Sau khi hai người dùng bữa xong thì Khiết Anh mời dùng trà, nàng cho Tiểu Mai rót trà rồi ngước mắt lên nhìn ông hỏi: “Hiện tại lão bá ở đâu? Lão bá có hay bị tên đó bắt nạt như vậy không?”
Ông lão nghe hỏi đến thì ánh mắt đượm buồn nói: “Lão hiện tại chỉ ở một mái nhà xập xệ ở ngoài cổng thành, hàng ngày lão và A Tuyết phải đi bộ gần nửa canh giờ mới đến được nơi bán tranh. Hắn thường hay đến gây chuyện lắm, không chỉ mình lão mà còn với những người bán nhỏ lẻ nữa. Hắn thu tiền thuế bắt mọi người phải đóng, ai không nghe theo nghẹ sẽ bị hắn quậy phá đến bỏ của chạy lấy người, nặng hơn là bị hắn bắt về đánh đập đến thừa sống thiếu chết mới được thả về.”
Khiết Anh đang ngồi lắng nghe thì Khiết An từ ngoài bước vào. Thấy có người lạ nên cô bèn hỏi nhỏ Khiết Anh: “Tỷ tỷ, hai người này là ai vậy ạ?”
Khiết Anh kể lại sự tình chi cô nghe, xong khẽ thở dài: “Tỷ sợ tên đó quay lại làm khó lão bá và vị tỷ tỷ này nên mới mang họ về đây.”
Khiết An quay qua hỏi ông: “Sao ông không báo quan ạ?”
A Tuyết bên cạnh lắc đầu đáp: “Hai tiểu thư có điều không biết, có báo cũng vậy mà thôi. Chúng ăn hối lộ với nhau nên chúng tôi có lên kiện thì cuối cùng người thua kiện vẫn là chúng tôi. Chưa kể còn đóng án phí và còn bị hắn hành cho không thể làm ăn được nữa nên chúng tôi đành chấp nhận mà thôi!”
Khiết An nghe vậy thì tức giận mắng: “Lý nào lại có chuyện như vậy chứ? Mà lão bá đây xưng hô thế nào ạ?”
Ông lão bật cười nói: “Ấy chết, lão quên giới thiệu lão tên Dương Thanh, quê ở thành Lạc Dương. Còn đây là Dương Tuyết là cháu nội của lão, vốn lão là thầy dạy học cho những hài tử trong huyện ấy, trong nhà cũng đủ ăn đủ mặc. Nhưng bỗng dưng có một trận dịch ập đến, phụ mẫu con bé không may nhiễm phải dịch bệnh ấy. Tốn hết tiền của nhưng không thể chạy chữa, sau hai tháng thì ra đi bỏ lại con bé chỉ vừa tròn mười ngày. Hài tử còn nhỏ lại gặp trận dịch lớn nên lão phải đành ôm cháu ra đi đến kinh thành lập nghiệp, đến nay đã hai mươi năm rồi.” Ông kể lại nhưng vẫn có chút xúc động mà không cầm được nước mắt, khẽ đưa tay áo lên chậm nhẹ những giọt nước mắt đau thương ấy.
Khiết Anh đưa tay vỗ nhẹ lên bàn tay gầy gò của ông, nàng khẽ nói: “Vậy giờ Dương thúc ở đâu ạ?”
A Tuyết lên tiếng đáp thay: “Hiện tại chúng tôi sống tạm tại căn nhà nhỏ ở gần cổng thành, nhưng giờ e là không thể về rồi.”
Khiết Anh và Khiết An nhìn hai người rồi lại nhìn nhau. Nàng quyết định: “Vậy Dương bá bá hãy ở đây đi, hàng ngày dạy chúng con vẽ tranh và luyện chữ được không ạ?”
Dương Thanh nghe mà không tin vào tai mình: “Tiểu thư….vừa nói gì ạ?”
Khiết An tuy không hiểu tại sao tỷ tỷ lại làm như vậy nhưng vẫn mỉm cười nói: “Dương bá bá hãy ở lại đây đi ạ! Mai con sẽ bẩm báo phụ mẫu để ngày dạy chúng con vẽ tranh và luyện chữ ạ.”
Dương Thanh và Dương Tuyết vui mừng định quỳ xuống cảm tạ nhưng đã được cả hai nàng nhanh tay đỡ lấy. Trong lòng ông thầm xem hai nàng là ân nhân cứu mạng của ông và A Tuyết.
Sau khi sắp xếp chỗ ở cho hai ông cháu thì Khiết Anh và Khiết An quay về phòng, trong bụng Khiết An bây giờ là cả một đống câu hỏi khiến cô muốn nghẹ trong lòng, nên theo bước Khiết Anh vào phòng nàng để hỏi rõ những thắc
mắc trong lòng.