Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 206: Trần Quang Cán cách nhìn



Trần Quang Cán ngồi ở vị trí chủ vị mà đăm chiêu suy nghĩ. Ở tuổi 35 hắn đang là lúc ở độ tuổi chín nhất, sung sức nhất của một người đàn ông trưởng thành. Tuy Cán ca không xuất thân hoàng thất hay được đào tạo thực tế để trở thành mội nhà lãnh đạo phong kiến tập quyền, nhưng có lẽ là bản năng, cũng có lẽ là khinh nghiệp tích góp thực tế trong nhiều năm cầm quyền các vùng đất tại Vạn Ninh, Quảng Yên khiến hắn không quá phản ứng với vị trí Vươn gia này. Phải nói một câu chân thành, Diêu thiếu bỏ đi Châu Âu mấy tháng trời khiến cho năng lực độc lập làm Vương gia của Cán Ca trở nên tiến bộ cực lớn. Trần Quang Cán dường như sinh ra để cho vị trí này vậy, có lẽ làm Vương gia cũng cần có năng khiếu, về mặt này năng khiếu của Cán ca không kém gì năng lực làm hải tướng quân của hắn. 

- Lời các vị nghe tôi hiểu rõ, Chiến tranh với người khác có lẽ là thiệt hại là đau khổ, nhưng chiến tranh với Thái Nguyên chung ta ngoài hai thứ trên thì chúng ta cần nghĩ đến lợi ích. Đây mới là điểm quan trọng. Các vị sĩ quan, tướng quân chỉ nghĩ đến đánh trận, tiêu diệt địch, các vị cố vấn, chính quan lại nghĩ đến lợi ích tiết kiệm kinh tế. Nhưng tôi nhắc lại cho các vị một chuyện, Thái Nguyên chúng ta không phải là tiểu quốc ăn sâu trong tư tưởng của các vị. Vẫn biết rằng chúng ta nhỏ, thiếu nhân khẩu nhưng tư tưởng tiểu quốc, thiên quốc đối với Đại Thanh cần loại bỏ, chỉ có khi đó chúng ta mới có cái nhìn đích thực về tình hình. 

- Chúng ta không đụng Đại Thanh thì thôi đi, chúng đã dám đụng vào chúng ta thì ắt phải trả giá gấp vạn lần. Một binh sĩ Thái Nguyên nằm xuống thì phải mười, phải trăm tên giặc Bắc phải bồi mạng. Tôi đồng ý một cuộc chiến tiêu diệt với quy mô lớn nhất. Vì sao tôi quyết kéo Pháp vào cuộc chiến này và chấp nhận chia nhiều lợi ích cho chúng là vì sao? Đó là vì kéo mỏng lực lượng của chúng tại Hà Nội. Chỉ cần Pháp động quân thì mối lo Sông Hồng phòng tuyến sẽ giảm tới mức thấp nhất. Lúc này chúng ta dùng đến hệ thống xe lửa để đổi quân, tức là 13 ngàn tân quân sẽ thay thể một phần tinh nhuệ quân tại phòng tuyến Sông Hồng. Tinh nhuệ Sông Hồng sẽ tiến về phía bắc với trang bị tốt nhất để tiến hành một cuộc chiến hủy diệt trong chớp mắt. Phải đánh nhanh, đánh mạnh trước khi quân Pháp kịp nhận ra sự đổi quân này….

- Thêm vào đó tiếp tực trưng binh năm ngàn tân binh để ổn định nội địa, số vũ khí dự trữ của chúng ta vẫn có đủ cho việc tăng 5 ngàn binh. Nhưng nếu làm như vậy thì gánh nặng từ chiến tranh lên nền kinh tế của Thái Nguyên là quá lớn… nhưng ánh mắt của tôi lại không ở nơi đây… các vị hãy nhìn vào vị trí này… chúng ta sẽ làm như sau…..

Quang Cán Vương gia mới nói ra dự định của hắn… không phát ngôn thì thôi. Phát ngôn là trời long đất lở, câu nói này đúng như để miêu tả Cán Vương gia lúc này. Thì ra tên khốn này mời các phe tham chiến rồi chấp nhận chia gần như hết lợi ích, cũng như chấp nhận Huế thành chủ đạo trong liên minh là có mục đích. Người ngoài nhìn vào thì thấy tên tân Vương gia này trẻ tuổi này vừa thượng vị không lâu nên có chút vội vàng hấp tấp. Nhưng lúc này nếu ai còn nghĩ vậy thì đập đầu vào tường mà chết đi. Tên này đã có dự mưu kéo đi các mối nguy hiểm tiềm tàng sau lương để kiếm một miếng lớn trong trận chiến này. 

Nói chung lần này Cán Ca phát ngôn về kế hoạch đã khiến cho cả hội trường cảm thán và càng nhiều hơn là cảm phục. Không ngờ tất cả các bộ não khủng bố nơi này tập trung lại mà không có được cái tầm nhìn của Vương Gia. Cái này là tầm nhìn chiến lược mà không liên quan đến thông minh hay kém thông minh. Tầm nhìn của Cán Ca quá sâu và quá rộng ngay từ những bước đi đầu tiên hắn đã dự trù cho ngày hôm nay rồi. 

Lúc này thì tất cả các bộ não nơi này xoay 180 độ mà quay qua bổ xung kế hoạch của Vương gia cho hoàn hảo hơn. Không phải họ nịnh nọt Trần Quang Cán, ở Thái Nguyên không có cái thói quen nịnh nọt ý kiến thủ trưởng như vậy, mọi người đều có thói quen phát biểu ý kiến riêng của bản thân và bảo vệ ý kiến của mình. Tất nhiên họ cũng biết lắng nghe và xây dựng, đây chính là điều Diêu thiếu đã cố gắng xây dựng trong những năm qua. Diêu thiếu không muốn một đám thuộc hạ nói gì nghe ấy mà hắn muốn một đám người có thể làm việc cho Thái Nguyên với sự độc lập nhất định. 

Dự định của Cán Ca ra sao? Tầm nhìn của Cán ca khủng bố thế nào mà khiến cả gần 30 bộ não lão luyện phải gật gù lắng nghe thì tạm thời chưa nói đến, hạ hồi phân giải mà thôi. Nhưng lúc này quay lại với Châu Âu tình hình nơi mà Diêu thiếu đã đòi được 1 triệu £ tiền hàng heroin từ gia tộc dòng họ Lefebvre tại Pháp Quốc. Tiếp đó thì 2,5 triệu £ tiền lợi tức của công ty TNT cũng được chuyển cho Diêu thiếu tại chiến trường Hambühren. Lúc này thì túi tiền đang viêm nặng của Diêu thiếu lại nở đến cứng nghẹt. 

Chiến tranh là đốt tiền, có tiền là có hết với một nền công nghiệp tân tiến như Prussian. Tất nhiên 15 ngàn quân xa xôi chạy đến chiến trường Hambühren nói cuối cùng vẫn là quân của hoàn gia Prussian mà không phải tư quân của Diêu thiếu nên còn lâu hắn mới sảng khoái mà nuôi họ cùng chất lượng với 4 ngàn quân ruột của bản thân. Tuy đối xử với 15 ngàn quân này vẫn tốt hơn nhiều bọn họ có thể nhận được khi ở Berlin nhưng nếu so ra vẫn không là được một góc của quân xứ Wietze. Chính điều này lại khiến các chàng trai Đức đang phục vụ trong quân đoàn Wietze nhận thấy được sự đặc biệt của bản thân mà thêm gắn bó và cố gắng. 

Trong trận chiến kéo dài một tháng tại chiến trường Hambühren rất nhiều các binh sĩ nông dân đã dần trưởng thành và được thăng tiến sao cho đúng năng lực của họ nhất. Những người nông dân này tuy chỉ mới thăng cấp lên hạ sĩ trung sĩ, hay nhiều nhất là thượng sĩ. Nhưng tương lai của họ sẽ là trường quân bị và sẽ trởi thành sĩ quan cấp cao tại Wietze. Tất nhiên Diêu thiếu sẽ trả lại các sĩ quan vay mượn cho Berlin. Wietze là Wietze mà không phải Berlin, Wietze chính là Diêu thiếu mà Berlin chính là Otto và Wilhelm I. 

Người lãnh đạo 15 ngàn quân đến “ tiếp viện” quân nam tước Wietze không ngờ lại là vương tử Friedrich III. Như đã nói tên vương tử Prussia này cũng không phải đạng vừa đâu, hắn tuy chưa từng thực sự cầm quân độc lập tác chiến bao giờ nhưng sự am hiểu quân sự của tên này là nổi tiếng toàn Châu Âu. Nếu đem so sánh các gã vương tử tại Châu Âu lúc này như vương tử Napoleon Eugène của Pháp, Edward của Anh quốc, vương tử Frederick VIII của Đan Mạch thì Friedrich III thuộc dạng nổi bật nhất và nghiêm túc nhất. Nói nghiêm túc vì tên này dùng như gần hết cả thời gian để học tập tri thức cả về chính trị và quân sự. Các cuộc đàn đúm vui chơi với hắn là một sự xa xỉ mang tính chất lãng phí. 

Bên cạnh đó Friedrich III có một người thầy, một người bạn về mặt quân sự cực kì bá đạo đó là tổng tham mưu trưởng quân đội Prussia, Helmuth Karl Bernhard Graf von Moltke. Với sự tận tình của Moltke thì khả năng quân sự của Friedrich III rất là khả quan. Nhưng có một sự thật là Friedrich III chưa từng độc lập dẫn quân tác chiến bao giờ. Kể cả lần này, hắn là vương tử Prussia dẫn 15 ngàn quân đến Hambühren nhưng lại bị đặt dưới quyền chỉ huy của Diêu thiếu một Nam tước mà thôi. 

Nhưng lần này Diêu thiếu lại hành động rất khác người, Diêu thiếu vẫn giữ quyền lãnh đạo chung của cả hai cánh quân, nhưng ông mãnh này lại kéo đi 5 ngàn quân của Friedrich III mà lao thẳng về vung Saxony. Chiến trường Hambühren gần như đã đánh xong với chiến công to như cái nồi thì Diêu thiếu vứt lại cho Friedrich III với 1 vạn quân tự xử lý. Đây rõ ràng là tặng công lao cũng là tạo điều kiện để Friedrich III có thể độc lập tác chiến. Friedrich III nghe được tin này mà mừng rơi nước mắt, anh ta muốn chân chính dẫn quân độc lập lâu rồi, nhưng tư thế là một vương tử nên phải rất cẩn thận. Một trận chiến bại có thể hủy hoại hết thanh danh của anh ta. Nhưng nếu chọn đối thủ quá yếu sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ. Liên Quân Saxony đúng là đối thủ đúng lúc nhất lúc này để Friedrich III tỏa sáng. Họ đã bị quân Nam tước đánh cho tụt sĩ khí, vây cho không còn đường lui, chính vì vậy công việc của Friedrich III phải nói là béo bở vô cùng. 

Mặc kệ cha Friedrich III đang nước mắt dòng dòng cảm động Diêu thiếu dắt theo Lý Chiến, Trần Văn Vân, 4000 quân Wietze và 5000 quân Berlin lao thẳng về Wolfsburg sau đó mượn đường mà tiến vào Brunswick. Xứ Brunswick thực ra là nơi chịu ảnh hưởng của Saxony và cũng là đồng minh thân cận của Saxony nhóm quý tộc. Tất nhiên lúc này chiều gió thay đổi quaan Wolfsburg nhận 200 ngàn £ của Diêu thiếu mà xông về Brunswick ép cho nơi này phải trung lập mà không chấp nhận để viện quân cũng như hậu cần của Saxony đi qua. Nhưng đây không phải là điều Diêu thiếu muốn, hắn đã quyết quẩy tung Châu Âu để kiếm lợi ích nên trung lập là thứ mà Diêu thiếu không cần. Có tiền có binh trong tay Diêu thiếu chẳng sợ bố con thằng nào ở Châu Âu, đánh nhau là người Châu Âu đổ máu, cùng lắm đánh không thắng hắn bỏ về Thái Nguyên là được thôi. 

Quân Diêu thiếu không có chấp nhận trung lập, không chấp nhận thỏa hiệp, không chấp nhận thương lượng. Sau hai tháng bị Berlin đưa ra tối hậu thư, lại sau 1 tháng bị Wolfsburg dồn ép mà Brunswick vẫn lưỡng lự ở thế trung lập đó là điều mà đội quân máu chiến với danh tướng Trần Quang Diêu chỉ huy không chấp nhận được. Ngày 20 tháng 7, chín ngàn quân gồm Wietze và Berlin không nói hai lời nổ súng tấn công pháo đài Brunswick. 

Trận chiến mở màn vào lúc 6 giời sáng mà không hề báo trước, các đồn bốt hay các căn cứ dọc đường tiến quân của Brunswick đều bị quét dọn từ lâu. Chính bản thân Brunswick với chỉ 2,5 ngàn quân cũng không có dải quân ra bên ngoài pháo đài để phòng thủ từ xa. Bá tước Brunswick muốn cố thủ trong pháo đài với hi vọng kéo dài một thời gian, sau đó là mong chờ sự phản ứng của giới quý tộc Miền Nam trước hành động hung hăng hiếu chiến của Nam tước xứ Wietze. 

Kế hoạch thì là như vậy nhưng thực tế rất phũ phàng, ngay trong đêm tối thì lực lượng bắn tỉa đặc nhiệm đã bí mật tiếp cận các vị trí thuận lợi xung quanh pháo đài. Phải nói đến nhánh quân bắn tỉa lúc này đã lên tới quân số là 200 người đã là một tiểu đoàn với biên chế của 4 đại đội. Sau 2 tháng nhận định súng bắn tỉa rất hiệu quả trong thời điểm hiện tại nên Diêu thiếu đã chấp nhận chịu nợ nần mà đặt hàng chế tạo 800 thanh súng bắn tỉa. Lúc này có tiền trong tay nên hắn dễ dàng nhận súng về sau đó tăng binh bắn tỉa cho quân đội. 

Tất nhiên công thành chiến ban đầu vẫn là màn đấu pháo giữa hai bên, đây là truyền thống bất di bất dịch rồi. Nhưng lần này Diêu thiếu đưa vào một lực lượng mới để tham chiến trong các cuộc đấu pháo này. Thật ra dưa súng bắn tỉa vào một cuộc đấu Pháo hiện đại là không thể vì tầm xa của pháo hiện đại có tầm quá xa mà súng bắn tỉa không thể với tới. Nhưng súng bắn tỉa vào thời kì này hoàn toàn có thể tham chiến trong các cuộc đấu pháo khi đại bác tầm xa lúc này chỉ là 1,6 km đến 2,5 km mà thôi.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv