Editor: Frenalis
Học sinh tiểu học, có em muốn kết bạn, có em không thích, có em thích yên tĩnh, có em lại hiếu động... Trong giờ ra chơi, không thể tránh khỏi những lúc xích mích.
Những giáo viên có kinh nghiệm sẽ luôn hành động trước, gọi phụ huynh của cả hai bên đến trường để trao đổi, dạy dỗ, tránh để sau giờ học, học sinh về nhà kể lại như một sự oan ức lớn, khiến bố mẹ nổi giận và gây ra cuộc hỗn chiến. Cuối cùng, giáo viên chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của những lời chỉ trích.
Những việc vặt vãnh như thế này, Tùng Tâm quản nhiều, cũng tương tự như xử lý khủng hoảng.
Cô đã quen với việc phụ huynh dùng con mình làm nơi xả giận. Vì muốn sinh con trai nhưng lại sinh con gái, nên khi con mắc một lỗi nhỏ trong bài kiểm tra, họ liền mắng chửi đứa trẻ thậm tệ trước mặt giáo viên, thậm chí ám chỉ, nói xấu giáo viên sau lưng.
Hoặc có phụ huynh thích dùng sách đập mạnh vào đầu con mình, trút hết sự mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng.
Cũng có những người bố mẹ thích ép con học đến tận nửa đêm, rồi tự hào đăng lên mạng khoe khoang, nói rằng giáo viên ngày nay không tận tâm như trong phim điện ảnh "Những Người Con Của Đức Mẹ Hiền", nên họ đành phải vất vả làm thay.
Tùng Tâm nhìn những cô bé mất đi sự tự trọng, hoặc những cậu bé với đôi mắt thâm quầng, cô cố gắng trò chuyện với phụ huynh, nhưng hầu như không có tác dụng. Edit: FB Frenalis
Về phần những đứa trẻ mắc chứng tăng động, cần được đưa đi điều chỉnh hành vi, cô cũng đã đến thăm nhà nhưng xem qua điều kiện gia đình thì chẳng thể hy vọng gì thêm.
Hoặc có những đứa trẻ mà bố mẹ đã ly hôn, bị gửi về sống với ông bà, dần trở nên khép kín và ít nói, chẳng cách nào khai thông.
Các trường tiểu học trọng điểm phỏng vấn phụ huynh, cũng là để lọc bỏ những gia đình như vậy. Vì nghề giáo chẳng phải để xóa đói giảm nghèo, cũng chẳng phải để chữa bệnh.
Theo lời của hiệu trưởng, sự phát triển lành mạnh của trẻ em cần sự quan tâm từ mọi mặt của xã hội.
Thiếu Nhu khuyên cô nên ứng tuyển làm giáo viên tiểu học ở thành phố, đừng lãng phí đời mình ở vùng quê.
Tùng Tâm không tỏ ý kiến gì.
Cô nhìn Gia Mộc đang học châm cứu. Người thầy mà anh theo học đã nhận nhiều đệ tử, tổ tiên thầy có tài sản khắp các tỉnh phía Nam, nhưng do chiến tranh trong thời cận đại mà phải tránh né, định cư tại vùng núi hẻo lánh này.
Thầy nghiêm khắc và không thương tình khi thu nhận học trò, những ai không thích đọc sách y khoa hoặc không hiểu được văn ngôn, đều bị đuổi khỏi sư môn.
Nếu ai tâm thuật bất chính, mới vào vài ngày đã hỏi cách đâm huyệt tử, cũng sẽ bị trục xuất khỏi sư môn.
Nói chung, tất cả phụ thuộc vào tâm trạng của thầy.
Tùng Tâm cảm thấy rất ngưỡng mộ, làm thầy kiểu này mới thật là sướng.
Gia Mộc đã học được một thời gian, anh hỏi cô có muốn thử tay nghề của anh không.
Tùng Tâm hỏi: "Anh học được đến đâu rồi?"
Gia Mộc thẳng thắn: "Đôi khi đâm nhầm vào mao mạch."
Tùng Tâm xua tay nói: "Vậy thôi, anh cứ thử trên người mình đi."
Cô không muốn trở thành chuột bạch.
Gia Mộc cười, anh mua cho cô một chiếc kẹp tóc nạm đá quý, giúp cô cài lên tóc rồi còn chụp ảnh cho cô.
Tùng Tâm nhu hoà hơn một chút, bây giờ cô nên nghỉ ngơi, còn việc đi thăm nhà học sinh để mai hãy tiếp tục.
---------------------------------------