Nói về Thuận Vương Chu Vĩnh Thái khi được tin em thứnhì là Vĩnh Bình, Đề đốc Hàng Châu bị hại liền tức khắc họp chư tướng,Thần Cơ quân sư Tôn Hoàn và hai Thế tử Chu Trấn Quốc, Chu Bảo Quốc mậtbàn. Riêng vắng mặt có Nhạc Lan Anh vì Thuận Vương cố ý không mời.
Thuận Vương nói :
- Cô gia nghi rằng thủ phạm không phải ai xa lạ mà chính là bọnLam Y nữ hiệp đã nhiều lần tỏ ra chống lại với ta, chư khanh nghĩ sao?
Buông tập hồ sơ do ty Đề đốc Hàng Châu gởi về xuống bàn, Quân sư Tôn Hoàn nói :
- Theo bổn phúc trình thì cuộc điều tra cho biết thủ phạm là bangười đàn ông có khăn bịt mặt. Trái lại từ trước đến nay Lam Y chỉ hànhhiệp có hai người, một nam một nữ không hề hóa trang. Như vậy, vị tất đã là bọn Lam Y. Vương gia ngờ vực nên tưởng là bọn chúng đó thôi.
Nguyên soái Hoàng Bách Thắng cười gắng :
- Không thể căn cứ vào bổn phúc trình đó được! Biết đâu bọn Lam Y không háa trang? Căn cứ vào kỳ Kỵ Mã hội, bọn Lam Y không trà trộn vàodân chúng đánh tháo cho đồng bọn thoát khỏi đấu trường là gì đó.
Quân Sư Tôn Hoàn phản đối :
- Hai việc khác nhau, Đề đốc Hàng Châu có thù hiềm với Lam Yđâu? Trong hồ sơ không ghi một sự kiện gì khả dĩ để cho ta suy luận rằng anh em Lam Y hành hiệp can thiệp cứu một kẻ nào và toan tính hành thích quan Đề đốc. Phải luận như vậy mới đúng lẽ. Nói đến nghi ngờ, lẽ cốnhiên chúng ta nghĩ ngay tới Lam Y, vì chỉ có anh em nàng từ trước đếnnay đã phạm tới mấy chi nhánh của Kim Lăng.
- Theo ngu ý, cuộc ám sát này có tánh cách báo thù.
Tôn Hoàn giở tập hồ sơ ra tìm một tờ giấy đưa cho Hoàng Bách Thắng :
- Nguyên soái đọc đoạn lời khai của hai tên thị nữ, chúng vẫn nghe thủ phạm có nói tới hai họ Tề, Nhạc chi đó thì đủ hiểu.
Thuận Vương lẳng lặng ngồi nghe, thầm nghĩ vụ họ Tề không hiểuthế nào, nhưng giòng họ Vương cung, chẳng lẽ họ Nhạc còn một người nàokhác nữa chờ tới bây giờ mới báo thù sao? Hoàn toàn bí mật!
Suy nghĩ hồi lâu, Thuận Vương nói :
- Bỏ qua việc ba tên thủ phạm, nhưng còn vụ xác nạn nhân bị tiêu thành nước, cô gia thấy khó hiểu quá.
Tiên phong Điêu Thiên Phượng nói :
- Tâu Vương gia, cũng không có chi là khó hiểu Mạt tướng nghenói có một thứ thuốc tiêu nhục cho một số ít kiếm khách giang hồ vẫndùng để tiêu xác kẻ địch sau khi hạ sát, vậy ta có thể kết luận đượcrằng ba tên thủ phạm tất là những nhân vật siêu phàm mới có thứ ghê gớmđó.
- Đề đốc Hàng Châu đã bị thủ tiêu, cô gia bỏ qua vụ đó đi và cómột điều quan trọng hơn muốn bàn cùng chư khanh. Nhân tiện dịp này, côgia chờ xem Vĩnh Lạc hoàng đế đối xử ra sao. Cô gia đã dâng biểu vềtriều yêu cầu Hoàng đế hạ lệnh truy nã hung thủ gắt gao khắp mọi nơi,nếu Hoàng đế thờ ơ lạnh nhạt, cô gia sẽ động binh luôn quyết lật đổ ngai vàng. Chư khanh thừa biết ta đủ sức vào Yên Kinh rồi phải không?
Hoàng Bách Thắng hớn hở :
- Tâu Vương gia, sau nhiều năm súc tích, luyện tập, tướng táquân binh thuộc quyền Vương gia quả đã dư lực binh thiên hạ, thiết tưởng chẳng nên kéo dài mãi thêm mất thì giờ. Bọn mạt tướng hoàn toàn sẵnsàng đền đáp ơn ưu đãi của Người.
Quân sư Tôn Hoàn nói :
- Chờ bao năm nay còn được huống hồ nay lại vội vàng sao? Ta nên chờ xem nhà Vua đối xử về vụ Hàng Châu thế nào lúc đó sẽ khởi binh cũng không trễ. Bây giờ Vương gia chỉ cần hạ mật lệnh triệu quân đồn trú ởcác sơn trại về Kim Lăng túc trực, chừng nào khởi chiến sẽ phân phát điđánh mọi nơi cho mau lẹ. Thần đã thảo qua kế hoạch phát binh xâm chiếmcác phủ huyện trình lên Vương gia coi thử, và thảo luận với Hoàng nguyên soái xem sao.
Nói đoạn, Tôn Hoàn lấy ở tay áo rộng ra một cuốn giấy kính cẩn nâng đưa, Thuận Vương Chu Vĩnh Thái mở ra coi.
Giữa lúc ấy, một người mở cửa căn phòng họp bước vào. Mọi người đều quay đầu nhìn thì ra là Quận chúa Lan Anh.
Bái lạy Thuận Vương và sẽ nghiêng mình chào mọi người lúc đó đã đứng cả dậy, Lan Anh dõng dạc :
- Hôm nay Phụ vương họp bàn, sao lại loại trừ không cho con dựthính như vậy? Vô tình đột ngột vào đây, mong Phụ vương xá tội. Nay conrút lui để khỏi vướng cuộc hội bàn.
Dứt lời, nàng quay trở ra, nhưng Thuận Vương vội gọi lại :
- Lan Anh con, hồi nãy nghe nói con đang thao luyện dượt ngựangoài võ trang nên ta không muốn rộn. Cuộc hội bàn cũng chỉ mới bắt đầu, con khá an tọa.
Biết Thuận Vương không nghi ngờ gì mình, nhưng chắc có nói tớivụ Chu Vĩnh Binh bị ám sát nên mới không mời, Lan Anh bèn trở lại kéoghế ngồi bên hai Thế tử.
Thuận Vương thuật lại vấn đề đang bàn định cho nàng nghe, nhưng tuyệt nhiên không đá động tới vụ Hàng Châu.
Mở tờ phác hoạch kế tiến quân của Tôn Hoàn ra đọc một hồi, Thuận Vương nhìn họ Tôn nói :
- Chương trình hành quân này rất trúng ý cô gia, vậy Quân sư hãy họp bàn riêng với Hoàng nguyên soái xem có cần hoàn bị điểm nào không.Còn việc triệu tập binh tướng đồn trú tại các sơn trại về đây, Hoàngnguyên soái và Quân sư nên gấp thi hành, lương thực phải tải về cho đầyđủ, cuối xuân sang năm mọi sự phải được hoàn bị.
Thuận Vương hỏi Trấn Quốc là người phụ trách về việc doanh trại :
- Hiện trại quân có đủ chỗ cho quân tướng các nơi về lưu trú không?
Trần Quốc thưa :
- Tâu Phụ vương, doanh trại đồn quân trong nội thành chỉ có thừa chớ không thiếu, xin Phụ vương an tâm về vấn đề ấy.
Hoàng Bách Thắng nói :
- Các vị đầu đà hiện theo dưới trướng hàng ngày thao diễn cùngquân đội trong giáo trường cũng nên thay đổi y phục tăng đồ cho dânchúng khỏi dị nghị, mong Vương gia kíp ban lệnh đó để mạt tướng điềuđộng cho dễ dàng.
Thuận Vương khen phải và truyền rằng :
- Cô gia hoàn toàn trông cậy vào Nguyên soái và Quân sư, để hết mùa Xuân sang năm thì bất chợt lúc nào cần là khởi chiến.
Cuộc hội họp hôm ấy chấm dứt. Mọi người rút lui, còn lại ThuậnVương, hai Thế tử Trấn Quốc, Bảo Quốc và Lan Anh. Thuận Vương nói :
- Gia đình của thúc thúc Vĩnh Binh còn ở cả Hàng Châu ta muốnnhờ Trấn Quốc, Bảo Quốc sang rước về đây, dù sao cũng là gia đình nhàta, không thể bỏ qua được.
Anh em Thế tử ra quỳ trước mặt cha. Trấn Quốc nói :
- Phụ vương đã dạy con xin theo, dù phải nhảy vào nước lửa cũng không từ, nhưng có một điều mong Phụ vương cho phép trình bày.
Thuận Vương ngạc nhiên :
- Con có điều chi thắc mắc?
- Trước kia thấy Phụ vương chiêu tướng đồn binh, con nghĩ Ngườichỉ đi tới mức gây một hậu thuẫn mạnh mẽ không cần phải lấy binh khởiloạn. Hiện nay dù không cai trị cả Trung Quốc, Phụ vương cũng đườngđường vương tước giữ trọng trách cai quản cả một khu phì nhiêu phồnthạnh, sống trong cảnh nhất Đế nhì Vương, hơn nữa lại là biểu đệ củaHoàng đế đương triều, sung sướng cao sang nhất mực thiết tưởng không nên nổi loạn phản triều đình, sau này mang tiếng với sử xanh...
Nghe Trấn Quốc nói tiếp :
- Tuy Hoàng đế là người nhu nhược nhưng không đến nỗi hoang dâmtửu sắc, phung phí quốc khố, thuế nặng, sưu cao để cho dân tình lầm than khổ sở. Trong triều, ngoài phe đảng Trần thái sư, Hoàng đế còn nhiềubầy tôi trung thần phò tá. Binh lực cũng không yếu. Mặt Bắc có Mã nguyên soái, Tây nam có Đại tổng trấn Hà Thiên Thọ, bên Đông có Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục, toàn là dòng dõi công thần, tài thao lượt xuất chúng, binh cường tướng mạnh không thiếu gì, đó là chưa kể tới ngừng sự giúp đỡ của giới hiệp khách giang hồ chân chánh hào kiệt nhan nhản trong thiên hạ.Con không phủ nhận lực lượng hùng mạnh của Phụ vương nhưng một khi dấyquân khởi loạn chống lại triều đình, dù ta tiến quân có mau lẹ cũngkhông thể nào vào ngay được Yên Kinh truất phế đương kim Thiên tử. Giỏilắm chỉ chiếm cứ toàn cõi Giang Nam nhưng thế nào cũng đụng độ với bađạo quân triều đình kia thì phần thắng chưa chắc sẽ thuộc về ai.
Đất Giang Nam một mặt lớn xây lưng ra biển, ta không có lựclượng thủy quân, làm sao chống nổi đoàn mãnh sư của Đề đốc Đàm Bá Phục?Quân triều đình sẽ dung đường biển xuống Nam hậu kích quân ta bất cứ ởđiểm hải đầu nào. Lúc đó thọ định cả ba mặt, dân chúng Giang Nam bị ảnhhưởng tạo loạn sẽ oán than binh lực Kim Lăng là binh đội chủ chiến gâynội loạn, ảnh hưởng tai hại lớn lao nói không hết được.
Tóm lại, Phụ vương khởi chiến với một binh đội mà lực lượng chưa chắc đã hùng hậu hơn thế quân triều đình. Đối với dân chúng, quân KimLăng không có chánh nghĩa để mọi người phải ủng hộ theo ta, như vậy tính trước sao được cuộc thắng, bại?
Hồi nãy, con không thấy Hoàng nguyên soái và Tôn quân sư trìnhbày các điểm đó với Phụ vương. Hành quân mà bỏ qua ba chủ điểm Lực, Thế, Nghĩa thì nắm chắc thất bại trong tay. Nay còn đang tiền lắm bạc nhiều, còn có nhiều kẻ đem thân, đem sức ra phò tá ra luồn vào cúi, e sau nàyvì không tính kỹ, lâm vào cảnh bí thế, họ toàn là hạng phi hành đại đạovô trách nhiệm, thấy hành binh bất lợi rũ áo ra đi, mạnh ai nấy tẩuthoát vào chốn thâm sơn trở lại cuộc đời lục lâm cường đạo, Phụ vươngkiểm soát sau nổi và sẽ độc thân gánh hết trách nhiệm tạo phản, nguyhiểm biết chừng nào?
Lấy tình phụ tử, anh em con đồng ý trình bày lời hơn lẽ thiệt,dám mong Phụ vương thể tình tha thứ cho, nghĩ lại để khỏi nhơ danh hậuthế. Riêng phần chúng con, dù ở trong tình thế nào, bất quá đến da ngựabọc xương đền công Phụ vương dưỡng dục sanh thành lá cùng!
Dứt lời, hai Thế tử quỳ rạp xuống mặt gạch hoa, chờ cơn thạnh nộ lôi đình của Vương phụ.
Đang hân hoan tin chắc ở võ lực của mình đã tốn bao nhiêu côngcủa thì giờ mới tạo ra được để xây đắp mộng cướp ngôi cửu ngũ trị vìthiên hạ, nay bỗng dưng bị hai Thế tử ngăn cản, Thuận Vương nổi giậnđùng đùng muốn hô binh tướng trói bắt hai người đem ra pháp trường xửtrảm. Nhưng lời lẽ trình bày Trấn Quốc vừa minh bạch hữu lý, vừa thốngthiết trung nghĩa khiến Thuận Vương giật mình nghĩ đến các điềm bất lợivà hậu quả nên đờ người ra không biết giải đáp thế nào cơ hồ quên cả hai Thế tử còn đang phủ phục chờ lãnh tội dám cả gan ngăn cản cuộc khởibinh giành thiên hạ của mình.
Thuận Vương đăm đăm nhìn thẳng hồi lâu mới lạnh lùng cất tiếng :
- Cho hai người về chỗ!
Kín đáo nhận thấy nét mặt suy nghĩ chiêu đăm vương phụ, hai Thếtử mừng thầm lời can gián của mình đã có hiệu quả, bèn vái tạ về ngồibên Lan Anh như cũ.
Riêng phần Lan Anh, nàng xưa nay vẫn phục Trấn Quốc và Bảo Quốcvề tánh chất thiệt thà trung nghĩa, cũng như nàng vẫn tiếc thay cho haingười ấy chẳng may lại thác sanh vào làm con một vị phản vương sau nàybia miệng để đời. Nay bỗng dưng nàng thấy hai Thế tử can đảm không sợtội, trình bày ý nghĩ của mình rất khúc chiết tỏ ra thao lược có thừa,Lan Anh mừng rỡ bội phần vì hai người cùng theo lập trường của nàng,không đến nỗi sau này phải cùng nhau so giáo đo gươm. Bởi vậy nàng bìnhtĩnh chờ xem Thuận Vương định đoạt ra sao.
Thuận Vương bỏ kỷ, đứng khoanh tay ra sau đi đi lại lại trongcăn phòng rộng lớn bài trí cực kỳ hoa lệ, nét mặt vẫn chiêu đăm có vẻnghĩ lung lắm, hầu như quên rằng trong phòng còn có ba người con đanglặng lẽ nhìn mình.
Hồi lâu, Thuận Vương đứng sững lại nhìn lần lượt từ người nọ đến người kia mà rằng :
- Ta sẽ nghĩ kỹ sau. Hãy hoãn việc đi Hàng Châu, ta cho người khác đi thay. Ba con giải tán.
Ba người mừng thầm lui bước.
Ra khỏi phòng, Lan Anh tươi cười :
- Nhị vị hiền huynh đã làm được một việc cực kỳ lớn lao đángkhen. Nếu Phụ vương nghĩ kỹ nghe theo thì tránh được biết bao nhiêu sanh mạng khỏi ở trong cảnh máu đổ đầu rơi. Tiếc thay, từ trước đến naykhông bao giờ hiền huynh chịu ngỏ ý trung nghĩa ấy cùng tiểu muội.
Trấn Quốc nói :
- Ngu huynh phải mật bàn cùng Bảo Quốc từ lâu rồi, sở dĩ khôngmuốn cho hiền muội hay là vì chưa chắc Phụ vương chịu nghe theo. Nguhuynh và Bảo Quốc bị Phụ vương làm tội đã chớ, chẳng lẽ còn kéo thêmhiền muội vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm ấy có ích lợi gì đâu!
Lan Anh hỏi :
- Khởi cuộc họp bàn hồi nãy, Phụ vương nói chi vậy?
Trấn Quốc đáp :
- Người nói về vụ thúc thúc Vĩnh Bình bị ba kẻ lạ mặt ám sát bên Hàng Châu. Không hiểu tại sao Phụ vương muốn giấu hiền muội về vụ ấy.Cho nên lúc tới phòng họp, ngu huynh lấy làm lạ vì hiền muội vắng mặt.
Chu Bảo Quốc nói :
- Ngu huynh nhiều lúc không thể hiểu được thái độ của Phụ vương. Như việc thúc thúc Vĩnh Bính bị ám sát cần chi phải giấu hiền muội?Chẳng chóng thì chầy mọi người sẽ biết.
Nhạc Lan Anh biết rằng hai Thế tử không rõ cuộc đời tư của mình bèn trả lời cho qua câu chuyện :
- Có lẽ Phụ vương lo lắng thái quá nên nhiều khi quẫn trí, nhịvị đại huynh hậu kiếm lời cản ngăn may ra tránh được cuộc nội chiến hạibao nhiêu sanh mạng vô ích.
Về tới thư phòng, Lan Anh đem chuyện Vĩnh Bính bị ám sát tại Hàng Châu kể cho Vương nhũ mẫu nghe Nhũ mẫu mừng rỡ :
- Trời có mắt, có thế mới đáng tội gian vương. Tiểu thơ có nghe đồn gì hơn nữa không?
- Không tiện hỏi thêm nữa, chỉ biết chắc chắn y đã bị giết.
- Ông bà linh thiêng chắc cũng được vui lòng.
- Tiếc một điều là không phải chính tay tôi lấy đầu gian vương để tế viếng mộ phần.
- Thôi tiểu thơ ạ, miễn là y đã đền tội.
Lan Anh kéo ghế ngồi thừ ra nghĩ ngợi. Chu Vĩnh Bình là kẻ thùbất cộng đái thiên của nàng thật. Thuận Vương Chu Vĩnh Thái đối với cánhân nàng không đến nỗi nào. Thấy nàng côi cút, Thuận Vương tự ý đemnàng về nuôi trên lụa dưới là, trông nom săn sóc rất mực nuông chiều như con ruột, nhờ vậy nàng mới có ngày nay, sống trong cảnh kim chi ngọcdiệp. Đối với triều đình, Thuận Vương mưu phản muốn đoạt ngôi Thiên tửlà kẻ có tội thật, nhưng phân tích rằng, vị Vương gia ấy không ham dâmtửu sắc, lạm dụng thế lực ức hiếp dân lành. Vậy một người cao quý tiềnlắm bạc nhiều, quyền cao chức trọng, tham vọng cá nhân hầu như không có, vì lẽ gì lại có thể đi vào con đường âm mưu phản quốc để rồi sau này ôdanh sử sách được. Khó hiểu, tất phải có lẽ gì bí ẩn mà nàng không biết. Nàng cũng không thể tìm hiểu được.
