Cuộc sống ở Lâm Phần cực kỳ thanh bình. A Kiều banngày rất bận rộn chẳng có thời gian tưởng nhớ nhưng về đêm, bên cạnhthiếu một người cũng nảy sinh cảm giác không quen. Có nguyện ý thừanhận hay không thì nàng cũng đích thực là có một chút vương vấn nhớnhung liên quan đến người kia.
Dù thoáng vấn vương rằng hôm nay y đang ở nơi đâu nhưngcứ nghĩ tới dáng vẻ uy nghiêm không biết đâu là mừng là giận, tựanhư có người thiếu y mấy vạn xâu tiền không trả thì nàng lại chợtngộ ra rằng mình đã lại một lần nhớ tới y. Nàng tự cười nhạomình. Người đàn ông kia đã mất mười năm để một lần nữa khắc hìnhảnh của mình vào tâm hồn nàng. Trong suốt mười năm này, y có khi tứcgiận, có khi dửng dưng, có khi ác độc, có khi toan tính nhưng lại chưatừng thật sự xúc phạm nàng. Y đã hao tâm tổn trí vì nàng mà thanhtẩy triều đình để nàng được an toàn ở bên cạnh mình. Y đã vì nàngmà xây cung Kiến Chương không có bóng dáng những phi tần khác, mộtlần nữa tìm về với lời hứa thời niên thiếu. Nàng từng cho rằng cónhiều thứ đã tan vỡ rồi thì sẽ là tan vỡ, cố níu kéo trở về cũngkhông còn được như xưa. Nhưng bây giờ nàng lại hơi dao động, có nhữngthứ đã được sửa sang lại cho tốt, nếu có thể nhẫn nại thì vẫn sửdụng được. Mười năm tổn thương, có thể dùng mười năm khác để bù đắplại được sao? Ngay cả có bù đắp lại được thì những việc đã xảy racuối cùng vẫn còn tồn tại, chỉ cần ngoảnh đầu là sẽ thấy dấu vếtthời gian in hằn trong cuộc đời.
Mà cuộc đời con người có thể có được mấy lần mườinăm?
Dần dà, cả hai cũng đều bước đến lúc xế chiều.Nàng cố tự hỏi lòng, có phải mình thật sự muốn cuộc đời sẽ trôiqua như vậy? Thật sự là chỉ một khi y rời bỏ nàng thì nàng mới cóthể không luyến lưu nhớ về y. Từ hồi ở cung Cam Tuyền năm xưa, nànglui một bước để y tiếp cận, sau đó hàng ngày cùng chung sống, khônghề phân ly. Đến hôm nay thì rốt cục đã có phân ly, nàng ở cách xa,nhắm mắt lại liền phát hiện rằng mình đã khắc họa rõ ràng từ nétlông mày, bờ môi của y.
“Thừa nhận đi.” Nàng tự nhủ với bản thân. Đúng như ykhông cách nào phủ nhận rằng y đã từng tàn nhẫn vô tình làm thươngtổn nàng, nàng cũng không thể nào phủ nhận rằng trong lòng nàng cósự hiện hữu của y.
Chẳng lẽ chưa từng bị xóa mất?
Cuộc đời làm sao lại đi đến nước này chứ?
Trong những năm đầu mới xuyên không tới đây, nàng ởmột khoảng cách thật xa, đề phòng nhìn y, cảnh giác sợ hãi. Nàngcảm thấy tốt nhất hai người nên là hai ngọn núi vĩnh viễn đừng baogiờ gặp nhau cho cuộc sống được an lành. Sau đó, vận mệnh không thểtránh né đã khiến hai người gặp nhau. Nàng không cam lòng, muốn trốntránh nhưng lại chưa từng chạy thoát khỏi lòng bàn tay của y. Y làHán Vũ Đế danh tiếng lẫy lừng trong lịch sử, nắm cả thiên hạ nàytrong tay mà trăm tơ nghìn mối của nàng đều ở trong chốn thiên hạ đó.
Nàng nhớ mãi những đau đớn đã từng thấu đến tậnxương cốt, học xù lông như con nhím để nếu y tiếp cận sẽ máu đổ đầmđìa. Dần dần nàng thu mình, học cách bơi lội như cá trong nước, duytrì một khoảng cách như gần như xa, cho rằng với tính tình của mìnhthì chẳng bao lâu y sẽ có trăng quên đèn, dõi mắt theo những người congái xinh đẹp khác. Nhưng y vẫn luôn ở bên cạnh nàng, thời gian thấmthoắt thoi đưa thoáng một cái đã qua hết mười năm.
Nàng vật vã suy tư rồi chìm vào giấc ngủ thật say.Đến ngày hôm sau, nàng lười biếng tỉnh giấc. Thượng Quan Linh đi vào,xấu hổ nói: “Hôm qua Linh Nhi khiến cho phu nhân bị phiền phức. Đa tạơn phu nhân cứu giúp.”
“Cũng không phải là lỗi của ngươi”, A Kiều mỉm cười nói,“Không cần để trong lòng.”
Thượng Quan Linh an tâm, ánh mắt lại lấp lánh: “Phunhân thích nghe địch sao?” Nàng thản nhiên đáp, “Ta thuở nhỏ cũng cótập, không dám nhận là giỏi nhưng cũng biết nghe.” “À”, nàng chợtnổi hứng, bèn bảo, “Linh Nhi hãy thổi một khúc nghe cho vui đi.”
Tiếng địch của Thượng Quan Linh tinh tế, chứa đựngtính cách người con gái nhu hòa. Nàng lắng nghe một khúc, bỗng nhiênnói, “Ta cũng muốn học, Linh Nhi hãy dạy cho ta nhé.”
Thượng Quan Linh khá bất ngờ nhưng lập tức mỉm cườiđáp, “Phu nhân đã có lệnh, nô tỳ sao dám không tuân lời.”
Nhạc lý có những nét tương tự như nhau, nàng lạitừng xem Lưu Triệt tập thuở nhỏ, nên đến buổi tối đã có thể tậptọe thổi được, chỉ là âm thanh rất khó lọt tai. Đám nô tỳ qua lạiđều nhíu mày, ngay cả Thượng Quan Linh cũng không còn giữ được nétmặt nhu hòa nữa. Thành Tục ở trong viện chỉ muốn bịt tai lại. Bỗnghắn nghe ngoài cửa có người hỏi, “Phu nhân ở đâu?” Hắn ngẩng đầunhìn lên, thấy thủ lĩnh đám thị vệ hộ vệ bọn hắn đang dẫn mộtngười đi vào.
Người đó cũng có giọng nói lanh lảnh giống hắn,“Bệ hạ đi Hà Đông tế tự trở về, đang cho lâu thuyền dọc theo sôngPhần, sông Thuận xuôi xuống. Người viết thư lệnh cho nô tài dùng khoáimã chạy về trước, giao cho Trần nương nương đích thân mở.”
Thành Tục mừng rỡ, vội vàng đón nhận, chạy vàobẩm: “Phu nhân, bệ hạ có tin về.” A Kiều lặng người, đứng sững, rồiquay đầu nhìn lại. Lúc đó, ánh trăng thanh thoát trải trên mặt đấttỏa sắc như mây khói.
Ngày mười lăm tháng Chín năm Nguyên Đỉnh thứ tư,thánh giá đến Hà Đông tế tự thần Hậu Thổ[1]. Lưu Triệt mặc bộ yphục đế vương bằng gấm đen tôn quý nhất thế gian, thực hiện từngbước một theo trình tự của buổi lễ, dần cảm thấy buồn tẻ. Y lướtnhìn khắp dưới đài nhưng không tìm thấy bóng dáng thân thương. Ngườiđó không ở bên cạnh y.
[1] Thời xưa, địa thần được gọi là Hậu Thổ.
Sau khi tế tự kết thúc, Thái thường Vương Nhạc tiếnlên bẩm, “Bệ hạ có muốn ở lại Hà Đông vài ngày…” Hắn chưa dứt lờithì Lưu Triệt đã cắt ngang, “Không! Lần này ra ngoài lâu quá rồi, cầnphải nhanh chóng trở về kinh mới được.”
Nghi trượng hoàng đế chỉ dừng lại ở Hà Đông hai ngàythì quay về. Vừa tiến vào lưu vực sông Phần, y liền sai trưng dụng lâuthuyền để mở yến tiệc chiêu đãi bá quan ở trên sông. Quan viên lậptức tập hợp cả lại trên sông Phần, người người chúc tụng bệ hạthịnh thế anh minh, quốc thái dân an, văn có thể an bang, võ có thểđịnh quốc, trước đánh Hung Nô, sau hàng nước Điền, chiến công muôn đờihiếm thấy. Lưu Triệt phấn chấn, uống vài chén rượu nhưng thấy mọingười vẫn e dè thì đi vào trong khoang thuyền. Dương Đắc Ý bưng nướcnóng tới lau mặt cho Hoàng đế, bỗng nghe Lưu Triệt hỏi, “Quan viênngoài kia như thế nào?”
