Tôi tên gọi Âu Ninh, sinh ra trong một thôn nhỏ ở Xà Sơn hẻo lánh. Từ lúc ra đời, số mệnh đã được định sẵn không thể giống như người bình thường sinh hoạt, bởi gia đình tôi là một gia đình đặc biệt.
Nhà chúng tôi tuy đơn giản nhưng cũng có đôi phần phức tạp. Đơn giản bởi chỉ độc có ba người: ông nội, tôi và mẹ. Phức tạp ở chỗ ông nội của tôi là 1 vị lão nhân thần bí. Tôi từ nhỏ chưa từng nhìn thấy cha, nghe nói trước khi tôi sinh ra cha cũng không hề có ở nhà. Chỉ có mẹ tôi kiên cường vừa chăm sóc ông vừa vất vả sinh tôi ra.
Thôn xa xôi, người không có gì để làm nhiều, mỗi ngày ăn xong uống trà sẽ lại cùng thảo luận những chuyện gia đình nhà cửa. Cũng không thiếu những lời đồn đại truyền đến tai tôi, tuyệt đại đa số đều là về ông nội và cha.
Từ khi tôi còn tấm bé thường nghe được vài câu chuyện về nhà mình. Nhưng hễ mỗi lần tôi hỏi đến những chuyện về cha, ông sẽ cáu kỉnh mắng to nói tên súc sinh kia đã chết. Còn mẹ tôi mỗi lần như thế liền ôm chặt lấy tôi mà thấp giọng khóc lóc tỉ tê.
Sau đó tôi dần dần hiểu chuyện hơn, tuyệt nhiên không nhắc đến cha để ông không tức giận và cũng để mẹ thôi khóc sầu. Nhưng trong lòng tôi đối với chuyện chẳng ai muốn nhắc đến ấy vẫn luôn duy trì một niềm nghi vấn.
Nếu cha đã chết, tại sao mẹ lại chưa từng dẫn tôi đến mộ, dù chỉ một lần?
Cũng nếu như cha đã chết, tại sao mỗi lần nhắc đến ông liền tức miệng mắng to?
Cả ông tôi và mẹ đều là những người hiền lành chất phác. Dù trong thôn vẫn có những người sau lưng nhiều chuyện mà bàn tán linh tinh, thế nhưng trước mặt bọn họ đều vẫn có một phần cung kính. Bởi ông tôi trong thôn được biết đến là một thầy thuốc đã trải khắp bốn phương, cũng là vị đạo sĩ duy nhất nơi này.
Y Quán của ông ngay tại đầu thôn kia chỉ có một phòng trệt, tên tương đối quái dị: Âm Dương Y Quán, bất luận ai nghe qua cũng đều ấn tượng khôn cùng. Ông bảo tôi rằng đó là của tổ tiên lưu lại, có trên trăm năm lịch sử. Xuất phát từ Âu gia lão tổ đã truyền lại di sản quý giá dành cho con cháu sau này.
Y Quán này xem chừng rất cổ quái, tôi chẳng mấy khi nhìn thấy nó mở cửa.
Người trong thôn chỉ cần một chút bệnh nhẹ, đều thích chạy đến cửa nhà chúng tôi mà kêu: "Lão Âu đầu, ai đó ở nhà nào đó không được khỏe".
Ông nội của tôi sẽ cười ha hả đáp một tiếng, sau đó đeo theo phía sau lưng cái rương hành nghề chữa bệnh từ cổ xưa vui vẻ chạy đi xem bệnh.
Nếu là nhà nào có việc hiếu hỉ ma chay cưới hỏi, vậy cũng sẽ đến nhà chúng tôi trước cửa kêu lên: "Lão Âu đầu, nhà tôi có việc tang lễ".
Ông nội của tôi như cũ đem theo cái rương cổ mà chạy đi hỗ trợ. Tôi đã từng hỏi ông rằng tại sao người ta có bệnh lại không tự mình đến khám, nhất định phải bắt ông tôi chạy đi đến tận nơi xem bệnh. Ông luôn cười híp mắt mà nói: "Nhà chúng ta Tổ Huấn chính là như vậy, thầy thuốc chu du khắp bốn phương, đều là phải đến tận nơi xem bệnh."
Mặc dù lần nào cũng nói hời hợt, nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy ông không đơn thuần chỉ đi xem bệnh cho người hoặc là tổ chức tang lễ đơn giản như thế. Bởi vì cứ mỗi lúc trời trở đến đêm hôm khuya khoắt vắng người, ông sẽ lặng lẽ thức dậy ra ngoài, sắp đến lúc trời sáng lại lặng lẽ trở về nhà. Thế nhưng ông đi làm cái gì, mẹ tôi không biết, tôi cũng không biết.
Thường cứ cách một khoảng thời gian, ông sẽ lại đi một chuyến xa nhà, đại khái chừng ba bốn ngày. Mỗi lần trở về cũng đều kín đáo đưa cho tôi một hộp bỏng ngô to. Tôi đương nhiên mặt mày hớn hở ở trên mặt ông mà hôn một cái, sau đó ôm hộp bỏng ăn ngon lành.
Mẹ của tôi là một người dâu hiền vợ đảm kiểu mẫu, hiền lương thục đức, giơ hiếu vi tôn. Bà trước giờ từ tốn không nói chuyện nhiều, cũng chưa từng thắc mắc hỏi ông tôi đi đâu, làm gì. Ông tôi mỗi lần đi xa trở về, cũng sẽ kín đáo đưa cho mẹ tôi một chồng tiền giấy xanh xanh đỏ đỏ. Mẹ cũng chưa bao giờ hỏi tiền ở đâu ra, chỉ để ý việc nhà sinh hoạt.
Thôn tuy nhỏ, nhưng nhà chúng tôi cũng được xem là sung túc dư giả nhất. Bây giờ nghĩ lại, hiển nhiên dựa hết vào ông tôi hành nghề chữa bệnh cùng làm tang sự. Dù chỉ mỗi thù lao có vẻ như không đủ để chúng tôi sinh hoạt sung túc như thế. Mẹ rất thông minh, cũng rất cần cù, sân nhà luôn quét dọn sạch sẽ, gà vịt cũng nuôi không ít, thường cách một đoạn thời gian sẽ làm thịt một hai con để cải thiện bữa ăn. Lâu dần cũng có chút thoải mái.
Trên ba tuổi, dưới sáu tuổi, con nhà người ta là đến tuổi đi nhà trẻ chơi đùa. Chúng tôi ở nơi thâm sơn cùng cốc này lại chỉ có thể ở trong núi gắn với ruộng cày mò mẫm lăn lộn.
Có điều ông vẫn thường xuyên đem tôi theo lên núi hái thuốc, dần dần truyền lại cho tôi không ít kiến thức y dược. Ông lại nói, tôi là con cháu của lão Âu đây, sau này Âm Dương Y Quán muốn truyền lại cho tôi, làm sao có thể không biết y thuật? Tuy lời ông nói thế, nhưng Âm Dương Y Quán tôi cũng chưa từng đến dù chỉ một lần, không phải tôi không muốn đi mà là ông không để cho tôi đi.
Khi ấy tôi tuổi còn nhỏ, vẫn là thuận theo ông lớn tuổi mà nghe, nhất định không đi qua Y Quán lần nào. Nhưng khi đã lớn lên đôi chút, Y Quán thần bí kia đôi với tôi quả thực có chút hiếu kì.
Sáu tuổi năm ấy, tôi đã đến tuổi đi học, ông tôi vào ngày sinh nhật liền trịnh trọng đem một khối ngọc sáng to bằng ngón trỏ đeo lên cổ của tôi. Hơn nữa còn nói: "Âu Ninh, con là hậu bối của Âu gia chúng ta, những lúc có ta bên cạnh, ta sẽ bảo vệ con. Những lúc không có ta, khối ngọc này sẽ bảo hộ cho con, con nhất định phải bảo vệ thật kĩ khối học này, không được để mất."
Lúc đó tôi vẫn còn rất nhỏ, trong lòng kì quái không hiểu chuyện gì. Chẳng phải nói ngọc này bảo vệ cho tôi hay sao? Tại sao cuối cùng lại thành tôi bảo vệ viên ngọc? Về sau đó, lòng tôi dần sáng tỏ, cái gọi là người nuôi ngọc, ngọc nuôi người không phải chỉ đơn giản một ý nghĩa hiện trên mặt chữ.
Thế nhưng khối ngọc này rất mực tinh khiết, màu trắng sữa cực kì khiến người ta phải yêu thích. Tôi cũng thế, trước khi ngủ đều là thích cầm lấy viên ngọc trong tay mà vuốt vuốt, ban ngày vẫn luôn treo ở trước ngực, chưa từng đem tháo xuống.
Cũng chính nhờ có khối ngọc này, tôi tránh khỏi được rất nhiều lần gặp họa, dĩ nhiên đây đều là những chuyện để nói về sau.
Qua hết sinh nhật, ông liền đưa tôi đi học ở một trường trong thị trấn. Từ thôn đến thị trấn tương đối xa, thế nên phần lớn những đứa trẻ trong thôn đều tự mình cõng gạo sau lưng đi học, tới trường đem gạo và mì giao cho phía nhà ăn, ước chừng một tuần lễ đều có cơm nước.
Khi đó tôi còn nhỏ, ông liền lưng chừng đếm gạo và mì, nắm lấy tay tôi, xuôi theo con đường đất thông thôn trấn kia đưa tôi đến trường.
Mỗi lần đi ở con đường đất này, ông đều sẽ chỉ núi rừng đồng ruộng, đem mấy cảnh trí đẹp đẽ kia nói về câu chuyện của ông ngày bé cùng một vài câu chuyện kì quái vặt vãnh.
Ông nội tuy không có học qua nhiều văn hóa, nhưng kể chuyện rất hay. Đều nói những chuyện bổn sự vô cùng lợi hại. Sau đó tôi mới biết, những chuyện mà ông nói tới kia đều là tự mình trải qua sự thật.
Trong đó phải kể đến chuyện khiến tôi nhớ mãi, chính là ông đã chỉ vào một đường hẹp quanh co mà nói với tôi: "Ninh con, phải nhớ lấy con đường này, ngàn vạn lần không nên đi vào."
Tôi đã từng hỏi ông tại sao con đường kia lại không thể đi vào, đôi lông mày hoa râm của ông run lên mấy cái, cơ hồ có hơi tiếc nuối nói ra: "Bên kia là Đông Sơn, là nơi dành để chôn người chết, con còn nhỏ đi qua sẽ bị hù dọa đến sợ hãi."
Tiếp đấy tôi lại mơ hồ loáng thoáng nghe qua ông nội thấp giọng lẩm bẩm nói: "Đáng tiếc, bây giờ đã không có đạo sĩ lợi hại như thế nữa..."
Ông nội lời nói thanh âm rất nhỏ, lúc ấy tôi hồn nhiên không hề để ý, chỉ cực kì nhớ kĩ nơi kia là đất chôn người chết.
Tôi khi đó quả thật còn nhỏ, mới sáu tuổi, có thể không sợ người chết sao? Vừa nghe nói là đất chôn người chết, mỗi lần đi ngang qua cái đường hẹp quanh co lập tức lẩn tránh xa xa, rất sợ mấy yêu ma quỷ quái đột nhiên xuất hiện bắt tôi đi.
Sau đó trong thôn sửa đường, thông xe, cái đường mòn hẹp quanh co liền bỏ hoang, ở giữa đã mọc nhiều cỏ dại, rất khó tìm được. Theo đà giao thông tiện lợi, rất nhiều thôn dân đều ở lại trong trấn làm ăn, điều kiện sinh hoạt cũng tốt hơn nhiều. Đại đa số con trẻ đi học đều là do ba cưỡi xe gắn máy đưa tới trường học. Duy chỉ có tôi, mỗi lần đều là ông nội nắm tay dắt đi. Mỗi ngày hai thời sớm muộn đứng ở ven đường vừa mới sửa xong, chờ các chuyến xe từ trấn về thôn.
Từ từ qua một năm, tôi mỗi lần đi học lại tan học trên con đường này cũng đã sớm quen thuộc, sẽ không để cho ông nội phải đưa đi nữa. Sau này đều là tôi theo tiểu tử nhà lão Cam trong thôn cùng đi học, cũng cùng tan học đi về. Tiểu tử này tên gọi Cam Thành Hùng, cùng tôi lớn lên gần chung một thời điểm, có thể nói là bạn thuở nhỏ.
Khi đó lưu hành Phim Hoạt Hình Mèo Máy Doremon, Cam Thành Hùng lớn lên lại có vẻ mặt hệt như Nobita, tính cách điệu bộ cũng mười phần giống nhau, mang theo cái kính mắt khung tròn, mặc một bộ màu vàng tay áo ngắn. Thế nên chúng tôi đặt luôn cho hắn cái biệt hiệu là Nobita (gọi Đại Hùng)
Bảy tuổi năm ấy, tôi nhớ mang máng đó là một ngày cuối tuần, tôi cùng Đại Hùng, còn có các bạn học khác sau khi tan học liền ở trong trường chơi đùa lâu thêm một chút. Chờ đến lúc những bạn học kia có phụ huynh tới đón về, trời đã tối đen. Tôi với Đại Hùng mới bất ngờ nhận thức được, chúng tôi đã bỏ qua chuyến xe trở về Thôn.
Hai đứa trẻ chúng tôi bất đắc dĩ đứng ở ven đường, nhìn thấy sắc trời ngày một tối lại, quyết định đi bộ trở lại thôn. Con đường về thôn còn chưa hoàn xong thi công, vẫn còn toàn cát đá. Bàn chân giẫm phải cục đá lớn liền phát đau, chúng tôi men theo bên phía đất vừa chạy vừa giỡn hớt, thế mà đi cũng rất nhanh.
Chỉ là hai chúng tôi đi nháo, không biết làm sao lại đi khỏi đường đá, hơn nữa càng đi càng xa. Chờ đến lúc phát hiện ra vấn đề, trước mắt tôi ngoại trừ cỏ dại, chỉ có rừng trúc. Ngẩng đầu nhìn qua lại chỉ còn thấy từng mảnh đồng ruộng, liên miên không dứt những núi non trùng điệp. Nơi này là đâu, làm gì còn thấy con đường rải đá ban nãy nữa?
Thôn núi hoang vu, trời tối đặc biệt nhanh, trong chớp mắt chung quanh liền tối lại, tôi cùng Đại Hùng đều có chút sợ hãi. Chúng tôi lại bắt đầu thảo luận rốt cuộc nên đi con đường nào.
Thật ra thì căn bản không cần thảo luận, hai người chúng tôi lập tức quyết định, đường cũ trở về. Chúng tôi bắt đầu đi trở ngược lại. Thế nhưng một giờ sau, vấn đề lại xuất hiện. Chúng tôi rõ ràng không có đi bao xa, tại sao từ đầu đến cuối vẫn tìm không thấy được đại lộ?
Cuối cùng, không thể không nhận ra một cái hiện thực rằng chúng tôi lạc đường rồi.
Lúc này trời đã bắt đầu tối, hai người chúng tôi vừa mệt vừa đói, vất vả tìm được một khối đá lớn liền lưng tựa lưng ngồi ở phía trên nghỉ ngơi. Không qua bao lâu, chỉ trong chốc lát lại nghe thấy tiếng Đại Hùng đang ngáy.
Ngủ một lát đi! Một cái thanh âm nói với tôi, sau đó tôi liền mơ mơ màng màng ngủ mất.
Không biết ngủ bao lâu, tôi cảm giác mình giống như bị người ta lôi kéo một chút. Giống như đã tỉnh rồi, lại giống như chưa tỉnh, chính là cái loại trạng thái tỉnh mà không tỉnh.
Trong lúc mơ hồ, tôi nghe được cách đó không xa có rất nhiều thanh âm. Đại Hùng đứng ở ngay bên cạnh, vỗ lấy bả vai tôi mà nói: "Âu Ninh, mau tỉnh lại, mẹ cậu gọi cậu về nhà ăn cơm."