Hai vị Thế tử Trấn Quốc và Bảo Quốc là người có tư cách, xứngdanh hoàng tộc, không như số đông vương tôn công tử thường thấy, ý thếhiếp người khiến người dân lành trong thị trấn phải ca thán, hai thanhniên ấy lúc nào cũng tỏ ra mình có đức độ quân tử hào hùng. Hai Thế tửđã chẳng can đảm dám cả quyết trình bày lợi hại, can ngăn vương phụtrong lúc hy vọng chiếm đoạt ngai vàng của Thuận Vương lên tới mực độcao nhất.
Tuy Thuận Vương chưa tỏ ý nghe theo hay không, nhưng sự can ngăn ấy ít nhất cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh khiến kẻ mưu đồ phản quốc phải suy nghĩ nhiều. Trấn Quốc, Bảo Quốc hành động rất trúng ý nàng. Đã nhiều phen, nàng định can ngăn Thuận Vương nhưng lại bỏ qua, vì nàng tự hiểu có nói cũng bằng thừa. Phận gái, lại là dưỡng nữ, chắc không khinào vương phụ chịu nghe. Sự trình bày dù rành mạch thống thiết đến đâucũng không đủ hiệu lực như lời của hai Thế tử.
Bởi vậy, dù muốn đưa Thuận Vương ra khỏi con đường phản thần tội lỗi, nàng đành bó tay thúc thủ. Nếu trước kia không gặp Lam Y nữ hiệpyêu cầu nàng do thám tin tức trong Vương cung thì nàng đã nhất quyết bỏđi hạ sát kẻ thù nhà, xong rồi trở về Long Sơn theo Thượng Thái thiềnsư, tu luyện cho tới bậc cao siêu, chẳng màng chi việc đời trăm ngàn nổi lo buồn.
Đêm nào nàng cũng ra hoa viên chờ nơi giả sơn mà Lam Y nữ hiệpnhư bóng chim tăm cá, biệt dạng phương trời. Nữ hiệp quên nàng rồichăng? Quên người con gái họ Nhạc đang sống đầy đủ trên nhung gấm trongchốn Vương cung thăm thẳm rồi chăng? Không! Con người ấy không khi nàonói rồi lại bỏ! Nàng biết nhìn người lắm. Nữ hiệp không tới tất chưa cóchuyện gì cần phải gặp nàng. Chờ xem!
Nói về Thuận Vương, sau khi Trấn Quốc, Bảo Quốc và Lan Anh ra khỏi phòng họp, vẫn tiếp tục đi đi, lại lại suy nghĩ lung lắm.
Lời trình bày phân tích của Thế tử quả rất rành mạch xác đáng.Quân lực của ta khỏe thiệt, nhưng nhận xét đúng mực, căn cứ theo binhphép, thực lực của Kim Lăng rất có thể đạt mục đích chiếm cứ mau lẹ đấtGiang Nam làm căn bổn trong giai đoạn thứ nhất, sau đó sẽ lần lần đánhngược lên Bắc, chiếm đóng Yên Kinh lên ngôi Cửu ngũ bình thiên hạ. Nhưng đây thuộc giai đoạn thứ nhì bắt buộc phải trường chinh!
Theo lời phân giải Trấn Quốc, Bảo Quốc, việc tiến quân lên Bắcquả cũng đã đầy khó khăn, chớ đừng nói chi chiếm đóng Yên Kinh. Đụng độvới ba đạo quân, tất cả hai bên cùng không tránh nổi sự hao binh mòntướng. Trong trường hợp ấy, sự xuất quân của Kim Lăng đã không danhchánh ngôn thuận thì bắt dân nhập ngũ thay thế các đoàn quân bị hao mònsao được?
Bởi vậy, Trấn Quốc nói quân lực Kim Lăng khỏe, nhưng không chịuđựng được cuộc trường chinh vì không có hậu thuẫn của dân chúng là đúnglẽ có dạy trong binh pháp Tôn, Ngô. Dân Giang Nam đã khổ sở vì chiếntranh do ta gây nên, lẽ nào ủng hộ ta?
Trời! Nếu không hứa với Tiên vương sẽ nối nghiệp Người củng cốbinh lực kéo dốc vào Yên Kinh để báo thù Tiên đế cho Người thì việc khởi quân này tất không thành. Chỉ vì một mối hận giữa người xưa và ngườixưa mà rồi đây ngọn lửa chiến tranh bùng nổ sẽ nghiêng ngả san hà, đầurơi máu chảy, thịt nát xương tan! Tên đã đặt lên cung, không bắn cũngchẳng được! Nhưng ta thắc mắc một điều: Tại sao Hoàng Bách Thắng thâncầm đầu ba quân và Quân sư Tôn Hoàn lại không trình bày lợi hại cho tahay?
Lẽ nào hai người ấy không hiểu binh pháp là gì!
Nhớ lại khi mới đầu quân, Tôn Hoàn hai người đã rất tinh tườnggiúp ta lập các binh đội, thao luyện binh mã nên Kim Lăng mới có đủ lựclượng hùng cường ngày nay. Họ lập họa đồ, tính việc dồn lương tích thảo, mưu đồ kế hoạch rất đỗi minh mẫn nên mới được tin dùng, lương cao bổnghậu, lẽ nào họ không rõ điểm bất lợi?
Hay là triệu họ vào đây nghĩ kế lại?
Nghĩ sao làm vậy, Thuận Vương tiến tới góc tường, định giựt giây chuông, gọi quân hầu truyền lệnh triệu Hoàng Bách Thắng và Tôn Hoàn,thì có tiếng gõ cửa.
Thuận Vương ngạc nhiên đứng sững lại :
- Ai đó? Cứ vào!
Cánh cửa chạm trổ nặng nề từ từ hé ra nhường lối đi cho Tôn Hoàn hai người. Đóng chặt cửa lại, Nguyên soái và Quân sư đứng nghiêm chỉnh :
- Chúng thần trở lại đây có làm bận rộn Vương gia không?
Thuận Vương đưa tay ra phía bàn tỏ ý mời hai người thân tín ngồi :
- Không! Cô gia đang muốn gặp riêng nhị vị hiền khanh.
Hoàng Bách Thắng nói :
- Phải chăng vì Vương gia không được toại nguyện về cuộc họp bàn hồi nãy nên định với chúng thần vào chất vấn?
- Chính vậy! Cô gia nghĩ tới ba đạo quân tinh nhuệ của Mã ThànhLong, Hà Thiên Thọ và Đàm Bá Phục có thể khiến quân ta thọ địch ba mặtnên không an tâm chút nào cả. Dù ta dùng kế hoạch mau lẹ chiếm toàn cõiGiang Nam cũng khó bề Bắc tiến chiếm Yên Kinh. Trong trường hợp ấy, quân nhà sẽ lâm vào cuộc trường chinh ắt thế nào cũng thất bại. Thà rằngđừng khởi chiến cho xong?
Hoàng Bách Thắng chậm rãi nói :
- Tâu Vương gia. Người đã tin cẩn trọng dụng chúng thần trao cho ấn tín quyền binh cầm đầu toàn thể binh tướng Kim Lăng, lẽ nào thần lại sơ suất đến thế được? Trước cuộc họp bàn, thần và Tôn quân sư đây đãnhiều lần bàn riêng dự mưu lập kế có lợi cho cuộc xuất quân. Hiềm vì ban nãy đông người quá, không tiện trình bày cùng Vương gia một kế hoạchnho nhỏ này... Nếu kế đó thành tựu thì Yên Kinh sẽ bị rối ren hơn cả bịmột đạo đại quân đánh phá. Khi đó ta cứ việc cất quân chiếm Giang Namlàm căn cứ địa và đánh giốc lên Yên Kinh. Ba đạo quân triều đình sẽ bịhoang mang thì lo gì ta không lợi thế.
Thuận Vương nghiêm nghị :
- Mưu kế gì ghê gớm vậy, trình bày mau cho Cô gia nghe, kẻo nóng ruột lắm!
Nhìn quanh căn phòng như e cả bốn bức tường đều có tai nghe, Hoàng Bách Thắng hạ giọng :
- Tâu Vương gia, đó là việc hành thích Thiên tử trước rồi xuất quân sau!
Giật mình, Thuận Vương trợn mắt nhìn thẳng vào mặt hai người hồi lâu :
- Hai khanh tính chuyện thật hay chế nhạo Cô gia đó?
Hoàng Bách Thắng lì lì nghiêm nghị :
- Khi nào chúng thần lại dám phạm tội tầy trời nhạo báng Vươnggia? Ngoài mưu kế ấy, không còn cách nào hơn kéo lợi thế về bên ta.Thiên tử bị hành thích, triều đình tất phải trải qua một thời gian khárối ren mới tôn được Đông Cung thái tử lên ngôi. Dù lên ngôi báu, tânvương cũng chưa đủ uy tín cho toàn dân trông cậy. Khi đó Vương gia không những là người gần nhất của Hoàng tộc, mà lại là người có tuổi, nhândân đều biết tiếng, khởi quân với danh nghĩa vì dân vì tổ quốc thấy việc triều chánh hỗn loạn, nên phải ra tay gánh vác việc quốc gia trong khitriều đình nghiêng ngửa. Danh chánh, ngôn thuận, việc mà Vương gia cònđang phân vân lo âu đó!
Nghe mấy lời đanh thép vừa tàn bạo vừa hợp lý của Hoàng Bách Thắng, Thuận Vương ngồi đờ ra suy nghĩ.
Họ Hoàng nói tiếp :
- Vương gia bất tất nghĩ đến nhân nghĩa! Người muốn giành thiênhạ với đương kim Thiên tử thì nên nhất quyết thẳng tay tàn sát đốiphương để đạt ý nguyện của mình! Như viên hổ tướng ra quân, nếu còn nghĩ tới nhân nghĩa, thương hại đối phương, một là bị địch thủ hại, hai làphải lui quân. Có vậy thôi.
Thuận Vương chậm rãi hỏi :
- Ai dám nhận việc lên Yên Kinh hành thích Thiên tử bây giờ! Nếu bản lãnh không cao siêu, ắt khó nhập Hoàng cung!
Hoàng Bách Thắng thưa :
- Về việc lựa chọn người, thần cũng đã nghĩ kỹ rồi.
- Hiện ở Kim Lăng có bốn vị hành gia bạn thân của Phi Không bênKim Cương tự trước kia, người nào cũng võ nghệ tuyên luân có thể đảmđương được nhiệm vụ ấy.
- Hiền khanh định nói về Lôi Xích, Thạch Căn, Từ Nguyên và Thường Phi?
Hoàng Bách Thắng khẽ cúi đầu :
- Dạ, chính thần định tiến cử bốn người ấy đó. Thử nhiều lần, võ nghệ của họ cao lắm, phi thiềm tẩu bích như chơi.
- Đành rằng võ nghệ cao cường, nhưng ít ra cũng phải biết rõràng trong Hoàng thành, Thiên tử ngự nơi nào, giờ giấc nào... nói tómlại là có chuẩn đích mới hòng gặp được Vua. Đã nhập Hoàng thành, phảiđạt mục đích, nếu bị bắt thì hư hết đại sự.
Từ nãy, Tôn Hoàn im lặng nghe hai người bàn tán, bèn đỡ lời :
- Vương gia gởi họ vào dinh Trần thái sư yêu cầu Thái sư giúp họ về mặt dò hỏi giờ giấc của Thiên tử, nhưng giấu không cho Thái sư biếtvề ý định hành thích. Muốn Thái sư khỏi nghi ngờ, Vương gia nói đại khái là phái họ lên theo dõi các hành động của Thiên tử trong cung cấm.Chừng nào thành công, họ tức tốc nhựt dạ phải về Kim Lăng ngay để ta kịp khởi binh.
Thuận Vương vẫn ngần ngại :
- Có thể tin cẩn được ở những người ấy không?
Tôn Hoàn nhìn Hoàng Bách Thắng :
- Hoàng nguyên soái hiểu họ nhiều hơn, ngài nghĩ thế nào?
Họ Hoàng cả quyết :
- Tâu Vương gia, nếu không tin cẩn được tất thần không khi nàodám giới thiệu hay đề nghị trao cho họ trọng trách ấy. Vương gia khá anlòng.
Thuận Vương nghiêm nghị :
- Trong trường hợp lỡ bị bắt họ sẽ xử sự ra sao?
Hoàng Bách Thắng mỉm cười nham hiểm :
- Vào Hoàng thành hành thích Thiên tử mà bị bắt thì chắc lãnh tội xử giảo lăng trì rồi còn gì? Họ biết tự xử lắm!
- Nhưng, thưa Vương gia, trừ phi nhà vua có một đoàn vệ sĩ đạitài ngang hàng Lam Y nữ hiệp họa may mới cản, bắt nổi bốn người này. Còn đối với bọn Ngự lâm quân và thị vệ canh phòng trong Hoàng cung thìkhông đáng kể.
- Liệu có nên để cả bốn người đi không?
Hoàng Bách Thắng suy nghĩ giây lát :
- Đi đông bất tiện, hai người là vừa. Thần đề nghị dùng Lôi Xích và Thường Phi. Hai người này bản lãnh chẳng nhường gì Phi Không.
- Vả lại, nếu gặp khó khăn, họ vẫn đủ thì giờ rút lui để theo kế hoạch khác. Thiệt ra, chính thần muốn đích thân cáng đáng vụ này.
- Nguyên soái đi sao được! Lấy ai điều khiển tam quân? Việc phái Lôi Xích và Thường Phi lên Yên Kinh, theo ý khanh thì Cô gia phải nóithế nào với họ?
- Thần bàn định dò ý kiến họ trước khi họ yết kiến Vương gia.
Thuận Vương gật đầu :
- Cô gia tin cậy ở nhị hiền khanh. Có chi lạ báo cho Cô gia biết ngay.
Tôn Hoàn nói :
- Về vụ ta định phái người lên Yên Kinh, Vương gia nên giữ kín.
- Khanh bất tất phải căn dặn. Một việc quan trọng nhường ấy,thành hay bại, hậu quả rất lớn cho Kim Lăng. Cô gia cần tính kỹ xem thếnào mới nhất quyết.
Tôn Hoàn cáo lui.
Còn nhiều việc phải suy tính thận trọng, Thuận Vương không muốntrở về hậu cung ngay, lững thững quay vào ngôi duỗi dài trong chiếc kỷlớn đệm gấm điều.
Kế hoạch hành thích Thiên tử, gây rối cho triều đình để mượn dịp dấy binh của Tôn Hoàn hay thiệt, nhưng nguy hiểm không nhỏ. Nếu khôngmay, kẻ lãnh nhiệm vụ thích khách sa cơ, thì dù muốn hay không muốn, Kim Lăng sẽ ở vào tình thế công khai đối lập với Yên Kinh, chớ không thểkéo dài thời gian chờ cơ hội thuận tiện chắc chắn có lợi mới xuất binh.
Bốn đầu đà Lôi Xích, Thường Phi, Thạch Căn và Tử Nguyên về đầuKim Lăng đã mấy năm nay, nhưng chưa hẳn là người thân tín, vậy chắc đâuhọ dám hy sinh tánh mạng, tự sát để giữ kín công tác, một khi lỡ bị sacơ? Đối với các bộ hạ của ta, nếu thắng trận đoạt nổi ngôi trời, họ sẽlà khai quốc công thần. Bằng như bại trận, thì ảnh hưởng cũng không đếnnỗi lớn lao như ta sẽ bị tru di tam tộc. Nghĩ tới đây, bất giác lời canngăn thống thiết của Trấn Quốc hồi nãy lại văng vẳng bên tai, ThuậnVương mỏi mệt ngáp dài, đăm đăm nhìn qua khuôn cửa sổ lắp kiếng màu.
Bỗng mây đen từ đâu kéo đến, thiên hôn địa ám, gió thổi trướccòn vật vờ, sau mạnh lần lần... Mưa bắt đầu đổ hột rào rào. Cuồng phongrít lên như tiếng ma gào quỷ thét, hắt nước mưa lũ vào khuôn kính lốpbốp tưởng như muốn bể.
Vù!... Cơn gió mạnh bật tung cánh cửa sổ tròn vạnh như mặtnguyệt lùa vào phòng, lạnh ngắt. Nước mưa hắt đến tận chỗ Thuận vươngđang ngã mình.
Giật mình, Thuận Vương bỏ kỷ đứng lên, đi thẳng ra chỗ cửa sổtoan đóng lại, bỗng nhiên một người khoác áo mưa ướt đẫm từ ngoài nhảyvụt lên thành cửa đứng chênh vênh rồi mới nhảy xuống mặt gạch hoa. Tưởng có thích khách, Thuận Vương vội vàng chạy trở vào đứng núp sau cây cộtlớn sơn son thếp vàng, với tay lấy thanh kiếm treo gần đó. Nhưng, kỳthay, Thích khách vạm vỡ kia không tiến, đứng sững tại chỗ như pho tượng đá, đăm đăm nhìn vị Vương gia đang sợ hãi.
Áo người ấy sũng nước chảy lan ra mặt gạch.
Thuận Vương an tâm hơn, định thần nhìn kỹ thấy kẻ lạ sắc diệnhồng hào, râu ba chòm thưa thớt bạc trắng như cước, một tay nắm đốc kiếm đeo trên đai lưng thả xuống ngang hông, một tay chống lên sườn.
- Ủa! Phụ vương!...
Thuận Vương thốt ra câu ấy vì vừa nhận ra người nọ không phải ai xa lạ mà chính là Tĩnh Vương.
Buông thanh kiếm rớt xuống gạch xoảng một tiếng, Thuận Vương vội chạy lại phủ phục dưới chân người nọ :
- Phụ vương hồi cung không cho con biết để tiếp rước. Con tưởng người tịch từ lâu rồi, cơ hồ...
Tĩnh Vương vẫn đứng nguyên cất tiếng lanh lảnh như tiếng ma từ cõi âm vang lên :
- Cơ hồ quên hẳn ta rồi, phải không con?...
Ngửa mặt lên trần nhà, Tĩnh Vương cười ha hả, ghê rợn, khiếnThuận Vương nhức óc, vội ôm đầu vì sau mỗi tiếng cười, Thuận Vương cócảm tưởng như bị một nhát búa bổ trúng đỉnh đầu đau buốt.
Không thôi, Tĩnh Vương vẫn nhe răng vàng ệch cười hềnh hệch kinh khủng :
- A ha! Con đã quên cha! Quên luôn cả lời hứa cất binh phục thù! Ha!... ha...
Nghiến răng trợn mắt, Thuận Vương van lớn :
- Phụ vương! Con không quên! Binh tướng Kim Lăng hùng mạnh hơnbao giờ hết, gươm giáo sang choáng như rừng, cờ xí phấp phới ngập trời!
- Binh tướng ấy, gươm giáo ấy, cờ xí ấy để làm gì? Án binh bất động? Ha!... Ha!... Ha!...
Thuận Vương ôm đầu run rẩy :
- Phụ vương ôi! Xin đừng cười nữa! Nhức đầu quá! Không khởi chiến chỉ vì chưa có thời cơ!