Y quay đầu lại, cặp mắt đen nhánh tựa ngôi sao suynhất trong màn đêm sáng lạnh mà cô độc, mím môi như tự hỏi: “Chẳngqua là vài chén rượu mà thôi, trẫm dễ dàng say như vậy sao?”
Dương Đắc Ý làm như không có chuyện gì, khom ngườinói, “Bá quan văn võ đều uống tận hứng, ca tụng bệ hạ thánh minh.”
Lưu Triệt hừ lạnh một tiếng, ra hiệu cho nội thịđẩy cửa sổ bên khoang thuyền. Gió thu lạnh lẽo trên mặt nước thổivào khiến y bất giác rùng mình một cái nhưng ngay lập tức tỉnh táotrở lại, cười ha hả, “Cảnh thật đẹp, tiếc là Tư Mã Tương Như đã mấtchứ không thì nhất định sẽ có bài phú hay trình lên.”
Dương Đắc Ý nhìn mặt đoán ý, mỉm cười tiến lênphía trước nói, “Dù Tư Mã đại nhân không còn nhưng bên ngoài có khôngít sĩ tử cũng giỏi về từ, phú. Chi bằng bệ hạ lệnh cho bọn họviết xem?”
“Thôi đi”, Lưu Triệt chắp tay nói: “Lúc nào cũng phảidựa vào bọn họ, trẫm học thơ văn từ thuở nhỏ, chẳng lẽ không tựlàm được một bài sao?”
“Đúng thế, nô tài vẫn biết tài hoa văn chương của bệhạ.” Dương Đắc Ý vội vàng khen nịnh rồi sai viên quan phụ trách thưbút chuẩn bị bút, mực và vài tờ giấy thượng hạng trải ra trên án.Mái chèo khua nước sông tạo thành những làn sóng, trên thuyền đànsáo tưng bừng, ăn uống linh đình, vui sướng náo nhiệt như hoa thêu trêngấm, gió thu thổi qua làm lau sậy ven bờ kêu xào xạc. Khi rời TrườngAn thì trời mới chớm vào thu, đồng ruộng một màu xanh ngắt, lúc đóA Kiều còn ở bên cạnh y cười hớn hở mà giờ đã là cuối thu. Trênkhông trung vẳng đến tiếng nhạn kêu, một đàn chim nhạn từ chân trời xaxôi bay về phương nam.
Lưu Triệt chắp tay đứng trước cửa sổ, ngâm nga:
“Gió nổi thu về mây trắng buông,
Cỏ hoa tàn úa nhạn nam phương.”
Y đứng lặng lẽ, tâm trạng từ hoan lạc tột độ dầnthoáng chút u buồn. Đã nhiều năm, y ở trên ngôi cao, chí khí hào hùngchưa bao giờ biết quay đầu nên rất ít khi có thời gian mà thương xuânsầu thu. Thuở niên thiếu khi hòa hợp cầm sắt[2] với A Kiều thì tronglòng vẫn có suy nghĩ riêng của mình, sau đó nổi trận lôi đình phếhậu, A Kiều không thể chịu đựng đến nỗi hai người chia cắt.
[2] Cầm sắt: Đàn cầm và đàn sắt.
Thuở niên thiếu, y không hề do dự lựa chọn vì thờicuộc mà vứt bỏ lời hứa lúc còn ngây thơ, chẳng bao giờ nghĩ rằngsẽ có một ngày phải hối hận. Đến tuổi trung niên, y đã có thể mộttay sáng tạo ra thế cục của Đại Hán nhưng vẫn một mực giữ nàng bêncạnh, kiên trì hàn gắn vết thương năm đó. Hối hận sao? Bọn họ tựvấn lòng, nếu như được làm lại một lần nữa thì y vẫn không chút dodự làm như cũ. Ở trên ngôi vị đế vương, chút tơ tình nồng thắm quánhẹ so với vạn dặm núi sông Đại Hán. Nhưng bao đêm ôm người con gáitrầm lặng ơ hờ, ngắm nàng trong lúc ngủ say vẫn còn hơi nhíu mày,thì không phải là y không đau lòng. Đau lòng bởi vì y đã từng làmnàng bị thương tổn, vì vậy dễ dàng tha thứ cho vẻ xa cách của nàng.
