Sau tiếng gọi lớn ấy của Lưu Sơn, dường như lão Phụng cũng đã nghe thấy nên kéo dây xùy lừa dừng lại, quay sang tôi nói.
- Có cần phải xuống để nói chuyện với tên đó mấy câu không.
Tôi đưa mắt nhìn lên lão Phụng, hốc mắt lúc này đã trở nên cay xè đến khó chịu, khịt mũi mấy cãi cuối cùng cũng gật đầu, nhảy khỏi xe chạy về hướng Lưu Sơn. Tôi biết tôi đi như thế này Lưu Sơn sẽ buồn lắm, thế nên tôi mới không dám gọi anh dậy để nói lời chào tạm biệt. Tôi biết Lưu Sơn sẽ lại mè nheo ôm lấy tôi chặt cứng không cho đi, thế nên mới nuốt nước mắt không dám nhìn anh. Thế nhưng tôi không ngờ anh lại tỉnh dậy và chạy đuổi theo tôi một quãng dài như thế, thậm chí còn nức nở như một đứa trẻ bị bỏ rơi.
- A Sơn, anh sao lại chạy theo tôi làm gì, nhỡ đâu bị lạc không biết đường về thì sao.
Đứng trước mặt Lưu Sơn, tôi mặc dù buồn lắm nhưng vẫn không thể không lên tiếng trách móc. Dù sao Lưu Sơn cũng là người lạ trong bản, với cả mấy hôm trước còn đánh A Sìn đến vỡ đầu, tuy gia đình họ đã nói là không truy cứu nhưng biết đâu họ lại đổi ý muốn chơi xấu trả thù, lúc ấy một mình anh sao có thể đánh lại họ được cơ chứ.
Lưu Sơn bị tôi mắng vậy thì đôi mắt ngấn nước cúi gằm xuống đất, đầu tóc qua một đêm ngủ lại rối bù như tổ quạ, râu ria quanh mép vẫn còn dính cơm với cả sắn, hoàn toàn mất hết đi vẻ sạch sẽ hôm qua tôi giúp anh sửa lại. Vài giây sau, chẳng biết có động lực gì khiến Lưu Sơn ngẩng đầu lên, anh chăm chăm nhìn tôi không nói không rằng ôm chặt lấy vác lên vai chạy ngược lại con đường dẫn về nhà, vừa thở hồng hộc vừa gào thét trong tiếng la của lão Phụng.
- Ô, thế có đi nữa không vậy A Linh... để lão còn biết đường chứ, muộn giờ giao hàng mất rồi.
Lưu Sơn nghe vậy thì hằn học dừng lại, quay ngoắt người lườm lão Phụng một cái cháy mắt, kiểu hận không thể cho lão mấy cú đấm, hừ hừ giận dữ rít lên như một đứa trẻ.
- Không cho đi... không cho Linh đi...
Nói xong anh lại tiếp tục vác tôi chạy thật nhanh mỗi lúc lại cách xa lão Phụng hơn, tôi lúc này cũng mới lấy lại được tinh thần, hoảng loạn túm chặt lấy vạt áo anh, hốt hoảng lên tiếng can ngăn.
- A Sơn, dừng lại.. thả tôi xuống đi A Sơn.
Liên tục đấm vào người dẫy dụa đòi tụt xuống, nhưng so với sức lực của Lưu Sơn mấy động tác của tôi lúc này chẳng khác gì mèo gãi ngứa, không những không thể xuống được còn khiến cho anh càng thêm siết chặt vòng tay hơn, thậm chí khi tôi hét lên vì đau anh vẫn không chịu buông ra dù chỉ là một chút. Phải đến tận lúc những giọt nước mắt rơi đầy vì không thể chịu được tí tách trên da cổ anh, Lưu Sơn mới khựng người buông lỏng đặt tôi xuống, đôi mắt đầy lo lắng nhìn tôi, luống cuống.
- Linh.... Xin lỗi... Sơn... không cố ý... Linh... đừng khóc.
Lưu Sơn vội vàng đưa đôi tay vẫn còn dính đầy sắn lên lau nước mắt trên mặt cho tôi năn nỉ, cổ họng cũng theo đấy mà phát ra những tiếng nức nở kìm hãm. Nhìn anh như thế, lòng tôi đã đau càng thêm khó chịu hơn rất nhiều, khó khăn lắm mới có thể giữ được ổn định lại được tâm lý bình tĩnh thoải mái, lắc đầu mấy cái nhẹ nhàng lên tiếng đáp trả anh.
- Em không sao...không có đau đâu, anh đừng có cuống lên như thế chứ.
Lưu Sơn ngập ngừng, vô thức ôm lấy tôi vào lồng ngực của mình, đầu dụi xuống vai tôi buồn bã, tủi thân như một đứa trẻ.
- Linh.... linh bỏ anh đi à... Linh... ở nhà đi, đừng đi đâu được không.
Nghe những lời này từ miệng anh nói ra, tôi càng muốn khóc to hơn, thậm chí trong phút chốc mềm yếu ấy đã xuất hiện ý nghĩ hay là ở lại nơi này không đi học nữa, ở lại nơi này với anh. Nhưng cuối cùng đến phút chót tôi cũng lấy lại được lí trí của mình, nghẹn giọng trấn an anh mấy lời.
- A Sơn ngoan... ở nhà với ba đợi em về nhé, được không... Em đi lên thành phố kiếm việc làm để có thể mua cho anh quần áo mới, mua cho anh kéo để cắt tóc nữa chứ. Ở nhà thì lấy đâu ra tiền mà mua đồ cho anh được.
- Tiền... tiền là cái gì... Có giống như Linh không, có chiều anh như Linh không.
Đan những ngón tay sạch sẽ của mình vào kẽ tay của anh, tôi ngước lên nhìn anh gật đầu, cổ họng càng lúc càng nghẹn giải thích cho anh hiểu.
- Tiền, tiền là cái này này...( lôi từ trong túi quần ra một đồng năm mươi nghìn, tôi nhét vào tay của anh, nói tiếp)... Cái này không thương anh như Linh, nhưng có nó thì anh mới được ăn đồ ngon, được mặc quần áo... Hiểu không.
Lưu Sơn nhận lấy 50 nghìn tôi đưa, chăm chú nhìn nó rất lâu, thậm chí vô thức đôi lông mày còn nhíu lại như một người bình thường đang suy tư điều gì đó, rồi lại giãn ra ngô nghê tiếp tục mè nheo tôi.
- Không... anh không thích đồ ăn ngon... không thích quần áo đẹp... thích mỗi Linh thôi. Linh đừng đi mà... không muốn đâu.
Trước những biểu cảm không chịu hợp tác của Lưu Sơn, tôi chỉ biết thở dài, chẳng biết nên làm gì cho phải trong lúc này. Lưu Sơn nhất quyết một mực không muốn để tôi đi, cũng không cho tôi cơ hội trốn, thêm nữa bây giờ tôi cũng đã rời đi được nửa tiếng rồi, nếu không nhanh lão Phụng nhất định sẽ không đợi được nữa mà đánh xe lừa đi, lúc ấy tôi làm gì còn đi nhờ được phương tiện nào khác để ra thị trấn bắt xe cơ chứ.
Đúng lúc bản thân đang rơi vào bế tắc thì ba tôi cũng xuất hiện, ông chạy lại phía tôi và Lưu Sơn, mặt hằm hằm giận dữ quát nhẹ với anh.
- A Sơn... để cho A Linh đi đi, con bé muộn giờ rồi đấy.
Lưu Sơn thấy ba tôi quát như vậy thì sợ hãi, cả người rúm lại như một đứa trẻ núp phía sau lưng tôi, lắc đầu nguầy nguậy, cổ họng vẫn lí nhí.
- Không... không cho đi.
Cho dù Lưu Sơn có nói nhỏ nhưng giữa không gian vẳng lặng chỉ có ba người chúng tôi như thế này, ba vẫn ít nhiều nghe đươc lời cằn nhằn ấy, đôi mắt không khỏi lần nữa chiếu thẳng vào anh hừ lạnh. Trước sự việc càng lúc càng đi xa đến như thế, với tính cách của ba tôi biết ông nhất định sẽ quát ầm một trận nữa mà chẳng hề nể nang gì, nên vội vàng lên tiếng xoa dịu.
- Ba... ba đừng mắng anh ấy... anh ấy chỉ là không muốn con đi thôi...( quay người lại nhìn Lưu Sơn, tôi kéo anh lại đứng trước mặt ba, hạ thấp giọng năn nỉ hết sức có thể)... Anh về nhà với ba nhé, phải ngoan ngoãn nghe lời ba thì em sẽ tranh thủ về thăm anh, đi chơi với anh... Chứ anh hư như thế này, em không quan tâm tới anh nữa đâu.
Lưu Sơn lúc này có lẽ gần như cũng đã hiểu việc tôi không thể không đi, nên cứ cúi đầu buỗn bã mãi không chịu nói chuyện, đến khi tiếng lừa của lão Phụng hí hí xa xa đang chạy lại về phía này, mới lặng lẽ gật đầu. Tuy nhiên anh vẫn không lên tiếng, vạt áo hai bên cũng theo cảm xúc kiềm chế bị anh nắm chặt đến nhăn nhúm, gần như muốn rách ra từng sợi vải.
Tầm hai phút sau đó, lão Phụng cũng dừng lại phía trước mặt chúng tôi, đôi mắt liếc nhìn Lưu Sơn không quá ba giây liền quay đổi hướng sang tôi, nói.
- Đi thôi A Linh, từ đây ra thị trấn mất mấy tiếng đồng hồ đấy, ra muộn xe đi mất là không có xe nữa đâu.
Mặt trời lúc này đã lên cao rải xuống những tia nắng gắt phủ khắp mọi nẻo đường, đứng một lúc mà mồ hôi trên trán tôi đã lấm tấm ướt nhề những sợi tóc lòa xòa hai bên mai, cả người bí bích đến khó chịu. Lưu Sơn cũng chẳng khác tôi là mấy, thậm chí còn nhiều hơn tôi vì mái tóc rối bù với bộ râu ria chùm hết cả nửa khuôn mặt của anh khiến cho mồ hôi không thể nào thoát được tích tụ lại, nhìn qua cũng chật vật không kém.
Cố dằn lòng xuống ý muốn xông lên ôm lấy anh lần nữa, tôi tiến lại gần phía lão Phụng trèo lên xe, đôi mắt buồn bã nhìn Lưu Sơn với ba, muốn nói nhiều lắm nhưng cuối cùng cũng chỉ có thể nói ra được câu tạm biệt. Lần này rời đi có lẽ đến tết mới có thể trở về được, mà thời gian ấy còn 8 tháng nữa, cứ nghĩ đến việc không được nghe tin tức gì về anh với ba, không biết anh với ba những ngày đó sống như thế nào, sống ra sao, trái tim tôi phút chốc lại đau đến nghẹn lòng. Vội vàng lấy mảnh giấy viết cho ba cái địa chỉ của nhà cô quán cơm, tôi đưa cho ông, cố mở lời nói trong tiếng nghẹn ngào.
- Ba.... đây là địa chỉ con làm thêm trên thành phố, ba cầm lấy. Sau này mỗi tháng ba sang nhà lão Phụng nhờ A Nùng viết thư cho con kể về hai người làm những gì mỗi ngày để cho con khỏi lo lắng, xong nhờ lão Phụng hôm nào đi lên thị trấn lão gửi hộ. Tiền thuê họ, ba cứ để hôm nào con về rồi con gửi, ba nhớ nhé.
Nói xong tôi chẳng đợi ba trả lời liền dúi vào tay ông mảnh giấy rồi giục lão Phụng đánh lừa chạy thật nhanh khỏi nơi ấy, cũng chẳng dám quay đầu nhìn lại, suy cho cùng vẫn là tôi sợ. Tôi sợ khi nhìn thấy những giọt nước mắt đang lặng lẽ rơi của ba sẽ không chịu được mà khóc theo, sợ nhìn thấy khuôn mặt buồn bã của Lưu Sơn lại không chịu được mà nhảy xuống.
Xe lừa của lão Phụng mỗi lúc một bỏ xa hai người, chẳng mấy đã khuất hẳn sau con đường gập ghềnh ngã rẽ, đâu đó tôi vẫn còn nghe thấy tiếng A Sơn văng vẳng trong gió nhẹ truyền đến tai mấy câu ‘’ anh đợi... anh đợi Linh về ‘’. Khi ấy tôi thích anh bằng cả tình yêu của mình, tôi luôn hạnh phúc vì dòng dã 5 năm, nơi hoang vu hẻo lảnh này vẫn có một điên đợi tôi, ngô nghê cùng tôi trò chuyện, yêu đương vui đùa. Thế nhưng rồi cũng có một ngày, anh biến mất chẳng hề có một dấu vết nào hết, để rồi qua 5 năm nữa khi vô tình gặp lại, anh đã là người có vợ, còn tôi, một người phụ nữ 28 tuổi vẫn ôm mộng chúng thủy với một người điên. Đau đớn hơn nữa, anh chẳng còn nhớ tôi là ai, nhớ A Linh là người nào. Tất nhiên đấy đều là những chuyện của tôi sau này.
**** **** *****
Lão Phụng đưa tôi ra tận bến xe, giúp tôi chuyển đồ lên còn không ngừng dặn dò tôi đủ kiểu, đợt xe lăn bánh rồi mới lại đánh lừa để đi giao hàng. Lão tuy là một người thô lỗ cọc cằn, không có nhiều thân thiết với bản làng nhưng lại cực quan tâm đến mọi người, hay giúp đỡ tất cả. Chỉ là cái cách lão thể hiện nó không được hòa nhã, hay nhẹ nhàng như bao người mà thôi. Tôi nhớ không nhầm thì ba tôi đã một lần kể với tôi rằng lão Phụng không phải người ở bản của tôi, trước kia lão là người chiến sĩ cách mạng đánh trận tại nơi này, sau rồi khi đất nước giải phóng cũng quyết định ở lại lấy vợ luôn, không trở về nữa.
Tôi trước kia cũng sợ lão Phụng lắm, vì cứ mỗi lần mấy đứa tụ tập với nhau nghịch bẩn là lại bị lão trợn mắt quát nạt, rồi mông sẽ bị hứng trọn mấy cái vọt đến đau điếng. Dần dần lớn lên, may mắn được ba cho đi học xa nhà, đều được lão đưa đón nên không còn cảm giác sợ sệt nữa, thậm chí còn là biết ơn, là kính trọng. Cứ như thế suốt 12 năm học ấy, lão nghiễm nhiên trở thành tài xế của tôi, đưa tôi đi lại đón tôi về bằng chiếc xe lừa quen thuộc của mình.
Xe chạy mất gần một ngày, đến 10 giờ đêm tôi cũng tới thành phố nhộn nhịp tôi ở trước đây nửa tháng trước. Tuy đã muộn như vậy nhưng ngoài đường xe cộ vẫn đi lại nườm nượp, những trung tâm mua sắm vẫn nhộn nhịp bởi ánh đèn nhấp nháy, những tiếng đàn kéo lên vang nhè nhẹ của những người hát rong, mọi cảnh vật đều xa hoa đối lập hoàn toàn với miền núi nghèo tôi ở.
Khoác chiếc ba lô đi dọc theo con đường trở về phía khu xóm trọ ngày trước của mình, tôi mò mẫm đi trong bóng tối nơi con hẻm ẩm ướt, thậm chí đôi lúc còn gặp mấy thằng ngáo đá đang ngồi hít chất cấm, sợ hãi đến mất mật nhưng vẫn cố tỏ ra như không biết gì. Tôi sống ở nơi này ba năm rồi, đám cà lơ này cũng đã biết mặt tôi nên mới không thừa hơi đi chặn đường trấn lột, tuy vậy thi thoảng chúng nó điên lên tôi vẫn bị hứng trọn mấy lời cảnh cáo. Giống như lúc này, lúc tôi đi tới gần thì chúng cũng vừa chơi thuốc xong, có thằng phê quá còn đưa tay ra khều khều tôi, xấc xược nói.
- Em gái, đi đâu mà về khuya thế, nói chuyện với anh tí xem nào..
Tôi né người tránh khỏi cái đụng chạm của nó, đôi mắt vô tình chạm phải với cái nhìn đầy chăm chú của người thanh niên đang đứng hút thuốc cách chúng một đoạn, dáng người cao gầy so với Lưu Sơn tuy hơi kém một chút nhưng cũng được cho là hoàn hảo. Tôi biết người này, nếu không nhầm thì hình như anh ta đang làm bảo kê gì đó cho cái khu trọ tôi đang ở, cũng đã hai lần chạm mặt.
Trước những việc mấy thằng đàn em của mình buông lời dâm tục, đùa dai cợt nhả, người thanh niên ấy lúc này mới dời ánh mắt khỏi người tôi nhìn sang mấy thằng ngáo đá ấy, hất cằm.
- Để cho con bé nó đi... ( nói xong anh ta lại quay sang tôi, gằn giọng hách dịch)... Còn không cút đi.
Chỉ chờ có như thế, tôi liền cắp đít chạy một mạch về phòng của mình, vào đến trong nhà rồi tim vẫn còn đập bình bịch vì sợ hãi. Ngồi một lúc ổn định lại được cảm xúc, nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng quyết định chống tay ngồi dậy đi thu dọn đồ đạc, đợi ngày mai đi xem điểm nếu thật sự đỗ được đại học liền tranh thủ đi tìm chỗ trọ khác, chứ ở mãi cái nơi này cũng không hay.
Trước kia tôi không biết khu nhà trọ này được dân xã hội bảo kê, những thành phần sống ở đây đều đa số là gái dịch vụ và bọn chuyên đi đòi nợ, thấy giá rẻ liền lao đầu vào thuê, đến lúc biết rồi mới vỡ lẽ muốn chuyển đi nhưng lại chẳng thể, vì khi ấy chân ướt chân ráo lên thành phố làm gì quen biết được ai mà tìm được chỗ khác. Cuối cùng vẫn là đánh liều ở lại ba năm, may sao không hề bị chúng gây phiền hà gì, hoặc có lẽ do tôi nhà quê, nhìn ngu ngơ như bò nên chúng chẳng đứa nào muốn quan tâm đến, gây phiền phức.
Dọn đồ xong xuôi cũng là hai giờ sáng, tôi mới trèo lên giường nằm nhắm mắt đi ngủ, nhưng dù có cố như thế nào đi chăng nữa vẫn không thể nào ngủ nổi, bởi vì hình ảnh của Lưu Sơn cứ lởn vởn quanh đầu. Tôi nhớ anh, nhớ cái người điên nửa tháng ngắn ngủi ấy cứ loanh quanh chạy theo tôi cùng tôi lên rẫy, cùng tôi giặt đồ. Tôi nhớ anh, nhớ khuôn mặt giậm dữ dọa nạt của anh ngày đầu tiên cùng anh đi tắm, khi ấy dân làng nhìn thấy tôi liền chiếu ánh mắt ngờ vực. Tôi nhớ anh, nhớ cái người tôi vẫn chưa thể hình dung ra được anh có ngũ quan như thế nào, đẹp hay là xấu, nhớ dáng người cao dỏng cân đối quyến rũ đến từng cơ bụng, cuốn hút đến nao người.
Tôi nhớ anh quá!!!!