- Hừ, chưa có thời cơ ư? Mỉa mai quá! Người anh hùng phải biếttạo ra thời cơ để tranh thiên hạ, hiểu chưa con? Nằm nguyên chỗ trên gấm dưới là ở Kim Lăng, lầu vàng các ngọc, thì thời cơ nào đến với con?
Anh hùng như vậy ư? Hay là sợ tướng hùm quân beo của Vĩnh Lạcchăng? Sợ thì thôi, cha hiểu lắm! Cha không muốn ép con nhận một việcquá sức mình. Giải tán quân đội đi, đỡ hao tổn tiền bạc và để cho chúngcó cơ hội đi tìm chỗ khác tiến thân, Hay giải tán binh đội ngay, kẻoVĩnh Lạc nó biết tin thì sẽ không xong! Ha!. Ha!...
Thuận Vương không chịu nổi những lời mỉa mai của Tĩnh Vương nữa, đứng vùng lên, tức giận, nhìn thẳng vào mặt vị lão vương, nghiến răng,dằn giọng :
- Thôi, Phụ vương bất tất nặng lời. Rồi đây sẽ xem quân đội KimLăng của Vĩnh Thái này dũng mãnh tới mức nào! Vĩnh Thái sẽ hạ sát VĩnhLạc mới khởi binh chiếm Giang Nam, tràn lên Yên Kinh. Nghe chưa, Phụvương? Nghe chưa?...
Tĩnh Vương ngửng cười, nét mặt ngạo nghễ chuyển ra trầm tĩnh, nghiêm nghị, lầm lì nhìn thẳng vào mắt Thuận Vương :
- Thiệt vậy ư? Con dám hành động ghê gớm thế ư? Ờ, có thế mớixứng đáng dòng máu của cha! Đao bén, ngựa hùng, lúc nào cha cũng ở bêncon, hướng dẫn con mã đáo thành công. Can đảm, can đảm để tỏ cho Tiên Đế và Vĩnh Lạc biết rằng không cha thì đã có con, nghe? Ta hài lòng tin ởcon. Thôi ta đi dây!
Dứt lời, Tĩnh Vương quay trở ra nhảy ra cựa sổ vẫn mở toang từ nãy.
Thuận Vương vội vã đuổi theo với tay nắm lấy vạt áo kéo lại :
- Phụ vương, hãy dừng lại cho tôi hỏi điều này...
Nhưng Tĩnh Vương giựt mạnh vạt áo nhảy vụt ra ngoài trời giông bão đi thẳng.
- Vương gia!... Vương...
Thuận Vương giật mình lảo đảo, ú ớ bừng dậy ngơ ngác...
Cảnh mưa gió bão bùng biến đâu mất, căn phòng rộng lớn vẫn ấmcúng như thường, cửa sổ lắp kiếng màu vẫn y nguyên, và gần đó, hai tên a hoàn nét mặt sợ hãi cầm tay nhớn nhác gọi :
- Vương gia, lai tỉnh...
Uể oải chống tay ngồi dậy đưa tay vuốt trán thấy mồ hôi động hột :
- Các ngươi làm chi mà gọi om sòm vậy?
Hai a hoàn buông tay nhau ra, gọn gàng cúi đầu nhỏ nhẹ thưa :
- Tâu Vương gia, người mê sảng giữ quá, chúng con gọi mãi mới tỉnh.
- A!... Ta có nói gì không, các người vào đây từ bao giờ?
- Thưa có. Người ú ớ nói nhiều lắm, hình như có câu binh mã, chiến tranh gì đó.
- Vậy ư? Ta mệt quá nên tâm thần bất định mê sảng, quên hẳn không biết đã nói gì!
- Chúng con vào đây đã lâu. Chính Ngọ rồi mà Vương phi khôngthấy Người hồi cung nên nóng ruột sai chúng con mạo muội đi mời về.
- Sao biết ta ở đây mà vào?
- Thưa, chúng con gặp Kim thế tử mới biết Vương gia ở phòng họp, mong người tha lỗi.
Thuận Vương mỉm cười :
- Các người không có lỗi gì. Về trước nói Vương phi rằng ta sẽ hồi cung ngay. Nhưng không được nói việc ta mê sảng nghe?
- Dạ!...
Hai a hoàn lùi ra khỏi phòng, Thuận Vương vươn vai xốc áo đứng dạy nhìn quanh.
Nhớ lại nét mặt, y phục, tiếng cười của Tiên vương giữa cảnh mưa to gió lớn, Thuận Vương còn thấy rùng mình, lẩm bẩm :
- Quái! Lâu lắm rồi không thấy Tiên vương, bữa nay lại về là thế nào? Dù không còn trên thế, tiên vương vẫn còn mơ tưởng việc đoạt ngaivàng báo thù Tiên đế. Giọng Người nói khác hẳn xưa, lạnh giá như đồng!Chuyến sau họp xong ta quyết không dám nán lại trong phòng một mình lởngủ quên như hôm nay mộng thấy Tiên vương thì thực đáng ngại.
Mệt mỏi, uể oải, Thuận Vương mở cửa phòng lững chững về cung,trí não quay cuồng văng vẳng lời khuyên của Chu Trấn Quốc, thiết kế củaHoàng Bách Thắng, Tôn Hoàn và lời vọng lên của Tiên vương.
Vương phi chờ ở thực phòng thấy nét mặt chồng mệt nhọc, bơ phờ, nên ngạc nhiên lo sợ, dặn hỏi :
- Phu quân làm thái quá nên mệt nhọc nhiều, phải giữ gìn sứckhỏe mới được, chẳng gì cũng trung lão rồi! Các con đã trưởng thành, sao phu quân không bắt chúng thay thế đảm nhiệm công việc cho rộng thì giờdi dưỡng?
Thuận Vương đi qua trước tấm gương lớn, nhác thấy nét mặt mìnhphờ phạc thật, giật mình ngồi xuống kỷ. Vương phi tự tay rót nước sâm ra chén dâng lên. Không muốn để Vương phi phật ý, Thuận Vương đỡ lấy chénsâm uống một hơi hết, thần mặt suy nghĩ.
Hai tiếng trung lão do Vương phi vô tình thốt ra khiến ThuậnVương ưu tư vô hạn. Phải! Ngũ thập ngũ tuế rồi, giàu có muôn ức, vươngtước cao sang nhất bực, nhất Đế nhì Vương, vậy nay còn muốn mưu đoạtngai vàng!...
Không! Cần phải suy tính lại mới được!
° ° °
Ít lâu sau, biểu của Thuận Vương dâng triều thử lòngThiên tử xin đặc cách truyền lệnh đi các nơi trong toàn quốc truy tầm ba kẻ vô danh đã ám sát Đề đốc Hàng Châu Chu Vĩnh Bình, được Vĩnh Lạchoàng đế chấp thuận và cho phi mã quân hồi âm về Kim Lăng.
Kèm theo với đạo dụ ấy, Thiên tử còn thân bút viết một bức thơdài, lời lẽ ôn tồn, ưu ái chia buồn cùng Thuận Vương và người em thứ hai của Thuận Vương là Đô Vương Chu Vĩnh An bổ nhiệm Trường Sa.
Hành động mềm mại này, do Trại Mạnh Thường hiến kế cho nhà Vua,khiến Thuận Vương suy nghĩ nhiều và âm thầm hối hận hành động của mìnhlà trước đây hơn một tháng, đã phái hai đầu đà thân tín Lôi Xích, Thường Phi cấp tốc lên Yên Kinh mật sát Hoàng đế.
Thuận Vương còn nhớ lại rõ ràng hôm Hoàng Bách Thắng và Tôn Hoàn bí mật dẫn Lôi Xích, Thường Phi vào phòng họp...
Phiên họp hôm ấy chỉ vỏn vẹn cho năm người: Thuận Vương, Tôn Hoàn và hai đầu đà.
Lôi Xích, Thường Phi, trạc tứ tuần, lực lưỡng cực kỳ dũng mãnh.Nét mặt hung bạo nhưng cương quyết, cặp nhãn diều hâu vàng khè sắc nhưdao càng tỏ vẻ lầm lì, gan dạ của hai vị tăng mà tục ấy.
Thuận Vương nghiêm nghị :
- Nhị vị đại sư nhất quyết vì cô gia chớ?
- Dạ.
- Đại sư có nhận thức công tác này tối ư hệ trọng không? Sự thành bại của Kim Lăng đặt cả vào lòng dũng cảm của nhị vị!
- Dạ.
- Đạt được công tác quan trọng ấy, tức là nhị vị đại sư hoànthành kế hoạch thâu thiên hạ của quân lực Kim Lăng được phân nửa. Và lẽcố nhiên, nếu thất bại, nhị vị phải một mình cáng đáng lấy hậu quả taihại?
- Dạ.
- Trong trường hợp sa cơ bị bắt, nhị vị đại sư hẳn đã hiểu phải hành động thế nào rồi.
- Dạ, tự sát. Chúng tôi quyết không khi nào phụ tấm lòng ưu áicủa Vương gia, cũng như phải cư xử sao cho khỏi phụ công đề bạt củaHoàng nguyên soái và Tôn quân sư.
- Khi thành công rồi, nhị vị kíp gấp rút thời gian về ngay KimLăng cho cô gia liệu bề xuất quân. Vấn đề tranh thủ thời gian tối ư quan trọng.
- Thưa, Nguyên soái và Quân sư đã căn dặn kỹ càng rồi. Vương gia khá an lòng tin tưởng. Thuận Vương mừng rỡ quay sang bảo Tôn Hoàn :
- Đặt tiệc tiễn hành nhị vị đại sư dũng cảm ngay trong Vương phủ cũng không tiện giữ bí mật, vậy Cô gia yêu cầu Quân sư đặt một đại yếnngay trong dinh mà người dự chỉ là năm chúng ta, để cô gia chúc nhị vịmã đáo thành công.
- Thần xin tuân lệnh.
Vài ngày sau cuộc họp bí mật này, Lôi Xích và Thường Phi dùngphi mã ngày đêm lên Yên Kinh. Và cũng trong thời gian ấy, lực lượng củaKim Lăng rải rác ở các nơi hiểm được lệnh triệu về nội thành. Quân tướng cuốn cờ, bó giáp, lương thực đầy đủ về dưới hình thức khách thương, đời sống của dân gian vốn đã náo nhiệt cùng náo nhiệt bội phần.
Hoàng Bách Thắng vừa hoàn thành cuộc tập trung quân lực, ngàyngày thao diễn tại nội trường, thì Nguyên soái Mã Thành Long cũng bắtđầu điều động ba đạo quân tinh nhuệ mật đóng trong các rừng cây quanhranh giới địa phận Kim Lăng. Thật là rừng gươm, biển giáo, khí thế đôibên thập phần mạnh mẽ.
Các biến chuyện đều liên tiếp, mau lẹ theo tình hình, khiến Thuận Vương cuống cuồng bị thụ động không kịp suy nghĩ.
Hai Thế tử Trần Quốc, Bảo Quốc thấy vậy rất buồn lòng không ngớt lời can gián.
Thuận Vương ở vào tình trạng của kẻ lọt giữa hai giòng nước nên ầm ừ trả lời hai con :
- Điều động quân lực như vậy nhưng chưa chắc sẽ khởi qua. Huy động mới khó chớ, khi không cần tới giải giáp thiệt dễ dàng.
Hai Thế tử đành bảo nhau ngày ngày kiểm soát tình hình toàn diện và những khi thì giờ nghỉ ngơi, thường cùng Lan Anh bàn bạc toan tínhđưa Thuận Vương ra khỏi tình trạng hiểm nghèo...
Nói về Lôi Xích và Thường Phi cấp tốc lên Yên Kinh tìm đến Tháisư Trần Chí Hòa trình mật thơ của Thuận Vương. Thái sư đờ người ra nghĩthầm: Ta vừa gởi thánh chỉ vời Thuận Vương lại Kinh giữ chức Chánh giámkhảo Võ trạng thì hai người này tới đây. Được lắm, y muốn gì ta cũnggiúp, nhưng nếu khôn khéo thì y nên lai Kinh cho khỏi phật ý Thiên tử,hơn nữa, Thiên tử không nghi ngờ, y càng dễ dàng hành động.
Trần thái sư bèn để hai đầu đà ở ngay trong dinh mượn tiếng lànhờ hai hòa thượng có đức căn tư xa tới tụng kinh La hán để che mặt mọingười.
Trong thời gian Trần Chí Hòa thăm dò đích xác nơi vua thường ngự thì Lôi Xích và Thường Phi vốn là tay bợm nhậu giả đò ăn chay mãi trong phủ Thái sư không chịu nổi, bèn lần ra vườn ngoại ô nhậu thịt cầy chođã miệng.
Khốn nổi đầu cạo bong loạng, thân vận cà sa, chân vận giày vảichẳng lẽ xong thẳng vào tửu quán chuyên môn gọi rượu và cái món phạmgiới kia thì dù sao cũng khó coi quá, nên hai đầu đà một hôm cứ đi loanh quanh mãi ở đầu địa điểm Lư Cầu kiều, trông thấy mấy tửu điếm chuyênmôn thịt cầy mà không dám vào.
Liếc nhìn những đùi cầy vàng bệch, béo gậy, treo lủng lẳng trong quầy hang, hai đầu đà nhểu nước miếng đầy miệng muốn vào đại ăn chothỏa, nhưng thấy đông khách quá nên rụt rè bảo nhau đi nơi khác.
Lôi Xích nói :
- Bình nhựt không cần gì, hiện thời chúng ta đang lãnh công táctối ư hệ trọng thì nên cẩn thận đôi chút, phố này còn lớn quá, đôngngười.
Thường Phi đồng ý :
- Qua các ngõ hẻm xem sao, nếu không thấy gì thì đành về phủ Thái sư vậy. Xui quá!
Qua mấy hẻm nhỏ, chợt Thường Phi trông thấy trước liền bấm tay Lôi Xích :
- Coi kìa! Kia có một tiệm chiêu bài xanh đó. Trông quầy hàng thì biết.
Lôi Xích nhìn theo gật đầu :
- Coi khá ngon đó! Vả lại chỉ có hai khách hàng đang ăn. Vô đây ăn lẹ lên rồi về kẻo Thái sư mong.
Hai đầu đà dắt nhau vào tiệm ăn thịt cầy. Những người trong tiệm đều giật mình, tưởng hai hòa thượng lực lưỡng nọ vào lầm nhà. Nhưngthản nhiên Lôi Xích và Thường Phi kéo ghế ngồi. Tiểu nhị lò dò đến, nghi ngờ.
Lôi Xích bí mật không gọi đích món ăn :
- Lấy mấy món ăn ra đây, lẹ lên!
Tiểu nhị giả đầu gãi tai :
- Nhưng... thưa sư phụ đây là tiệm... thịt cầy!
- Vì thế bần tăng mới vào! Tiệm này có chuyên môn không? Làm hai đùi lớn, cặp chả thiệt vàng và lấy mấy hồ rượu ngon, lẹ lên!
Lúc bấy giờ tiểu nhị mới hiểu rằng mình đang tiếp hai Lỗ Trí Thâm của Lương Sơn Bạc khi xưa tái sanh. Cố nhịn cười, y thưa :
- Bổn tiệm nổi tiếng chuyên môn nhất khu đầu địa điểm Lư Cầu kiều. Khách quen ăn đông về chiều, sư phụ dùng lòng, dồi không.
Thường Phi vội nói :
- Có chứ, phải lấy cho đủ! Lẹ lên có việc cần.
Sao bao ngày thèm thuồng, hai đầu đà uống rượu ngon, nhậu thịtcầy thiệt thỏa thuê. Hai khách hàng thấy vậy phát tức cười. Nhưng khichợt gặp phải luồng mắt diều hâu dữ dội dưới cặp mày chổi xể họ lại quay vội đi chỗ khác tảng lờ như không. Nhiệm vụ chưa thành tựu, phạm giớitrong vực hành động của mình, Lôi Xích Thường Phi tự hiểu đã không thậntrọng, nhưng thèm quá biết làm thế nào? Hai đầu đà đành ăn uống mau lẹrồi trả tiền đi thẳng, không dám quay đầu lại phía sau, tưởng tượng nhưcó muôn vạn cặp mắt ngạc nhiên vừa chế giễu đang soi mói nhìn theo.
Cũng vì vậy, chúng mới không kịp chú ý một người! Người ấy diệnmạo thanh tú, trạc ngoại tam tuần mà để bộ râu ba chòm dài mượt. Tóctrần bới ngược, vận thường phục màu lục tay chống gậy, thọt chân mà đikhá lẹ. Vừa tập tễnh đi tới xế cửa quan bên kia hẻm thì hai đầu đà đira.
Lúc đó, người qua lại hẻm không đông lắm. Ai nhìn theo Lôi Xíchvà Thường Phi chẳng qua thấy thầy tu từ quán thịt cầy đi ra thì tò mònhìn chơi, có vậy thôi.
Nhưng người thọt chân chú ý tới hai đầu đà không vì lẽ ấy, mà vì tướng mạo cổ quái dáng điệu mạnh khỏe vóc người lực lưỡng của chúng.Người ấy lẩm bẩm :
- Chà! Lâu nay mới được gặp hổ mang! Chúng len lét đi lẹ khôngdám ngoái cổ lại vì sợ khách qua đường cười hay là có nguyên do gì? Theo thử coi!
Ra khỏi hẻm, hai đầu đà đi một quãng thì gặp xe ngựa bèn gọi chở về thành.
- A, chúng vào thành, thử xem nhân vật của chùa nào!
Nghĩ đoạn, người thọt chân liền vẫy chiếc xe khác bảo mã phu :
- Rán theo chiếc xe chạy phía trước kia nhé!
- Xe chở hai hòa thượng phải không?
Người nọ gật đầu chống tay bước lên xe :
- Theo cho tự nhiên kẻo họ để ý thì không nên.
Không bao lâu cả hai xe cùng vào thành Bắc Kinh.
Người thọt chân nghĩ thầm thế nào hai đầu đà cũng bảo mã phu chở về hướng có chùa chiền. Nhưng không! Xe đó qua hết phố nọ đến phố kiavào khu dinh thự đi mãi mới ngừng lại.
Hai người xuống xe trả tiền lững thững đi bộ.
Người thọt chân hành động theo. Tới một tòa dinh thự đồ sộ cóthêu viên bao bọc, hai đầu đà qua cổng có lính canh phòng rất tự nhiênnhư là người nhà vậy. Người thọt chân đứng nép sau một gốc cây lớn nhìntheo ngạc nhiên.
"Đây là phủ quan Thái sư mà bọn này vào làm gì?".
Rình ngó hồi lâu không thấy chi lạ, người thọt trở gót về khudân chúng vào quán gọi nước uống rồi thuê xe ra khỏi thành về Lư Cầukiều.
Lôi Xích và Thường Phi đi thẳng ra dãy nhà ngang ở hậu hoa viên về phòng đóng cửa ngủ một mạch, nhá nhem mới dậy.
Thái sư Trần Chí Hòa cho gia nhân gọi hai người vào căn phòng.Nhác thấy hai người mặt mũi còn đỏ gay mùi rượu sặc sụa. Thái sư hỏi :
- Trưa nay nhị vị đi uống rượu đó ư? Ở đâu vậy?
Lôi Xích ngập ngừng nói :
- Ở đầu Lư Cầu kiều. Thái sư an tâm, chúng tôi không uống ở nội thành đâu.
- Nên giữ gìn cho khỏi mang tiếng Nếu không nhịn được, tôi sẽsai người thân tín làm rượu đưa nhị vị về nhà y vừa kín đáo vừa tự dobiết bao nhiêu. Đất Bắc Kinh này là nơi đế đô, hơi một chút là bị để ýngay. Cẩn thận vẫn hơn.
Trần Chí Hòa vốn thừa biết hạng đạo giới giao thiệp với Kim Lăng như thế nào rồi. Thuận Vương chú trọng đến bản lãnh của họ hơn là đứcđộ của giới tu hành.
Bởi vậy họ Trần chỉ liệu lời khuyên bảo qua loa, nói nhiều không những chẳng được việc gì mà còn mất hòa khí giữa đôi bên.
Thái sư mời hai người ngồi :
- Nhị vị lãnh mật lệnh của Thuận Vương như thế nào?
Lôi Xích đáp :
- Thưa, nhập Hoàng cung nghe ngóng xem Thiên tử có mật bàn hayhành động gì khác hay không. Tình hình Kim Lăng hiện thời như thế nào,chắc Ngài thừa hiểu?
- Sở dĩ tôi hỏi như vậy là vì từ trước đến nay Thuận Vương vẫnhỏi ý tôi trước khi làm một việc gì thuộc khu vực kinh sư. Nhưng thôi,trong khi cấp bách, bỏ qua việc đó. Tôi tin rằng nhị vị tất có bản lãnh, Thuận Vương mới trao cho trọng trách lai kinh do thám trong Hoàngthành. Dù sao, tôi cũng nhắc lại yêu cầu nhị vị hết sức thận trọng. Đểnhà Vua bị kinh động, nghi ngờ thì chỉ thêm khó khăn cho Kim Lăng, nguyhiểm cho tất cả chúng ta.
Thường Phi nói :
- Chúng tôi hiểu lắm. Thái sư có thể tin ở tài lực của anh emtôi. Chẳng hay ngài đã biết đích xác về giờ giấc của Vua chưa? Bản đồnơi Hoàng thành như thế nào? Nhà cửa, lầu các nhiều thế kia biết phươnghướng nào mà đi?
Trần Chí Hòa mở ngăn rút lấy một tờ giấy lớn trải ra mặt án thư, đoạn chỉ vào các hình họa thô sơ trên mặt giấy mà rằng :
- Nhị vị nhận xét cho kỹ đây là họa đồ do tôi phát ra. Bổn phủ ở phía Đông bắc so với Hoàng thành, vậy khi nào do thám nhị vị cần chútrọng về phương hướng cho khỏi lầm các khu lầu khác, vừa nguy hiểm vừamất thì giờ.
Trong họa đồ, tôi ghi rõ sự xa, gần giữa các khu có lầu các lớncho dễ nhận. Hiện thời giờ giấc của Thiên tử đúng như đã ghi trên giấy.Nhị vị ngồi đây xem kỹ cho thuộc lòng chớ không thể đem họa đồ theo mình được.
Lôi Xích hỏi :
- Thiên tử có lập đoàn vệ sĩ giỏi võ thuật canh phòng?
- Vệ sĩ của Thiên tử là các thái giám nội thị, lẽ cố nhiên có tập luyện công phu chớ.
- Họ canh phòng như thường hay mắc thiên la, địa võng?
Trần Chí Hòa mỉm cười :
- Nhị vị quen với lối sống ở Kim Lăng mới hỏi như vậy. Hoàngthành là nơi tử cấm thiệt, canh phòng cẩn mật, nhưng không phải là lúcQuốc gia ở vào tình trạng chiến tranh nên không phòng bị ghê gớm như ởVương phủ Kim Lăng.
Hai đầu đà nhận xét hồi lâu, thuộc lòng bức họa đồ Hoàng thànhvà các điểm ghi ngày giờ của nhà Vua. Trước khi về phòng, Lôi Xích hỏiTrần thái sư :
- Hình dáng Thiên tử thế nào?
- Ngoại ngũ tuần, phương phi tầm thước, râu tóc đen lánh.
Hỏi thế đủ rồi, Lôi Xích, Thường Phi từ tạ Thái sư về tư phòng.
Gia nhân bưng cơm chay lên.
Hai người ngán, ăn qua loa rồi ngồi đánh cờ đến khuya.
Thường Phi nói :
- Trong những điểm ghi ngày giờ của Vĩnh Lạc đáng chú ý nhất cómỗi điểm chỗ ngự một mình tại điện Khánh Hòa, sư huynh định bữa nào khởi sự.
Suy tính một giây lát, Lôi Xích đáp :
- Cuối tháng không trăng, quá canh hai đêm ngày mốt, ta nhậpHoàng cung không cần báo cho Thái sư biết. Hành động xong, ta rời YênKinh luôn.
- Không được! Người trong đình sang hôm sau không thấy ta lại vừa đúng dịp nhà Vua bị ám hại thì Thái sư sẽ bị trao tiếng.
- Một khi chúng ta thành công rồi, cần gì tai tiếng? Vua băng hà trong triều còn ai dám nghi ngờ Thái sư? Vả lại, ta ở Yên Kinh sáu ngày rồi, không nên trì trễ hơn nữa.
Lôi Xích chợt ngừng bặt ra hiệu cho Thường Phi đừng nói, đoạnchỉ tay lên nóc nhà. Hiểu ý, Thường Phi lắng nghe. Lôi Xích rón rén lạiđầu giường, lấy thanh giới đao sáng loáng, nhẹ tay mở cửa ra thẳng ngoài hiên băng mình qua lan can ra hoa viên, và phi thân lên nóc nhà. Nhìnquanh, không thấy gì. Lôi Xích nhẹ nhàng không một tiếng đi từ đầu máinọ sang đầu mái kia tìm kiếm. Thường Phi cũng đến giường mình lấy đaolẻn ra ngoài hoa viên đi vòng quanh dãy nhà ngang. Ngoài tiếng côntrùng, bốn bề yên lặng, Thường nhảy xuống đất trở về phòng. Vừa vào gầntới cửa hai đầu đà chợt thấy một con mèo đen tuyền chạy vụt qua đó. Lặng lẽ về phòng gài cửa lại, Lôi Xích nói nhỏ :
- Sư đệ có nghe thấy gì không?
Thường Phi lắc đầu :
- Hình như có tiếng động trên mái nhưng không chắc vì đang mãi nghe sư huynh nói chuyện.
- Rõ ràng có tiếng động y hệt bước chân kẻ nào rình trên mái.
- Có lẽ là con mèo đen vừa rồi. Nếu quả thật có dạ hành khách vào nổi nơi đây, chẳng lẽ họ nặng chân đến thế sao?
Lôi Xích chưa kịp trả lời thì tiếng mèo kêu ở trên mái nhà vọng xuống.
Thường Phi mỉm cười :
- Chúng ta đang mãi nghĩ việc phi hành vào Hoàng thành nhận lầmbước chân mèo. Đích thị con mèo đen hồi nãy gây tiếng động trên mái đó.Khi sư huynh phi thân lên mái, nó thấy bóng người nên vội xuống đất. Nay ta trở xuống nó lại lên mái như hồi nãy.
Lôi Xích im lặng.
Thường Phi lẩm bẩm :
- Lắm lúc thần hồn nát thần tánh đến tức cười!
° ° °
Trời tối như mực. Dân chúng Đế đô mơ màng giấc điệp.Gió thổi nhẹ lùa vào những khóm lá um tùm bật thành tiếng xì xào âm thầm bí mật. Hai bong đen thoăn thoắt chạy trên đường ra khỏi khu dinh thựtiến thẳng vào phía Hoàng thành. Tới nơi, họ lẩn dưới bong cây lặng lẽquan sát. Đi vòng một quãng dài nữa, nơi có hai quân canh đang vác giáosong đôi đi đi lại lại thì thào chuyện trò hai dạ khách chờ lúc chúngxây lưng lai đi ra xa, mới băng mình vượt hào đứng nép mình vào chânthành.
Trên mặt thành, bước chân vẫn đều đều trở lại gần, qua nơi haingười núp và nhẹ dần. Như hai chiếc én liệng, Lôi Xích và Thường Phi vìchính hai đấu đá nhảy vụt lên tường cao rồi đạp xuống đất nội thành nhẹnhàng không một tiếng nhỏ. Chờ hai quân canh qua một lần nữa, khi chúngđi khỏi, hai đầu đá liền phi hành mất hút vào khu dinh điện. Lôi Xíchghé tai bạn :
- Các mái điện liên tiếp dễ chuyền rồi, lên đi!
Hai đầu đà nhảy lên nóc điện gần nhất tiến thẳng vào khu trungương. Khi lên cao, lúc xuống thấp tùy theo chiều cao của điện đài. LôiXích khoác tay ra hiệu ngừng tiến.
Cả hai đứng lại bên con rồng bằng sứ vẽ mình trên nóc điện máingói cong cong. Thường Phi nhắc lại câu: "Khánh Hòa điện cao nhất".
Lôi Xích nhận xét giây lát, rồi chỉ chênh chếch sang phía hữu.
- Có lẽ kia còn ánh đèn. Hôn quân đến ngày tận số rồi!
Hai đầu đà chạy vòng tránh một khu hoa viên rộng lớn cây cối umtùm, tiến vào khu có nóc điện ba từng cao hơn cả. Ẩn mình trong cụm lácây cao, chúng lặng lẽ quan sát mặt tường hoa.
Trừ ánh đèn le lói trên lầu ba, hai từng dưới hoàn toàn chìmtrong bóng tối. Không do dự, chúng rời cành cây xuống mặt tường chạy gần ra nơi gần má dưới hơn cả mới chuyền vào. Nằm ép xuống mái nghe ngóngkhông thấy động tĩnh, chúng phi thân lên nếp mái thứ nhì, rồi từ đó vượt lên mái thứ ba bò theo dốc mái lên tới lan can vào hành lang.
Tòa lầu rộng rãi vẫn lặng lẽ không có lấy một tiếng động nhỏ.Không ai bảo ai, hai đầu đà cùng lấy làm lạ không hiểu bọn thái giám vệsĩ của nhà Vua canh phòng thế nào mà đến nỗi không hề thấy một bóngngười! Ánh sáng lọt qua mấy khuôn cửa sổ lấp kiếng màu vàng lợt.
Chúng đi vòng ra phía sau thấy có thang lầu xuống từng dưới, rón rén tới một cửa sổ cao hơn đầu người, Lôi Xích vòng hai tay ra sau lưng ra hiệu báo Thường Phi trèo lên nhìn vào.
Thường Phi hành động theo, khẽ nhô đầu nhìn qua khuôn kiếng,đoạn xuống ngay. Y quơ tay ra hiệu không có gì. Tiến tới cửa sổ khác ởđầu kia, chuyến này Thường Phi, Lôi Xích không phải trèo vì cửa vừa tầmmắt. Chúng mừng rỡ vì bên trong có người!
Người đó ngồi xây lưng lại, trong chiếc kỷ lớn khoác thường phục màu xanh đầu choàng ấn khăn đồng màu, đang đọc sách bên một án thư chân quỳ thấp. Vị ngồi xoay lưng lại và cũng vì chiếc khăn phủ trên đầu lòaxòa, hai đầu đà không trông thấy râu tóc của nhân vật ngồi đó, nhưngtheo lời Thái sư thì đây là nóc điện cao nhất trong Hoàng thành ở giữakhu trung ương, nhà Vua ngự trên lầu ba. Đúng Hoàng đế rồi, còn ai vàongồi đọc sách ở nơi đây nữa!
Chúng thử đẩy cửa sổ kiếng, bên trong gài cứng ngắt. Hai ngườiđành trở lại đầu điện bên kia, liền mở thử cửa ra vào. Lôi Xích nhẹ tayvặn nắm cửa. May quá, cánh cửa từ từ mở. Y ló đầu nhìn vào. Long sàng kê ngay chính giữa. Long bào vắt ngang trên kỷ trạm. Phòng ngủ vắng tanh,có cửa thông sang thơ phòng, nơi Vua đang ngự. Không còn nghi ngờ chinửa, Lôi Xích bước vào, Thường Phi theo sau cửa khép lại. Chúng rón réntiến tới chỗ cửa võng chạm cành trúc tuyệt đẹp, nép mình sang hai bên.
Vĩnh Lạc hoàng đế vẫn ngồi y nguyên, tay giở trang sách vừa đọchết. Vướng chiếc khăn phủ lòa xòa, hai đầu đà không trông thấy râu tócnhà Vua. Nhưng chẳng phải Hoàng đế đang ngự trên kỷ, còn ai vào đó nữa!
Lôi Xích hất hàm ra hiệu cho Thường Phi cùng tiến lẹ sang thơ phòng.
Nhà Vua đến giây phút tận số thiệt, nên không linh tính cảm thấy tử thần tới sau lưng.
Lôi Xích đến cách nơi Vua ngồi còn độ hai bước khẽ dằn giọng :
- Hôn quân! Mi tận số rồi! Coi đao ra đây!
Tức thi lưỡi giới đao sáng loáng giơ cao lên hạ chéo xuống cổnhà Vua. Nhưng, kỳ thay, đồng thời, người ngồi trên kỷ, lẹ như cắt cúirạp đầu ra phía trước. Lưỡi đao hạ mạnh, chém phập vào đầu lưng kỷ bằnggỗ mun chắc nịch, ngập quá nửa. Nhà Vua vừa né đòn, quật luôn chiếc khăn phủ trên đầu quấn chặt lấy cổ tay đầu đà thích khách giựt mạnh. LôiXích mất đà, cánh tay như bị sợi dây tam cố quấn chặt giựt nhào về phíanhà Vua. Y chỉ kịp nhận ra Thiên tử cao lớn, phương phi sắc diện hồnghào, râu tóc... bạc như cước, thì bàn tay tả xòe lối Cương đao thủ đãchặt mạnh xuống cánh tay y.
Tiếng rắc khô khao dội lên căn phòng tĩnh mịch. Xương tay thíchkhách gãy lìa. Lôi Xích đau buốt chưa kịp kêu thì trái đấm Thôi sơn bênhữu đả như chùy sắt do nhà Vua vung ra trúng giữa mặt y bể mắt, máu mũi, máu miệng hộc ra như tưới. Tấm thân to lớn của đầu đà bật ngửa ra phíasau vừa hứng đúng lưỡi giới đao của Thường Phi xả xuống định chém ngườinọ, dè đâu lại xả đôi vai tả của đồng bọn.
Lôi Xích không kịp la hồn đã lìa khỏi xác sau khi bị luôn ba đòn trong chớp mắt. Thường Phi luýnh quýnh rút đao ra, đưa chân tả đạp tửthi sang một bên cho khỏi vướng, đồng thời quơ trái lại một đao nhằm cổThiên tử.
Y rất đỗi ngạc nhiên không hiểu tại sao nhà Vua không giống hình dáng người mà Thái sư đã tả rõ ràng cho y và Lôi Xích nghe, hơn nữa sao lại giỏi võ đến mực độ vậy?
Thứ đòn giang hồ mà Thiên tử vừa áp dụng hạ ban quả thiệt rấtcao siêu chớ không phải bất cứ ai cũng dung nổi. Chém bất ngờ, lợi thế,Lôi Xích còn bị chết không kịp ngáp nữa, ta bây giờ đấu hay thôi?
Sự thất bại rõ rệt quá rồi! Ở cũng chết, chạy chắc cũng không thoát, Thường Phi không có quyền lựa chọn nữa nên liều mạng.
Trước đây khi ở Kim Lăng ra đi với nhiệm vụ lớn lao hành thíchThiên tử y và Lôi Xích quả quyết hứa với Thuận Vương rằng nếu thất bạithì cam chịu chết chớ không được lộ chuyện. Tình thế hiện thời đã tráihẳn. Đầu hàng, thủ cấp của y cũng sẽ sót tại pháp trang hoặc tứ mã phânthây, thà rằng đánh để được chết lẹ như Lôi Xích còn hơn, còn không mang tiếng hèn hạ với Kim Lăng. Đời ai lại đầu hàng sẽ minh hạ sát hụt baogiờ! Quyết đánh!...
Lát đao quơ trái lẹ như gió, nhưng Thiên tử còn lẹ hơn gió thụpxuống tránh đòn, đồng thời xỉa luôn bàn tay Cương Đao Thủ đá chặt gãylìa tay Lôi Xích vừa rồi trúng sườn Thường Phi. Gãy xương sườn, đầu đàđau nhói buốt lên tận cổ lảo đảo ba bốn bước, té vật ngửa ra sàn gạchhoa...
Thiên tử xốc áo lẹ chưa ra chỗ cửa võng trúc nhìn bên phòng ngủ, chắc chắn bọn thích khách chỉ có hai người bèn vỗ tay mấy cái ra hiệu.Từ phía sau chiếc tủ đứng lớn trong thơ phòng vừa xây ra trận chiến đấumau lẹ nhưng kinh khủng, hai người bước ra nét mặt chưa hết kinh ngạc.
Thiên tử cúi đầu kính cẩn nói với người đứng trước :
- Muôn tâu, mọi sự xong rồi chắc không đến nỗi kinh động Bệ hạ?
Người đó tươi cười :
- Không! Trẫm hoàn toàn tin ở tài võ dòng cao siêu của Thượng nhân. Công ơn ấy Trẫm biết lấy gì đền đáp được?
Đức Võ Thượng Nhân khiêm tốn :
- Đó là bổn phận của hạ thần. Được Bệ hạ cẩn trao tánh mạng chothần bảo vệ là một việc vinh dự đặc cách cho kẻ tu hành này rồi.
Chỉ hai đầu đà trên mặt gạch, Đức Võ nói tiếp :
- Trong hai tên này thì tên nằm trong tử nạn. Tên nằm ngoài còn sống đủ để điều tra.
Nhưng Thượng nhân ngừng bặt, vội tiến tới chỗ Thường Phi cúixuống xem xét. Đầu đà này đã chết từ lúc nào rồi, tử thi còn thiết XíchTử. Thấy miệng y trào máu, Đức Võ lấy làm lạ, nạy hàm dưới ra coi qua và hiểu ngay nguyên cớ :
- Tâu bệ hạ, tên này cắn lưỡi tự sát rồi. Uổng quá! Thần chỉ nhẹ tay đánh y trúng thương để điều tra, không ngờ y gan dạ như vậy.
Vĩnh Lạc hoàng đế xua tay :
- Bất tất! Biết như vậy đủ lắm rồi, cần chi tìm xa hơn nữa?
Quay lại, nhà Vua bảo người đứng sau :
- Lý khanh liệu cho đem mấy xác này đi.
Viên Tổng thái giám trung thành kính cẩn đi ra góc thơ phòng,giựt dải lụa đỏ gọi chuông báo hiệu xuống lầu dưới. Lát sau, mười Tháigiám trung thành đai nịt gọn ghẽ, lưng đéo đoản đao vào lối cửa chánh do Lý Tuyên vừa mở. Như đã biết trước, họ không ngạc nhiên, im lặng bỏ hai tử thi vào bao khiêng đi, lau chùi sạch sẽ các vết máu và toan dẹp luôn cả chiếc kỷ lớn hãy còn cây giới đao cắm ngập trên thành kỷ.
Vĩnh Lạc hoàng đế tuyên :
- Bỏ thanh đao ra thôi, để nguyên kỷ đó Trẫm dùng làm kỷ niệm đại công cứu giá của Thượng nhân đêm nay.
Chờ các Thái giám vệ sĩ dọn dẹp xong, ra khỏi ngự phòng, Hoàng đế hỏi Đức Võ :
- Đêm nay còn chi đáng lo ngại nữa không?
- Tâu Bệ hạ không, chúng chỉ có hai người, thần đoán chắc như vậy.
- Bây giờ khanh có thể cho Trẫm biết vì lẽ gì khanh đoán Trẫm lâm nạn không?
- Thần vốn khảo cứu về môn diện tướng, chuyến trước nhận xét kỹ, thần thấy trên án đình của Bệ hạ có vừng hắc ám, tiên đoán có lẽ mưuhại nên tính thời gian thần về kịp. Nay vừng hắc ám đó biến hết rồi Bệhạ an tâm.
- Gớm thiệt! Không ngờ Trần Chí Hòa đối với Trẫm lại gia tâm đến như vậy! Sáng mai lâm triều, Trẫm sẽ hạ lệnh bắt y trước mặt há quanmới được.
Đức Võ can :
- Bệ hạ đã tin được ở nơi thần, vậy cho phép thần được tỏ bày.
- Khanh cứ nói. Lúc này Trẫm cũng nghe theo lời khuyên nhủ của khanh.
Trong triều, tất thế nào Thái sư cũng có phe đảng, mà Bệ hạ chưa biết rõ là những ai. Nay họ Trần bị câu lưu, những người kia tất lo sợlà đủ thì giờ bí mật bôn đào. Chi bằng Bệ hạ nên cho các thám tử bí mậtđiều tra, dò xét xem những ai năng đi lại thân mật với họ Trần, như vậysau này chỉ hạ một mẻ lưới lớn là bắt được hết nội bọn.
Hiện thời ta đang dung kế "Điệu Hổ Ly Sơn" dụ Thuận Vương vềtriều, tin Trần thái sư bị bắt sẽ vọng ngay tới Kim Lăng, dĩ nhiên Thuận Vương e ngại không khi nào dầm lại đáo kinh sư, và dù thất bại, vịvương gia đó cũng sẽ khởi phản ngay trong khi Mã nguyên soái đang điềuđộng cuộc bí mật bao vây ranh giới Kim Lăng. Vậy việc câu lưu họ Trầnbất lợi cho kế hoạch hiện thời của ta. Dám mong Bệ hạ nghĩ lại.
Hoàng đế suy tính giây lát :
- Khanh nói có lý, Trẫm tuân theo nhưng muốn yêu cầu khanh một điều.
- Xin Bệ hạ ban truyền.
- Trẫm muốn lưu hiền khanh trong cung ít lâu để giúp Trẫm toantính đại sự, Trẫm biết khanh quen cuộc đời rộng rãi hồ hải muôn phươngnhưng thế tưởng lúc này khanh hãy hy sanh chút ít thì giờ vì quốc gia,vì Trẫm, lưu lại Hoàng cung. Trẫm để riêng lầu nhì điện Khánh Hòa tùykhanh sử dụng. Nơi đây toàn người thân tín viên uyển rộng rãi u nhã,chắc hiền khanh không đến nỗi gò bó lắm. Chừng nào muốn ra ngoài Hoàngthành đã có Lý khanh đưa dẫn. Chắc khanh không nỡ chối từ?
Biết ý nhà Vua còn lo ngại sau vụ hành thích trượt vừa xảy ra,vả lại việc du ngoại Côn Luân Sơn không cấp bách, Đức Võ bèn nhận lời.
Hoàng đế mừng rỡ truyền Lý Tuyên sửa soạn ngay lầu nhì Khánh Hòa điện thành tư thất để Đức Võ Thượng Nhân sử dụng.
(Tới đây mời bạn đọc thân mến ngược dòng thời gian cùng tác giảđể hiểu tại sao lại có vụ cứu giá may mắn ấy). Nguyên từ chuyến trước,hôm vào Hoàng cung cùng Trại Mạnh Thường dự tiệc yến, Đức Võ kín đáonhận diện tướng của nhà Vua thấy có điểm bất thường nên tính toán ngay,tiên đoán Hoàng đế sẽ lâm nạn trong một thời gian sau. Bởi vậy, từ YênKinh lên Trương Gia Khẩu ra Quan ngoại không còn bao xa, Đức Võ về thămBạch Sơn miếu trong dãy núi Cửu Huyền ít ngày, rồi vội xuống Yên Kinhngay. Khi qua Lư Cầu kiều, Đức Võ ngừng lại nơi trang trại của Tề QuânBảo thăm hỏi. Người nhà vốn trước kia đã có dịp biết Thượng nhân, nên ai nấy đều kéo ra lạy chào.
- Tề quân đâu không có nhà? Bần đạo vô duyên quá nên không được tương kiến.
Người nhà đáp :
- Tề trang chủ lên đầu địa điểm Lư Cầu kiều thăm người bạn giờnày cũng sắp về rồi, xin người nán lại kẻo chúng con bị quở trách.
Không muốn đi ngay, Đức Võ lưu lại tề gia trang chờ. Quả nhiên, chiều hôm ấy Tề Quân Bảo đi xe ngựa về nhà.
Hay tin có quý khách, họ Tề vội tấp tểnh vào thẳng sảnh tường quỳ lạy ra mắt.
- Lâu nay không thấy người qua chơi, chẳng hay cơn gió lạ nào đưa người về đất Lư Cầu thế này, tiểu tử mỏi mắt trông chờ.
Đức Võ niềm nở đỡ Tề Quân Bảo dậy :
- À! Có chuyện hay lắm. Hiền khế được mạnh giỏi chớ?
Tề Quân Bảo mời Thượng nhân an vị :
- Ơn trời! Tấm thân tàn phế này được như thưởng cuối thu nămngoái, ngu điệt Nam du và may mắn được diện kiến Lam Y nữ hiệp và Chuđại hiệp ở Âu Dương trang bên Tô Châu...
Đức Võ cười khà ngắt lời :
- Và tặng báu kiếm Âu Dương Bích Nữ yêu cầu trả hận xưa?
Tề Quân Bảo ngạc nhiên :
- Thượng nhân gặp Chu gia Tam hiệp rồi ư? Ngu điệt có lời mừng.Chu gia đại hiệp sánh duyên cùng Âu Dương tiểu thơ quả rất xứng đôi loan phụng.
- Bần đạo gặp họ rồi, cũng tại Âu Dương trang từ khi Tam hiệp ởHàng Châu trở về. Vừa rồi bần đạo nói chuyện là thế đó. Hiền điệt chưabiết sao?
- Thưa chưa nhưng chắc Trảm Lư hùng kiếm đã uống máu kẻ thù.
Đức Võ gật đầu :
- Đúng vậy. Hiền điệt đã toại chí nguyện. Bần đạo có lời mừng.
- Thượng nhân bèn đem chuyện Tam hiệp đi Hàng Châu cứu Liễn Ngọc Kim, do đó khám phá ra vụ Hải Hoa lâu đài của gian vương Đề đốc VĩnhBình và trả hận cho hai họ Tề, Nhạc thế nào kể rõ ràng một lượt.
Tề Quân Bảo hân hoan cung bái Thượng nhân :
- Chừng nào gặp Tam hiệp, mong người chuyển lời cảm ơn của tiểutử, và mong rằng Tam hiệp sẽ qua tệ trang cho tiểu tử được thân bái triân.
- Chắc ba người đó thế nào chẳng có dịp qua đây? Hiện thời họ đang mắc bận vụ mãnh tướng, đầu đà Kim Lăng.
Nghe đến hai tiếng đầu đà, Tề Quân Bảo ngẩn người nghĩ tới việc gặp hai đầu đà lực lưỡng ở tiệm thịt cầy ra hồi quá trưa.
Đức Võ lấy làm lạ hỏi :
- Hiền điệt nghĩ gì vậy?
Tề Quân Bảo kể chuyện vừa ở nhà người bạn ra thì gặp hai đầu đàtrong hẻm vừa nhậu thịt cầy, mặt mũi đỏ gay cho Thượng nhân nghe, và nói tiếp :
- Có điều lạ là hai tên ấy về thẳng dinh Trần thái sư.
Đức Võ nghiêm nét mặt :
- Hiền điệt theo chúng vào Yên Kinh ư?
- Dạ, thấy họ dữ tợn dáng điệu kỳ dị, nên ngu điệt tò mò theoxem về ngôi chùa nào, chẳng ngờ chúng thuê xe vào thành đến dinh Thái sư rất đỗi tự do đàng hoàng, y như là kẻ đã từng giao dịch lâu ngày vớiThái sư từ lâu rồi.
- A! Như vậy đó! Hay là...
- Thượng nhân liên tưởng đến bọn đầu đà thân tín của Kim Lăng,nên nghi ngờ ngay có lẽ Thuận Vương sai hai tên đó lên Kinh sư liên lạccùng Trần Chí Hòa mưu tính sự gì chăng?
Thấy Thượng nhân có vẻ suy tính việc gì hệ trọng, Quân Bảo hỏi :
- Thượng nhân đã từng gặp hai tên ấy rồi sao?
- Không, nhưng có một việc kỳ lắm. Hiện thời chưa biết rõ nên không dám nói.
Biết tính Thượng nhân không ưa hỏi nhiều khi người không muốnnói, Tề Quân Bảo trọng sự yên lặng ấy, bèn hối gia nhân dọn phòng ốc đểThượng nhân nghỉ ngơi và dọn tiệc chay thiết đãi.
Cơm nước xong, hai người chuyện vào hồi lâu, Đức Võ suy tínhnhất định vào phủ Thái sư do thám ngay đêm ấy, bèn hỏi thăm đường họ Tề.
Vốn rất thuộc đường nội thành, nên sau lời chỉ dẫn của Tề Quân Bảo, Thượng nhân hội ý nhận ra ngay dinh Trần Chí Hòa ở đâu.
Đức Võ xốc áo đứng lên :
- Bần đạo phải vào thành ngay, gấp lắm!
Tề Quân Bảo ngạc nhiên :
- Thượng nhân có trở lại đây không? Chẳng mấy khi người ghé tệ trang...
- Chưa nói trước được, nhưng bần đạo còn ở Yên Kinh một thời gian, rảnh việc sẽ về đây quấy quá cùng hiền điệt đào đạo.
Họ Tề đành vào phòng lấy hành lý, tiễn Thượng nhân ra tận cổng.Đức Võ lẹ bước đi được một quãng đường sắp vào khu phố Lư Cầu kiều, thìcó tiếng xe ngựa chạy phía sau. Xa phu thấy người đi bên đường đeo hànhlý, bèn hỏi lớn :
- Xe vào thành đây, còn một chỗ ngồi, đạo trưởng đi không? Chuyến cuối cùng đây.
Đức Võ giơ tay ra hiệu cho xe ngừng lại :
- Có phải chờ không?
- Đủ chỗ rồi, đi ngay mới kịp giờ đóng cổng thành, mời đạo trưởng lên xe.
Đức Võ lên xe. Xa phu cho xe chạy từ từ ra khỏi Lư Cầu kiều mớithúc ngựa chạy vùn vụt về thành Yên Kinh thì trời vừa tối hẳn. Các hànhkhách xuống cả khu phố chợ. Thượng nhân bảo xa phu :
- Đại ca có biết phủ quan Thái sư không?
- Thưa có, đạo trưởng muốn vào đó?
- Đi qua cho biết chỗ để mai vào hầu quan.
Xa phu cho ngựa chạy kiệu, hồi lâu đi tới một tòa dinh thự đồ sộ cực kỳ sang trọng :
- Kinh quan Thái sư đây nè, đạo trưởng ơi!
Đức Võ nhận xét cẩn thận, đoạn bảo xa phu đánh xe về Thái Hòalộ. Lát sau tới nơi, Đức Võ trả tiền xe rồi đến thẳng nhà Tổng thái giám Lý Tuyên. May thay, hôm ấy họ Lý có ở nhà mừng rỡ tiếp đón :
- Một mình Thượng nhân lên Yên Kinh thôi ư?
Đức Võ mỉm cười :
- Xuống Yên Kinh thì đúng hơn, vì bần đạo ở Trương Gia Khẩu tới.
Lam Y gọi gia nhân làm cơm, nhưng Đức Võ ngăn lại :
- Bần đạo dung bữa ở Lư Cầu kiều rồi, xin ngủ nhờ thôi.
- Đã tới đây mà Thượng nhân còn ăn trước ở Lư Cầu! Chắc có việc chi bất thường?
- Quả vậy, mai mới biết đích xác được. Có lẽ sẽ nhờ đến tiên sinh.
Tối ngủ nhà đêm nay, sáng mai mới vào cung.
Lý Tuyên hối gia nhân dọn phòng riêng để khách ở.
Quá canh hai đêm ấy, Đức Võ đai nịt gọn ghẽ phi hành vào dinhTrần thái sư. Trong đại diện, đèn lửa đều tắt tối om. Đứng trên nóc nhà. Đức Võ thấy ánh sang le lói ở hậu viên, bèn chuyền tới đó. Ánh đèn phát ra từ một gian phòng đầu dãy nhà ngang.
Nhẹ nhàng, Đức Võ lẻn vào hành lang ghé mắt dòm qua khe cửa.Trong phòng, hai đầu đà lực lưỡng, hung ác vừa đối diện đánh cờ, vừachuyện vãn. Đức Võ nghe rõ mồn một không sót câu nào, nghĩ thầm: Ta ngờquả không sai. Hai tên này là thủ hạ Kim Lăng vâng lệnh Thuận Vương lênYên Kinh ám sát Thiên tử. Bọn gian tặc này ghê gớm thật! Được, xem chúng sẽ giở những trò gì!
Nhân dịp muốn thử tài hai đầu đà, Đức Võ bèn phi thân lên máinhà cố ý đi nặng chân đoạn nhẹ như cắt, chuyền hoa viên nhảy lên cây lớn ẩn mình trong khóm lá um tùm xem động tĩnh. Quả nhiên, lát sau, hai đầu đà thấy động kéo nhau ra xem xét tìm kiếm. Đức Võ nhìn kiểu cách haingười, biết công phu luyện tập của chúng vào bậc khá. Lôi Xích, ThườngPhi tìm kiếm quanh nhà không thấy gì bèn trở vào phòng.
Đắc Võ chờ chúng đóng cửa xong xuôi mới từ trên cây nhảy xuống, vượt tường ra khỏi hoa viên trở về nhà Lý Tuyên đi nghỉ.
Sáng hôm sau, Lý Tuyên sửa soạn vào Hoàng cung.
Đức Võ nói :
- Lý tiên sinh tâu với Hoàng thượng, bần đạo có việc tối ư quan trọng xin yết kiến.
- Như cần, Thượng nhân khá cùng tôi vào cung ngay cũng được.
- Giờ này, Thiên tử còn lâm triều, xin cứ tâu hộ như vậy.
Viên Tổng thái giám suy nghĩ giây lát :
- Đã vậy, cuối giờ Mùi, Thượng nhân chờ tôi ở cửa hậu Hoàng thành, tôi sẽ đưa vào người còn nhớ cửa ấy không?
- Quên sao được! Đúng giờ, bần đạo sẽ có mặt tại đó. Cần phải trang phục thái giám nữa không?
Lê Tuân lắc đầu :
- Không tôi đã điều chỉnh nhân viên hầu ở Khánh Hòa điện rồi.
Viên Tổng thái giám đi khỏi, Đức Võ ở nhà mưu tính cuộc cứu giávà đàm đạo cùng Lý lão ông. Đúng giờ, Đức Võ đến nơi hẹn Lý Tuyên đã chờ sẵn ở đó rồi, dẫn Thượng nhân theo đường cũ vào thẳng Khánh Hòa điện.Vĩnh Lạc hoàng đế chờ ở thơ phòng trên lầu ba. Vào đến nơi, Đức Võ toanquỳ triều bái thì nhà Vua đã phán :
- Miễn lễ cho hiền khanh và chớ câu nệ để Trẫm được thân mật hơn.
Đức Võ vái dài cảm tạ, nhà Vua chỉ cẩm đôn mời ngồi. Lý Tuyên toan rút lui, Hoàng đế giữ lại mà rằng :
- Lý khanh cùng ngồi đây không sao!... Thượng nhân có điều chi mách bảo Trẫm?
Đức Võ nhìn kỹ sắc diện Thiên tử rồi tâu trình vụ vô tình dò xét biết việc hai đầu đà do Kim Lăng phái lên Yên Kinh ở trong dinh Thái sư mưu đồ hành thích.
Nhà Vua tái sắc cau mặt rồng :
- Thế này thì chúng lộng hành quá sức! Để Trẫm phái Ngự lâm quân vây bắt Trần Chí Hoa và nội bọn điều tra, tru di tam tộc cho rồi!...
- Dám xin Bệ hạ chớ nóng giận hỏng đại sự, thần đã tới đây,quyết vì Bệ hạ bắt hai tên thích khách ấy để sau này dẫn chứng cùng gian đảng cho chúng khỏi chối tội. Thái sư thấy chúng không trở về tất nghirằng bọn đầu đà không thi hành nỗi trọng trách xấu hổ bỏ đi chớ khôngngờ chúng bị bắt đâu. Vậy đêm mai, thần xin thay thế Bệ hạ chờ chúngtới. Trong khi ấy, Bệ hạ và Lý tổng thái giám cứ an tâm núp sau chiếc tủ lớn kia, xem hạ thần bắt thích khách như thế nào.
Vĩnh Lạc hoàng đế nén giận, ưng theo kế hoạch của Thượng nhân :
- Được, Trẫm chuẩn theo lời khanh nhưng khanh ở luôn trong cungcùng Trẫm có được không? Lỡ chúng thay đổi chương trình, đêm nay vàohành thích thì sao?
- Thần đoán chắc đêm mai chúng mới hành động vì chúng dò biết đêm nay Bệ hạ không ngự tại điện Khánh Hòa.
Nhà Vua cau mặt :
- Sao chúng biết rõ được như vậy? Chắc Trần Chí Hòa lộ chuyện bầy mưu thiết kế cho hai tên gian đạo ấy chớ chẳng không!
- Muôn tâu, dĩ nhiên là thế rồi. Giờ đây thần cáo lui, chiều mai sẽ vào hầu.
- Khanh trở về tư thất cùng Lý Khanh?
- Dạ.
° ° °
Nói về Trần thái sư sang hôm sau dậy trước canh nămsửa soạn vào chầu Ngân Loan điện như thường lệ. Trước khi lên kiêu, Thái sư cho gia nhân xuống thơ phòng của Lôi Xích, Thường Phi kêu lên sảnhđường hỏi chuyện. Lát sau gia nhân trở lại báo :
- Bẩm Thái sư, nhị vị hòa thượng không có trong phòng. Cửa để hé, con tìm mọi nơi cũng không thấy.
Trần Chí Hòa giật mình :
- Thiệt như vậy không? Ngươi tìm kỹ chưa. Thử kiếm lại coi nào!
- Thưa, con tìm kỹ rồi. Chắc chắn không có ở trong dinh.
- Hành lý còn ở trong phòng không?
- Thưa không, khí giới cũng vậy. Đem đi hết.
Trần Chí Hòa nghĩ thầm: Hay là chúng bị bắt rồi? Do thám xong,ít nhất hai người ấy phải về đây trước canh năm. Mang theo hành lý,chẳng lẽ chúng đi thẳng? Họ Trần phân vân lo ngại, nhưng giờ đi chầu đãtới, y đành lên kiệu ra đi. Nét mặt khó đăm đăm, lo buồn. Trần Chí Hòanghi ngờ không biết nghĩ thế nào cho xác đáng cả. Theo trong thơ củaThuận Vương, hai đầu đà lên Yên Kinh với nhiệm do thám Hoàng cung. Sauđêm đầu vào Hoàng thành mà không thấy về thì hoặc bị hại, hoặc bị bắt.Nhưng vì lẽ gì Lôi Xích, Thường Phi đem hành lý theo? Hay là chúng cómật vụ nào khác mà Thuận Vương không tiện cho ta biết? Ám sát Hoàng đếrồi đi thẳng chăng? Có lẽ, dù thế nào cũng nguy hiểm cho chính mình.Không thấy báo động, tất không có cuộc hành thích nhà Vua. Nếu hai đầuđà bị bắt trong Hoàng cung, chúng bị điều tra và khai ra thì họ Trần can tội phản nghịch, ba họ sẽ rơi đầu!... Nguy hiểm! Thiệt là nguy hiểm!
Vào tới Ngọ Môn, Trần thái sư xốc áo xuống kiệu vào sân rồng.
Bách quan đã về tụ đông đủ, tụm năm tụm ba trò chuyện. Trần ChíHòa đáp lễ các bạn đồng liêu, rồi một mình đi bách bộ trong sân ruộtnóng như cồn, mong Thiên tử lâm triều. Các quan vội vào Kim Loan điệnxếp thành hai bên văn võ. Hai hàng tả thị vệ, hữu Thái giám dẫn đầu,Thiên tử vận Long bào cổn vũ đi giữa. Bước lên thềm ngọc dát vàng, Thiên tử đứng trước Long ỷ, Bách quan phủ phục tung hô vạn tuế. Riêng Trầnthái sư được đặc cách cung bái.
Nhà Vua kín đáo nhận xét thấy nét lo âu thoáng trên mặt họ Trầnthì hiểu ngay nguyên cớ. Vì hai tên đầu đà thích khách không trở về chớgì? Trái lại, Trần thái sư liếc trộm thấy mặt rồng hoan hỉ khác thường,lấy làm lạ, không hiểu sao cả.
Triều bái xong, bách quan an tọa. Nhà Vua nhìn khắp hai hàng văn võ và cuối cùng nhìn thẳng vào mặt Thái sư. Trần Chí Hòa rùng mình,chớm hắt luôn mấy cái, nghĩ thầm: "Chắc có chuyện chi rồi!".
Giây lát, Thiên tử phán :
- Hình như Trần khanh quý thể bất an? Nếu vậy Trẫm cho miễn hầu, hôm nào khỏe hẳn hay.
Đứng lên cung tay cúi đầu, Trần Chí Hòa tâu.
- Thưa, không sao. Hạ thần ít lâu nay quả trong người không được bình thường, nhưng cũng còn đủ sức đi chầu không đến nỗi phải nghỉ.
- Ủa! Sao không cho Trẫm hay? Để tan chầu, Trẫm sẽ phái ngự yvào dinh chẩn mạch bốc thuốc đại bổ. Thái sư sẽ bình phục ngay. Hẳn làvì khanh mắc nhiều công chuyện tổ chức Võ trạng và sửa soạn võ trườngnên bị lao lực chớ gì? Khanh quyền cao tước trọng tột bực rồi. Để saucuộc thi Võ, Trẫm sẽ đặc cách khen thưởng lối khác vậy. Thấy khanh lầmviệc quá sức, Trẫm ái ngại vô cùng!...
- Muôn tâu Bệ hạ, làm việc là bổn phận hạ thần. Bệ hạ quá khenkhiến thần mắc cỡ với bạn đồng liêu. Tội thần quả đáng chết vì đã để Bệhạ nhọc lòng suy nghĩ.
Vĩnh Lạc hoàng đế thản nhiên :
- Khanh là người có công với sơn hà, xã tắc sau nhiều năm phụcvụ, lẽ nào Trẫm không có quyền ưu ái một công thần?... A, việc mở rộngvõ trường tiến tới đâu rồi? Chừng nào hoàn thành?
Khai triều, Trần Chí Hòa giật mình thon thót mỗi khi nhà Vua hỏi đến sức khỏe và khen ngợi công lao của mình, nay Vua đổi sang câuchuyện khác, họ Trần khoan khoái thở phào như kẻ vừa cắt được sức nặngngàn cân đè nén trên lồng ngực :
- Muôn tâu, việc đó mới xúc tiến mạnh mẽ chỉ trong vòng một tháng nửa là hoàn thành.
Vĩnh Lạc hoàng đế gật đầu :
- Kỳ này, với Thuận Vương đứng Chánh giám khảo thiệt rất tâm lý, chiếu chỉ đã được cấp tốc gửi xuống Kim Lăng.
- Được lắm, đã lâu Trẫm không có dịp gặp y chuyến này quyết mở đại hội chung vui.
Vua lần lượt thản nhiên nghe các quan khác xuất bản tâu trình cùng việc phê phán công minh, rồi bãi triều.
Trần Chí Hòa về phủ càng không hiểu vụ Lôi Xích, Thường Phi đãmất tích ra thế nào cả, nên kết luận rằng chúng tôi đã thử vào Hoàngthành, thấy khó khăn, tự liệu không hành động nổi, bèn lẻn về phủ lấyhành lý bỏ đi mất. Có lẽ chúng đã đại ngôn trước mặt Thuận Vương, chưabiết chừng không dám trở về Kim Lăng. Họ Trần bèn tháo mật thơ như sau,sai người thân tín đưa gấp xuống Kim Lăng. Thơ rằng:
"Trần mỗ thân gửi Chu huynh nhã giám.
Lôi, Thường thân hữu có qua Yên Kinh ghé thăm rồi được đúng chín hôm và yêu cầu giúp đỡ một vài việc. Tôi không hề quản ngại, chỉ dẫn yđến nơi đếu chốn. Trong thời gian ở lại vệ thắt, đã có lần y đi thưởngngoạn cảnh và khi trở về túy tửu bất phân thiên địa. Lấy tình bằng hữukhuyên bảo y nên kiên chí làm việc. Dễ đâu ngay buổi đầu, y cuốn gói đithẳng không một lời từ tạ. Có lẽ thấy công tác phó, phù phiếm thì dễ nên mắc cỡ bỏ đi chăng?
Nhân dịp kinh sư sắp tuyển Võ trạng nên kính thỉnh đại huynh bớt chút thì giờ vàng ngọc Bắc du để chúng ta có dịp đàm đạo. Trời thanhcảnh đẹp, đất Yên Kinh đẹp hơn xưa nhiều, tôi mong chờ đại huynh ngay từ bây giờ.
Kính thỉnh.
Trần mỗ ký".
Tại Kim Lăng, Thuận Vương lần thứ nhút nhận được công văn triệulai kinh giữ chức Chánh giám khảo cuộc thi Võ trạng, đồng thời tiếp luôn bức thơ của Thái sư riêng mời lên Yên Kinh, bèn tức khắc mật họp với Vô Địch tướng quân Hoàng Bách Thắng và Tôn quân sư. Hai người hết sức canngăn. Tôn Hoàn nói: "Đây là kế 'Điệu Hổ Ly Sơn' của nhà Vua lành ít dữnhiều, thần đã thử bói, quyết khuyên Vương gia thận trọng".
Hoàng Bách Thắng thưa tiếp :
- Đồng ý với Quân sư, thần không chủ trương việc lai đáo Kinhsư, biết đâu cuộc khảo khí Võ trạng không là quỷ kế khiến Vương gia khỏi nghi ngờ tin tưởng lên Yên Kinh rồi sẽ bị giữ chặt lại đó? Sao nhà Vuakhông thỉnh Vương gia trong cuộc khảo thí trước kia?
Thuận Vương đáp :
- Trong công văn có nói tới điểm muốn các anh hùng kiệt sĩ Giang Nam nghe tên Cô gia hưởng ứng đông đảo kỳ khảo thí này, xét rằng mấy kỳ trước thí sinh phần nhiều là người các xứ khác, riêng phần Giang Nam èo tèo có vài người. Mà thật vậy, kỳ nào Cô gia cũng có đầy đủ danh sáchthí sinh dự cuộc, sĩ tử đất Giang Nam quả không có mấy người.
Gia dĩ Thái sư chân liền tại Yên Kinh hiểu rõ tình hình trongtriều hơn chúng ta cũng nhấn mạnh Cô gia nên nhận, Vua không nghi ngờcàng dễ dàng cho ta hành động tại Kim Lăng. Không lẽ Thái sư xưa nay vẫn cộng tác với Cô gia lại không suy tính đưa Cô gia vào hiểm địa sao?
Hoàng Bách Thắng quả quyết :
- Muốn thế nào chăng nữa, Vương gia không thể lai Kinh lúc này.Phải chờ xem Lôi Xích, Thường Phi hành động kết quả thế nào đã. Ở vàođịa vị Vương gia, thần quyết từ chối không đi.
Cuộc mật bàn đến đây tạm ngưng vì còn chờ tin Yên Kinh về Lôi, Thường hai người.
Thuận Vương về hậu cung bàn riêng với hai Thế tử và Lan Anh quận chúa, luôn đó nói thật tất cả vụ mật hai đầu đà lên Yên Kinh với nhiệmvụ hành thích Thiên tử. Ba người im lặng hết sức về vụ hành thích QuânVương, Chu Trấn Quốc nói :
- Con rất tiếc Vương phụ đã quyết định một việc tối ư lớn laonhư vậy, mà không cho chúng con tham dự. Dù thế nào sự tình đã lỡ rồi.Nếu không có việc hành thích này, chúng con chủ trương khuyên người nênnhận chức Chanh giám khảo Võ trạng. Xét kỹ không có hại.
Thuận Vương hỏi :
- Con thử trình bày điểm vô hại ta nghe.
Trấn Quốc nhìn hai em rồi nhìn thẳng vào mắt Thuận Vương mà rằng :
- Đây, con không nói tới ưu điểm và chỉ chuyên nói tới điểm hại. Nguyên soái và Quân sư chủ trương rằng nếu Phụ vương theo chiếu chỉ lai kinh sư trúng kế "Điệu Hổ Ly Sơn" bị Thiên tử giữ lại Yên Kinh. Dù thế, Thiên tử cũng không vịn vào cớ nào bắt tội Phụ vương, trái lại chỉ đểPhụ vương phục vụ tại trong triều. Như vậy không hơn là phạm liều bấttuân thượng lệnh bị khép vào tội "Nghịch mạng Thiên tử" ư? Xin Phụ vương cân nhắc xem đằng nào nặng nhẹ? Khởi binh đánh trước thì không chắcthắng. Nghịch mạng Thiên tử, triều đình xuất binh hỏi tội càng khổ chota hơn. Khi đó, lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan Phụ vương định trả lời ra sao?
Suy nghĩ hồi lâu, Thuận Vương nói :
- Trong trường hợp giữ ta lại Yên Kinh, Thiên tử bổ nhiệm ngườikhác về Kim Lăng, con không nghĩ đến các nghi trượng ta ta đang dùng,các cơ quan kiên cố xây dựng trong Vương phủ, số binh tướng lớn hơn sốdo triều đình ấn định, bản phúc trình của tân quan gởi về triều đủ hạita rồi! Con quên không tính tới các điểm đó ư?
Trần Quốc cả quyết :
- Trái lại con tính toán rồi. Có hai giải pháp. Thứ nhất Phụvương cho Bảo Quốc, Ngũ hổ và Tiên Phong cải trang làm vệ tướng theohầu. Nếu thấy sự gì lạ, Phụ vương phái Bảo Quốc cấp tốc phi mã về KimLăng, còn thừa thì giờ hủy bỏ hay chuyển các nghi, vệ hiện đang đóng đinơi khác.
Thứ nhì nếu chư tướng không chịu theo, Phụ vương còn tin dùng họ được nữa, đừng nói chi đến chuyện khởi binh soán ngôi Trời mưu đồ đạisự? Âu đây cũng là một dịp để Phụ vương thử vàng, thau xem họ trungthành tới mức độ nào.
Về số quân phụ trội ở Kim Lăng nhất thời huy động được tất cũngnhất thời phân phái chúng về các điểm cũ như trước rất mau lẹ dễ dàng.Con thân đảm nhiệm việc đó. Các cơ quan xây dựng phòng bị kiên cố trongVương phủ là lẽ dĩ nhiên. Phụ vương há không phải đường đường vương tước cần được phòng vệ chắc chắn chớ không thể hững hờ như cố thúc phụ VĩnhBình ở Hàng Châu để đến nỗi bị sát hại rất dễ dàng? Thiên tử không thểcăn cứ vào điểm này hạch tội một người trong Hoàng tộc được. Con luậnhạn như vậy, nhưng dù thế nào cũng phải chờ xem kết quả cuộc hành độngcủa Lôi Xích, Thường Phi thế nào.
Nếu họ đạt mục đích, Phụ vương có ưu thế khởi binh. Trái lại,nếu họ thất bại, bị bắt điều tra, sẽ lộ hết việc bí mật của Kim Lăng,tình trạng của gia đình ta sẽ lâm vào thế cực nan. Nhưng Phụ vương vẫncó quyền đối chất hoàn toàn phủ nhận lời khai của người ấy, nói là chúng vu cáo chẳng hạn. Thiên tử vẫn không thể căn cứ vào lời khai của chúngđể bắt tội Phụ vương.
Thuận Vương cau mặt :
- Tại sao vậy?
- Vì không lẽ nào Phụ vương phái người đi hành thích Thiên tử mà còn tự dẫn thân về triều để lãnh tội khi quân nữa ư? Bởi vậy, con chủtrương việc Phụ vương lai bách chỉ có lợi chớ vô hại.
Nghe Trần Quốc hùng biện lý lẽ vững chắc, Thuận Vương mừng thầm có người con thao lược, nhưng vị Vương gia ấy nghĩ lung lắm.
Trầm ngâm hồi lâu, Thuận Vương hỏi :
- Hoàng Bách Thắng và Tôn quân sư chủ chiến, ta làm thế nào thuyết phục họ lên Yên Kinh được?
Chu Trấn Quốc đáp :
- Ngũ hổ và Tiên Phong đều là những người công phu điêu luyện,nhân có cuộc thi Võ trạng, Phụ vương khuyến khích họ ra đấu trường tranh lèo, giựt giải. Thắng cuộc, họ xuất chánh làm quan phục vụ triều đìnhkhá không hơn là làm quan ở Kim Lăng này mà còn phải lâm trận, chinhchiến vất vả mà vị tất đã thành tựu. Là kẻ anh hùng hào kiệt thì phảibiết quyền biến không câu nệ, mới mong trị thiên hạ cũng như Phụ vươngđể mang tiếng Hoàng Sào, thiên hạ chê cười, bia tiếng để đời hậu thế mỉa mai.
Thuận Vương trầm ngâm gật đầu :
- Được, để chờ vài ngày nữa xem có tin gì lạ không, ta sẽ quyết định sau.
° ° °
Từ ngày tình hình Kim Lăng trở nên nhộn nhịp sau vụĐề đốc Hàng Châu bị ám sát, thường đêm nào Nhạc Lan Anh cũng ra giả sơnxem Tam hiệp có nhập Vương cung cùng nàng thông tin tức không. Phần nàng cũng muốn biết tin tức bên ngoài để tự liệu, nhưng Tam hiệp như bóngtăm cá bặt vô âm tín khiến nàng mỏi mắt trông chờ.
Sang đầu mùa hạ, sang kia, Lan Anh theo thường lệ ra bên giả sơn thao luyện quyền kiếm. Múa xong một bài, nàng chống kiếm nhảy vụt lênđỉnh ngọn giả sơn đứng chơi vơi như chiếc hạc đầu non, khoan khoái hôhấp khí trời lành lạnh ban mai giữa cảnh sắc hoa viên muôn màu lung linh ngoạn mục, thì chợt thấy mãnh giấy nhỏ trắng tinh nằm gọn trong hốc đádưới chân nàng. Mừng quá, Lan Anh nói một mình:
A!... Có lẽ Lam Y nữ hiệp vào đây đêm qua và để giấy như nàng đã hứa!
Cúi xuống lượm mảnh giấy chặn dưới viên đá nhỏ, Lan Anh nhẹnhàng thả người xuống đất, ngồi sau giả sơn, nhìn quanh không thấy aidòm ngó mới mở ra đọc. Lá thơ nhỏ bằng bàn tay chỉ vỏn vẹn có mấy chữ:
"Đêm nay, canh ba, nếu không mưa lớn".
Đúng Lam Y nữ hiệp rồi không sai! Từ bao lâu nay, Lan Anh khátvọng được tái ngộ vị nữ hiệp kỳ tài đã khiến cho Thuận Vương đến tướngtá nghỉ luôn luôn bàn tán tới nàng. Lan Anh quyết nhân dịp này sẽ dò xét xem ai đã ra tay hạ sát kẻ thù bất cộng đái thiên của họ Nhạc.
Suốt ngày hôm ấy, nàng đứng ngồi không yên, chỉ mong cho chóng tối để được gặp Lam Y. Vương nhũ mẫu thấy lạ tưởng Lan Anh đau :
- Tiểu thư sao vậy? Bận nhiều việc trong Vương cung, nên tinh thần bất an?
Lan Anh mỉm cười, thân mến bảo người lão bộc trung thành :
- Có sao đâu, việc Vương cung có bận nhưng chẳng đến nỗi nào! Đêm nay, tôi không ngủ sớm đâu.
Vương nhũ mẫu ngạc nhiên :
- Có việc chi nữa? Hai Thế tử đã ưng thuận canh phòng đêm khuya cho tiểu thơ đi ngủ sớm cơ mà?
- Phải rồi, nhưng đêm nay tôi có khách xa tới.
- Ai vậy?
Lan Anh cười khanh khách :
- Những ba người, tôi tiếp họ trong phòng này đó. Canh ba họ mới đến.
- Ô! Tiểu thơ giỡn mãi!
- Không giỡn đâu, ngồi xuống đây tôi nói cho mà nghe.
Lan Anh đem chuyện Lam Y nữ hiệp nói lại cho nhũ mẫu hay và dặn thêm :
- Hai Thế tử tuần phòng rảo riết, đứng ngoài giả sơn nói chuyệnkhông tiện, nhũ mẫu đúng canh ba để cửa sổ hé nhỏ và bỏ bớt đèn trongphòng đi, tôi sẽ đón họ vào đây. Tối đến, lỡ ai hỏi, cứ nói là tôi khó ở đi nằm sớm rồi.
Vương nhũ mẫu gật đầu :
- Tôi sẽ thi hành đúng, tiểu thơ nên thận trọng nhé!
Lan Anh nguýt dài Vương nhũ mẫu :
- Gớm, còn phải dặn nữa. Làm như tôi còn nhỏ dại lắm ấy!