Từng năm qua đi, y dần cảm nhận rõ ràng rằng ngườicon gái này đã chiếm chỗ trong lòng mình nhưng chỉ không biết nàng ởsâu trong tâm hồn y thế nào. Hằng ngày ở bên nhau tuy cảm thấy vui vẻnhưng lại không có quá nhiều cảm xúc. Một khi chia lìa mới biết gắnbó như bóng với hình, nhìn mỹ nhân nào cũng thấy nhạt nhẽo. Y vẫnbiết mình vô tình nhưng lại không biết một người dù vô tình đến đâuvẫn có một trái tim. Trái tim lạnh lẽo dĩ nhiên sẽ làm cho y có thểbàng quan nhìn sống chết của người đời, nhưng người đó lại ở trongtim y, trừ khi y tự cắt đứt trái tim của mình ra, còn không thì khómà dứt bỏ. Đế vương có vô tình đến đâu thì cũng là một con người.Một con người vốn sinh ra đã có yêu có hận, có vui có buồn, có suynghĩ của mình.
“Hoa lan đượm sắc cúc thơm hương,
Nỗi nhớ giai nhân mãi vấn vương.”
Lúc này A Kiều đang làm gì ở Lâm Phần? Trong lòng ycứ vấn vương nhưng miệng vẫn tiếp mạch ngâm,
“Lâu thuyền đi dọc ở sông Phần
Ở giữa dòng ngang sóng bạc dâng
Tiêu trống hòa ngân cùng tiếng hát
Trong vui cực độ thấy thương thân
Trẻ trung mấy nỗi, già lân đến rồi!”
Thời gian là thứ mà không ai có thể cưỡng lại. Lúctuổi thiếu niên bừng bừng chí khí nên không xem trọng, rồi y lên ngôivị đế vương nên chẳng hiểu ra. Đến hôm nay đã dần tới tuổi “tứ thậpnhi bất hoặc”[3], lại cảm khái trước cảnh sắc tươi đẹp đang nhẹnhàng trôi qua trong khi bọn họ tuy đang có vẻ đối xử với nhau nhưthời niên thiếu cầm sắt hòa hợp, nhưng đều biết rõ chẳng thể nàoquay lại như lúc ban đầu. Tráng chí thời tuổi trẻ dần cũng nhạt đi,mái tóc anh hùng rồi cũng điểm sương, mỹ nhân đẹp đến đâu khi nằmxuống cũng chỉ là một nắm xương trắng. Đó là nỗi bi thương của kiếpngười mà đế vương, anh hùng hay mỹ nhân đều chẳng thể làm được.
[3] “Tứ thập nhi bất hoặc” là một câu trong Luậnngữ, có nghĩa là khi người ta tới bốn mươi tuổi mới có thể hiểuthấu mọi sự lý trong thiên hạ, phân biệt được việc phải hay tráicũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ailà người chân chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làmhay không.
Câu từ bi tráng hùng hồn, viên quan phụ trách thư bútđộng tâm, đứng dậy chắp tay hỏi, “Bệ hạ, bài từ này đặt tên làgì?”
Lưu Triệt trầm ngâm một lát rồi cảm khái: “Đặt tênlà Thu phong từ đi.”
Quận thủ Tào Minh đứng bên ngoài khoang thuyền nínthở lắng nghe Lưu Triệt ngâm thơ, tiến vào bái chào: “Thần tham kiếnbệ hạ”, sau đó tán dương, “Hôm nay nghe bệ hạ ngâm Thu phong từ, mớibiết tài học của bệ hạ khiến bậc đại gia từ phú như Tư Mã Tương Nhưcũng phải hổ thẹn.” Hắn nói vậy thật sự nịnh nọt quá mức, LưuTriệt nghe xong không vui, cười nhạt hỏi, “Trẫm hỏi ngươi, vùng Trì Hạcủa ngươi thế nào?”
Tào Minh vội vàng quỳ xuống, cung kính bẩm, “Thầntheo ý chỉ của bệ hạ làm việc, mọi việc của Trì Hạ đều tốt. Chỉlà”, hắn do dự nói, “nếu sông Phần dâng nước gây họa thì dân chúngsẽ trôi dạt khắp nơi.”
Lũ lụt sông Hoàng Hà vốn là căn bệnh bao đời naycủa Đại Hán. Lưu Triệt nhíu mày, nói: “Ngươi lui xuống trước đi.”
“Tuân mệnh”, Tào Minh khom người lui ra, nghĩ đến haicâu Lưu Triệt vừa ngâm: “Hoa lan đượm sắc cúc thơm hương, nỗi nhớ giainhân mãi vấn vương”, thì như hiểu ra điều gì đó, bèn vội vàng saithuộc cấp xuống thuyền mời mấy thiếu nữ con nhà gia giáo đẹp nhấtở Trì Hạ đến, dặn dò, “Nếu được bệ hạ ưu ái là vinh hạnh của tamà cũng là vinh hạnh của các ngươi.” Mấy thiếu nữ chẳng qua là congái những nhà bậc trung, có cơ hội được hầu hạ quân vương đều khôngnén nổi vui mừng, ai nấy đỏ bừng mặt, thi lễ nói, “Đa tạ Tào đạinhân.”
Thị vệ bảo vệ bệ hạ hơi lộ vẻ kỳ lạ nhưng khôngcó ý kiến của bề trên nên cũng không tiện ngăn cản việc này. TàoMinh dẫn mấy thiếu nữ đi tới trước khoang thuyền, đang định bẩm báothì chợt nghe một giọng nữ trong trẻo từ phía sau truyền đến: “Cácngươi là ai?” Một thiếu nữ tôn quý chừng mười bốn, mười lăm tuổi đivòng từ khoang sau thuyền ra, cực kỳ xinh đẹp, làm lu mờ mấy cô gáimà Tào Minh đã lựa chọn kỹ lưỡng.
“Tham kiến Công chúa Duyệt Trữ”, cung nhân bên cạnhnhất loạt hành lễ.
Tào Minh cũng bái lạy. Trước mặt Công chúa, hắnkhông dám nói lung tung, chỉ có thể thành thật: “Thấy bệ hạ đi đườngmệt nhọc nên thần đặc biệt tuyển chọn mấy dân nữ nhanh nhẹn hầuhạ.”
“Miễn đi.” Lưu Sơ lạnh nhạt, “Nô tỳ bên cạnh phụhoàng rất nhiều, không cần phải làm phiền dân chúng.”
“Vậy…”, Tào Minh thầm kêu khổ trong lòng, không biếtvị công chúa này không hiểu chuyện hay cố tình ngăn trở. Hắn nghe nóiHoàng đế đi lần này không mang theo phi tử nào nên lường trước chuyệnsẽ thành công. Dù sao chẳng mấy người đàn ông có thể dễ dàng cựtuyệt thiếu nữ tuyệt sắc, nào ngờ lại có người ngăn cản. Người nàycũng không phải phi tần được sủng ái nào mà lại là một công chúa. Côngchúa có thể được bệ hạ dẫn theo thì chắc là được sủng ái vô cùng.Nhưng chuyện này cũng không xung đột lợi ích với công chúa, chẳng lẽlại có công chúa nào dám mạo hiểm phạm tới quyền uy của phụ vương?
“Nô tài tham kiến Công chúa Duyệt Trữ.” Dương Đắc Ýmở cửa khoang thuyền rồi bước ra ngoài, thầm lấy làm buồn cười. Hắnbiết Hoàng đế hôm nay đang nhớ Trần nương nương, quá nửa là không muốngặp những cô gái này nên có lòng nhắc nhở Tào Minh: “Bệ hạ viết thưvà bảo nô tài chọn người giỏi cưỡi ngựa đưa tới Lâm Phần để Trầnnương nương tự tay mở xem.”
Lưu Sơ chớp mắt, nói: “Dương công công chờ đã, ta cũngviết một phong thư, người đưa luôn cho mẫu thân của ta nhé.”
“Nô tài tuân lệnh Công chúa”, Dương Đắc Ý gật đầunói: “Kính xin Công chúa mau viết đi.”
Lưu Sơ muốn rời đi nhưng lại nhìn Tào Minh, cắn môi ravẻ khó khăn. Dương Đắc Ý cười, nói: “Nô tài biết rồi.” Tào Minh mặttrắng bệch, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng, biết lần này lợn lành chữathành lợn què rồi.
“Tào đại nhân”, Dương Đắc Ý mỉm cười nói, “Nếu khôngcó chuyện gì thì mời trở về đi thôi.”
Khoái mã truyền thư chưa đầy nửa ngày đã đến LâmPhần. Trần A Kiều nhận thư, mở ra xem thì thấy là giấy vân tiênthượng hạng, nét chữ thanh thoát, bút lực mạnh mẽ như muốn thoátkhỏi tay nhưng bút pháp lại có chút mềm mại, cho thấy tình cảm dịudàng khi đó của người viết.
“Khanh[4] thấy chữ như gặp mặt.
[4] “Khanh” là cách xưng hô giữa vợ và chồng ở thờicổ đại, thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó giữa hai người.
Tháng Chín gió mạnh, ta mở yến trên sông Phần chiêuđãi bá quan. Nhìn gió thu thổi làm rơi lá, nhạn bắc di cư xuốngphương nam, lòng có cảm nhận viết ra một bài từ gửi khanh phương xa.
Đây chính là bài Thu phong từ nổi danh trong lịch sử.
“Trong vui cực độ thấy thương thân
Trẻ trung mấy nỗi, già lân đến rồi!”
A Kiều ngâm hai lần, tâm hồn rung động đến mức phảithầm trấn tĩnh rồi mới mở tiếp thư của Lưu Sơ. Thư của Lưu Sơ vẫnluôn chân thành hồn nhiên, viết vội mấy câu nhớ nhung, cuối cùng lạithêm một câu nói hôm nay vừa cản được một đám nữ nhân định mê hoặcphụ hoàng. Nàng không biết nên khóc hay cười, dặn dò Thành Tục:“Ngươi cho người mang thư nghỉ ngơi một đêm, chờ ta viết xong thư thìbảo hắn mang về.” Thành Tục an tâm lui ra, nàng cũng không hơi đâu mànghĩ về chuyện này, cứ trăn trở suy xét tâm trạng của mình.
Thượng Quan Linh liếc thấy vậy liền đứng dậy tươicười hỏi, “Nương nương viết thư trả lời bệ hạ, không biết Linh Nhi cóđược vinh hạnh mài mực cho nương nương không?”
A Kiều khẽ gật đầu đồng ý, lấy tờ giấy hoa tiênthượng hạng đặt trên án, cầm bút lên nhưng trong thoáng chốc lại thẫnthờ không biết viết gì. Người ấy đang có lý tưởng hào hùng lạiviết ra bài từ phú cám cảnh tuổi hoa niên như vậy, thật sự khiếnngười khác phải tìm hiểu cảm nhận trong đó. Trước kia nàng đã từngđọc đoạn mở đầu của bài Thu phong từ khá nổi tiếng này, ngoài sựkinh ngạc trước một vị hoàng đế bậc nhất thiên cổ lại có tài vănchương không kém, thì cũng chỉ coi đó là một bài thơ bình thường. Hômnay Lưu Triệt gửi nó cho mình, từng câu từng chữ đều liên quan tớibản thân mình, thì lòng cảm thấy ngọt ngào, tình cảm trào dâng,hoàn toàn khác trước.
Nước trong nghiên đã hòa tan mực đen nhánh, nhưngThượng Quan Linh vẫn kiên nhẫn mài tiếp. Cô nhìn A Kiều đang nghiêng nghiêngkhuôn mặt, bạo gan hỏi, “Nương nương yêu bệ hạ lắm sao?”
Nàng nghe vậy thì nhìn sững vào Thượng Quan Linh.Nét mặt thiếu nữ này có vẻ tò mò hiếu kỳ rất tự nhiên, thuầnphác mà trầm tĩnh.
“Tại sao lại hỏi như vậy chứ?” Ánh nến chập chờnlay động theo làn gió thu thổi vào qua cửa sổ, câu hỏi của nàng cũngnhẹ như ánh nến.
“Bởi vì”, Thượng Quan Linh mím môi, cười vẻ ngượngngùng, “Vẻ mặt nương nương rất dịu dàng.”
Yêu ư? Nàng mím môi cười, trầm ngầm một lát rồi nắnnót viết thư, bỏ vào phong bao, dán lại rồi dặn, “Sáng sớm mai giaocho người nội thị đưa thư.”
Ngoài song cửa, đêm thu vẫn chưa tàn.