Khả Nguyệt Lam một lần nữa trở về căn phòng của mình, nhìn chằm chằm vào bức tường trước mặt. Anh em nhà Lam ở phòng khách cũng khá là lo lắng, liền bàn bạc với nhau. Việt Lam nói:
- Mẹ cũng về viện nghiên cứu rồi, sẽ khá lâu mới trở về. Không thể để Lam bé đi học được, nếu có lần một sẽ có lần hai.
Trường Lam cũng đồng ý với anh, chống cằm nghĩ ngợi:
- Nhưng em đi học, anh đi làm. Chị Lam bé ở nhà một mình không an toàn.
Lam lớn nghĩ ra một cách:
- Anh mang Lam bé đi làm với anh, đúng thật không nên để nó ở nhà. Nhỡ đâu vì chuyện này nó sốc quá nghĩ quẩn.
Lam nhỏ gật đầu lia lịa, với lấy balo trên bàn:
- Được, vậy thì anh coi chừng chị ấy, đợi cuối tuần bố mẹ về chúng ta bàn bạc lại. Giờ em đi học, buổi chiều em có tiết.
Nói xong cậu nhanh chóng ra khỏi nhà. Lam lớn cũng lên phòng Nguyệt Lam gõ cửa:
- Lam bé! Đi làm với anh nhé?
Nguyệt Lam mở cửa ra, nhìn anh:
- Đi làm với anh sao?
Anh gật đầu:
- Để em ở nhà một mình anh không yên tâm, thôi thì cứ ở trong tầm mắt anh đi.
Nguyệt Lam cũng cảm thấy sợ hãi nên đồng ý. Hai người nhanh chóng đến toà án, nơi làm việc của anh. Việt Lam một bên xử lý công vụ, Khả Nguyệt Lam thì ngồi cạnh đọc sách, chơi điện thoại, lâu lâu còn học hỏi về ngành luật của anh. Cứ như thế kéo dài đến cuối tuần, bốn ngày nay cả ba người đề cao cảnh giác cực độ. Sáng ra Trường Lam sẽ nấu ăn sáng, Việt Lam sẽ để mắt đến cô. Sau khi ổn thoả chuyện ở nhà thì cậu sẽ đi học, anh sẽ đưa cô đến toà án, ngồi bên xem anh xử lý công vụ, ngồi dưới xem anh phán xử. Đến tối về cũng không rời khỏi người cô, Nguyệt Lam đi tắm thì Việt Lam sẽ đứng ngoài cửa trông chừng, cứ một phút ba mươi giây sẽ gọi một lần. Ban đêm đi ngủ cũng thế, hai người quyết định trải nệm dưới sàn ngủ luôn trong phòng cô.
Kéo dài như thế đến hôm chủ nhật, bố Nhất Trung và mẹ Uyển Tình trở về. Họ mang câu chuyện kể lại cho hai người nghe. Bố Nhất Trung kinh ngạc mồm A mắt O không nói nên lời. Ba mươi năm ông nghiên cứu y học vẫn chưa gặp trường hợp nào như vậy cả.
Mẹ Uyển Tình thì lại khác, bà đang cho rằng cô bị tai nạn nên đầu óc không ổn định. Hai đứa con trai chỉ là hùa theo cho vui mà thôi. Bà đứng dậy, đi vào bếp rồi nói vọng ra:
- Ba đứa suy nghĩ quá nhiều rồi, chắc là không ngủ đủ giấc phải không?
Khả Nguyệt Lam một mực giải thích, khẳng định chắc chắn điều mình nói:
- Không, đó là sự thật. Con không nói dối.
Anh lớn Việt Lam kéo tay cô lại, ra hiệu cho cô bình tĩnh lại.
Gia đình năm người rơi vào trầm tư, ai cũng lo lắng cho Nguyệt Lam. Mẹ Uyển Tình liền phá vỡ bầu không khí căng thẳng:
- Nếu nó là thật, thì cái quyển truyện biến mất vậy có nghĩa Lam bé sẽ không đến đó được nữa.
Bố Nhất Trung cũng nói vào:
- Đúng rồi, vậy chúng ta phải mừng mới phải. Được rồi, tối nay chúng ta ăn lẩu nhé! Bố với mẹ đi siêu thị, ba đứa ở nhà trông nhà.
Ông cùng vợ đi ra ngoài, ba người ở nhà có thời gian bàn bạc với nhau. Lam lớn căng thẳng, đôi lông mày cau lại muốn chạm vào nhau:
- Mẹ nói cũng đúng, nếu nó mất tích rồi thì sẽ không còn nội dung. Không còn nội dung thì em sẽ không thể vào đó được nữa.
Lam nhỏ ngồi cạnh cũng thấy có lý:
- Đúng đó, như vậy thì không cần phải sợ hãi gì nữa.
Nguyệt Lam cũng bớt lo lắng hơn, gật đầu, cô nhìn đồng hồ đã hơn mười hai giờ trưa. Liền quay lại nói:
- Em đi ngủ một chút, khi nào bố mẹ về thì gọi em nhé!
Cô trở lên phòng ngủ của mình, nằm lên giường quay mặt về phía bức tường, thâm trầm suy nghĩ:
- Nếu quyển truyện thực sự biến mất, thì nhân vật trong đó cũng sẽ biến mất. Như vậy Cung Dịch Nguyên Cố cũng sẽ không tồn tại.
Hơn một tháng qua cứ như là tự cô suy nghĩ ra vậy, mơ mơ hồ hồ không rõ kết cục.
Nhưng thật sự y biến mất, cô sẽ rất buồn. Hắn không phải người xấu, mà là hoàn cảnh xã hội đưa đẩy hắn vào đường hắc hoá. Hắn phải làm người xấu mới có thể tồn tại được. Khả Nguyệt Lam cứ mãi theo đuổi ý nghĩ kia, cô muốn cứu rỗi hắn ra khỏi thế giới tàn độc kia.
Cho dù người đọc không hiểu Cung Dịch Nguyên Cố, sẽ xem hắn như một nam phụ cặn bã trong chuyện tình của Nam Dương và Hoài Thương. Nhưng cô vẫn muốn giúp hắn từng chút một, khiến hắn thành một đấng minh quân.
Khả Nguyệt Lam lim dim đôi mắt mơ màng ngủ, đến khi nghe được tiếng mở cửa, Lam lớn bước vào:
- Dậy ăn cơm thôi.
Cô lăm trên giường hai vòng rồi ngồi dậy, dụi dụi đôi mắt. Mùi thơm của lẩu bốc lên, một nồi lẩu nhiều gia vị nghi ngút khói giữa bàn ăn. Cả nhà ăn trò chuyện vui vẻ, chỉ xoay quanh viện nghiên cứu của bố mẹ, toà án của Lam lớn, việc học của Lam nhỏ và Lam bé. Bố Nhất Trung gắp một đũa rau:
- Lam nhỏ học xong năm ba vào viện nghiên cứu luôn nhé?
Trường Lam lột tôm chín bỏ qua bát cho chị, lắc đầu:
- Con không vào viện đâu. Con tự học hỏi, không muốn người ta nói dựa lưng bố mẹ.
Bố không thuyết phục được cậu, liền nhìn qua mẹ. Mẹ hiểu ý, nhưng lại nói:
- Con đừng nghe bố, con muốn thực tập ở đâu cũng được.
Bố Nhất Trung cũng cạn lời vì vợ, chỉ trặc lưỡi lắc đầu.
Việt Lam đang tách mai cua:
- Trại giam của thành phố như thế nào? Chắc em thích?
Trường Lam nghe thế liền phản ứng, giơ ngón cái lên:
- Thưởng cho Lam lớn một like.
Lam lớn lấy thịt cua bỏ qua cho em gái:
- Này, thịt cua.
Nguyệt Lam vui vẻ gắp một miếng lên bỏ miệng, cười tít mắt:
- Ngon!
Mẹ Uyển Tình đang trụng thịt, trêu chọc:
- Hai mươi hai tuổi đầu, gần hai mươi ba rồi mà vẫn không biết lột vỏ tôm.
Khả Nguyệt Lam đưa ngón trỏ lên, lắc lắc:
- Không, con có hai tỳ nữ không phải trả tiền thuê mà.
Một buổi trưa muộn, cả nhà năm người ăn uống cùng nhau. Sau khi Khả Nguyệt Lam rửa bát xong, cô lên phòng của Trường Lam. Việt Lam và Trường Lam phòng cạnh nhau, đối diện phòng cô, còn phòng cô thì bên cạnh sân thượng để phơi quần áo.
Cô ngó đầu vào rồi nói:
- Lam nhỏ, cho chị mượn mấy quyển sách y học.
Lam nhỏ đang ngồi tháo lắp nội tạng của mô hình người, liền ngạc nhiên:
- Em có bao giờ thấy chị đọc mấy quyển sách này đâu.
Nguyệt Lam đi vào, giọn đống sách chồng chất trên ghế rồi nói:
- Bây giờ có hứng thú.
Trường Lam nghe thế liền bỏ cái mô hình kia qua một bên, tránh né những quyển sách, mô hình y học bày đầy trên sàn đến cạnh cô:
- Chị suy nghĩ lại rồi hả? Muốn học y sao?
Cô đẩy cậu ra, tránh né ánh mắt như cún con hy vọng chủ cho đi chơi kia, xoay xoay cái ghế tựa:
- Chỉ là chợt hứng thú thôi, em bỏ ngay cái mơ tưởng muốn chị làm đàn em của em đi.
Trường Lam nhăn mặt, nắm lấy tay cô:
- Chịiii! Chị không thấy lạc loài trong gia đình sao?
Nguyệt Lam lắc đầu:
- Chị cũng làm bác sĩ đó.
Trường Lam vẫn bám lấy cô, gương mặt phụng phịu:
- Bác sĩ chữa cho xe hả? Em đâu có nói chuyện đó đâu.
Khả Nguyệt Lam với lấy quyển sách giày cộm trên bàn. Làm cho đống sách kia không có chỗ dựa lộp cộp rơi xuống trước mặt cậu, cô trách:
- Em không biết để gọn sách lại một bên à? Đọc xong là vứt lung tung như thế?
Trường Lam nhìn phòng mình, hàng trăm quyển sách bày biện trên bàn, trên giường rồi dưới sàn. Mô hình y học khác nhau, từ hệ xương khớp cho đến các dây thần kinh, ở góc phòng còn có một trụ cách thanh ghép của DNA. Cậu lắc đầu:
- Em cảm thấy bình thường mà.
Khả Nguyệt Lam cũng quen với những thứ của cậu, giở quyển sách ra, ngạc nhiên:
- Thảo dược học? Em lại lấn sang cái này từ khi nào?
Trường Lam lại bò lại chỗ mô hình, cẩm quả tim nhựa lên nhìn nhìn rồi lắp vào khung ngực mô hình, cậu trả lời:
- Bố để quên trên xe Lam lớn, em cầm về quên đưa bố.
Nguyệt Lam nghĩ ngợi rồi đứng dậy đi ra ngoài:
- Cho chị mượn quyển này. À rồi, vài ngày nữa chị đến nhà ông bà nội chơi. Em đi không?
Trường Lam chăm chú vào bộ mô hình kia, không quay lại, xua tay:
- Không đi, em đi học.
Bỗng cậu đổi ý:
- Có! Em đi.
Khả Nguyệt Lam gật đầu rồi đến phòng Việt Lam bên cạnh:
- Lam lớn.
Việt Lam đang xử lý công vụ, anh ngồi ở bàn làm việc, đeo một cái mắt kính gọng bạc. Nghe tiếng của cô anh quay lại:
- Gì thế?
Cô đứng ở cửa, nói vào:
- Ngày mai em với Lam nhỏ về nhà ông bà nội chơi.
Việt Lam tháo kính đặt qua bên cạnh laptop, gật đầu:
- Vậy đi cẩn thận.
Cô cũng không nói nữa, trở về phòng. Cầm điện thoại mình lên nghịch. Đến cuối chiều cô và Lam lớn xuống đánh cờ vây với bố cùng mấy bác hàng xóm. Lam nhỏ thì nấu ăn với mẹ trong bếp.
Nhà ba người con đều có ba tính cách khác nhau. Việt Lam rất trầm tính, mọi chuyện cho dù tệ đến cỡ nào anh cũng rất bình tĩnh. Lại còn rất thông minh, cầm kỳ thi hoạ đều giỏi hết, đàn tranh đánh trống, cờ vây cờ tướng, thơ cổ phong Đường luật, thư pháp tranh thuỷ mặc đều biết cả. Phải gọi anh là mẫu người học bá nhiều nữ sinh theo đuổi nhất.
Trường Lam là con út, cũng là một ánh hào quang trong trường. Cậu không giống anh mình chỉ suốt ngày im lặng như ông lão, mà là một người hoạt bát đáng yêu, thích tìm tòi thám hiểm này nọ. Tuy tính tình có chút phóng khoáng, bốc đồng nhưng mà lại rất có kiên nhẫn.
Nguyệt Lam thì là con gái, khác một trời một vực với hai ông tướng cùng bụng mẹ chui ra. Có thể là con gái rượu trong nhà nên có chút không hiểu nổi. Hay làm ngược lại với số đông, tiêu biểu là ngành coi chọn học cũng đã cãi nhau với bố mẹ và Lam lớn Lam nhỏ vài trận nảy lửa, đến cuối cùng họ chịu thua. Nhưng bù lại cô rất có tầm nhìn, thay vì trầm tính nghĩ kế sách như Việt Lam, bốc đồng nóng nảy như Trường Lam thì cô giải quyết nhanh gọn. Một hình tượng nữ cường trong mắt đám con gái.
Cô và Lam lớn mỗi người ngồi một bên làm quân sư cho bố đánh cờ. Mỗi ván người thua sẽ phải mua cho người thắng một chai trà, nãy giờ nhìn đống trà mà cô xách thì cũng hiểu rằng thắng được kha khá. Chú Chu lại thua thêm một ván, các bác các chú xung quanh đều hò reo:
- Ông thua rồi.
- Lại thua anh Khả rồi.
Chú Chu liền kiện:
- Là do hai đứa nhỏ ngồi bên chỉ ông ấy đấy.
Một bác nghe cũng có lý, liền nói:
- Vậy hai đứa đi ra đây ngồi.
Khả Nguyệt Lam thấy bố đánh đã lâu thì liền nói:
- Anh cháu đánh với chú. Nếu anh cháu thắng thì tụi cháu về ăn cơm. Còn nếu thua cháu trả lại trà cho chú.
Chú Chu nghe vậy liền đồng ý, ông nhặt lại quân đen của mình.
Bố Nhất Trung đổi chỗ cho con trai. Việt Lam bình tĩnh ngồi vào rồi đặt lên bàn một con cờ trắng. Sau một lúc im lặng, chỉ có tiếng cạch cạch của những con cờ được đi xuống thì là tiếng cười:
- Lam lớn thắng rồi.
Chú Chu liền lắc đầu, cười:
- Cháu giỏi, thôi về đi.
Ba bố con cùng nhau đi trên con đường nhỏ trở về. Ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, Nguyệt Lam cười khúc khích:
- Lúc nãy thay vì chú Chu đánh vào ô E2 thì đánh vào ô D7 là được rồi.
Bố Nhất Trung cầm chai trà uống một ngụm rồi nói:
- Bố thấy đánh như vậy cũng được mà.
Việt Lam xách túi trà đi phía sau, giải thích:
- Lam bé nói đúng đó bố. Nếu chú Chu đánh vào ô E2 thì con chỉ có một nước đi là B6, nhưng chỉ cần quân tiếp theo sẽ bị vây. Chú ấy đánh vào C4 thì con có thể mở được đường vây ngược lại.
Bố Nhất Trung nghe thế thì à lên, rồi quay lại Nguyệt Lam:
- Con thật là biết nhìn.
Nguyệt Lam xua tay, được khen thì hãnh diện:
- Con chỉ học anh Lam lớn thôi.