Đêm hôm ấy, Lan Anh chong đèn đọc sách đến quá canh hai bèn tắthết đèn trong phòng, leo ngồi lên cửa sổ cuốn trông xuống ngọn giả sơndưới hoa viên um tùm cây cối. Hai lần quân tuần phòng đảo quanh phíangoài hoa viên. Từ ngoài vọng lâu xa xa, trống từ từ đổ canh ba. Cácvọng canh khác nổi kiểng trả lời. Vọng số một gõ một tiếng, vọng số haihai tiếng, tiếp tục lần lượt cả tám vọng, quân phòng đặt theo tám hướngquanh khu Vương phủ rộng rãi mênh mông.
Không thấy động tĩnh, Lan Anh chú ý nhìn trên các mái định xemTam hiệp vào cung do hướng nào, nàng nóng ruột đeo kiếm nhảy xuống hoaviên theo các rặng cây quanh co ra tới giả sơn rộng rãi. Nàng ngơ ngácnhìn quanh không thấy gì, bốn bề yên lặng như tờ. Nghi hoặc, Lan Anh đivòng ra phía sau giả sơn, thì Tam hiệp đã ngồi chờ đó từ hồi nào rồi.
Ba người cùng đứng lên thi lễ. Lan Anh vái chào :
- Kìa, ba vị đến đây từ lúc nào vậy? Khát vọng bao lâu nay mới được tái kiến.
Lam Y nữ hiệp tươi cười :
- Đến giả sơn từ lúc trống đổ canh ba.
- Tiểu muội có nhìn lên trên mái mà không thấy.
- Có truyền trên mái nhưng vào tới hoa viên thì đáp xuống đất ngay và lẩn theo bóng cây vào đây.
- Mời ba vị vào phòng hàn huyên cho tiện, ngoài này, tuần quân qua lại luôn luôn.
- Hiền muội đi trước dẫn đường chúng tôi theo.
Tức thì Lan Anh đi trước vòng theo các rặng cây vào tới đầu LạcDương đình, phi thân lên mái ngói vượt qua lan can vào phòng tối om.
Lam Y hỏi :
- Hiền muội không để đèn sao?
- Hồi nãy ngồi chờ nên tắt đèn, để tiểu muội đi lấy.
Nàng sang phòng bên cầm ngọn đèn dầu khêu tỏ trở lại. Âu DươngBích Nữ với tay đóng cửa sổ lại. Tam hiệp nhìn quanh thấy căn phòng rộng rãi, trang hoàng thiệt gọn gang nhã nhặn. Lan Anh mời khách quý ngồixuống bộ kỷ chạm trải nệm gấm đỏ kê trong góc phòng bên chiếc cuốn thưbầy mấy chồng sách cổ, và chiếc bình lưu ly cắm lơi mấy cành hồng trắngmuốt. Bông nào cũng lớn bằng miệng bát, tỏa hương phảng phất dễ chịu.
Trên chiếc án chân quỳ bằng tử đàn hương bày chiếc bình sứ Giang Tây men trắng cắm hai bong hắc mẫu đơn đen mượt như nhung. Từ phòngbên, tiếng giày lẹp xẹp đi vào khiến Tam hiệp ngạc nhiên. Biết ý, LanAnh nói :
- Đó là Vương nhũ mẫu nuôi tiểu muội từ khi còn bế ngửa.
Lặng lẽ, nhũ mẫu cúi chào khách lạ đặt khay trà và tuyết lê gọtsẵn thiệt tinh hảo lên án, rồi lùi bước im lìm như lúc nào. Lan Anh mờikhách quý dùng trà và trái lê. Chu Đức Kiệt mỉm cười đưa tay mời Lam Yvà Âu Dương Bích Nữ :
- Chủ nhân nhã ý đãi quả, dùng đi chớ? Mấy khi được tiếp đãi ngay trong Vương cung thâm nghiêm.
Lan Anh hỏi :
- Chu huynh và nhị vị thơ thơ hẹn gặp chắc có điều chi dạy bảo?
Lam Y gật đầu :
- Trước hết về qua đây, nhớ nhau vào thăm, sau là báo việc ởHàng Châu hồi cuối năm ngoái. Chắc hiền muội thừa hiểu việc chi rồi?
- Vụ Vĩnh Bình bị ám sát? Tiếc rằng tiểu muội không được tự taylàm việc đó. Ba nhân vật hành động bên Hàng Châu, thơ thơ có biết là aikhông?
- Hiền muội oán những người ấy?
- Không! Tiếc không được gặp để tạ ơn thôi. Nếu chờ thì biết đến bao giờ tiểu muội được ra khỏi nơi cấm thành này?
- Thiệt hiền muội không oán hận chứ?
- Ngu muội xin thề?
Đưa mắt nhìn Âu Dương Bích Nữ và Đức Kiệt, Lam Y chậm rãi :
- Ba người ấy hiện đang ngồi trước mặt hiền muội đấy, và ngườiđã thay vì hiền muội lấy thủ cấp gian vương Vĩnh Bình là gia tẩu...
Lam Y đưa tay chỉ Bích Nữ, nói tiếp :
- Chính thanh báu kiếm đeo trên vai kia đã uống máu kẻ đại thù của hiền muội.
Lan Anh vội đứng lên cung xá ba người và hướng vào Âu Dương Bích Nữ toan lạy, nhưng Bích Nữ đã cầm tay Lan Anh ngăn lại :
- Sao hiền muội lại câu nệ như vậy? Đối với lệnh cố song thân,tôi như con cháu trong nhà. Sở dĩ hạ sát Vĩnh Bình vì tôi còn theo lờiyêu cầu của một người nữa. Đối với gian vương, người ấy cũng có mối đạithù tương tự như hiền muội, cho nên chúng tôi hành động một việc thànhhai.
Lan Anh ngồi xuống kỷ :
- Khi hay tin, tiểu muội đoán ngay là Tam hiệp, nhưng trong biên bản gởi về Kim Lăng lại ghi điểm ba người hành động bên Hàng Châu namnhi, phải chăng nhị vị thơ thơ cải nam trang?
Lam Y gật đầu :
- Quả có vậy, vì chúng tôi không muốn Thuận Vương dự đoán được là ai.
- Nếu thế ba vị đã đạt được ý muốn vì Thuận Vương không hề nghingờ đến kẻ thù số một đương đầu với binh tướng Kim Lăng ở Nam môn Kỵ Mãtrường hồi đó đã hạ thủ Vĩnh Bình.
- Thảo nào trong giấy truy nã hung thủ hạ sát vị đường quan của triều đình chỉ đề cập tới ba tên thanh niên tặc đồ!
- Ngoài ra Thuận Vương có phản ứng gì khác không?
- Riêng đối với Tam hiệp thì chỉ có vậy thôi. Còn phần đại sự,hiện nay các tướng lãnh Kim Lăng và Quân sư muốn khởi chiến tranh giànhthiên hạ với triều đình Yên Kinh.
Chu Đức Kiệt nói :
- Sao hiền muội không bày tỏ điều hơn lẽ thiệt, rán can ngănThuận Vương quên mộng Hoàng đế đi có hơn không? Ngu huynh có cảm tưởngnhư Thuận Vương không đủ lý trí sáng suốt trong việc mưu phản Minhtriều. Y bị ảnh hưởng của các tướng lãnh do chính y đã kết tạo thì đúnghơn.
Từ ngày xuống Nam, chưa bao giờ ngu huynh nghe thấy dân chúngthan phiền riêng về cá nhân Thuận Vương hiếp đáp dân lành, giam hãm phụnữ. Trái lại chỉ có bộ hạ do ý kết nạp đã dựa vào thế chủ nhân lộng hành tác yêu tác quái trong dân gian. Với binh tướng ấy, dù mạnh biết mấy mà không được lòng dân, thì giành thiên hạ với triều đình Yên Kinh saonổi?
Lan Anh đáp :
- Các tướng lãnh chủ chiến, chỉ riêng có hai vị Thế tử Chu TrấnQuốc và Chu Bảo Quốc cực lực cản ngăn, phản đối cuộc khởi phản. Haingười ấy quả xứng danh Hoàng tộc. Nếu các tướng lãnh ai cũng như hai Thế tử, chắc chắn Thuận Vương sẽ thành người tốt.
Chu Đức Kiệt nói tiếp :
- Tại Yên Kinh, Hoàng đế tuy hơi nhu nhược, nhưng biết phụcthiện theo lời ngay lẽ phải. Trong triều tuy bị Thái sư Trần Chí Hòagian tâm lộng hành, thiệt ra về mặt binh bị khá mạnh mẽ, bầy tôi trungthành không ít, như Nguyên soái Mã Thành Long, Tổng trấn Hà Thiên Thọ,Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục đều là bực đại thần trung trực dòng giốngcông thần lập quốc.
Binh tướng thuộc quyền chỉ huy của ba nhân vật ấy đều thiệnchiến, tinh nhuệ. Vậy lực lượng Kim Lăng chống chọi sao nổi với ba đạoquân mạnh mẽ ấy? Dù Ngũ hổ Kim Lăng có khởi binh mau lẹ chiếm cứ GiangNam, ngu huynh dự đoán cũng chẳng tiến hơn được nữa. Trái lại sẽ bị bađạo hùng binh của Mã, Hà, Đàm bao vây tỉa lần lần đến lúc suy nhược thìchỉ đánh một trận lớn là tan vỡ hết. Tài Vô Địch tướng quân của họ Hoàng bất quá mạnh như sư thúc y là Phi Không trước kia ở Kim Cương tự bênDương Châu, hoặc giả hơn chút nữa là sư phụ Thiên Không của y ở Lĩnh Nam La Phù sơn là cùng tột chớ gì? Mạnh như Hạng Võ trước kia không đượclòng dân, đối với quân tướng chỉ dùng oai võ chớ không có nhân tài, cònchết ở Ô Giang nữa là vô địch Hoàng Bách Thắng? Hiền muội nên bàn vớiTrấn Quốc, Bảo Quốc nhấn mạnh về điểm ấy cho Thuận Vương khỏi tin tưởngmù quáng khởi chiến hại mạng sanh linh, đó là điều nhân đức đáng làm,hiền muội chớ bỏ qua.
Lam Y nữ hiệp nói :
- Đối với triều đình, chúng tôi không nghịch cũng như khôngchống lại Thuận Vương, nhưng quyết không bao giờ tha bọn tham quan ôlại, ác bá cường hào, cậy uy thế cả mạnh hiếp yếu, trái ngược với tônchiêu Hiệp Nghĩa Giang Hồ. Trước kia tưởng có mình hiền muội chống lạichủ trương phản nghịch của Thuận Vương, nay có thêm hai Thế tử đồng ý,thiết tưởng không đến nỗi cô lập lắm?
Nhạc Lan Anh chậm rãi :
- Trấn Quốc, Bảo quốc không biết chuyện gian vương Vĩnh Bình làkẻ thù của họ Nhạc, và vẫn yên trí tiểu muội là em gái ruột vì ThuậnVương và Vương phi rất chiều chuộng tiểu muội như thể có ý muốn sửa lạicái lỗi của Vĩnh Bình đã gây sóng gió tan nát gia đình họ Nhạc.
Đối với Thiên tử, Trấn Quốc, Bảo Quốc là người tôi trung cũngnhư đối với Thuận Vương, hai người là con chí hiếu. Thái tử can gián cha vì lẽ không muốn mang tiếng bất trung và nhận thức tình thế bất lợi của lực lượng Kim Lăng, chớ không khuynh hướng mù quáng chủ chiến như những thuộc hạ Thuận Vương. Nếu Thuận Vương bị dồn vào tình thế khó khăn, hai Thái tử lẽ cố nhiên sẽ liều mạng bảo vệ Phụ vương cho đến cùng. Bởivậy, hai người mới cố tình cản ngăn cuộc khởi binh phản động, khuyênVương phụ lai kinh nhận chức Chánh giám khảo Võ trạng để giữ được trung, hiếu vẹn toàn. Tiểu muội khâm phục thái độ của họ và không khỏi thắcmắc một điều.
Lam Y nói :
- Điều chi? Hiền muội cứ tỏ bày.
- Theo thiển ý, bao năm nay Thiên tử không hề triệu Thuận Vươnglai Kinh, nay bỗng dưng gọi về, chẳng phải Người đã mong manh biết tintức chi đó, chức Chánh giám khảo Võ trạng chẳng qua chỉ là một cớ điệuThuận Vương ra khỏi căn cứ Kim Lăng để tránh mầm loạn, không hiểu saunày Thiên tử có rộng lượng cho vì Vương gia u mê nọ được an ổn ở YênKinh sẽ ân hận vô cùng vì họ đã tin tưởng, vô tình khuyên vương phụ vàonơi tử địa. Về thực tế, Thuận Vương có tội nhưng cuộc khởi loạn chưathành hình nên có trường hợp gia giảm. Chẳng hay thơ thơ nghĩ sao?
Lam Y khen thầm Lan Anh hiểu sâu biết rộng, bèn đáp :
- Dĩ nhiên Thiên tử vốn đại lượng không bắt tội vì Thuận Vươngtỏ lòng ngay thẳng theo mạng lệnh lai Kinh chầu Vua. Đánh kẻ bỏ đi chớkhông ai nỡ hại người chạy lại. Nếu Thuận Vương chần chừ không nhấtquyết chậm trễ nhựt kỳ để Thiên tử nổi giận huy động tướng binh xuốngKim Lăng hỏi tội, khi đó chắc chắn không còn phương cứu chữa. Ngay nhưchúng tôi thuộc giới Giang Hồ trung lập, nhưng biết rõ bộ hạ Thuận Vương phần đông thành tích bất hảo, lúc đó sẽ đứng về phe triều đình có chánh nghĩa dẹp tan phản loạn. Tướng tá Kim Lăng có căn bản võ nghệ sức khỏethật, nhưng hẳn hoi được bao người. Tính sơ sơ cho hiền muội nghe nhé.Ngũ hổ tướng, Tiên Phong Điêu Thiên Phượng, hai Thế tử làm chủ chốt linh hồn của binh lực Kim Lăng, mã bộ chiến tướng được vài trăm người. Ngoài ra, bọn giang hồ hắc đạo theo Thuận Vương để lấy chỗ dong thân kể cảđầu đà hiện thân ở dưới trướng nhiều lắm là ba chục người bản lãnh khảdĩ dung được trong các trận đấu vặt tay đôi, chớ không thể tin cậy đượckhi lên ngựa ra quân lược thao gồm đủ?
- Nói riêng về đầu đà đã ai bằng Phi Không khi trước ở Kim Cương tự? Cho rằng Thiên Không trên hẳn Phi Không hai ba bực xuống giúp KimLăng vì tình môn đồ đi, nhân vật ấy cũng không thể làm lệch cán cânchiến đấu lấy phần thắng về cho Thuận Vương?
Nhạc Lan Anh rót trà nóng mời Tam hiệp.
Uống xong tuần trà, Lam Y nữ hiệp nói tiếp :
- Bây giờ tôi nói qua về lực lượng triều đình. Đại tướng chuyênmôn điều khiển muôn quân lược thao gồm đủ có Nguyên soái Mã Thành Long.Sau họ Mã có Tổng trấn Hà Thiên Thọ và Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục. Riêng ba người này là ba bộ óc binh pháp như thần có thể điều khiển tam quânđánh bất cứ ở mặt nào. Dưới trướng Mã nguyên soái, trừ bộ tướng, mãtướng ngàn viên, còn có ba người con được liệt vào hàng thượng tướng,phi thiềm tẩu bích, mã chiến, bộ chiến chuyên phục vụ trong quân binhlầu thông. Đó là Ngọc Diện Hổ Mã Thành Hổ, Hoa Ban Báo Mã Thành Báo, nữtướng Phi Vân Yến Mã Kim Loan bảo đồ của Chiêu Vân trên Ngũ Phật tự, Lai Bình Loan. Về đạo quân Tứ Xuyên thiện chiến, không cần kể tới các tướng thuộc hạ, tôi chỉ nói tới hai người con của Hà Thiên Thọ là Ngọc Kỳ Lân Hà Thiên Tường, Trại Nguyên Bá Hà Thiên Khánh. Hiền muội đã mục kíchhai viên dũng tướng tài ba này trong kỳ Kỵ mã hội trước ở Kim Lăng?
Nhạc Lan Anh gật đầu, Lam Y tiếp :
- Còn cánh thủy quân kiêm lục chiến của quan Thủy sư họ Đàm,chính Chu huynh và tôi đã may mắn được xem diễn trận Trường Sa hồi đầunăm ngoái trên dòng Trường Giang, thiệt là trùng trùng điệp điệp uy võvào bực bình thiên hạ. Con trai độc nhất của Đàm Bá Phục cũng vào bựcanh hùng xuất chúng.
- Hiền muội liệu xem Ngũ hổ tướng Kim Lăng tuy khá thật, nhưngcó chống cự nổi hàng ngũ triều đình như tôi vừa trình bày đây không? Bây giờ nói tới lực lượng giới Giang Hồ Hào Kiệt sẽ theo chánh đạo phục vụdưới cờ Quốc gia. Chị em chúng ta là người một nhà hơn nữa hiền muội làmôn đồ của Thượng Thái thiền sư đồng môn phái Thiếu Lâm với gia tẩu ÂuDương Bích Nữ đây, tất đã thừa hiểu trong ba người đại đồ đệ của sư tổTrí Dũng và Nhất Khánh môn Thiếu Lâm có Trại Mạnh Thường Âu Dương TòngThiện, Chiêu Đức thiền sư hiện là Sư Trưởng Thiếu Lâm tự trên Tung Sơnvà lệnh sư phụ Thượng Thái ở Long Sơn.
Không cần nói tới các bực tu hành chẳng màng tới chuyện trần ai, nhưng lão anh hùng Âu Dương Tòng Thiện, có ba người con liệt vào hangđệ nhất môn đồ Thiếu Lâm tự. Ba người đó sẽ phục vụ dưới cờ chánh nghĩa. Đó là Cái Thiên Ô Vân Âu Dương Tòng Cát, Thần Mã Truy Phong Tòng Đức và gia tẩu Thiết Phiến Cô Âu Dương Bích Nữ.
Căn cứ vào tài lực của gia tẩu, hiền muội đủ dự đoán nghệ thuậtcông phu của hai người anh. Với đại danh lão anh hùng Trại Mạnh Thườngđứng giúp quân triều đình, và nhân danh anh em tôi, hào kiệt tứ phươngsẽ kéo về phục vụ đông đủ, trong đó có Thiết Xích Tử Trương Tam Sơn,Thiên Lôi Tử Hồng Trường Hải. Với Thiết Xích Tử Trương Sơn, giới GiangHồ sẽ có thêm các vị anh hùng hào kiệt nổi danh của Võ Đương, như TiểuBạch Long Trương Tam Võ, Tiểu Nhiếp An Trương Nhị Nương, và của TrườngSa như Nhất thái tử Hoàng Hoa Long. Nhị thái tử Hoàng Hoa Hổ. Bốn vị này là cháu gọi Tam Sơn bằng bá phụ.
Ngoài ra còn có một vị anh hùng độc đáo dòng dõi Hán Thọ ĐìnhHầu khi xưa là Kim Đao Quan Long, vốn dòng tướng môn hẳn người ấy khônglạ chi nghề thanh đao yên ngựa khiển tướng ra quân.
Với lực lượng trên đây, tôi dám chắc là chỉ đánh một trận làthừa phá tan binh lực của Thuận Vương. Đã từng đánh Phi Không ở KimCương tự, nếu Thiên Không xuống núi đứng vào hàng ngũ Kim Lăng, mộttrong ba chúng tôi sẽ thử sức, quyết chiến với y một trận xem sao. Hiềnmuội bị bó buộc ở thâm cung, không có dịp giao tiếp với giới Giang HồHiệp Khách, dĩ nhiên không hiểu rõ tình hình bên ngoài bằng chúng tôi,cho nên tôi phác trình thực lực bên triều đình với mục đích giúp hiềnmuội thông hiểu lực lượng "đối phương" để khi ngăn cản Thuận Vương, hoặc luận bàn với hai Thế tử, lời nói có nhiều hiệu lực hơn. Hiền muội nênnhấn mạnh rằng chỉ dùng một phần lực lượng của ba đạo quân Mã, Hà, Đàmđể dẹp phản động chớ không cần tổng huy động.
Đồng ý với Chu huynh và gia tẩu Âu Dương Bích Nữ, thế thiên hành hiệp không phải lúc nào cũng kiếm tuốt khỏi đao đâm đâm, chém chém,nhưng nhiều khi chỉ dùng lời cũng đủ cứu được muôn vạn sanh linh. Hiềnmuội và hai Thế tử ngăn được Thuận Vương tức là đã có lòng nghĩa hiệpđưa bao nhiêu mạng người ra khỏi vòng tử địa đó.
Nhạc Lan Anh suy nghĩ giây lát :
- Theo ý tiểu muội, Thuận Vương chưa hẳn theo lời Hoàng BáchThắng cũng như còn do dự theo lời Thế tử Trấn Quốc lai Kinh, là vì không biết rõ Yên Kinh sẽ cư xử thế nào. Nếu triều đình gây áp lực quá mạnh,tất Thuận Vương ở vào tình thế liều mạng khởi phản để tự bảo vệ. Tráilại được bảo đảm phần nào, Thuận Vương sẽ không ngần ngại theo lời bàncủa Thế tử về Kinh. Nói tóm lại, đó là tình trạng của kẻ đã đặt têngiương cung rồi, bắn thì nguy mà hạ cung thời cũng không xong.
Âu Dương Bích Nữ nói :
- Nhạc hiền muội dò xét thêm về tình hình trong Vương phủ thế nào và cho chúng tôi hay, nếu giúp được sẽ không bao giờ từ nan.
- Tam hiệp vào đây nhiều không tiện, lỡ có điều gì cần thông báo, tiểu muội có thể gặp quý vị ở đâu?
Chu Đức Kiệt đáp :
- Ra lối Tây Môn, tìm đến Cao gia trang và hỏi đích danh chúng tôi. Giờ đây khuya rồi, xin tạm kiếu. Chúc hiền muội thành công.
Tam hiệp đứng dậy, Lam Y nói :
- Nếu hai Thế tử muốn diện kiến cũng được, hiền muội cứ mời cùng đi, chớ nề hà hỏng việc.
Nhạc Lan Anh đưa Tam hiệp ra đến chỗ giả sơn. Ba người kiếu từlẩn mình vào rặng cây, phi hành về Cao gia trang. Hôm sau, Lam Y nói với Chu Đức Kiệt :
- Từ nay trở đi, có lẽ tình hình biến chuyển mau lẹ, hiền huynhnên ra công đến Quan gia bảo mời Quan biểu đệ về đây tụ họp, khi cần đến đỡ mất công thỉnh cầu. Tiểu muội và tẩu tẩu ở lại phòng khi Nhạc LanAnh tìm gặp chăng.
Chu Đức Kiệt khen phải, tức khắc thắng Ô mã lên đường phóng mộtmạch, chiều hôm thứ ba thì tới địa phận Mã Thạch cương. Đức Kiệt rẽ ngựa vào Quan gia bảo, chợt có người gọi :
- Chu biểu huynh!
Đức Kiệt vội dừng cương ngoái cổ nhìn thì ra, người kêu đó không phải ai xa lạ mà chính là Kim Đao Quan Long đang đứng ở trước cửa tửuquán của Chúc gia. Chàng cả mừng rẽ ngựa vào tửu quán buộc dưới khómtrúc, cùng Quan Long thi lễ. Họ Quan tươi cười hỏi :
- Biểu huynh đi đâu qua đây có vẻ vội vã vậy? Chu biểu tỉ Lam Y đâu mà không cùng đi?
- Ngu huynh tới tìm hiền đệ có việc đây. Lam Y ở lại bên Cao gia trang.
Chủ quán Chúc Đạt bước tới chào hỏi :
- Anh em tôi đang uống rượu luận đàm, vừa nhắc đến đại hiệp, chẳng ngờ người lại qua đây. Xin mời vào cả trong quán.
Quan Long giữ ý muốn mời ngay Chu Đức Kiệt về nhà, nhưng họ Chu đã nói :
- Hà tất câu nệ, uống rượu ngay ở đây cũng được vừa tiện mà không lỡ bữa rượu vui của Chu đại ca.
Ba người vào quán ngồi chủ khách hàn huyên đến tối hẳn. Chu,Quan hai người cáo từ Chúc Đạt về Quan gia trại. Quan Long gọi vợ là Tôn thị và Quan Hổ ra chào.
Chu Đức Kiệt vỗ vai Quan Hổ :
- Chà! Mới cách đây một năm mà biểu điệt đã lớn hẳn.
Quan Long nói :
- Từ khi ở Kỵ mã hội Kim Lăng, biểu huynh đi được những đâu?
Chu Đức Kiệt đem mọi chuyện kể qua loa cho Quan Long nghe. Họ Quan gật đầu :
- Cuối năm ngoái, tiểu đệ đi Dương Châu ghé Tào gia trại có nghe nói việc Phàn Mộng Liên tử nạn. Vợ chồng Tào Chí cũng đã đi Thái Anhuyện thăm họ Phàn, nên thuật chuyện Tam hiệp báo thù cho Mộng Liên nhưthế nào.
Chu Đức Kiệt thuật vụ lão anh hùng Trại Mạnh Thường lên Yên Kinh và tình hình tổng quát về Kim Lăng cho Quan Long hay.
- Nhân dịp ngu huynh qua đây mời hiền đệ sang bên Cao gia trangcùng mọi người tụ họp nếu Thuận Vương khởi chiến, hiền đệ cũng nên giúptriều đình, trước là lộ diện anh hùng sau là tìm đường xuất chánh, chắcThiên tử sẽ trọng dụng, ẩn dật làm chi cho mai một ngày xanh?
Quan Long vuốt râu mỉm cười :
- Biểu huynh dạy cũng phải, nhưng quả ngu đệ đã quen cảnh sốngđiền viên sơn dã không màng tới việc đời, lạnh nhạt với lợi danh vươngbá công hầu. Nếu cần, ngu đệ sẵn lòng đứng về phía triều đình ôn lại vài đường đao trên chiến trường chơi. Nhưng muốn yêu cầu biểu huynh mộtđiều.
- Hiền đệ cứ dạy.
- Mã Thạch cương cách Kim Lăng chỉ có vài ngày đường, nếu chiếntranh bùng khởi, tiểu đệ e cuộc chiến có thể bất ngờ lan tràn tới đây.Vậy biểu huynh cho phép tiểu đệ nán lại nhà nghe ngóng tin tức, nếu thấy tình hình khả quan, chiến tranh không lan rộng tức là không đến nỗi cần phải phòng thủ Quan gia bảo, tiểu đệ xin đơn thân độc mã kíp sang KimLăng hội chiến, như vậy có được không? Toàn thể Quan gia bảo trông cậycả vào một tiểu đệ.
- Hiền đệ thận trọng như thế cũng phải, ngu huynh rất cảm thông. Vậy sớm mai, ngu huynh trở lại Cao gia trang kẻo Lam Y mong đợi.
- Thiệt tình, tiểu đệ muốn giữ biểu huynh lại ít ngày đàm đạo,nhưng nếu cần, xin biểu huynh tùy tiện. Anh em ta là khách tu mi khôngthường tình câu nệ.
Hôm sau, Chu Đức Kiệt từ biệt Quan Long trở về Kim Lăng thuật việc gặp Quan Long cho Lam Y và Âu Dương Bích Nữ nghe.
Lúc đó, Trại Mạnh Thường và Mã Thành Long, Hà Thiên Thọ, Đàm BáPhục vừa tới Cao gia trang. Lão anh hùng giới thiệu Tam hiệp với mọingười. Thấy tướng mạo Tam hiệp cực kỳ uy dũng, ba vị tướng soái và cáctiểu anh hùng ba họ Mã, Hà, Đàm đều hân hoan cảm phục. Về phần bạn gái,Lam Y, Âu Dương Bích Nữ cũng rất tương đắc với Mã Kim Loan. Tam hiệp đem việc vào thám Vương phủ gặp Nhạc Lan Anh và thuật tình hình bên ThuậnVương cho các bực lão thành nghe. Mã Thành Long nói :
- Biện pháp phòng ngừa đã thi hành xong, nếu Thuận Vương chịulai Kinh, Thiên tử lẽ nào bắt tội y. Bổn soái có thể hứa đảm bảo cho yđược. Tránh được việc huynh đệ tương tàn là điều cốt yếu.
° ° °
Sau đêm gặp Tam hiệp, Lan Anh tức thì họp riêng với hai Thế tử Trấn Quốc và Bảo Quốc. Nàng nói :
- Trong mấy lần bàn luận trước đây, tiểu muội ít phát biểu ýkiến vì cần suy nghĩ nhiều, vả lại trưởng huynh và nhị huynh can ngănPhụ vương như vậy cũng đủ lắm rồi. Nhưng mấy hôm nay, nghĩ lại lời sưphụ dạy trước kia khi còn ở Long Sơn bên Vân Nam, tiểu muội thấy cáinguy của Kim Lăng, nếu xuất quân, còn rõ rệt hơn nhiều nữa.
Chu Trấn Quốc vội hỏi :
- Hiền muội muốn nói tới Thượng Thái thiền sư phải không? Ngườidạy thế nào? Cho ngu huynh biết đủ chi tiết để lấy thêm tài liệu cangián Phụ vương.
Lan Anh chậm rãi :
- Hiền huynh biết rằng Thượng Thái thiền sư thuộc phái Thiếu Lâm?
Chu Trấn Quốc gật đầu, im lặng chú ý nghe, Lan Anh nói tiếp :
- Không những vậy. Người còn là sư muội của Chiêu Đức sư trưởngThiếu Lâm tự hiện thời do đó quen biết, liên lạc hầu hết với các nhânvật hữu danh giới giang hồ, nên hiểu biết nhiều chuyện về lực lượng củaba đạo quân lớn của triều đình. Trước khi tiểu muội hạ sơn, sư phụ códạy rằng: Nếu Vương gia khởi binh, đồ đệ phải cố sức khuyên ngăn, tráilời khó lòng tránh được đại họa toàn gia. Tiểu muội suy nghĩ nhiều vềcâu nói của vị chân tu ấy.
Trấn Quốc hỏi :
- Sao hiền muội không ráo riết can ngăn Phụ vương?
- Ngu muội phận gái, lời nói không hiệu lực bằng nhị vị hiềnhuynh và Hoàng Bách Thắng cùng Tôn Hoàn, vì thế ngu muội rất dè dặt.Thượng Thái sư phụ còn tiết lộ cho biết về lực lượng của ba đạo quântriều đình và tiên đoán giới giang hồ hào kiệt sẽ đứng về phe triều đình chống lại quân ta.
- Thiền sư tiết lộ những gì?
Lan Anh lặp lại lời nói đêm qua của Lam Y nữ hiệp cho hai anh nghe.
Hai Thế tử gật đầu ngẫm nghĩ hồi lâu, Trần Quốc nói :
- Chuyến trước, ngu huynh cũng đã trình bày lực lượng của ba đạo quân Mã, Hà, Đàm cho Phụ vương nghe, nhưng không đầy đủ chi tiết nhưhiền muội vừa thổ lộ. Phải nói lại trước khi Phụ vương gặp Nguyên soáivà Quân sư mới được. Thượng Thái thiền sư dạy chí phải. Cứ xem như HàThiên Tường và Hà Thiên Khánh trên Kỵ mã trường thì đủ hiểu.
Hai người ấy cả gan vào tận Kim Lăng thi tài, sau đó còn đánhnhầu một trận với mấy tướng của ta trước khi rút lui, đủ hiểu họ gan dạthế nào. Bọn Lam Y nữ hiệp đại chiến Kim Cương tự, trổ thần lực chốngNam môn Kỵ mã trường, giỡn các tướng của ta bằng cách lấy ngù mũ của mấy viên Hổ tướng Kim Lăng, các vụ này thừa rõ họ coi thường lực lượng củata rồi.
Lan Anh nói :
- Có một vấn đề khiến tiểu muội thắc mắc nghi ngờ. Đó là thái độ chủ chiến của Hoàng Bách Thắng và Tôn Hoàn. Không hiểu nhị vị hiềnhuynh có chú ý tới điểm ấy không?
Trấn Quốc, Bảo Quốc im lặng nhìn Lan Anh tỏ vẻ không hiểu nàng định nói gì.
Lan Anh chậm rãi nói tiếp :
- Phụ vương chủ chiến hay chủ hòa các tướng lãnh cao cấp ấy cũng không mất quyền lợi gì. Bị giải tán, họa chăng sẽ là một số tiểu tướngvà quân đội mà Phụ vương đặt ở các nơi sơn trại, chớ số quân chánh quyKim Lăng chắc được giữ nguyên vẹn. Như vậy, ngồi nhà mát, ăn bát vàng,lương bổng lãnh đủ, không phải dấn thân trong vòng tên đạn nguy hiểm ư?Phụ vương là Vương hay Đế can hệ chi tới các tướng tá cao cấp ấy? Địa vị hiện thời của họ và được sống trong cảnh thái bình an vui không hơn làviễn vọng khó thành sẽ được vào trụ bệ ở Yên Kinh, nhưng phải trải quamột cuộc chinh chiến gian lao mà chưa biết chừng có kẻ bị phơi thây nơichiến địa?
Nói tóm lại, chủ chiến bất lợi cho họ hơn vì họ không có mụcđích chi cả. Trước khi được Phụ vương thâu nạp, Ngũ hổ tướng, TiênPhong, Đầu đà và một số người khác phục dưới quyền hai họ Hoàn, Tôn, đãlàm gì và thuộc hạng người nào? Phải chăng họ là những tay giang hồ lãng tử thuộc giới hắc đạo?
Nhờ có bản lãnh khá, họ đầu quân theo Phụ vương không ngoài mụcđích dành lấy một chức vị lớn bổng lộc điều hòa, lầu cao điện rộng. Nayđạt chí nguyện đó rồi, cần chi phải chủ chiến, dấn thân vào con đườngchông gai gió bụi dài vô tận? Nếu nhị vị hiền huynh tự đặt mình vào địavị của họ thời nhị vị nghĩ thế nào? Và hành động thế nào? Có cần phảichủ chiến nếu chủ nhân do dự không nhất quyết khởi binh?
Chu Bảo Quốc nói :
- Suy luận như vậy, nghĩa là hiền muội nghi ngờ thái độ của họ?Nghi họ có mục đích nào khác hơn là giúp Phụ vương tranh thiên hạ vớiVĩnh Lạc hoàng đế?
Lan Anh gật đầu :
- Tiểu muội chắc chắn như vậy chớ không còn nghi ngờ nữa. Nhị vị hiền huynh tự vấn kỹ lại và tự trả lời xem sao?
- Họ không là sĩ tử xuất thân phò Vua giúp nước, nêu cao têntuổi hòng sau này được bất diệt với sử xanh. Trái lại, họ lợi dụng danhnghĩa Phụ vương chọc trời khuấy nước dưới một hình thức lớn lao rộng rãi hơn vì bổn thân họ trước kia thuộc giới lục lâm cường đạo. Vậy khôngthể tin ở chí hướng của những người ấy, và bì họ với những bực khai quốc công thần Mã Định Quốc, Hà Thiên Hùng, Đàm Bá Thành khi trước phò TháiTổ Chu Nguyên Chương đuổi rợ Mông Cổ ra khỏi đất Hán, lập nên Minh triều cho tới ngày nay. Ngay như Phụ vương sau này có đạt mục đích lấy YênKinh bình thiên hạ, lên ngôi Cửu ngũ cũng không tránh được ô danh cướpngôi vua, huynh đệ tương tàn, và còn một điều nữa nguy hơn!...
Chu Trấn Quốc giật mình, ngồi thẳng người lên :
- Điều chi vậy?
Lan Anh nhìn thẳng vào hai mặt Thế tử :
- Tỉ dụ trong trường hợp bình xong thiên hạ, Minh triều Hoàng đế bị lật rồi, quyền bính quân lực ở cả trang tay Hoàng Bách Thắng, TônHoàn lúc đó còn ai can ngăn họ không phản phúc lật đổ Phụ vương để lậpnên một thế hệ triều chánh khác không? Họ có chủ nghĩa cá nhân dấy đoạnkhông tôn thờ chánh nghĩa tôn Phụ vương lên ngôi Hoàng đế. Hiện thời Phụ vương còn bị ảnh hưởng của hai người ấy, đừng nói chi tới lúc họ nắmđược quyền lực toàn quốc trong tay nữa! Ngu muội nhất quyết rằng tìnhthế sẽ xoay chuyển như thế đó!
Chu Trấn Quốc đập mạnh hai tay vào nhau :
- Ủa! Mấy bữa nay ngu huynh cũng suy tính như vậy, nhưng chưadám hé lời vì e còn vụng về sơ suất. Nay nghe hiền muội luận bình, đồngý, mới chắc chắn là ngu huynh đã luận đúng.
Chu Bảo Quốc nói :
- Trưởng huynh và Tam muội đã đồng ý, tôi xin bàn điều này.
Trấn Quốc day phía Bảo Quốc :
- Hiền đệ tính sao?
- Thì giờ rất cấp bách, Phụ vương chỉ còn ít ngày nữa là phảinhất định lai Kinh hay từ chối. Mà từ chối là nghịch mạng Thiên tử sẽ bị coi là phản thần rồi. Vậy trong thời gian ngắn ngủi ấy, anh em ta thửdo thám bên dinh Hoàng Bách Thắng và Tôn Hoàn xem họ có mật đàm, hoặc có sự gì lạ đáng nghi ngờ không?
- Hiền đệ bàn thế cũng phải, song ngu huynh e họ đã thừa thì giờ họp bàn trước và lâu rồi.
Lan Anh nói :
- Ta cứ thử xem sao. Nhưng bất cứ trường hợp nào cũng cần thuyết và hành động cho Phụ vương theo ý mình mới được, mặc dầu phải đối lậpvới Tôn, Hoàng hai người. Tuy vậy hành động thầm kín có lợi hơn.
Suy nghĩ giây lát, Lan Anh nói tiếp :
- Bây giờ chúng ta nên nói trước với Vương mẫu để người biếtđường can ngăn Phụ vương và sau bữa trưa hãy trình bày hơn thiệt vớiNgười.
Trấn Quốc nói :
- Và ngay từ đêm nay, chúng ta cùng thám thính dinh Tôn, Hoàn xem sao.
Lan Anh gật đầu :
- Canh một, tiểu muội chờ nhị hiền huynh tại tư phòng. Võ trang cẩn thận phòng hờ.