Chương 35 : LỄ HỘI GIÁNG SINH Ở FUJIWARA (3)
Lại nói, Victoria phái vệ sĩ đi gọi em trai Philip. Lát sau, Philip đến nơi, vừa xuất hiện đã lên tiếng phàn nàn :
- Em đang xem đến lúc hấp dẫn mà ...
Cậu bé lộ vẻ bất mãn, nhưng nói với giọng nũng nịu rất đáng yêu. Narumi mỉm cười, vẫy gọi :
- Philip. Đến đây nào !
Philip liền chạy đến bên cạnh cậu, lễ phép nói :
- Chào anh ạ !
Narumi mỉm cười xoa đầu cậu bé, chỉ vào chiếc vọng viễn kính bên cạnh, bảo :
- Xem đây là gì ?
Philip hoan hô một tiếng, chiếm lấy vọng viễn kính tiếp tục theo dõi những tiết mục trên sân khấu. Hai chị em vừa xem còn vừa bàn tán :
- Tiết mục này không hay bằng tiết mục trước.
- Không. Em thấy tiết mục này hay hơn, ca sĩ đẹp hơn, nhảy giỏi hơn.
- Không phải. Ca sĩ lúc nãy hát hay hơn.
- Ư ư ... Ca sĩ lúc nãy chỉ đi qua đi lại, không nhảy, không hay.
...
Narumi nghe thấy, mỉm cười. Hai chị em thích hai phong cách khác nhau, đương nhiên phải có cảm nhận khác nhau rồi.
Lúc này đã 11 giờ 30 phút, gần đến nửa đêm, trên sân khấu xuất hiện một ban nhạc với phục trang theo phong cách truyền thống Nhật Bản. Ban nhạc có tám thành viên, ngoài nữ hát chính còn có bốn người sử dụng Wagakki (Hòa nhạc khí - nhạc khí truyền thống Nhật Bản) là shamisen (đàn tam vị tuyến), koto (đàn tranh), shakuhachi (xích bát) và Wadaiko (Hòa thái cổ); cùng với ba người sử dụng nhạc cụ phương tây là guitar, bass và bộ trống.
Nghe qua tiếng xích bát và đàn tranh dạo đầu, Victoria quay sang Narumi hỏi :
- Ban nhạc này hát nhạc đồng quê hả anh ?
Narumi khẽ mỉm cười, và tiếng trống rộn ràng đã thay cho câu trả lời. Victoria lập tức quay lại theo dõi sân khấu.
“Aoi jikan sayonara tsugeru
Amayake no kasa wa boku wo hoori suteta
Otozureteta haru ni mo kidzukazu ni
‘Koko wa doko da boku wa dare da’, to hoeru.
Owari ga nai, to yukisaki wo korosu
‘Wakaru hazu ga nai’, to keshiki wo sashita
Jibun de kizuita mori no hoka ni fumidasezu ni
Naze aruki dasanai no ?
Naze tsukuri agenai no ?
Sou shite nani mo hajimaranai mama
Kuchite kusari yuku hito wo yasei no hana wo koete.
Ima uchi narasu shoudou no yaiba ga sekai wo kudaku
Asayake ga oitsuku mae ni
Gusha gusha ni wareta oto de kamawanai
Tengaku wo ...”.
Tạm dịch :
Nói lời tạm biệt với những phút giây đau buồn.
Chiếc ô từng che mưa nay đã rời bỏ
Không hề hay biết mùa xuân sắp đến
‘Đây là đâu và ta là ai ?’, ta hét thật to.
Nói rằng chẳng có hồi kết, ta đứng lại trên con đường của mình
‘Sẽ không thể nào biết được ư ?’, ta chối bỏ bầu trời.
Chẳng thể bước khỏi khu rừng chính tạo ra,
Tại sao người chẳng thể bước đi ?
Tại sao người chẳng làm gì cả ?
Vẫn chẳng thể làm gì với những cánh hoa dại đã mục ruỗng kia.
Ngay lúc này, những lưỡi đao từ xung động ta gây ra
Vang vào và phá vỡ thế gian
Trước khi bình mình đuổi kịp,
Chẳng hề gì khi đó chỉ là những âm thanh rời rạc vỡ vụn.
Thiên nhạc ngân vang ...
Tiếp sau bài hát ‘Tengaku’, sau một chút dạo đầu, tiếng nhạc trở nên sôi động hơn, nhịp điệu cũng dồn dập hơn. Không ít người đã bắt đầu lắc lư theo âm nhạc.
“Senbonzakura, yoru ni magire, kimi no koe mo todokanai yo
Seiran no sora haruka kanata sono kousenjuu de uchinuite
Daitan futeki ni haikara kakumei
Rairai rakuraku ryusei kokka
Hi-no-maru-jir ushi no nirinsha korogashi
Akuryou taisan ICBM.
Kanjousen o hashirinukete touhon seisou nan no sono
Shounen shoujo sengoku musou ukiyo no manima ni
Senbonzakura yoru ni magire kimi no koe mo todokanai yo
Koko wa utage hagane no ori, sono dantoudai de mioroshite
Sanzen sekai, tokoyo no yami, nageku uta mo kikoenai yo
Seiran no sora haruka kanata sono kousenjuu de uchinuite ...”
Tạm dịch :
Muôn ngàn đóa anh đào phiêu tán trong đêm thâu, giọng nói của người không thể đến tai tôi.
Ngắm thẳng phương trời xa, bắn ra tia sáng xuyên thủng bầu trời xanh.
Trải qua phong trào cách mạng Tây phương đầy táo bạo,
Nhật Bản giờ đây đường đường là quốc gia cường thịnh
Đạp chiếc xe hai bánh mang lá cờ Nhật
Tên lửa liên lục địa của ta bắn tan tác lũ gian tà.
Chạy một vòng quanh vành đai, đông bôn tây tẩu chẳng ngại ngùng.
Thiếu niên, thiếu nữ vô song thời Chiến Quốc mang tấm thân phù thế.
Muôn ngàn đóa anh đào phiêu tán trong đêm thâu, giọng nói của người không thể đến tai tôi.
Nơi đây dạ tiệc trong cũi sắt, từ trên đoạn đầu đài, hãy nhìn xuống đi !
Cả thế gian ngập chìm trong ngục tối, bài ca bi đát chẳng ai nghe.
Ngắm thẳng phương trời xa, bắn ra tia sáng xuyên thủng bầu trời xanh ...
Sau buổi biểu diễn tối nay, bài hát này và phong cách trình diễn này sẽ định hình quan niệm về âm nhạc truyền thống Nhật Bản trong lòng người Âu Mỹ. Đối với họ, phải như thế mới là âm nhạc truyền thống Nhật Bản chính thống, cho dù nó không hề giống với những thể loại âm nhạc truyền thống hiện đang lưu hành ở Nhật Bản. Đương nhiên, đối ngoại Narumi chỉ tuyên bố đó là âm nhạc truyền thống Doanh Châu. Còn việc khán thính giả nhận đồng Doanh Châu cũng là Nhật Bản là quyền của họ. Cậu chưa hề nói thế.
Lần này thì Victoria và Philip lại có ý kiến tương đồng :
- Bài hát này hay ghê nha !
- Bọn họ biểu diễn thật tuyệt !
Tiếp đó, cặp MC bước ra tung hứng mấy lời, trêu chọc lẫn nhau chọc cười khán giả, thật ra là kéo dài thời gian để chuẩn bị cho tiết mục tiếp theo. Sau đó, nam MC cao giọng nói với đám đông bên dưới :
- Quý ông, quý bà, quý cô ... và các em bé nữa. Hoan nghênh mọi người đến với Lĩnh địa Fujiwara.
Nữ MC liền tiếp lời :
- Tiếp theo sau đây là tiết mục được mong đợi nhất tối nay. Xin mời ...
Ngay lập tức, từ trong đám đông vang lên những loạt hoan hô long trời lở đất, tiếp đó là những tiếng hô nhịp nhàng :
“Mr. Shore ... Mr. Shore ... Mr. Shore ...”
Mr. Shore, một sinh viên mê âm nhạc, nhưng vì ngoại hình mà chưa từng một lần được đứng trên sàn diễn phục vụ công chúng, ở đâu cũng bị từ chối, cuộc thi âm nhạc nào cũng không thể vượt qua vòng sơ tuyển. Vậy mà, chỉ bằng một bài hát, một vai diễn nhỏ trong phim, đã nhanh chóng quật khởi, trở thành siêu sao nổi tiếng khắp thế giới, có hàng triệu fan hâm mộ chỉ trong chưa đầy một ngày. Mr. Shore cùng với điệu nhảy ngựa độc đáo đã nhanh chóng lan truyền ra khắp toàn thế giới.
- Vâng. Xin mời Mr. Shore. Xin mọi người hãy dùng những tràng vỗ tay nhiệt liệt để chào đón Mr. Shore của chúng ta.
Sau phần giới thiệu của MC, Mr. Shore từ từ bước ra sân khấu, hai chân dang ra, và điệu nhảy ngựa bắt đầu. Âm nhạc của bài ‘Etou Style’ cũng vang lên khuấy động toàn trường.
“Mr. Shore ... Mr. Shore ... Mr. Shore ...”
Vô số khán giả ngưng thần hướng về sân khấu, tay giơ cao, miệng hoan hô và thân người lắc lư theo tiếng nhạc. Không hổ là thần khúc ! Khả năng điều động tình cảm của khán giả không chê vào đâu được.
Kết thúc bài hát, Mr. Shore vừa nhảy vừa rời sân khấu trong sự nuối tiếc của khán giả. Nhưng cặp MC ‘đáng ghét’ đã bước ra, không cho mọi người có cơ hội yêu cầu biểu diễn lại lần nữa.
- Kính thưa quý ông, quý bà, quý cô ... và các em bé nữa. Thời điểm nửa đêm đã sắp đến. Nhân dịp Giáng Sinh 1992, chúng ta xin mời mọi người lắng nghe phần diễn giảng của Đức Cha Oswalderst.
Lễ Giáng Sinh đương nhiên có phần giảng đạo của các cha xứ. Đức Cha Oswalderst là Giáo chủ của Hội Thánh Fujiwara, một tổ chức do Narumi lập ra để quản lý công tác giáo hội trong lĩnh địa của cậu, cũng như tạo ảnh hưởng với cư dân các vùng lân cận. Hiện tại, ở mỗi khu dân cư trong lĩnh địa đều có một nhà thờ, và Đại Thánh Đường Fujiwara cũng đang được hoàn thiện. Ngay cả ở những làng mạc, thành thị trong vùng, nơi nào chưa có nhà thờ cũng được cậu nhanh chóng lấp đầy. Những hành động thiện nguyện, công tác xã hội, hoạt động cứu trợ thường xuyên diễn ra đã giúp cho giáo hội tạo thêm nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng địa phương.
Đức Cha Oswaldert vận phẩm phục toàn trắng, đội mão trắng, tay cầm quyền trượng, thần thái trang nghiêm bắt đầu phần rao giảng :
- Khi gặp nhau nhân dịp Lễ Giáng Sinh kỷ niệm ngày Đức Chúa Jesus ra đời, chúng ta hãy nhìn nhau trong sự an bình và với một rung động tuyệt vời, một tâm hồn hạnh phúc. Tham dự thánh lễ với một tâm thái thù hận thì thật đáng buồn. Thay vào đó, chúng ta hãy đến với một động lực đẹp đẽ và rất nhiều tình thương ...
- Đón mừng Lễ Giáng Sinh, chúng ta không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài. Điều đó cần, nhưng chưa đủ, và không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do Thái khi nghe John the Baptist kêu mời là : hãy sám hối và tin vào Phúc Âm, hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến; đồng thời mỗi khi mừng Lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng hãy hướng đến ngày Cánh Chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt - xấu của mình, hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn ...
- Mỗi khi mừng Lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến cảnh nghèo khó của Con Thiên Chúa. Một vị Chúa mà lại sinh ra trong cảnh màn trời chiếu đất, nơi hang đá hoang vu lạnh giá. Ngài sinh ra như thế, để biểu lộ tình yêu tột cùng và sự liên đới với cái nghèo của nhân loại một cách sâu xa. Dưới con mắt đức tin, nếu chúng ta để cho lương tâm lên tiếng, thì đâu còn cảnh ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời lêu lổng; đâu còn dửng dưng khi thấy nỗi khổ của những người anh chị em chúng ta trong cảnh mồ côi, túng thiếu, khổ đau ... Đâu còn dám vô cảm khi bên cạnh chúng ta có những người chỉ có một chút thức ăn để sống qua ngày; cũng đâu còn vui sướng khi anh chị em của chúng ta phải đói khát, rét mướt chống chọi với thiên tai, bệnh tật ...
Bài giảng của Đức Cha chỉ ngắn gọn chưa đầy 10 phút, nhưng đã lắng đọng trong lòng nhiều người, gợi ra nhiều suy nghĩ sâu xa. Mọi người mặc niệm một phút về những con người bất hạnh. Sau đó, anh MC bước ra tuyên bố :
- Kính thưa quý ông, quý bà, quý cô ... và các em bé nữa. Chỉ còn vài phút nữa thôi là đã đến nửa đêm. Sau tiếng chuông nhà thờ sẽ là phần bắn pháo hoa mừng Lễ Giáng Sinh. Tranh thủ thời gian chờ đợi này, Ngài Fujiwara có một số phần quà nhỏ dành tặng cho những khán giả may mắn tối hôm nay.
Tiếp đó, nhân viên của ban tổ chức đẩy ra những chiếc xe đẩy chứa đầy những quả trứng Giáng Sinh bằng nhựa. Nhiều người ồ lên, nhưng cũng có không ít người quay đi, tỏ ra không hứng thú. Một quá trứng Giáng Sinh bằng nhựa, chỉ to độ nắm tay, trong mắt nhiều người chẳng có gì hấp dẫn. Tuy nhiên, số quà này chỉ dành cho những người may mắn. Và thế nào là may mắn ? Theo định nghĩa của ban tổ chức, đó là những người vẫn còn ngồi lại trên các hàng ghế. Bọn họ giành được chỗ ngồi, tức là may mắn, và đến lúc này vẫn còn trụ lại ở đó, tức là có lòng kiên nhẫn, và cũng có duyên.
Các hàng ghế bên dưới sân khấu có 3.000 chỗ ngồi, nhưng sau khi phát hết quà vẫn còn dư lại hơn trăm quả. Anh MC liền bảo phát hết cho những người đang đứng gần đấy. Quà đã mang ra thì không nên thu về.
Đột nhiên, có người kêu lên mừng rỡ :
- A ! Mr. Shore ! Mr. Shore !
Mọi người xung quanh giật mình vội quay sang nhìn, rồi ánh mắt chợt sáng lên, lập tức kiểm tra quả trứng Giáng Sinh của mình. Nhiều người nhận quà xong liền bỏ vào túi, cất vào giỏ, nhưng cũng có một số người cầm trên tay ngắm nghía. Và bọn họ phát hiện vỏ trứng là hai mảnh ghép lại, bên trong có vật gì đó. Để thỏa tính hiếu kỳ, bọn họ liền gỡ niêm phong, mở hai mảnh vỏ ra, rồi nhìn thấy một bức tượng nhỏ trong đó, đều là hình tượng những ca sĩ, diễn viên tham gia biểu diễn khi nãy, trông rất ngộ nghĩnh dễ thương, còn có khoen nhỏ để gắn móc khóa nữa. Một cậu thanh niên vốn là fan hâm mộ của Mr. Shore, may mắn nhận được bức tượng Mr. Shore, mà trên đó còn có chữ ký nữa, nên reo lên mừng rỡ. Những ai nhận được quà không phải là ca sĩ mình thích thì lộ vẻ thất vọng, hoặc tìm người trao đổi. Còn những người bỏ qua cơ hội nhận quà thì vô cùng hối hận. Chỉ đáng tiếc là quà đã được phát hết, có hối hận cũng đã muộn màng.
Philip cũng là một người như thế, liền quay sang Victoria phàn nàn :
- Chị kêu em đến đây làm em không nhận được quà.
- Chị có biết đâu.
Narumi khẽ mỉm cười, bước đến xoa đầu Philip, bảo :
- Philip đừng buồn. Lát nữa ta cho cả bộ luôn.
Philip hai mắt sáng lên, nắm tay cậu thật chặt, nũng nịu nói :
- Anh nhớ đó nha ! Cho em cả bộ luôn đó nha !
- Ừ ! Cả bộ luôn.
- Hoan hô !
Vút ! Vút ! Vút !
Bùm ! Bùm ! Bùm !
Pháo hoa nổ tung trên bầu trời, báo hiệu đã sang ngày mới. Ngày lễ Giáng Sinh chính thức bắt đầu. Theo truyền thống Cơ Đốc giáo, đêm 24/12 là “Đêm trước Giáng Sinh”, còn được gọi là “Đêm Noel” vì có ông già Noel đi phát quà. Sang ngày 25/12 mới là lễ