Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 185: Turbine hơi nước



Thực sự trao đổi về huấn luyện quân đội là gì? Đó chính là Thái Nguyên giúp cho Phổ đào tạo một nhánh quân đánh du kích cùng các chiến thuật thường dùng của quân du kích. Nói một cách chuẩn xác thì du kích chiến cũng không phải xa lạ đối với người Châu Âu. Nhưng cách vận dụng của họ lại có điểm khác biệt với cách dùng của quân Thái Nguyên. Chính vì lý do này người Phổ muốn có được một nhánh quân đánh du kích hiệu quả như người Việt. Đây cũng là một trong những điểm hay của người Đức, họ rất chịu học hỏi và biến những thứ học được trở thành tiêu chuẩn hóa của bản thân.

Chiến tranh du kích được định nghĩa là “đánh nhỏ”, Theo cách gọi này, du kích được hiểu là những hoạt động quấy rối, phục kích, tập kích của dân quân cũng như bộ đội chủ lực. Theo các nhà lý luận quân sự Phương tây lúc này chiến tranh du kích chỉ có thể tiến hành và giành thắng lợi ở những nước có không gian rộng, còn ở các nước có diện tích nhỏ, ít dân thì sẽ rất khó. Nhưng cách vận dụng chiến tranh du kích của Thái Nguyên lại có chút khác biệt, đó chính là Diêu thiếu dựa trên nguyên lý dùng phương pháp đánh úp, hoặc đánh chớp nhoáng thiệt mau, làm cho quân địch hoảng khiếp, dao động, làm cho quân ta chiến thắng quân địch một cách dễ dàng. Cách đánh này đôi khi còn là đánh thẳng trung tâm đầu não quân địch bằng lực lượng tinh nhuệ trang bị thật kĩ với số lượng không nhiều. Nói vè nguyên lý thì dễ lắm nhưng muốn thực hiện được sự cơ động tụ, tán, đánh nhanh, mạnh, lại còn là đánh theo nhóm nhỏ thì cần luyệt tập rất lâu và người tướng lãnh đạo cũng cần có kinh nghiệm chiến tranh du kích nhất định.

Trần Văn Vân là được cử đến với mục đích huấn luyện quân sự cũng như đào tạo một số sĩ quan Phổ, tên chết tiệt này sẽ ở lại Phổ rất lâu đây.

Còn phía Phổ sẽ để một số sĩ quan Thái Nguyên tham gia học viện hải quân hoàng gia Phổ. Diêu thiếu muốn tiếp nhận được nền đào tạo cơ bản, khoa học nhất về môn hải chiến này. Đây vẫn là thế yếu của Vạn Ninh vì những thứ họ học được là góp nhặt mà chưa có một hệ thông xác định. Tất nhiên nếu muốn đi học thì nên đi các nước có Hải quân phát triển như Anh, Pháp. Nhưng điều kiện không cho phép, mà Diêu thiếu cũng chỉ muốn các sĩ quan Vạn Ninh học được khiến thức căn bản hệ thống về hải quân mà thôi. Rồi đây khi vũ khí mới ra đời thì chính người Việt mới là kẻ viết nên các chiến thuật tiên tiến nhất về Hải chiến.

Các mặt khác như hợp tác kinh tế đôi bên thì khá thuận lợi, nói chung mặt này chính là những hợp đồng kinh tế cỡ lớn mà thôi. Thông qua Thái Nguyên sẽ nhập khẩu gì, xuất khẩu gì và những ưu đãi nào cho thương nhân Phổ quốc cũng như các quốc gia trong liên bang Đức có quan hệ tốt với Phổ.

20 triệu £ để đổi lấy những gì thì lần này cũng được thỏa thuận kĩ càng hơn. Tất nhiên lần này Thái Nguyên sẽ không chấp nhận nhập rác thải mà muốn nhập về các công nghệ tân tiến hiện đại nhất mà người Đức có được. Tất nhiên giá cả những dây truyền sản xuất này không rẻ, lại còn liên quan rất nhiều đến các công nhân, kĩ sư đi chuyển giao công nghệ nên chúng phải được bàn bạc kéo dài và cẩn thận.

Về heroin thì là một khoản tiền quá kếch xù. Có nó thì chưa chắc Phổ đã cần khoản đầu tư 20 triệu £ của Diêu thiếu. Vì thế nên việc cung cấp heroin chỉ có thể được kí kết khi điều khoản trao đổi về 20 triệu £ được thông qua. Tất nhiên Diêu thiếu chỉ có thể cắt một phần thị phần mà hắn có quyền kinh doanh heroin cho Phổ quốc. Chính vì lúc này Phổ vẫn chưa thể sẵn sàng cùng một cuộc chiến với Anh quốc, vậy nên cái bản hợp đồng kí cùng người Anh thì Diêu thiếu vẫn phải tuân thủ. Tất nhiên Nga ngố trở thành vùng đất mà người Đức nhắm đến để đầu độc rồi.

Các nhân viên làm việc, cò kè, cãi nhau, có cả đồng cảm rối tinh rối mù. Nhưng sự thật đó chỉ là những chuyện râu ria mà thôi. Chuyện quan trọng nhất đó chính là Diêu thiếu và thủ tướng Bismarck cùng quốc vương Wilhelm I. Đây là một cuộc bàn bạc mang tính cơ mật cấp cao nhất và cũng là cuộc bàn bạc quan trọng nhất. Nếu so sánh với cuộc gặp gỡ kín này thì chuyện các nhân viên đang bàn thảo kia cũng chỉ là những chuyện nhỏ nhoi mà thôi.

Trong căn phòng làm việc của Wilhelm I tại cung điện Neues Palais lúc này là một mảng lặng ngắt như tờ. Vẻ mặt biến ảo của cả Wilhelm I và Bismarck, cùng sự kinh hãi không che dấu của hai người đàn ông đứng tuổi, từng trải này đã nói lên một điều. Những gì họ nghe thấy hoạc đọc thấy vừa qua đã khiến cho họ thực sự sợ hãi một cách sâu sắc.

- Hai vị cảm thấy nếu những công nghệ này được chuyển giao cho các vị thì chúng ta sẽ hợp tác đến mức độ nào?

Diêu thiếu để cho hai người lắng lại một chút sau những phút choáng váng thì mới hỏi về dự định của đôi bên nếu như Diêu thiếu có thể hiện thực hóa các mục đã trình bày. Bismarck lật đi lật lại mà xem từng dòng của bản danh sách Diêu thiếu đưa ra. Ông ta bỗng cau mày mà nói:

- Diêu thủ tướng, những điều ngày nói và những thông báo của ngài thực sự mang tính trừu tượng khá cao. Cứ giả sử những gì ngài nói là khả thi. Ví như loại động cơ có kích thướng bằng với động cơ hơi nước hiện tại nhưng lại có công suất gấp 10-12 lần. Lại thêm thuốc nổ có sức công phá gấp 11 lần thuốc nổ đen hiện tại… Đây là những thứ có thể thay đổi cả thế giới. Nếu chúng quả thực là có thể ứng dụng trong thời gian ngắn thì chúng tôi cũng không biết lấy cái gì ra để trao đổi cùng ngài cả.

Vua Wilhelm I cũng gật đầu, những thứ mà Diêu thiếu đưa ra nếu quả thật có tính khả thi thì chúng sẽ thay đổi toàn bộ các công nghệ cũng như các chiến thuật hiện tại. Tất nhiên cả Wilhelm I và Bismarck đều đặt sự nghi ngờ rất lớn lên tích thực dụng của các hạng mục mà Diêu thiếu đưa ra. Tất nhiên vì đảm bảo bí mật cho ý tưởng mà khi đem ra công bố thì Diêu thiếu chỉ có thể nêu khai quát các đặc điểm mà thôi. Hắn không thể nào mà đưa ra một bản thiết kế chi tiết cho các hạng mục của mình khi các điều kiện giữa hai bên chưa được thỏa thuận một cách đầy đủ.

Các hạng mục lớn của Diêu thiếu bao gồm thứ nhất là động cơ tuabin hơi nước ( Steam turbine). Thật ra tuabin hơi cũng chẳng lạ lẫm gì với người Châu Âu nhưng lúc này chúng không có được ứng dụng nhiều vì hiệu sất nhiệt thấp cộng thêm công suất yếu nhược. Tuabin hơi đã được mô tả bởi Alexandria vào thế kỷ thứ nhất tại đế chế Hi Lạp. Nó đồng thời cũng được mô tả tại Italia bởi Giovanni Branca (1629). Mà gần nhất là năm 1827, hai người Pháp Real và Pichon đã cấp bằng sáng chế và chế tạo một tuabin xung lực tổng hợp. Nhưng tất cả chúng đều nằm ở có chế một hàng cánh quạt nên vừa gây ra hiện tựng lãng phí năng lượng cũng như năng xuất cực kém.

Diêu thiếu muốn đưa ra là khái niệm loại tuabin nhiều hàng cánh quạt tổ hợp, nhiều tổ hợp trên một trục xoay. Tuy răng ý tưởng chẳng có gì mới mẻ nhưng con người là nhu vậy đó. Phải đến nhữn năm cuối thế kỉ 19 đầu 20 thì các nhà vật lý trên thế giới mới nghĩ đến điều này.

Tại sao Diêu thiếu lại nghĩ đến động cơ tuabin hơi nước và giao nó cho người Đức vì có nhiều nguyên nhân. Quan trọng nhất đó là việc liên quan đến tàu phóng thủy lôi của Thái Nguyên. Thủy lôi thì Thái Nguyên đã phát triển thành công rồi. Các bình khí nén chạy qua hai piston đối ngịch làm cho xoay chân vịt thủy lôi đã thành công tốt đẹp. Tất nhiên vì hạn chế dung tích của bình khí nén mà thủy lôi cũng chỉ có thể chạy tối đa là 700-800m. Nhưng khoảng cách đó không phải là khoảng cách tấn công lý tưởng vì lúc này các cách lái của thủy lôi không được điều khiển nên chúng chỉ có thể chạy thẳng mà thôi. Nhưng điều kiện của biển cả không phải bất biến, sóng biển, dòng nước ngầm hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến quả thủy lôi với 50kg thuốc nổ Dynamite này. Chính vì lý do đó khoảng cách tấn công hiệu quả của thủy lôi là tầm 500-550m mà thôi.

Khoảng cách 500- 550m thì đã là khoảng cách không thể an toàn cho tàu phóng lôi kiểu như tàu khu trục loại nhỏ của người Pháp cải tạo lại. Vận tốc của các chiến hạm khu trục Pháp có thể nói là nhanh nhưng không đủ nhanh để vượt qua làn đạn tiến vào phạm vi thích hợp công kích. Chính vì lý do này việc mong muốn cải tạo các khu trục Pháp thành tàu phóng lôi theo dựu định của Diêu thiếu là phá sản hoàn toàn. Tàu khu trục Pháp với lớp giáp mỏng manh, cột buồm to lớn, cộng thêm lò hơi lộ trên sàng thuyền đều là các điểm yếu trí mệnh của nó.

Ví như một khu trục hạm Pháp mang thủy lôi phóng nhanh từ khoảng các 1.6 km đến vị trí 500m để phóng lôi với vận tốc cực đại là 25km/ giờ. Vậy thì chúng ít nhất sẽ bị lãnh không đưới 5 đợ pháo kích. Nhất là nếu rơi vào tầm 800m trở xuống chúng hoàn toàn rơi vào tầmđại bác bắn thẳng. Các mảnh thiết giáp mỏng manh của khu trục hạm là không thể bảo vệ nổi tàu. Buồm nếu bị bắn gãy cũng gây nên vướng víu giảm tốc độ, mà nếu lò hơi bị bắn nát thì đó coi như là trận chiến đã kết thúc hoàn toàn rồi.

Tất nhiên phương án giải quyết có rất nhiều, ví như chiến thuật bày sói, lấy nhiều tàu Tuần dương trở ngư lôi tấn công tàu địch. Tất nhiên đây là lấy hi sinh đổi chiến tích, nếu may mắn thì thiệt hại ít, nếu không may mắn thì đánh hạ được một Thiết giáp hạm thì toàn bộ khu trục hạm của Vạn Ninh cũng đi đời nhà ma. Diêu thiếu tất nhiên sẽ không chơi bài mạo hiểm kiểu đó nếu chưa bị đồn đến bước đường cùng.

Phương án thứ 2 có thể giải quyết đó là loại bỏ các điểm yếu của khu trục hạm. Gia tăng lớp thiết giáp, loại bỏ cánh buồm mà chỉ dùng thuần động cơ, hay gia cố thiết giáp bảo vệ nồi hơi cộng ống khói. Điều này là có thể vì nếu gia cố đủ chắc để phòng ngự pháo 12 pound bắn thẳng thì các tàu phóng lôi hoàn toàn có thể tiếp cận quâ địch.

Nhưng vấn đề đặt ra đó là nếu không có buồm trợ lực lại thêm khối lượng giáp nặng nề thì chiến hạm phóng lôi lại thành con rùa trên biển không khác là bao. Thậm trí chúng chẳng có thể đuổi kịp các thiết giáp hạm nổi tiếng là chậm chạp lúc này.

Vấn đề cấp thiết lúc này là tạo ra được một loại động cơ mới với công suât cực cao, nó phải có công suất đủ đáp ứng được sự thay thế cho cả động cơ hơi nước hiện tại và động lực của cánh buồm. Đồng thời có thể gánh thêm cả sự nặng nề của lớp thiết giáp trang bị thêm.

Tuabin hơi dĩ nhiên được diêu thiếu chọn lựa để thực hiện mục tiêu này…. Nhiều người sẽ ý kiến sao không nghiên cứu động cơ Diesel, động cơ đốt trong gì đó. Con mẹ nó ngồi đó mà mơ, những loại động cơ này cần chất thép cực kì tốt vì sự giãn nở nhiệt trong bồng đốt không khí là rất lớn. Thêm vào đo lúc này còn mới chỉ có chưng cất thô sơ dầu thô mà thu được dầu hỏa làm khí đốt mà thôi. Láy đau ra xăng, dầu nặng để có thể chạy mấy loại động cơ này.

Nhưng Tuabin hơi đa lớp cánh, đa tổ hợp đồng trục là không tồi cho sự lựa chọn của Khu trục hạm. Tua bin hơi có một cái bất lợi đó là chúng có hiệu suất sử dụng năng lượng chỉ bằng 70-75% so với động cơ hơi nước Piston. Có thể hình dung như sau, nếu 10 tấn than đá có thể để cho chiến hạm khu trục Pháp đi được 100km thì cũng với 10 tấn than nếu lắp động cơ tuabin hơi nước cùng công suất chỉ có thể đi được 70km với 10 tấn than đá cùng chất lượng.

Nhưng bù lại thì tua bin hơi nước có một điểm mạnh kinh khủng đó chính là công suất. Cùng thể tích với động cơ piston thì động cơ tuabin thường có công suất lớn hơn từ 10- 12 lần. Tức là lúc này một khu trục hạm Pháp có động cơ hơi nước 360 mã lực. Nếu lắp một động cơ tuabin cùng kích cỡ thì con số này ít nhất sẽ là 3600 mã lực. Nếu được như vậy thì dù có đóng nguyên chiến hạm là thép thì tốc độ của chúng vẫn là chung cực ở thời này.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv