Ba người đang nói chuyện thì Thị Mặc ngoài sân lên tiếng xin gặp.
Đường Kính Chi gọi nói vào hỏi:
- Thế nào rồi, buổi sáng tìm được bao người?
- Bẩm Nhị gia, nô tài được Lệnh chưởng quầy cho biết, phụ nhân hiểu thêuthùa ở kinh thành rất nhiều, muốn thuê vài trăm người cũng không thànhvấn đề, còn cách nhà chúng ta có một viện tử phù hợp với điều kiện người cần, chủ nhân nơi đó có chuyện rời kinh, chỉ bán, không cho thuê.
Đường gia không chỉ có sản nghiệp ở kinh thành, còn có ám vệ hoạt động lâunăm ở đây, muốn tìm hiểu những chuyện này rất dễ, Đường Kính Chi muốnThị Mặc lo liệu là để rèn luyện nó:
- Giá cả bao nhiêu?
- Người đó ra giá 3 ngàn lượng, còn nói nếu chúng ta thực lòng muốn mua thì có thể thương lượng.
Đường Kính Chi gật gù:
- Vậacute; ngươi thế nào, thấy nó có đáng giá ba nghìn lượng bạc không?
Thị Mặc vốn chỉ xem xét về báo với chủ tử quyết định, nghe hỏi thế mới ngẫm nghĩ đáp:
- Viện tử đó diện tích rất lớn, dù không được lát đá, nhưng có tới hơn 30 sương phòng, lại gần nơi này, thuận đường thuận lối, nô tài thấy đáng.
- Được, ngươi thấy đáng thì chuyện này giao cho ngươi làm, đi tìm Uyển di nương lấy tiền xử lý việc này cho sớm.
Uyển Nhi chu đáo, Đường Kính Chi giao chuyện tiền nong cũng như quản lý việc nhà ở đây cho nàng.
Thị Mặc vâng lời kích động chạy mất.
Hồng Phong thấy Đường Kính Chi thoải mái như không giao mấy nghìn lượng bạccho tiểu tử mười ba mười bốn tuổi đầu thì lắc đầu, đúng là hào môn thếtộc, chừng đó tiền đủ hào kiệt giang hồ bán mạng rồi.
- Tướng công, thiếp và Uyển muội muội đã sắp xếp xong đồ thêu rồi, chàng đi xem chúng ta sẽ dùng loại nào trước.
Nhu Nhi kéo taển Nhi hưng phấn đi vào, cuối cùng tới lúc nàng giúp sức được cho tướng công, trong lòng mừng khôn tả.
Hồng Phong thấy thế rất biết ý cáo từ, Ngọc Nhi hôm qua bận cả tối tồi, nàng không giúp gì được việc này, nên nói về phòng ngủ bù.
- Tướng công, chúng ta chọn cái nào trước bây giờ? Hay là thêu luôn vài loại cho khách từ chọn?
Vừa kéo Đường Kính Chi đi qua cửa sương phòng bên cạnh, Nhu Nhi đã ríu rítnói không ngừng, tay khoác tay Đường Kính Chi, ngay bầu ngực xinh xinháp sát vào ta cũng chẳng chú ý.
Đường Kính Chi gian manh cựa quậy tay hưởng thụ cảm giác êm ái đó một lúc mới nói:
- Nàng cứ đem hết toàn bộ mẫu thêu cho ta xem nào.
Nhu Nhi ấn y xuống ghế rồi chạy đi, cùng Uyển Nhi đem từng chồng mẫu thêu ra.
Tài thêu thùa của Nhu Nhi khỏi cần phải nói rồi, nàng còn dốc hết tâm lực vào đó, làm nhân vật trong bức thêu như sống lại vậy.
Uyển Nhi ngồi xuống xem, nàng đang cầm một mẫu thêu thiếu nữ, đôi mắt totròn, mũi nhỏ, miệng nhỏ, y phục trên người vừa vặn, nổi bật vóc dángyêu kiều, đặc biệt là đôi mắt không phải màu đen, mà đỏ như hồng bảothạch, mới đầu nhìn không quen, nhưng nhìn lâu cực kỳ đáng yêu.
Đặt mẫu thêu đó xuống, Uyển Nhi ghé tới nhìn mẫu thêu Đường Kính Chi đang xem chăm chú, thốt lên:
- Oa, đứa bé này đầu có cái hồ lô thật ngộ nghĩnh.
- Ừ, tên nó là chú bé hồ lô mà, được, vậy đợt thêu đầu tiên chúng ta thêu nó.
Đường Kính Chi vỗ bàn quyết định:
- Á, vài sao, tỳ thiếp thấy nó rất đáng yêu, nhưng so với mỹ thiếu nữ này còn kém mà.
Uyển Nhi lấy mẫu thêu thiếu nữ, nhích tới gần đưa Đường Kính Chi:
Vai thơm khẽ chạm vào người làm Đường Kính Chi ngứa ngáy, liếc nhìn gò mátrắng trẻo gần ngay gang tấc, có dằn ý muốn thơm vào đó một cái, nói:
- Nhìn bề ngoài thì cậu bé hồ lô không bằng, nhưng nó có câu chuyện riêng của mình. Hơn nữa ban đầu chúng ta không thể đem cái tốt nhất ra bán,nếu không sau này cái kém hơn khó kiếm tiền rồi.
Nhu Nhi chẳng biết có hiểu hay không, cái đầu nhỏ cũng gục gặc:
- Tướng công nói có lý.
Dù sao trong mắt nàng thì tướng công nói là đúng rồi.
Uyển Nhi thì hỏi:
- Nhị gia, chuyện đó tức là thế nào?
- Sau này nếu không có trưởng bối, nàng cứ gọi ta là tướng công đi, đừng gọi Nhị gia, nghe xa lạ lắm.
Đường Kinh Chi không trả lời mà quay sang thân mật nắm lấy bàn tay của Uyển Nhi:
- Dạ.
Uyển Nhi chỉ thẹn thùng nói một tiếng, nàng là đại cô nương rồi, tư tưởngthành thục hơn đám tỷ muội rất nhiều, nếu không phải có Nhu Nhi bêncạnh, nàng không ngại có cử động thân mật với tướng công.
- Câuchuyện về cậu bé hồ lô đợi rảnh rỗi ta sẽ viết thành cuốn sách nhỏ, sauđó vẽ vài bức tranh đưa cho Nhu Nhi, tới khi đó có thể dùng những tấmvải lớn hơn thêu lên, không chỉ thêu nhân vật, mà còn thêu cả chữ.
Thấy Nhu Nhi hơi ngơ ngác, Uyển Nhi giải thích:
- Ý tướng công là người mua đồ thêu còn có thể xem truyện! Có điều chúngta cũng có thể in sách để bán, như thế kiếm thêm được khoản nữa.
- Cái đó cứ đợi đồ thêu của chúng ta có được tiếng đã.
- Tướng công, vậy chúng ta đề phòng không để tranh thêu và câu chuyện bị tiết lộ ra ngoài.
Uyển Nhi là con gái là thương gia, nói tới chuyện kiếm tiền rất nhạy bén.
- Ừ, ta chỉ viết một cuốn sách giao cho Nhu Nhi bảo quản, tới khi thêulên vải các nàng có thể chia ra cho bọn họ thêu, ví như câu chuyện mườitrang thì mỗi phòng thêu một tranh khác nhau.
Uyển Nhi vỗ tay:
- Tới khi đó thiếp sẽ bảo mọi người tăng cường chú ý, không cho bọn họ qua lại chỗ của nhau.
Việc kinh doanh đồ thêu này, mẫu thêu càng mới mẻ càng ưa chuộng, mà muốnngăn chặn người khác mô phỏng là không thể, chỉ cần hàng của Đường giađắt khách là có người bắt chước ngay, có điều thế cũng tốt, vì chẳngkhác gì quảng cáo miễn phí cho Đường gia.
Một số thương gia chuyên kinh doanh đồ thêu sẽ tới tìm Đường gia hợp tác.
- Còn nữa, đợi thêu xong, chúng ta sẽ chọn ra những người thêu tốt, đồbọn họ hơn của người khác, thêu lên hai chữ Đường gia, để phân biệt vớingười khác ...
Uyển Nhi càng nói càng hào hứng, Nhu Nhi cũng dầndần nghe ra, tíu tít thảo luận với nhau, tuy nhiều ý kiến rất buồn cườinhưng Đường Kính Chi nghe không biết chán, tới giờ cơm không thấy ThịMặc về, gọi hạ nhân tới hỏi, biết nó ra ngoài có dẫn theo hộ vệ mới yêntâm.
Ăn cơm xong Đường Kính Chi bắt đầu nhớ lại chuyện cậu bé hồlô, rồi cầm bút vẽ, Uyển Nhi biết chữ, đọc cho Nhu Nhi nghe, thời đóphương tiện giải trí thiếu thốn, nhất là phụ nữ từ nhỏ tới lớn chỉ đượcdạy dỗ hầu hạ với phục vụ, làm gì có khái niệm chơi bời, kết quả hainàng mê tít luôn, thúc dục y vẽ liên hồi, nhưng mà vẽ tay làm sao mànhanh bằng mắt đọc.
Nhu Nhi còn nhỏ ngây thơ nên thúc dục hăngnhất, Đường Kính Chi hết cách chọn mấy bức tranh bảo nàng thêu luôn, Nhu Nhi rất bất mãn, nhưng không dám trái ý, phải ngồi thêu, có thế ĐườngKính Chi mới yên ổn vẽ hết tranh.
Chuyện cậu bé hồ lô không ngắn, hơn nữa y phải nhớ lại, nhớ không nổi còn bịa ra theo cốt chuyện, tớikhi trời tối mới vẽ được quá nửa, tối om rồi Thị Mặc mới vội vàng trởvề.
- Nhị gia, đây là khế ước của cái trạch viện đó, tổng cổng tốn hai nghìn một trăm mười lượng bạc.
Thị Mặc cho tay vào lòng lấy khế ước ra đưa cho Đường Kính Chi.
Đường Kính Chi nhận lấy xem, trên đó ghi trạch viện đó rộng gần 40 mẫu, có ba mươi tám gian phòng, ở kinh thành có thể mua với giá trên 2000 lượngbạc là khá rẻ rồi:
- Ngươi nói người bán đòi 3000 lượng bạc kia mà, sao chỉ tốn có trên 2000 một chút? Người ta có chuyện gấp cần tiền à?
- Nhị gia nói đúng rồi, người bán cần tiền gấp, ngoài ra nơi đó diện tích tuy rộng, nhưng không trồng cây cối, đình viện và hành lang trong trảiđá, cửa sổ đã cũ, đồ gia dụng không có nhiều, thiết kế có vấn đề, rốiloạn chẳng ra cái cách thức gì, nên nô tài áp giá từng cái một, cuốicùng mua được giá rẻ.
Thị Mặc giải thích thật rõ từng chi tiết.