Cứ như vậy, nhóc ăn mày Diệp Trình cũng có được cho mình một người hầu nhỏ, tuy người hầu này thường thường chỉ ngồi một bên, có đôi khi còn vừa ngồi vừa ngủ gật, nhưng Diệp Trình vẫn cảm thấy thực vui vẻ, vì nó rốt cuộc cũng có được một người bầu bạn.
Tiền Hưng Lương mỗi buổi trưa vẫn đưa cơm qua cho Diệp Trình. Mới đầu bác chỉ đưa có một phần cơm như trước, nhưng sau thấy Diệp Trình sáng nào cũng mua bánh bao, liền kêu nó mua nhiều thêm vài cái, như vậy lúc trưa bác sẽ không mang cơm qua nữa, mà thay vào đó mang nhiều thức ăn hơn. Hai đứa nhỏ một bên gặm bánh bao một bên ăn thức ăn, ăn đến rất vui vẻ.
Năm ấy bánh bao còn rất rẻ, một đồng đã mua được bảy cái vừa to vừa chắc. Diệp Trình với Lục Minh Viễn có khi ăn hết, có khi ăn không hết. Ăn không hết lại mang về, đến tối lúc nấu cơm đặt lên mặt vung, bánh sẽ vừa mềm vừa thơm. Đam Mỹ H Văn
Không lâu sau, hai đứa nhỏ gặp lại cô nhóc tên Mĩ Mĩ nọ. Cô bé họ Trần, tên đầy đủ là Trần Mĩ Mĩ, ba tên Trần Văn Miểu, là một ông bác rất tốt tính.
Cả nhà Trần Mĩ Mĩ đều kéo nhau vào thành phố ăn xin, nghe nói mùa thu năm nay sẽ đưa cô nhóc về quê đi học. Nha đầu này kỳ thực cũng chỉ mới tám tuổi thôi, chỉ là dáng người khá cao, từ nhỏ lại theo ba mẹ chạy ngược chạy xuôi khắp nơi, là một bà cụ non chính hiệu, nên trông mới chín chắn hơn tuổi như thế.
Lần này cả mẹ và em trai cô nhóc đều ở đây, bởi vì em trai còn quá nhỏ, chưa đến bốn tuổi, nên vẫn theo sát mẹ, nghe nói phụ nữ mà dắt theo trẻ con thì càng dễ xin tiền hơn.
Gia đình nhà bác Trần Mĩ Mĩ cũng ở cùng một chỗ với nhà cô nhóc. Có hai nhà đi chung với nhau cũng đỡ sợ bị người ta bắt nạt hơn, đặc biệt là mấy người nhà quê một chữ bẻ đôi cũng không biết như họ, ra ngoài bị khinh bỉ là chuyện thường ngày ở huyện, có thân thích bên cạnh, chẳng may có xảy ra chuyện gì thì cũng có thể đỡ đần nhau một tay.
Đại Cương, Đại Hải là hai thằng nhóc khá khó bảo, vốn dĩ hai năm trước đã được đưa về quê, ở nhà ông bà nội, đi học rồi đấy chứ, ai ngờ hai đứa nó học thì không chịu học, ông bà nội lại chẳng quản được, nên ba mẹ chỉ đành dẫn theo chúng ra ngoài. Trần Mĩ Mĩ nói mùa thu năm nay, lúc các trường khai giảng, cả nhà bác cô nhóc sẽ về quê, rồi ở lại luôn để trông coi Đại Cương, Đại Hải, có lẽ sẽ tìm một công việc khác kiếm ăn, không ra ngoài ăn xin nữa.
Sau khi thân hơn với Diệp Trình và Lục Minh Viễn, Trần Mĩ Mĩ bắt đầu truyền thụ kinh nghiệm xin tiền của mình cho hai đứa. Gia đình cô nhóc ra thành phố sớm hơn Diệp Trình, hơn nữa hai người lớn trong nhà ban ngày cũng không đi làm như Tiền Hưng Lương, mà cả ngày ở cùng nhau, ăn xin chính là công việc chính của họ, thế nên thành phố này có thể nói rất quen thuộc với gia đình cô nhóc.
Ví như ở trong thành phố này, thời điểm nào, ở đâu, lưu lượng người là lớn nhất. Lại ví như thời điểm nào, ở đâu, dễ xin tiền nhất. Trần Mĩ Mĩ chỉ thuận miệng nói ra vài cái, đã khiến bọn Diệp Trình nghe đến trợn mắt há hốc mồm kinh ngạc. Đặc biệt nhà cô nhóc ở đây lâu nên quen biết nhiều người, chỗ nào có cửa hàng mới khai trương linh tinh đều đến giúp vui. Những dịp này chủ cửa hàng phần lớn đều vì cầu may mà trả thù lao rất hậu hĩnh.
Trần Mĩ Mĩ thân hơn với bọn Diệp Trình thì cùng lúc đó, Tiền Hưng Lương tự nhiên cũng dần trở nên quen thuộc với vợ chồng Trần Văn Miểu. Con người hai vợ chồng Trần Văn Miểu đều không tồi, mỗi lần biết được chút tin tức có ích gì, đều sẽ nói một tiếng với bọn Diệp Trình.
Dần dà, mấy bác cháu Tiền Hưng Lương theo lời đề nghị của gia đình Trần Mĩ Mĩ, cũng theo họ tới những nơi nghe nói rất dễ xin tiền. Trần Mĩ Mĩ mỗi sẩm tối đều phục trước rạp chiếu phim, nghe cô nàng nói, chỉ cần là nam nữ đi cùng với nhau, cô nàng lên xin tiền chưa từng có chuyện không cho.
Cái nghề xin ăn này không giống như buôn bán, không phải cứ ở mãi một nơi thì sẽ có thêm nhiều khách quen. Ngược lại, nếu mỗi ngày đều xin ăn ở cùng một chỗ, vẫn những con người đó ngày nào cũng đi qua, lâu dần họ sẽ không muốn bỏ tiền ra nữa. Thế nên gần đây doanh thu của Diệp Trình có xu hướng giảm bớt.
Trần Mĩ Mĩ nói cô nhóc muốn xin tiền để sau này nộp học phí, mà xin kiểu như Diệp Trình thì đến khi nào mới đủ tiền nộp một học kỳ chứ? Kỳ thực Diệp Trình cũng rất muốn đi học. Hồi còn ở trong thôn, nó hâm mộ nhất là mấy đứa con nít lưng đeo túi sách kết bè kết đội đi với nhau.
Vì thế nó mới nghe theo lời Trần Mĩ Mĩ, thay đổi cách thức xin tiền. Tỷ như lúc phục trước cửa rạp chiếu phim, mỗi lần đi đến trước một cặp đôi mà đối phương vẫn không nhúc nhích, nó sẽ thấp giọng nói, "Cho xin chút tiền đi." hoặc là nhẹ nhàng kéo kéo ống tay áo hay vạt áo đối phương.
Quả nhiên đúng như lời Trần Mĩ Mĩ nói, cửa rạp chiếu phim là nơi rất dễ xin tiền, đặc biệt mấy đôi nam nữ đi với nhau. Thế nên có một thời gian dài, Diệp Trình đều hoạt động gần khu vực rạp chiếu phim.
Đương nhiên cũng sẽ có những khi không quá thuận lợi. Hiện giờ Diệp Trình đã thay đổi cách thức xin tiền, tuy lượng thu vào tăng đột biến, nhưng bản lĩnh xem sắc mặt cũng tăng theo không ít. Bởi vì ai cũng đều không thích dây dưa với một thằng nhóc ăn xin. Bình thường nếu mềm lòng một chút thì dù không quá vui vẻ cũng sẽ móc ra một hai xu đuổi đi, nhưng cũng có người không mềm lòng được như vậy, ai văn minh một chút thì sẽ chỉ cau mày tránh đi thôi, nhưng nếu thô bạo hơn thì có khi sẽ rống thẳng vào mặt, "Cút ngay."
Diệp Trình không ít lần bị mắng là 'Thằng nhóc thối' hay 'Thằng ăn mày thối' linh tinh. Về cơ bản người bình thường sẽ không mắng quá khó nghe, dù sao nó cũng chỉ xin ăn thôi mà, tuổi lại nhỏ như vậy, người chỉ cần có chút xíu thương cảm thôi thì sẽ không quá khó xử nó.
Nhưng không phải người nào cũng được như vậy. Tỷ như chạng vạng ngày nọ, Diệp Trình vẫn ở quảng trường trước cửa rạp chiếu phim xin tiền. Nó đi đến trước mặt một đôi nam nữ, hai người kia vẫn không phản ứng, vì thế nó theo thường lệ vươn tay bắt lấy ống tay áo người nam, kéo kéo. Dựa theo kinh nghiệm Diệp Trình tích lũy được gần đây, dưới tình huống bình thường, người nam rất nhanh sẽ bỏ tiền, hoặc cũng có thể không kiên nhẫn đuổi nó đi.
Nhưng phản ứng của người đàn ông này lại rất thần kỳ. Hắn ta vung mạnh tay, khiến Diệp trình ngã lăn ra, bát trong tay đổ nghiêng, tiền xu trong bát đinh đinh đang đang rơi đầy đất.
"Thằng nhóc thối tha này, làm cái gì đấy hả? Tùm hỏng quần áo của ông thì mày có đền được không? Hả? Mấy người chúng mày sao không biết xấu hổ thế chứ? Có tay có chân đàng hoàng mà cứ đi xin ăn là sao?"
"Người nhà của mày đâu? Kêu bọn họ ra đây, tao muốn hỏi họ xem vì sao không cho mày học hành đàng hoàng, lại dạy mày ra ngoài xin tiền người ta là thế nào?"
"Nhỏ như thế đã biết đi đòi tiền người khác rồi, lớn lên cũng sẽ chỉ ra ngoài đường làm lưu manh thôi, mày nhìn cái gì mà nhìn? Hôm nay ông mày có đánh chết mày cũng không ai dám nói gì nhá!"
"Thằng ăn xin thối thây, dám túm áo ông mày, đây là chỗ nào mày có biết không hả? Rạp chiếu phim, rạp chiếu phim đấy! Có biết rạp chiếu phim là để làm gì không? Là nơi người ta đến để xem phim, bị một thằng bẩn thỉu như mày túm quần túm áo thì ông mày còn tâm tình gì mà xem phim nữa hả? Hả?!"
Qua lại trước cửa rạp chiếu phim phần đông là những người trẻ tuổi. Người trẻ tuổi sẽ không giống như mấy bác gái sồn sồn ưa vào giúp vui, họ chỉ hơi hướng đầu liếc bên này một cái, thấy một người đàn ông cao gầy tầm ba mươi tuổi đang mắng nhiếc một thằng nhóc ăn mày thì không ngạc nhiên mấy, cũng chẳng quan tâm nữa.
"Đủ rồi, anh có đi không hả, phim sắp chiếu rồi đấy." Cô gái đi cùng người đàn ông kia chắc có lẽ cảm thấy hơi dọa người, bắt đầu không kiên nhẫn giục.
"Chiếu rồi à, vậy đi thôi." Hắn ta quay đầu liền thay đổi sắc mặt, cười tủm tỉm kéo tay cô gái nói, lại quay đầu nhổ một ngụm nước bọt mới chịu nhấc chân rời đi.
Diệp Trình ngồi xổm trên đất nhặt từng đồng xu bỏ lại vào bát, trong đó có một đồng bị dính nước bọt của người đàn ông kia, nó nhặt lên xoa xoa vào ống quần mình vài cái, rồi vẫn thả vào trong bát.
Chờ nhặt được đủ hết rồi, Diệp Trình mới ngẩng đầu nhìn những đôi tình nhân vẫn đầy mặt tươi cười đi qua đi lại trên quảng trường như trước, đột nhiên trong lòng dâng lên sợ hãi, không tiếp tục xin tiền nữa, mà ôm bát đi đến một góc ngồi xuống.
Người đàn ông vừa nãy thực hung dữ, so với cậu nó ở quê còn hung dữ hơn nhiều lần. Cậu nó dù cũng dữ, nhưng không khiến nó sợ hãi như thế, còn vừa nãy lúc bị cái người kia mắng, nó đã rất sợ, sợ cái người cao lớn đấy thật sự ra tay đánh mình, sợ mình có bị đánh chết cũng không ai lại giúp.
Diệp Trình cứ ngồi bên chân tường như thế hồi lâu, chờ đến khi nó hồi thần lại, đã phát hiện cái bát mẻ không còn bên chân nữa. Cách nó không xa, Lục Minh Viễn ôm cái bát mẻ trong tay, cúi đầu đứng trước mặt một đôi tình nhân trẻ, cô gái xinh đẹp ăn mặc thời thượng cười tủm tỉm, không biết nói gì mà cậu trai đi cùng vội vội vàng vàng cho tay vào trong túi rút tiền.
Diệp Trình tuổi còn nhỏ sẽ không nghĩ đến, vừa nãy lúc mình bị người ta mắng Lục Minh Viễn đang đứng đâu, lấy biểu tình gì nghe mình bị người khác nhục mạ. Nó chỉ biết lúc này Lục Minh Viễn đi xin tiền giúp nó, nó rất vui, quệt nước mũi nhanh chân chạy tới.
Lục Minh Viễn không thường giúp Diệp Trình xin tiền, chỉ có đôi khi Diệp Trình ra ngoài ăn xin thì đi theo bên người thôi, còn lại vẫn hay ngồi ở một chỗ xa xa nhìn.
Tiền Hưng Lương trước giờ cũng chưa từng yêu cầunó đi ăn xin. Bác đã từng đưa Lục Minh Viễn đến đồn công an trình báo, người ởđó khuyên bác thu dưỡng đứa trẻ này một thời gian, bao giờ có tin tức gì của bamẹ Lục Minh Viễn, họ sẽ phái người tới thông báo cho bác. Bản thân bác Tiền mỗikhi có thời gian cũng sẽ tự mình lên đồn hỏi thăm một phen, nhưng đến giờ vẫnchưa có kết quả.