Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 150: Một chút đột phá công nghệ



Ngày 15 tháng 3 năm 1862, Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển thì thuyền hàng K&R 02 đã cập bến quân cảng Vạn Ninh. Lúc đi thì Diêu thiếu có lẽ cần phải bí mật vì sợ tụi Anh tập kích bắt sống, nhưng lúc về thì chẳng sao. thuyền hàng K&R 02 sau 6 ngày vòng vo tại Manila và Batagas cũng đã trở về hải đảo đón Diêu thiếu về nước.

Nói một câu trắng trợn là người Anh đưa bản đồ, sơ đồ phòng ngự của hai thành phố Manila và Batagas là thật, và thông tin trong đó chính xác vô cùng. Người Anh sở dĩ không nói dối vì hai lý do, thứ nhất họ muốn đánh đổ hai cái cảng quốc tế của người Tây Ban Nha bỏ mẹ ra ấy. Đánh rồi thì thương thuyền khắp nơi qua Đông Nam Á, Đông Á phải ghé vào các cảng quốc tế của Anh lập tại Miến Điện. Lúc này Anh đang phải chia một phần khách với Tây Ban Nha về mối làm ăn này. Cái thứ hai đó là phong thủ của Tây Ban Nha nơi này quá sức sơ hở. Tất nhiên ý nói là sơ hở từ bên trong, họ không có được sự đề phòng một cách quá cẩn thận từ nội địa.

Lý do Tây Ban Nha sơ hở thì có nhiều, Thứ nhất sau hiệp ước Hiệp định Paris 1763 thì Tây Ban Nha không còn e ngại mối lo xâm chiếm từ Anh hay Hà Lan. Còn mối lo từ phía hải tặc Trung Quốc thì hoàn toàn không có. Hải tặc Trung Quốc lúc này chỉ có thể bắt nạt các làng chài bản địa thổ dân hay cướp bóc các thuyền gỗ nhỏ không có võ trang mạnh mà thôi. Bọn họ không có khă năng dánh vào các Vịnh cảng của Phillippine với trọng pháo canh gác.

Còn về phía các cuộc nổi loạn của người bản địa Phillippine thì càng buồn cười. Những người thổ dân này chỉ có dao kiếm và một vài thanh súng cổ lỗ mà thôi. Vậy ra sự nghiêm ngặt trong canh phòng của người Tây Ban Nha kể từ Hiệp định Paris 1763 là càng ngày càng lỏng lẻo.

Mật vụ của Diêu thiếu chẳng mất bao công sức để có thể tham quân vòng ngoài các pháo đài. Cá ụ pháo “chiến lược” của quân Tây Ban Nha. Tất nhiên là không thể đến tận nơi tạo dáng chụp ảnh,nhưng hoàn có thể từ xa mà quan sát hình dạng, số lượng pháo bố trí, ước tính sơ bộ số người canh phòng. Nhất là lúc này hai cái thành phố này góp ra 6 ngàn người đi đánh thuê cho quân Pháp thì bản thân họ càng thiếu sức chiến đấu.

Ví như theo thông tin người Anh thì Batta ga còn 1 ngàn lính Tây Ban Nha trong pháo đài trung tâm thành phố và 1 ngàn quân người bản địa canh vòng ngoài. Mami la thì số lượng nhiều hơn một chút. Quân lính người Tây Ban Nha tầm 1500, lính bản địa 2000. Nếu cộng cả số đang đi đánh trận tại Đại Nam và bị bắt thì số lượng quân sĩ hai trọng trấn Phillipine không ít. Nhưng giờ đây bọn họ bọ phải giật gấu vá vai rồi.

Vậy sao họ không điều quân từ nơi khác đến? Nói là có mới có thể điều được chứ. Ở Nam Kì Đại Nam vẫn còn 4 ngàn quân Philllippine chiến đấu, Tây Ban Nha vì giúp đồng minh mà cũng kiệt quệ rồi. Những thành trấn xung quan chỉ đủ lính để duy trì trật tự tại địa phương, nếu điều đi thì không khác nào là mời các người bản địa nổi dậy. Tất nhiên Tây Ban Nha có một hi vọng đó là người Pháp sẽ sớm tới Đại Nam để điều đình vấn đề chiến tranh, khi đó 4000 lính Phillipine bi bắt ở Huế sẽ được về nhà.

Giờ đây Diêu thiếu đang rất hân hưởng trong căn phòng làm việc mới của thứ gọi là Tòa Nhà Tổng Hành Dinh Sư Đoàn Vạn Ninh.

Vì Vạn Ninh không có thành trấn nên Cán ca đã cho xây dựng cái tòa nhà này đã lâu tại vị tí cách cảng Vạn Ninh 3 km. Đây nơi trắng ra là một cái pháo đài thực sự, bên trong thì có các phòng làm việc cho các sĩ quan câp cao của Vạn Ninh quân. Tất nhiên công văn, giấu tờ, hồ sơ đều là tập trung ở nơi này.

Diêu thiếu không phản đối Quang Cán xây dựng các công trình tại Vạn Ninh, nói gì thì nói Cán ca cũng là trùm sò của một vùng rộng lớn. Ông ta cũng có cách nhìn riêng của mình, Diêu thiếu không thể không cho mặt mũi.

Nhưng thật ra theo ý kiến của Diêu thiếu thì nên cho tập trung xây dựng các đài pháo nhỏ dọc các vị trí hiểm yếu của bờ biển. Còn có quan hành chính của quân Vạn Ninh thì xây bình thường như tòa nhà công ty K&R là được rồi.

Nhưng tư tưởng “mai rùa hóa” phòng ngự của người xưa thì rất khó thay đổi. Diêu thiếu chỉ cười trừ, ông cứ xây mai rùa đi. Mấy hôm nữa dây truyền xi măng về lại khóc lóc đòi phá đi xây lại. Nhưng mà đây là việc không quá lớn nên để tận hứng Cán Ca hắn cũng đồng ý thôi.

Cái Pháo đài nay nói cách khác đây là thành trì thu nhỏ đầu tiên của Vạn Ninh được đặt ở khu Vạn Ninh đông. Lại kiến trúc Vauban điển hình của người Pháp đã Việt hóa. Tòa pháo đài căn bản hình vuông mỗi cạnh 300m tường cao 5m có nhiều lỗ châu mai cộng Ụ pháo. Nói vậy mà tường cũng được đắp rộng đến 10m không kém ai. Chắc Cán ca phải hoa nhiều tiền lắm vào chỗ này ấy. Hỏi hắn thì Can ca nói chẳng hết bao nhiêu. Lúc này đã là Đô đốc của cả Quảng Yên đâm ra dân chúng lang bạt khắp các vùng Cẩm Phả, Móng Cái đổ về Vạn Ninh kiếm ăn. Muốn nhập cư Vạn Ninh kiếm ăn hả? Được thôi. Đi đắp thành, bao ăn bao ở bao mặc. Đắp xong đi xây nhà máy, xây xong mới nói chuyện phân công công việc, hay đất đai canh tác.

Cái thời buổi này đúng là không có mấy luật nhân quyền gì đó, nếu không thì Cán Ca bị treo lên xử bắn rồi. Nhưng mà điều kiến Diêu thiếu lắc đầu là các nông dân, lưu dân này lại coi Cán Ca là đại thiện nhân, co ăn, cho mặc, cho ở, lại còn hứa sẽ ổn định cuộc sống. Đối với họ đó là đại thiện nhân. Cũng không trách được, chất lượng cuộc sống con người đời này quá thấp nên cho họ một chút rồi bóc lột sức lao động thì họ vẫn coi đó là thiện nhân.

Cán ca nhìn thấy Diêu thiếu đang ngồi duyệt lại các công văn khi hắn đi vắng khỏi Đại Nam thì dương dương tự đắc àm vểnh mặt lên. Diêu thiếu liếc qua vừa bực vừa buồn cười mà chỉ muốn đá cho một cái.

- Lão tía, lão nói xem lão hoa cái thành lớn như vậy làm gì. Là tường đất bọc gạch. Đại bác mấy quả là sụp. Mưa xuống lại phải tu bổ, mấy hôm nữa xi măng dây truyền về, muốn xây thì xây, mấy chục năm không cần sửa.

Lão cán vẫn nhây nhây.

- Mười mấy vạn dân tràn vào Vạn Ninh, lão tử đây không tìm việc cho chúng làm thì loạn cả lên ấy à. Mà nói thì hay rồi, nhóc con ngươi giờ có cả toàn đại thành Đồng Mỗ, lão tử đay đường đường là Đô Đốc Quảng Yên thì phải có chỗ chui ra chui vào chứ. Lại nói chờ cái gì đó xi măng đến lúc nào. Mà nếu hiệu quả thật thì lão tử lại xây một cái to hơn, tiền là lão tử có đấy.

Thật là Cán ca có tiền riêng, tiền buôn muối, tiền thu thuế các thương nhân ra vào làm ăn cùng K&R. Lão cũng giàu không kém ai đâu, vì súng ống võ trang là Diêu thiếu cho. Chiến Hạm là Diêu thiếu cấp. Chỗ tiên kia của Cán ca tính là để lo cho Trần gia. Cơ mà Trần gia có mấy mống dung hết không nổi cọng lông trong đó. Vậy là thừa giấy vẽ voi nên hắn vẽ loạn lên.

Bán muối, thu thuế thương nhân Diêu thiếu không quản, cũng phải để cho Cán ca có quyền tự chủ một ít vậy.

Lật một tờ danh sách tiếp theo Diêu thiếu hai mắt tỏa sáng. Quả thật con mẹ nó không hổ danh là các kĩ sư Krupp cao cấp. Đúng là việc của chuyên gia thì nên để chuyên gia đi làm. Không ngờ mấy tên kĩ sư Krupp sau khi lắp đặt dàn dây truyền sản suất pháo kiểu cũ thì đã thành công chế tạo ra súng cối made in Đại Nam.

Nói đến dây truyền pháo cũ thì lần này Robert có mang về hai dây truyền. Diêu thiếu là khát dây truyền của Krupp nhưng họ đời nào phun ra, chỉ có dây truyền kiểu cũ thôi. Nhưng Diêu thiếu thấy vậy đủ rồi, một cái hắn sẽ cho lắp tại Vạn Ninh. Cái còn lại dĩ nhiên là lắp tại Thái Nguyên rồi. Lần này Diêu thiếu nhân biến loạn Huế mà rút sạch nhân viên hạng ưu ở nhà máy sản xuất súng Đại Nam về Vạn Ninh. Cộng thêm với số nhân viên Krupp thì họ đã trở thành một thế lực công nghiệp quân sự đáng nể ở Đông Á.

Pháo của Diêu thiếu yêu cầu là pháo cối Coehorn, không phải thứ pháo cối rườm ra phức tạp Krupp M61. Chỉ là một ống pháo ngắn lòng lớn đặt trên giá gỗ có thể để cho 4 người có thể vác chạy tạo tính cơ động. Đây mới là thứ mà chiên trường với địa hình phức tạp của Đại Nam cần đến. Mỗi lần vận chuyển pháo Krupp hay pháo Amstrong đi đánh ở địa hình phức tạp là cả một vấn đề không thể nào giải quyết dễ dàng cho được.

Nhưng nói là pháo học theo Coehorn nhưng công nghệ chế tạo lại hoàn toàn là công nghệ hiện đại hơn nhiều. Diêu thiếu thì không biết nhiều về công nghệ luyện kim, nhưng hắn cũng biết qua là ở thời hắn sẽ chế thép mềm sau đó tạo hình cho nòng pháo rồi mới tôi thành thép cứng. Và tất nhiên hắn trình bày ý nghĩ của mình với các kĩ sư Krupp. Vậy là thông qua các gợi ý bởi kiến thức nửa vời của Diêu thiếu thì các kĩ sư này đã đưa ra một phương án thích hợp.

Đầu tiên là tôi phôi pháo theo lối ủ, tăng độ dẻo, giảm độ cứng tạo điều kiện cho việc khoan nòng cực nhanh và dễ hơn. Tiếp theo là tôi thép để tạo ra tổ chức Austenit, với tính chất cứng, chịu mài mòn. Tất nhiên các vị Krupp rất nhanh tiếp thu được mấu chốt của ý kiến này mà tiến hành thử nhiệm.

Tất nhiên nói là thử nghiệm cũng là một quá trình không dễ dang chút nào. Lý do tại sao các đại bác lúc này không dùng cách làm trên để thực hiện. Đơn giản vì họ chưa có phát triển các lò tôi như lỏ huỳnh quang điện hay lò ga. Nếu cho một nòng pháo dài vào trong một lò thanh để tôi thì đảm bảo sẽ bị biến dạng vì nhiệt độ không phân bố đều. Với sức ép của trọng lực thì đảm bảo nòng pháo sau khi tôi sẽ biến hình.

Nhưng pháo cối có một đặc điểm là dày, và ngắn. Vậy nên hoàn toàn có thể làm theo phương pháp trên. Từ đó các chuyên gia Krupp lại có một hướng nghiêm cứu mới, họ muốn ứng dụng cách làm trên cho những đại pháo nòng dài. Nhưng vì hạn chế công nghệ tôi nên Diêu thiếu đảm bảo những tên này không bao giờ thành công cả.

Nhưng điều này không quan trọng vì pháo cối Đại Nam đã thành công tốt đẹp. Vì nòng pháo cối lớn nên những tên chuyen gia người Đức có thể thực hiện tôi tâm. Tức là chỉ làm nóng lòng pháo cối là chính sau đó để vào dung dịch tôi thích hợp làm nguội nhanh để tổ chức hóa Austenit. Phần ngoài của pháo cối vẫn giữ được tính mềm dẻo nhất định. Chính vì thế phảo cối Đại Nam có được chất lượng nòng cực cao.

Các chuyên gia Krupp trong một tháng đã liên tục giảm độ dày của nòng pháo cũng như thử các kích cớ nòng. Kết luận cho thấy cách làm trên tăng tính chịu lực của nòng pháp cối lên một con số không tưởng. Tất nhiên thời gian nghiên cứu cong dài để đưa ra được con số chính xác cùng các thông số chính xác để tận dụng ưu điểm của cách chế pháo trên. Nhưng vì mục đích phục vụ chiến trường Nam Kỳ và Philllippine nên các nhà cơ khí Krupp phải tuân theo tiến độ mà chọn một mẫu pháo cối tốt nhất trong số các mẫu đã thành công của họ để sản xuất hàng loạt.

Mẫu pháo cối Đại Nam M62 ra đời với thông tin quy chuẩn là bắn đạn pháo 24 pound tầm xa 1000m. Đây là con số bất biến vì đạn pháo và thuốc nổ nhồi bên trong cùng kích thước nòng pháo là bất biến. Chỉ số này không khác với các thanh Coehorn cùng cấp đang phục vụ trong nội chiến Mỹ lúc này. Tất nhiên khẩu pháo cối Đại Nam M62 vì có được chất thép nòng tốt hơn nên trọng lượng giảm đi. Đây chính là tiến bộ mang lại sự khác biệt…. Từ tầm 135kg của Coehorn 24 pound Mỹ, thì Đại Nam M62 đã giảm xuống thành 105kg. Như vậy vẫn khá nặng cho 4 người đang ông trưởng thành Đại Nam nhưng vẫn có thể thay nhau miễn cưỡng xung phong trận địa. Nhưng nếu đem Coehorn 24 pound Mỹ cho 4 người Đại Nam thì đảm bảo khiêng đi không xa nổi.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv