Cách Một Cảnh Cửa

Chương 101: Đi chết đi



Người dân thành phố Nam thường đến chùa Thanh Tịch cúng bái, cứ đến mùng một hay mười lăm hằng tháng, chùa lại nghi ngút khói hương, khi có lễ cầu siêu, chùa càng tấp nập hơn, rất nhiều đệ tử Phật gia, thậm chí là du khách nhiều nơi cũng kéo về đây.

Mọi người thường nói chùa Thanh Tịch cực thiêng, cầu phúc hay cầu nguyện là linh nghiệm nhất, nên hàng trăm ngàn năm nay, hương khói của chùa Thanh Tịch chưa bao giờ đứt đoạn.

Chuẩn bị đồ chay cho người dân là truyền thống của chùa Thanh Tịch mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu, rất nhiều Phật tử lễ chùa xong sẽ ở lại dùng cơm chay để cầu chúc cho bản thân và gia đình một năm thuận buồm xuôi gió, vui vẻ an khang.

Đi dọc từ cổng chùa xuống bên dưới là đến đường Thanh Tịch, Con đường này được lát bằng những viên gạch xanh to nhỏ khác nhau, hai bên là hàng cây rậm rạp, đi thẳng một mạch sẽ đến cửa vào núi.

Đây là một con đường cố, chùa Thanh Tịch được bao nhiêu tuổi thì con đường này cũng bấy nhiêu năm.

Theo ghi chép nhà chùa, con đường do trụ trì đầu tiên của chùa Thanh Tịch là Đại Thừa hòa thượng cùng với các môn đồ của mình chuyển đá núi từ năm này qua năm khác mà tạo thành mục đích là để tạo phúc cho con cháu đời sau.

Con đường núi này giống như cái tên của nó, ngày thường rất mực yên tĩnh tịch mịch.

Bất cứ ai đến chùa Thanh Tịch, khi đi trên con đường này đều sẽ không làm ổn, thay vào đó họ tận hưởng tiếng xào xạc khi gió lùa qua rặng trúc.

Tuy nhiên vào thời điểm Tết Nguyên Tiêu thì nơi đây rất náo nhiệt, cả con đường sáng ngời bởi ánh nến và ánh đèn, lễ hội đoán câu đố đèn lồng cũng được tổ chức ở đây.

Lịch trình hằng năm là mọi người sẽ tắm rửa vào sáng sớm, sau đó mang hoa tươi đến chùa Thanh Tịch thắp hương, nghe kinh cầu siêu, có Phật tử ở lại làm công đức cho chùa, giúp các thầy chuẩn bị cơm chay, còn những ai không nghe kinh cầu siêu thì sẽ đi dâng hương cầu nguyện một năm may mắn bình an trong khoảng mười lăm phút buổi chiều, đến tối họ ở lại chùa dùng cơm chay, sau đó đi dạo trên con đường trên núi, tham gia lễ hội đoán câu đố đèn lồng.

Sầm Từ có thói quen đến chùa Thanh Tịch dâng hương cầu phúc, thẻ xăm mà năm nào cô cũng treo trên cây vải già nhà bà nội là do cô xin được ở chùa Thanh Tịch, cô không phải là tín đồ, nhưng luôn tôn trọng văn hóa tôn giáo.

Sầm Từ thường đến chùa Thanh Tịch vào một khoảng thời gian cố định, một lần vào cuối năm để xin xăm, một lần là vào Tết Nguyên Tiêu để tạ lễ và cầu nguyện.

Tết Nguyên Tiêu, câu lạc bộ Môn được nghỉ.

Buổi chiều Sầm Từ đến chùa Thanh Tịch, Tần Huân đi cùng cô.

Anh không biết ngôi chùa này.

Tần Huân nói, từ nhỏ đến lớn anh chưa bao giờ đi chùa, cũng chưa từng làm những việc như thắp hương lễ Phật.

Anh nghĩ mọi việc đều cần cố gắng làm cho tốt, đi chùa cầu Phật cũng chỉ là cách an ủi tâm lý mà thôi.

Sầm Từ lấy sáu nén nhang, chia cho anh ba nén, nhẹ nhàng nói: “Đúng là dâng hương bái Phật chỉ để an ủi tâm lý.” “Vậy tại sao em còn lãng phí thời gian?” Tần Huân cười hỏi.

Sầm Từ nhìn anh, nói: “Cũng giống như trong ngành chúng tôi, mọi người đều biết bệnh tâm lý thì cần thuốc điều trị, muốn tháo chuông phải tìm người buộc chuông, vậy sao còn phải cần đến chúng tôi? Chẳng qua bọn họ đang tìm một người để dốc bầu tâm sự mà thôi.” Tần Huân mỉm cười, cách nhìn của cô quả thực rất thông suốt.

Sầm Từ đến chùa Thanh Tịch không cầu gì khác ngoài bình an khỏe mạnh, cô nói đời người có số, phú quý tại trời, dù cưỡng cầu cũng không được, người có suy nghĩ đơn giản tất sẽ có được may mắn.

Tần Huân chưa bao giờ thắp hương, cũng không quen với việc quỳ xuống khấn Phật, nhưng anh vẫn cầm nén hương đến gần đèn dầu để châm lửa, rồi thầm cầu nguyện trước Phật mấy giây, sau đó cắm nén hương vào trong lư hương, cuối cùng cúi người vái ba cái.

Sầm Từ nói đùa đúng là đầu gối đàn ông có vàng, nhưng cô cũng không ép anh, sau khi thắp hương xong, Cẩm Từ mang hoa quả tươi vào điện thờ để tạ lễ và cầu nguyện,

Tần Huân đi theo cô vào trong, vừa đi vừa ngắm nhìn những bức phù điêu La Hán ở hai bên trái phải, rồi quay đầu nhìn Sầm Từ đang quỳ trên đệm bồ đoàn, chắp hai tay lại và nhắm mắt cầu nguyện, góc mặt cô lúc này rất đẹp, làm Tần Huân bỗng chốc rung động, kìm lòng không đậu mà lấy điện thoại ra lén chụp cô.

Sầm Từ cầu nguyện xong thì đứng lên, thấy Tần Huân cầm điện thoại, cô nhẹ nhàng nhắc nhở anh: “Trong điện nghiêm cấm chụp ảnh tượng Phật, anh đừng chụp linh tinh.” “Tôi không chụp tượng Phật.” Tần Huân mỉm cười, trong lòng thầm nói thêm một câu, tôi chụp tiên nữ.

Mấy ngày đầu năm mới được coi là khoảng thời gian Sầm Từ thoải mái nhất, sau đêm Giao thừa cô có thể nằm lì ở nhà, đến Tết Nguyên Tiêu cũng được nghỉ làm nên hầu hết thời gian cô đều ở trong chùa.

Thắp hương bái Phật xong, Sầm Từ dẫn Tần Huân ra khu đất nhà chùa khai phá ở phía sau ngọn núi, nơi đó có một mảnh ruộng, rau củ trồng đủ cho người sống trong chùa ăn.

Đi qua mảnh ruộng sẽ đến một vườn hoa rất rộng, hoa cỏ bên trong được chăm sóc rất tốt, thậm chí có cả một nhà kính với diện tích khá lớn, cách một lớp kính, là có thể nhìn thấy cây cối sum suê bên trong.

“Cây cối hoa cỏ ở đây đều do trụ trì chăm sóc cả, trong nhà kính còn ươm mầm rất nhiều giống cây, giống hoa nổi tiếng, đợi đến khi chúng cứng cáp sẽ chuyển sang trồng ở vườn.” Sầm Từ dẫn Tần Huân vào nhà kính, vừa bước vào bên trong đã ngửi thấy hương thơm hoa cỏ tỏa ra từ bốn phía, đúng là vô cùng hiếm thấy.

Trong nhà kính có cả những vị khách hành hương khác, còn có người đang sắp xếp lại hoa cỏ bên trong, nhà kính rất rộng, xung quanh có người nhưng không đến mức chen chúc, cộng thêm việc có nhiều cây lá rộng cũng che khuất những người khác.

Sầm Từ chỉ cho Tần Huân xem một loại thực vật, cao tầm nửa mét, được trồng trong một chậu đất không hề bắt mắt, trên chậu có dán một tờ giấy nhớ, vẽ một trái tim.

“Khách đến chùa Thanh Tịch có thể nhận cây, ví như tôi đã nhận cái cây này,mấy năm qua chắc đã cao hơn...” Sầm Từ giơ tay miêu tả cho Tần Huân: “Cao hơn chừng này.” Tần Huân không hiểu biết về thực vật lắm, thấy cái cây của Sầm Từ cũng không phải loại thường thấy, bèn hỏi cô tên của nó.

Nào ngờ Sầm Từ tỏ vẻ ngượng ngùng, khẽ hắng giọng rồi trả lời: “Tôi gọi nó là Chiêm Chiếp.” Tần Huân ngẩn người: “Chiêm Chiếp? Cái tên này là em đặt à?”

Chẳng lẽ cây cối không thể đặt tên à? “À...

Thật ra tôi không biết nó thuộc giống gì, tôi nhận cây đúng lúc nghe thấy tiếng chim hót líu lo không ngừng, thế là tôi đặt luôn tên cho cái cây này là Chiêm Chiếp.” Tần Huân ngạc nhiên: “Trong chùa không ai biết nó là cây gì à?” “Họ biết, nhưng không nói với tôi.” Sầm Từ kể, những người nhận cây trong chùa đều dựa vào duyên phận chứ không phải giống cây, ai nhận cây nào đều là duyên phận của người đó, biết hay không biết tên cây là gì không quan trọng, người trong chùa cũng sẽ không nói đây là cây gì.” Tần Huân cảm thấy khá thú vị, liền gợi ý cho Sầm Từ: “Em có thể chụp ảnh rồi tra trên mạng, chắc sẽ tìm ra giống cây.”

Sầm Từ lắc đầu: “Nuôi bừa cũng hay mà, đến khi nó nở hoa thì xem nó là hoa gì, tự tạo cho mình một điều bất ngờ cũng rất tuyệt.”

“Còn có thể nở hoa nữa à?” Sầm Từ liếm môi, hồi lâu sau mới thốt ra một câu: “Chắc là...

chắc là nở hoa được.” Tần Huân buồn cười.

Từ nhà kính đi xuống bên dưới là lối vào Đại Hùng Bảo Điện, giờ đã chiều tối, lúc này khách dâng hương đã thắp hương xong, đang đi dùng cơm chay, nên trong Đại Hùng Bảo Điện còn rất ít người.

Sầm Từ không cảm thấy lạ, thầm nghĩ có những du khách thích dâng hương khi vắng người là chuyện bình thường.

Vậy nhưng khi đi ngang qua cửa điện, cô liền nghe thấy tiếng khóc nức nở của một cô gái: “Phật Tổ, con xin người hãy giúp con làm anh ấy hồi tâm chuyển ý, làm con hồ ly tinh mê hoặc anh ấy chết đi.”

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv