Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy

Quyển 1 - Chương 5-3



Tôi cũng có thể cảm nhận được sự uy hiếp này.

“Sau đó cô đã quyết định ứng phó thế nào?”

“Tôi trước tiên cần phải làm rõ việc này cái đã.” Cô ta nói. “Sáng sớm ngàyhôm sau, tôi lại lần nữa đi bộ tới nhà họ Đinh, đồng thời còn lắp haichiếc sim mà hôm trước đã dùng để liên lạc với Trần Hy vào hai chiếcđiện thoại, cả hai đều để ở chế độ im lặng. Sau khi rời khỏi nhà khônglâu, quả nhiên lại có người bám theo tôi. Tuy người đó đã thay đổi cáchăn mặc, thậm chí còn thay đổi cả nhịp bước cũng như phương thức theodõi, thế nhưng một số động tác đã thành thói quen thì lại không cách nào sửa được, thế nên tôi chỉ nhìn thoáng qua là đã nhận ra anh ta chính là người đã bám theo tôi hôm trước. Trên đường đi, tôi vẫn luôn ngấm ngầmquan sát hai chiếc điện thoại của mình. Vào lúc bảy giờ ba mươi lămphút, màn hình chiếc điện thoại lắp chiếc sim đầu tiên sáng lên, số điện thoại hiển thị trên đó chính là số đã gọi cho tôi hôm trước. Tôi ấn nút nghe, đưa điện thoại ra trước người, đồng thời lén quay lại nhìn kẻ bám theo mình. Khi đó anh ta đang nấp vào một góc, điện thoại thì để bêntai. Tôi gác mấy, tiếp tục đi về phía trước. Không đầy một phút sau, màn hình chiếc điện thoại thứ hai cũng sáng lên. Tôi dứt khoác gác máy vàtức tốc ngoảnh lại quan sát, thấy người đó đang đứng nhìn tôi từ một chỗ không xa, thế rồi nhanh chóng rời đi theo hướng ngược lại.”

“Anh ta biết là mình đã bị lộ, nhưng cùng với đó, phản ứng của cô cũng đã khiến cô bị lộ rồi.”

“Đúng vậy.” Cô ta khẽ gật đầu. “Có điều, Trần Hy đã cất công phái người đitheo dõi và điều tra tôi như thế thì chứng tỏ rằng lòng hoài nghi của cô ra đối với tôi đã rất sâu sắc, cho nên có bị lộ hay không cũng khôngcòn là điều quan trọng nữa. Bất kể ra sao, đối với tôi mà nói, sự tồntại của Trần Hy khi đó chính là một mối họa ngầm, một mối họa ngầm cựckỳ nguy hiểm.”

“Cho nên cô mới quyết định giết chết cô ta ư?” Tôi thở dài một hơi. “Nhưng tôi vẫn cảm thấy rất khó hiểu, rốt cuộc là vìduyên cớ gì mà cô ta lại hoài nghi cô như thế chứ?”

Diệp Thu Viđưa mắt liếc nhìn tôi một chút, rồi kể tiếp: “Hôm đó, tôi chẳng còn lòng dạ đâu mà tìm kiếm manh mối, cũng không có tâm trạng để bầu bạn vớiĐinh Vũ Trạch và khuyên nhủ cậu ta, thế là còn chưa tới trưa thì đã quay về nhà. Tôi cẩn thận ngẫm lại từng chi tiết nhỏ trong cuộc trò chuyệngiữa mình và Trần Hy, nhưng lại chẳng phát hiện ra được một số sai lầmrõ rệt nào. Trưa hôm đó, điện thoại của tôi – chiếc điện thoại lắp số mà tôi vẫn thường dùng – nhận được tin nhắn từ Trần Hy. Cô ta nói: “CôDiệp, chúng ta có gì cứ nói thẳng với nhau đi, không phải cô muốn làmmột cuộc giao dịch với tôi ư? Tôi đề nghị chúng ta hãy làm một cuộc giao dịch như thế này. Chúng ta đừng lợi dụng nhau thêm nữa, trong khi giữbí mật của chính mình, hãy cố gắng giúp đối phương giữ bí mật luôn. Nhưvậy rất công bằng, cô thấy sao?”

“Xem ra cô ta đã trở thành mộtsự uy hiếp hết sức rõ ràng với cô rồi.” Tôi ghi nội dung của tin nhắn đó vào trong sổ tay, sau đó hỏi: “Chính vì vậy nên cô đã quyết định giếtchết cô ta ư?”

“Đúng thế.” Diệp Thu Vi bình tĩnh nói. “Mọi sinhvật trên đời này đều rất ích kỷ, cả con ngời cũng thế, cho nên mối quanhệ được xác lập bởi việc hai bên nắm giữ điểm yếu của nhau thông thườnglà mối quan hệ dễ tan vỡ nhất. Con người xét cho cùng vẫn thích bán đứng nhau hơn là bảo vệ nhau.”

Tôi gấp sổ tay lại, sau đó mở tập tàiliệu về những vụ chết người ra. “Trong này có ghi rằng Trần Hy chết vìnhồi máu cơ tim cấp tính. Tôi thực sự rất tò mò, cô đã làm như thế nàomà lại có thể khiến cô ta phát bệnh vậy?”

“Kích thích.” Diệp Thu Vi nói thẳng. “Cô ta đã bị dọa cho sợ quá mà chết.”

Tôi không kìm được hít vào một hơi khí lạnh, từ nơi sống lưng dâng lên cảm giác lạnh ngắt.

Diệp Thu Vi rốt cuộc đã làm ra một chuyện đáng sợ đến cỡ nào mà lại có thểkhiến cho một nữ phóng viên bụng dạ sâu xa sợ quá mà chết như vậy chứ?

Đột nhiên nghe thấy câu “sợ quá mà chết” đó, tự nơi sâu thẳm trong trái tim tôi dâng lên một nỗi sợ hãi khó mà miêu tả bằng lời, vô số cảnh quaykinh điển trong các bộ phim kinh dị không ngừng lóe hiện trước mắt màkhông sao kiểm soát được. Tôi ngó nhìn bốn phía theo bản năng, cảm thấy ở mỗi một góc mà bản thân không nhìn thấy được dường như đều có ẩn chứamột thứ sức mạnh thần bí khó lường nào đó. Lúc này, bầu không khí trongphòng bênh bỗng trở nên âm u rùng rợn, ngay đến những tia nắng chiếu vào từ ngoài cửa sổ cũng bất ngờ trở nên lạnh lẽo tột cùng.

“Khụ…” Diệp Thu Vi khẽ ho lên một tiếng, khiến tôi giật mình tỉnh táo trở lại từ trong cơn suy tưởng vu vơ.

Tôi bất giác thở phào một hơi, đưa tay gãi đầu, lúng túng cười, nói: “Đangban ngày ban mặt mà đột nhiên nghe cô nói vậy, tôi thực sự có chút sợhãi.” Sau đó, tôi cố gắng định thần, hỏi: “Cô rốt cuộc đã làm như thếnào? Với một người chín chắn và bình tĩnh như Trần Hy, phải là một nỗisợ hãi to lớn đến nhường nào mới có thể khiến cho cô ta sợ hãi quá độ mà chết như vậy chứ?”

“Mỗi người đều có nhược điểm tâm lý trí mạng, chỉ là có một số người thì biểu hiên rất rõ ràng, có một số người thìlại ẩn giấu nó quá kín đáo mà thôi.” Diệp Thu Vi giải thích. “Chính nhưanh đã nói, Trần Hy là một người vừa bình tĩnh vừa chín chắn, đối phóvới hạng người như vậy các biện pháp ám thị thông thường rất khó có thểphát huy tác dụng, cho nên tôi hất định phải tìm ra nhược điểm trí mạngcủa cô ta. Nhưng khi đó cô ta đã phát hiện ra ý đồ của tôi, tôi khôngthể thông qua việc trực tiếp tiếp xúc với cô ta hoặc là bạn bè ngườithân của cô ta để tìm hiểu sâu hơn về cô ta được.”

“Nỗi đaungầm.” Tôi đưa ra phán đoán của mình bằng giọng chắc nịch. “Cô nhất định là đã dùng cuốn sách đó để phân tích đặc điểm tâm lý của cô ta.”

Cô ta dửng dưng kể tiếp: “Trong quãng thời gian đó, để che giấu mục đíchthực sự của bản thân khi tới nhà họ Đinh, tôi thường xuyên bầu bạn vớiĐinh Vũ Trạch và khuyên nhủ cậu ta. Cậu ta rất thích cuốn Nỗi đau ngầmcủa Trần Hy, khi trò chuyện với tôi còn thường xuyên trích dẫn một sốnội dung trong sách. Tôi cũng vì thế mà biết được cuốn Nỗi đau ngầm đóghi lại quá trình trưởng thành của Trần Hy cùng với mấy cuộc điều tratin tức đáng kể mà cô ta từng trải qua sau khi đã trưởng thành, xét rađó có thể coi là một tác phẩm mang nặng màu sắc tự truyện.”

Tôi khẽ gật đầu: “Quả thực là như vậy.”

“Khi đó Trần Hy còn chưa đầy ba mươi tuổi, thế nhưng lại có được sự chínchắn mà nhiều người trung niên đều không thể sánh bằng. Ngoại trừ sự rèn luyện của công việc ra, sự ám thị của vai trò xã hội có lẽ cũng là mộtnhân tố quan trọng khiến cô ta trở nên như vậy.”

“Sự ám thị của vai trò xã hội?” Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy từ này.

“Vai trò xã hội của một người không được tạo nên bởi chính bản thân anh ta,mà được hình thành từ các hành vi ám thị có sự tham dự của xã hội.” Côta giải thích. “Chẳng hạn như một người tính tình vốn yếu đuối sau khinhập ngũ sẽ trở nên dũng cảm và kiên cường. Đừng từ góc độ tâm lý học mà phân tích thì nguyên nhân của việc này là toàn xã hội đều cho rằng ạnhta cần phải dũng cảm và kiên cường, thế nên bản thân anh ta mới dần nảysinh suy nghĩ như vậy. Sự ám thị tuy vô hình nhưng không đâu mà không có đó sẽ che lấp đi tính cách yếu đuối trong bản năng của anh ta, đồngthời xây dựng nên một bản ngã dũng cảm. Theo sự củng cố không ngừng củaquá trình xây dựng bản ngã ấy, dũng cảm sẽ dần dần thay thế yếu đuối, từ đó trở thành tính cách thể hiện ra bên ngoài của anh ta. Có điều, đâykhông phải tính cách thực sự của anh ta mà chỉ là tính cách được hìnhthành bởi sự ám thị của vai trò xã hội. Có lẽ đến một ngày nào đó, dướimột tình huống cực đoan nào đó, sự yếu đuối trong bản năng của anh ta sẽ đột nhiên xuất hiện, thế rồi một con người vốn dũng cảm kiên cường,được người khác coi là chỗ dựa sẽ bất ngờ trở thành một kẻ đớn hèn chẳng có chút dũng khí nào.” Hơi dừng một chút, cô ta chậm rãi nói tiếp: “Cómột số người thì hoàn toàn ngược lại, lúc thường ngày thì nhút nhát yếuđuối, vậy nhưng vào lúc mấu chốt lại có thể anh dũng đứng ra gánh váctrách nhiệm. Cũng giống như điều mà rất nhiều tác phảm văn học hay điệnảnh muốn biểu đạt vậy: Trong cuộc sống hằng ngày con người ta đều sốngdưới sự hư ảo và giả dối của bản ngã, chỉ khi nào gặp phỉa tình huốngcực đoan thì mới thể hiện ra bản năng, và đó cũng chính là cái gọi làbản tính con người mà người ta thường hay nói đến.”

Những lời này khiến tôi bất giác rơi vào một cơn trầm tư dài.

“Cô nói rất đúng.” Mãi một hồi lâu sau tôi mới lên tiếng đáp lại. “Tínhcách mà chúng ta biểu hiện ra thường ngày xét về một mặt nào đó thì chỉlà một phần của bản ngã. Trước đây tôi chưa từng suy nghĩ về điều nàybao giờ, nhưng cô nói rất đúng, chỉ khi nào gặp phải tình huống cực đoan thì con người ta mới bộc lộ ra bản năng, và đó vừa hay chính là phầnnội tại chân thực nhất của con người.”

“Cho nên, nhất định đừngcó để những hiện tượng bên ngoài lừa gạt.” Cô ta nở một nụ cười vừa kínđáo vừa thần bí với tôi. “Hơn nữa anh còn cần hiểu thêm một điều, đó làbản tính của con người không phải chỉ bộc lộ ra trong những tình huốngcực đoan thôi đâu. Trong cuộc sống thường ngày, sau khi bị cái bản ngãđè nén quá mức ngột ngạt, con người ta cũng thường muốn tìm cơ hội đểthể hiện bản năng.”

“Ừm.” Tôi nhanh chóng hiểu được điều mà cô ta muốn nói. “Cũng giống như một tin tức mà tôi mới đọc cách đây khônglâu, có một vị Giáo sư trước nay vẫn luôn được coi là ôn tồn lễ độ đã gạ tình một sinh viên nữ, người ta đều nói ông ta mặt người dạ thú. Câunói này rất hình tượng, mặt người chính là chỉ cái tính cách bản ngã màtoàn xã hội đã tạo dựng nên cho ông ta, còn dạ thú thì là bản tính củaông ta, cũng chính là ông ta thực sự.”

“Xem ra tôi không cần mấtcông giải thích thêm nữa làm gì.” Diệp Thu Vi bình tĩnh nói. “Chúng tahãy nói tiếp thôi. Nếu để ý quan sát và suy đoán, anh sẽ phát hiện cáchmà con người ta thể hiện ra bản năng rất khác nhau, trong đó có một sốcách bị xã hội coi khinh, chẳng hạn như là ví dụ mà anh vừa nói đến;cũng có một số cách nhận được sự đồng tình của xã hội, chẳng hạn như làđi thổ lộ nội tâm của mình với người bạn đời. Sau khi quyết định phảitìm nhược điểm trí mạng trong tâm lý của Trần Hy, tôi bắt đầu suy nghĩvề một vấn đề, đó là một người trước giờ luôn thể hiện ra sự chín chắnvà vững vàng vượt hẳn người cùng lứa tuổi như cô ta thì sẽ dùng một biện pháp như thế nào để phơi bày bản năng đây?”

Tôi cảm thấy rất kỳlạ. Sau khi nghe xong câu này, người mà tôi nghĩ tới không phải là TrầnHy mà là chính Diệp Thu Vi. Hạng người có thể dễ dàng nhìn thấu nội tâmngười khác, thậm chí có khả năng đã thoát khỏi sự trói buộc của bản năng như cô ta, liệu có cần giải phóng bản năng không đây? Nếu như vẫn cần,vậy thì cô ta sẽ phơi bày bản năng bằng biện pháp như thế nào?

Tôi vừa suy nghĩ vừa vô thức liếc nhìn cô ta, mắt hơi nheo lại.

“Anh Trương.” Cô ta nhìn tôi, hờ hững nói: “Có cần tôi cho anh thời gian để suy nghĩ không?”

“Không.” Tôi đưa tay gãi gáy. “Xấu hổ quá, tôi có hơi mất tập trung, xin hãytiếp tục đi. Ừm…Cô cho rằng cách mà Trần Hy dùng để phơi bày bản năng đã được ghi lại trong cuốn sách Nỗi đau ngầm kia ư?”

“Là chính bảnthân cuốn sách đó.” Cô ta nói. “Đinh Vũ Trạch từng kể với tôi, cha mẹcủa Trần Hy đã ly dị từ lâu, Trần Hy lớn lên bên cạnh người cha củamình. Một người phụ nữ trưởng thành trong một gia đình thiếu mất tìnhyêu thương của người mẹ thì thường sẽ sống bằng lý trí, tình cảm cũngtheo đó mà bị kìm nén rất nhiều. Sự chín chắn và bình tĩnh của Trần Hysau khi trưởng thành có lẽ cũng bắt nguồn từ đây. Tôi còn biết đượcchồng của Trần Hy là một cảnh sát ở tuyến đầu, thường xuyên phải rangoài phá án, cứ từ đó mà suy đoán thì bất kể tình cảm giữa anh ta vàTrần Hy thế nào, số lần hai người bọn họ bộc bạch lòng mình với nhaucũng tuyệt đối không thể nhiều được. Trong cuốn Nỗi đau ngầm Trần Hy cónói thường ngày cô ta liên tục phải bôn ba khắp chốn, thế nên cũng chẳng có một người bạn cùng giới thân thiết nào. Kết hợp những điều này lạimà suy xét, một người phụ nữ không thể thường xuyên ở bên chồng, lạikhông có người bạn nào thích hợp để thổ lộ tâm tư, tình cảm thì đã quenbị kìm nén, liệu sẽ dùng biện pháp gì để phơi bày ra bộ mặt thật của bản thân đây? Đối với một người chỉ đơn thuần là tình cảm bị kìm nén, đingoại tình để nhận về cảm giác bất an và kích thích, đi hãm hại ngườikhác để nhận về cảm giác khoái trá và thỏa mãn, hay thậm chí là một mình trốn tránh khỏi xã hội, đó đều là các phương thức phát tiết thườngdùng. Nhưng dưới sự ám thị của các vai trò xã hội như phóng viên nổitiếng, tiếng nói chính nghĩa của dư luận, trong tính cách bản ngã củaTrần Hy nhất định là có một ý thức trách nhiệm mãnh liệt vô cùng. Chonên tôi cho rằng cách cô ta phơi bày bản năng nhất định không phải làlàm tổn thương người khác, mà hẳn là tự làm tổn thương bản thân.”

“Tự làm tổn thương bản thân?” Tôi vừa viết điều này vào sổ tay vừa tò mò hỏi: “Vậy tức là sao chứ?”

“Tự làm tổn thương bản thân từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là một biệnpháp hữu hiệu để làm trong sạch linh hồn.” Cô ta chậm rãi nói. “Trongmột số tư tưởng tôn giáo cực đoan, người ta sẽ thông qua việc tự hủyhoại thân xác của bản thân để phóng thích bộ phận tội ác trong linh hồnra ngoài. Một người phụ nữ mà thường ngày quá kìm nén thì thông thườngsẽ khao khát những hành vi tình dục lệch lạc như là khổ dâm, bạo dâm.Thời cổ, các cao tăng vì muốn làm tinh thần mình trở nên thuần khiết màcó thể kiên nhẫn ngồi thiền một mạch suốt mấy chục năm liền. Những việctôi vừa kể đều là ví dụ về hành vị tự làm tổn thương bản thân trong quátrình tìm kiếm bản năng.” Sau khi im lặng một lát, cô ta nói tiếp: “Còntrong một sô tư tưởng ôn hòa và mang nặng tính trí tuệ, việc tự làm tổnthương bản thân thường chú trọng hơn về mặt tâm linh, chẳng hạn như làsám hối với người khác, công khai nhắc đến những vết thương lòng xưacũ, thừa nhận ham muốn tội ác ẩn sâu trong nội tâm của mình, vân vân.Mức cực tận của hành vi tự làm tổn thương bản thân về mặt tinh thần nàytheo toi được biết chính là viết ra một cuốn tự truyện thẳng thắn đếncực đoan, ví như là cuốn Những lời bộc bạch (1) của Rousseau (2) vậy.”

--- -----

(1) Tức cuốn Les Confessions – ND

(2) Tức Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), một học giả người Pháp, sinh tạiGeneva. Ông là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởnglớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sựphát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sángtạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tínhchủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưulãng mạn trong văn học –ND

--- ------

Tôi bất giác chìm vào dòng suy tư.

Rousseau là một nhà tư tưởng nổi tiếng của nước Pháp vào thế kỷ mười tám, trongtác phẩm thể tự truyện Những lời bộc bạch được viết vào những năm thángcuối đời, ông đã kể lại tỉ mỉ toàn bộ những hành vi vô đạo đức, thậm chí là xấu xa mà mình từng làm cho mọi người được biết, không hề giấu giếmmột chút nào. Loại hành vi bất chấp hình tượng xã hội, hoàn toàn nhìnthẳng vào bản năng này mãi đến ngày nay vẫn vô cùng hiếm có.

Đứng từ góc độ xã hội mà xét, đây quả thực là một hành vi tự tổn thương bản thân.

Nhưng tôi không hiểu ý của Diệp Thu Vi khi đưa ra ví dụ này cho lắm. Cô tanhìn ra được nỗi nghi hoặc của tôi, bèn giải thích:” Sự bình tĩnh vàchín chắn mà Trần Hy thể hiện ra thường ngày kỳ thực chỉ là tính cáchbản ngã do vai trò xã hội đưa tới cho cô ta mà thôi. Muốn nắm được nhược điểm trí mạng trong tâm lý của cô ta, tôi cần phải hiểu được nội tâmthực sự của cô ta trước đã. Cô ta bị kiềm chế về tình cảm, đồng thời lại bị trói buộc rất chặt bởi ý thức trách nhiệm, cho nên nhất định sẽ phát tiết bản năng thông qua hành vi tự làm tổn thương bản thân. Đối với côta, phương thức hợp lý nhất để tự làm tổn thương bản thân về mặt tinhthần chính là phơi bày cái tôi thực sự ra qua những trang viết.”

“Nhưng xét cho cùng, những điều này đều chỉ là cảm nghĩ và suy đoán của cô mà thôi.”

“Cho nên, ngay buổi trưa ngày hôm đó tôi đã đi mua một cuốn Nỗi đau ngầm,rồi xem phần lời nói đầu trước tiên.” Cô ta nói. “Trong phần lời nóiđầu, Trần Hy nói rằng mục đích ban đầu của bản thân khi viết cuốn sáchnày là công khai quá trình điều tra một số tin tức lớn, và khi đó cáitên dự tính của cuốn sách chính là Ký sự điều tra. Nhưng sau khi cô taviết xong và nộp bản thảo tới nhà xuất bản, ban biên tập ở đó đã nhấttrí cho rằng nếu có thể dungfmootj chủ đề nổi bật để xâu chuỗi các câuchuyện được kể lại với nhau thì cuốn sách nhất định sẽ càng tuyệt vờihơn. Trần Hy suy nghĩ mất gần một tuần, thế rồi có một ngày cô ta vôtình mở album ảnh ngày xưa và nhìn thấy bức ảnh của mình hồi nhỏ khiđang được chữa trị ở bệnh viện, từ đó mới nghĩ đến chủ đề “bệnh ditruyền” kia. Cô ta bị mắc một chứng bệnh di truyền nào đó, chứng bệnhnày tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, vậy nhưng lại mangtới sự khó chịu ở những phương diện khác. Sự khó chịu này giống như làmột cơn đau âm ỉ trong gan ruột, cứ thế bám lấy cô ta trong suốt quátrình trưởng thành, mãi sau này đã lớn lên rồi thì tình hình mới bắt đầu được cải thiện. Chính vì thứ cảm giác suốt đời khó quên đó, nên cuốicùng cô ta mới quyết định sửa lại tên sách thành Nỗi đau ngầm, đồng thời thêm phần miêu tả về quá trình trưởng thành của bản thân vào đầu cuốnsách.”

“Cô quả thực đã nghiên cứu rất sâu sắc về cuốn Nỗi đaungầm đó.” Tôi nói. “Nhưng những lời mà cô vừa nói chứng tỏ được điều gìđây?”

“Như thế còn chưa đủ rõ ràng hay sao?” Cô ta khẽ thở dàimột hơi, tỏ ra khá thất vọng về tôi. “Con người ta khi làm bất cứ chuyện gì, nảy sinh bất cứ suy nghĩ gì, cũng đều bắt nguồn từ cơ sở tiềm thức, tuyệt đối không phải là bộc phát mà ra. Mỗi một hành động dù là nhỏnhất kỳ thực cũng đều có nguyên nhân tâm lý sâu xa đằng sau cả. Trần Hynói là mình vô tình mở album ảnh ngày xưa ra và nhìn thấy bức ảnh củamình hồi nhỏ khi đang chữa trị ở bệnh viện, anh cho rằng cô ta thực sựvô tình làm thế ư?”

Tôi đã lờ mờ hiểu ra được điều gì đó. “Phảichăng ý cô là trong tiềm thức của Trần Hy sớm đã tồn tại suy nghĩ sẽthêm quá trình trưởng thành của mình vào phần đầu sách? Điều này có lẽngay đến chính bản thân cô ta cũng không hề phát hiện, còn hành động lật xem ảnh khi chữa bệnh hồi nhỏ hẳn đã xảy ra do ảnh hưởng từ tiềm thức,hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.”

Diệp Thu Vi gật đầu, nói: “Anh Trương, anh thử nói xem động lực căn bản của các hoạt động tâm lý là gì?”

“Bản năng tính dục…” Tôi vừa suy nghĩ vừa trả lời. “Cũng chính là sự thểhiện và phát tiết của bản năng. Ý cô là, sở dĩ Trần Hy xuất hiện loạitâm lý tiềm thức này…” Tôi bỗng nhiên có cảm giác giật mình bừng tỉnhngộ. “Chính là bởi vì nhu cầu phơi bày bản năng của cô ta…”

“Rấttốt.” Cô ta nhìn tôi, hệt như là một cô giáo đang nhìn đứa học trò vừacó tiến bộ rất lớn của mình. “Tại sao nhu cầu phơi bày bản năng lại thúc đẩy cô ta nảy sinh tiềm thức muốn viết ra quá trình trưởng thành củamình như thế?”

“Bởi vì…bởi vì Trần Hy thực sự chủ yếu là tồn tạitrong quá trình trưởng thành của cô ta.” Nói tới đây, trong lòng tôibỗng dưng xuất hiện một nỗi sợ hãi không tên. “Viết ra quá trình trưởngthành chính là cách để cô ta phơi bày và giải phóng bản năng của mình!”Khi nói xong những lời này, rốt cuộc tôi đã hiểu ra tại sao vừa rồi Diệp Thu Vi lại nhắc đến cuốn Những lời bộc bạch của Rousseau.

“Không sai.” Trong mắt Diệp Thu Vi ánh lên một tia sáng rực. “Ngay khi đó tôiđã nảy ra một thứ trực giác như vậy, rằng nhược điểm trí mạng của cô tarất có thể chính là “nỗi đau ngầm” mà cô ta đã giãi bày.”

Nỗi sợ hãi trong lòng tôi càng lúc càng trở nên mãnh liệt.

Tôi lật sổ tay sang trang tiếp theo, viết vào đó ba chữ “nỗi đau ngầm”, sau đó hỏi: “Từ trong sách, cô đã phát hiện ra được những điều gì nữa?”

Cô ta nói: “Sau khi đọc xong phần lời nói đầu tôi liền ý thức được, phương pháp giết chết Trần Hy có lẽ nằm ngay trong sách. Sau đó, tôi dùng haitiếng đồng hồ để đọc hết toàn bộ cuốn sách, qua đó có được một sự hiểubiết đại khái về Trần Hy, cô ta sinh ngày 20 tháng 5 năm 1980, năm támtuổi thì cha mẹ ly dị, nguyên nhân là mẹ cô ta ngoại tình, đối tượng làmột gã thương nhân ở nơi khác. Trần Hy nói, khi đó cô ta rất hy vọng cóthể sống cùng với mẹ, vậy nhưng mẹ cô ta lại ruồng rẫy cô ta để đi theogã thương nhân kia.”

Hiện giờ cách lúc Trần Hy qua đời đã được ba năm, thế mà Diệp Thu Vi vẫn nhớ như in từng chi tiết nhỏ trong cuốnsách Nỗi đau ngầm kia.

“Sau đó, Trần Hy sống với cha mình là Trần Kỳ Xí.” Cô ta kể tiếp. “Trần Kỳ Xí vốn là công nhân của một xí nghiệpnhà nước, nhưng đầu những năm chín mươi thì xí nghiệp đó bị tư nhân hóa, cha cô ta trở thành người thất nghiệp, từng có một thời gian cuộc sốngcủa hai cha con hết sức khó khăn. Đến năm 1992, Trần Kỳ Xí cùng mấyngười bạn hùn vốn làm ăn khoảng nửa năm về các phụ phẩm nông nghiệp, từđó kiếm được một khoản tiền. Có điều Trần Hy nói cha mình là một ngườiyên phận và thật thà, thế nên sau khi có được chút tiền rồi thì khôngtiếp tục mạo hiểm nữa mà quay sang mở một cửa hàng bán lương thực. Việclàm ăn của cửa hàng lương thực tuy rằng ổn định, thế nhưng lại rất vấtvả và tốn thời gian, theo lời kể của Trần Hy thì bắt đầu từ khi đó, chacô ta chẳng mấy khi tiếp xúc hay trò chuyện thân mật với cô ta nữa.”

“Sự kìm nén của cô ta có lẽ bắt nguồn từ đó rồi.” Tôi nói. “Có một số người vì lý trí mà phải kìm nén, có một số người thì lại vì bị kìm nén mà trở nên lý trí, cô ta hiển nhiên là loại người thứ hai.”

“Đúng thế.” Diệp Thu Vi kể tiếp. “Trần Hy có nhắc tới trong sách rằng cô ta biết là cha vất vả, cho nên cô ta hoàn toàn có thể thông cảm cho sự hờ hững của ông ta sau đó. Cô ta từ nhỏ đã rất thương cha mình, đồng thời còn manglòng áy náy sâu sắc với cha. Cô ta cho rằng cha vất vả như thế hoàn toàn là vì mình, việc mẹ cô ta bỏ đi cũng là do sự tồn tại của cô ta mà ra.”

“Ồ, tôi có chút ấn tượng về việc này.” Tôi chỉ từng đọc cuốn Nỗi đau ngầmmột lần, đó là vào năm 2007, cho nên những chỗ có ấn tượng thực sự không nhiều. “Cô ta cho rằng sự bất hạnh và vất vả của cha cô ta đều là do cô ta tạo ra.”

“Không chỉ có như vậy…” Diệp Thu Vi nói. “Trong quan hệ với bạn bè, cứ mỗi khi xuất hiện vấn đề gì đó là cô ta lại giànhtrách nhiệm về mình. Cô ta kể rằng vào thời kỳ dậy thì, tình trạng nàycủa mình cực kỳ nghiêm trọng, nhưng cũng vì hay giành trách nhiệm vềmình mà cô ta đã mất không ít bạn bè, bởi bọn họ cảm thấy thần kinh củacô ta không được bình thường cho lắm.”

Tôi suy nghĩ một chút rồibèn nói: “Quả thực là hơi không bình thường. Trạng thái tâm lý này củacô ta có phải là thuộc về phạm vị của chứng rối loạn thần kinh chức năng không nhỉ?”

“Đúng vậy.” Cô ta nói. “Đứng từ góc độ tâm lý học mà xét thì biểu hiện chủ yếu của chứng rối loạn thần kinh chức năng là cốgiành lấy trách nhiệm về mình, phàm việc gì cũng đều cho là lỗi củamình. Đây là một chứng rối loạn nhân cách thường gặp, như trong trườnghợp của Trần Hy thì có lẽ là do sự vô trách nhiệm của mẹ cô ta mà ra.Tình trạng này vốn dĩ rất dễ giải quyết, nhưng nếu bỏ mặc không quan tâm đến thì có khả năng sẽ phát triển thành một loại bệnh tâm thần thực sự, từ đó gây ra ảnh hưởng rõ ràng tới sức khỏe cả về mặt tâm lý lẫn sinhlý của con người.”

Nghe thấy những lời này, tôi không khỏi thầm chấn động, thế là bèn hỏi: “Đây lẽ nào chính là nhược điểm của Trần Hy?”

Diệp Thu Vi nhìn tôi, ánh mắt ngợp đầy vẻ bình tĩnh. Dưới sự ảnh hưởng từánh mắt ấy, tâm trạng nôn nóng do khao khát muốn biết chân tướng của sựviệc trong lòng tôi dần lắng xuống.

“Hãy còn chưa phải, nhưngnhững thông tin này hiển nhiên là đều rất có giá trị.” Cô ta dừng lạimột chút rồi mới nói tiếp: “Trần Hy vẫn luôn phải kìm nén cảm xúc, đồngthời còn mắc chứng rối loạn nhân cách rõ ràng như vậy, thế mà bấy lâuđều không bộc lộ ra vấn đề gì rõ ràng về mặt tâm lý, theo anh nghĩ thìlà vì sao đây?”

Tôi đưa ra phán đoán của mình: “Có lẽ cô ta được trời phú cho khả năng điều tiết hơn hẳn người bình thường chăng?”

“Gần như mỗi người đều có vấn đề về tâm lý, thế nhưng phần lớn lại khôngbiểu hiện ra ngoài.” Diệp Thu Vi không đưa ra lời bình luận gì về đáp án của tôi, chỉ hờ hững nói: “Bởi vì tâm lý có một bộ cơ chế tự bảo vệmình hết sức hoàn thiện, dù rằng đôi lúc nó rất gióng với cơ chế tự lừagạt mình. Khi tâm lý xuất hiện vấn đề gì đó không quá nghiêm trọng, cơchế này sẽ tìm cách tự giải quyết, có lúc là che giấu, có lúc là khơithông, có lúc lại là vừa khơi thông vừa che giấu.” Nói tới đây, cô tađưa mắt nhìn tôi chăm chú. “Anh có đổng ý với cách nói này của tôikhông?”

Tôi hoàn toàn đồng ý. Tuy sách giáo khoa rất ít khi nhắctới chuyện này, nhưng hồi tôi còn theo học đại học, có rất nhiều thầy cô giáo đã thể hiện ra những quan điểm tương tự. Tâm lý biết cách tự khơithông và che giấu sai lầm, song cũng có lúc hai điều này khó có thể phân tách rõ ràng ra được. Tôi nói: “Đương nhiên là có rồi.”

Cô tacầm cốc nước lên đưa lướt qua môi một chút, sau đó đặt trở lại bàn, nói: “Tôi nói thêm chút nữa thì anh chưa chắc đã đồng ý đâu. Hồi còn họcthạc sĩ tâm lý học, tôi từng vì một quan điểm mà nảy sinh tranh cãi dữdội với giáo viên hướng dẫn. Tôi cho rằng rối loạn tâm lý chưa chắc đãlà chuyện xấu, vì có một số người giành được thành tựu nào đó vừa haychính là nhờ vào rối loạn tâm lý.”

Tôi không kìm được ngẩn ngơ nhìn cô ta. Nói thực lòng, tôi khó có cách nào chấp nhận quan điểm này ngay tức khắc được.

”Hãy lấy Trần Hy làm ví dụ đi.” Cô ta tiếp tục phân tích. “Sự vô trách nhiệm của mẹ cùng với sự vất vả khổ cực của cha đã khiến cô ta nảy sinh lòngcảm thông sâu sắc với cha, sự cảm thông đó không ngừng lan tỏa, dầnkhiên cô ta sinh ra một ý thức trách nhiệm dị thường với cha mình, và đó là chứng rối loạn thần kinh chức năng mà tôi vừa nói tới. Thói quen kìm nén được hình thành từ nhỏ khiến cô ta chưa từng nghĩ đến việc thay đổi trạng thái tâm lý này, thế là nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Cô tamất đi bạn bè, thế nhưng lại chưa từng mất đi động lực sống, và ý thứctrách nhiệm chính là động lực của cô ta. Cho nên, vào năm 1998 cô ta mới có thể thi đỗ vào khoa Báo chí và Tuyên truyền cùa trường Đại học B -một trường đại học nổi tiếng trong nước - với thành tích lọt vào nhómmười người đứng đầu toàn thành phố. Về sau, ý thức trách nhiệm dị thường với cha và bè bạn kia của cô ta dần lan rộng, biến thành một ý thứctrách nhiệm mãnh liệt đối với toàn xã hội. Tại nơi sâu thẳm trong nộitâm, có lẽ cô ta nghĩ rằng tất cả những gì xấu xa và nhơ nhuốc trong xãhội này đều là do mình gây ra, thế nên cô ta mới hết lần này tới lầnkhác bất chấp nguy hiểm để tiến hành những cuộc điều tra tin tức mà cácđồng nghiệp của mình không muốn đụng chạm đến, thậm chí trong số đó còncó một số tín tức thuộc vào vùng cấm đối với cánh phóng viên. Trong quátrình này, chứng rối loạn thần kinh chức năng rõ ràng đã trở thành mộtnhân tố tâm lý giúp cô ta có được một chỗ đứng vững chắc trong xã hội.”

Không thể không nói phương thức phân tích tâm lý của Diệp Thu Vi tuy có hơi kỳ dị, nhưng quả thực là có chỗ độc đáo riêng.

Tôi nhất thời không biết phải nói gì, sau khi suy nghĩ một hồi lâu mới lêntiếng: “Ý của cô là chứng rối loạn thần kinh chức năng đối với cô tagiống như một ưu thế về tâm lý hơn là một tình trạng rối loạn tâm lý ư?”

”Không.” Cô ta nói, “Rối loạn tâm lý tức là rối loạn tâm lý, tuy nhất thời cóích nhưng về lâu dài thì vẫn là có hại. Trần Hy bấy lâu vẫn luôn dùng ýthức trách nhiệm dị thường kia để khích lệ bản thân, điều này có mốiquan hệ mật thiêt với thói quen kìm nén cảm xúc của cô ta. Những ngườihay kìm nén cảm xúc thì thườnggiỏi chịu đựng đau khổ hơn người thường,thậm chí còn coi đau khổ là một sự hưởng thụ, theo anh thì trạng tháitâm lý ấy thể coi là lành mạnh được không? Ý thức trách nhiệm quá độ sẽlàm con người ta sinh ra rất nhiều tâm trạng tiêu cực như là âu lo,phiền muộn, căng thẳng, đa nghi, mất tự tin nhưng những tâm trạng nàylại chưa từng được thể hiện rõ ràng trên người Trần Hy, điều này là vìsao chứ? Lẽ nào là bởi trên mảnh đất tinh thần của cô ta chưa từng xuấthiện những tâm trạng như vậy?”

”Không phải thế.” Tôi nói giọngchắc nịch, “Chứng rối loạn thần kinh chức năng nếu cứ phát triễn mẫí thi ắt sẽ làm nảy sinh tâm trạng âu lo, sở dĩ trên người Trần Hy không cóchút biểu hiện nào là bởi vì bản năng kìm nén của cô ta. Câ ta đã quenkìm nén tất cả mọo cảm xúc và tâm trạng của mình rồi.”

Diệp ThuVi nhích nhẹ hai bàn chân một chút, sau đó liền thay đổi tư thế ngồi, so với khi nãy thì rõ ràng có vẻ ung dung và nhẹ nhõm hơn hẳn.

”Anh Trương.” Cô ta nở một nụ cười mím, “Anh đang học theo phương thức tư duy của tôi đấy.”

Tôi bất giác sững người rồi liền nhanh chóng nhớ lại những lời mà mình vừamới nói, quả thực phát hiện ngay ra một số dấu vết rất giống với lốiphân tích của Diệp Thu Vi. Diệp Thu Vi rất thích dựa vào đặc điểm tínhcách cơ bản của một người để từ từ từng bước suy đoán hoạt động tâm lýcủa người đó. Chẳng biết bắt đầu từ lúc nào, tôi không chỉ chấp nhậnphương thức tư duy của cô ta, thậm chí còn cố tình học theo nữa. Đây lẽ nào cũng là một sự ám thị của cô ta đối với tôi ư?

Tôi hít sâu một hơi, trong lòng dường như có một chút kiêu ngạo, nhưng nhiều hơn vẫn là tâm trạng bất an.

Cô ta nhìn tôi một lát, rồi liền dùng những lời kể tiếp theo để đánh tandòng suy tư của tôi. “Chính như anh đã nói, Trần Hy có thói quen đè néntất cả cảm xúc và tâm trạng, thế nên những tâm trạng tiêu cực do ý thứctrách nhiệm mang tới như âu lo, bất an, tự ti đều bị bỏ qua hoàn toàn,từ đó dần dần đi sâu vào trong khu vực tiềm thức... Về điều này, ngayđến bản thân Trần Hy cũng chưa chắc đã có thể nhận ra. Thói quen kìm nén cảm xúc sẽ mang tới những sự lừa gạt đối với ý thức, từ đó khiến cô tangỡ rằng bản thân là một người kiên cường và các tâm trạng tiêu cực chưa từng có cơ hội tích lũy trong người cô ta. Có lẽ trong giai đoạn trưởng thành, tâm trạng tiêu cực trong tiềm thức thỉnh thoảng cũng bùng phát,nhưng sau khi cô ta thành niên, vai trò xã hội đã tiến thêm một bướctrong việc che giấu bản năng ở nơi sâu trong tiềm thức của cô ta, từ đókhiến cho cô ta bị lừa gạt hoàn toàn.”

Thông qua Trần Hy, tôidường như đã nhìn thấy thế giới tâm lý sâu không thấy đáy của nhân loại, thế là không khỏi cảm thấy có chút choáng váng.

”Thật đáng sợ quá.” Tôi đưa tay day trán, bỗng dưng có cảm giác ngột ngạt đến khó tả.

”Vô cùng đáng sợ.” Diệp Thu Vi đáp lại “Gặp phải tình trạng tự lừa gạt mình thế này cho dù là một chuyên gia lâm lý học dạn dày kinh nghiệm cũngchưa chắc đã có thể nhận thức rõ được bản thân, đừng nói gì tới mộtngười ngoại đạo. Mà càng đáng sợ hơn nữa là những tâm trạng tiêu cực đótuy đã bị chôn sâu vào trong ký ức, vậy nhưng tuyệt đối không bao giờ tự nhiên mất đi, ngoài ra tâm trạng tiêu cực so với tâm trạng tích cực thì có khả năng sinh sôi mạnh mẽ hơn nhiều, nếu cứ bỏ mặc không quan tâmđến, nó ắt sẽ điên cuồng lan rộng trong mảnh đất tiềm thức màu mờ kia.Khi những tâm trạng này bùng phát, Trần Hy ắt sẽ nảy sinh ham muốn pháttiết.”

”Đây hẳn chính là động lực tâm lý khiến cô ta “vô tình”lật mở cuốn album ngày xưa để rồi nhìn thấy bức ảnh của mình hồi nhỏ khi đang được chữa trị ở bệnh viện.” Tôi không kìm được hít sâu một hơi.“Hành động tưởng chừng như vô ý đó kỳ thực đã được ấp ủ ở nơi sâu trongnội tâm của cô ta từ lâu lắm rồi.”

”Cô ta đã kìm nén quá lâu, nếu không cho ra một cuốn tự truyện, sợ rằng sớm đã xảy ra vấn đề rồi.”Diệp Thu Vi tiếp tục phân tích. “Nhưng một cuốn tự truyện nửa vời nhưthế chỉ có thể làm chậm lại thời gian bùng phát của vấn đề trong tâm lýcô ta mà thôi, không thể nào tác động đến cái căn bản được. Cho nên tôibiết, các tâm trạng tiêu cực được tích lũy đã lâu trong tiềm thức củaTrần Hy chính là nhược điểm tâm lý mà tôi vẫn luôn tìm kiếm ở cô ta.”

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv