì có khó gì, tẩu tẩu liệu xử hai tên đầu đà bụng phệ cho mau lẹ rồi kiếm đường vào dinh Tôn Hoàn còn kịp chán!

Chu Đức Kiệt nói lảng :

- Bây giờ phân công rồi, chúng ta nghỉ ngơi thôi.

Chu Trấn Quốc nói :

- Quý vị nhân huynh sang phòng tôi và Bảo Quốc, giường đệm sẵn sàng rồi.

Lan Anh mời Lam Y nữ hiệp, Âu Dương Bích Nữ, Mã Kim Loan ở lại tư phòng.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv