Người một nhà đoàn kết thương yêu 2
"Chính là vì anh gội chưa sạch, không chịu dùng bột gội đầu, đôi khi anh còn lười dùng xà phòng mà chỉ dùng nước xối qua, không bẩn mới là lạ." Chị dâu Triệu nói xong liền tức giận thở phì phò đi ra, trùng hợp đụng phải Phong Ánh Nguyệt, cô ấy nói tiếp.
"Chị không hiểu nổi mấy người đàn ông, mỗi ngày phải thay một cái vỏ gối, sao làm được chuyện này hay vậy?"
Phong Ánh Nguyệt nghĩ về vỏ gối của Đường Văn Sinh cũng không khác gì với cái của mình, hơn nữa bọn họ còn thường xuyên ôm nhau ngủ, cánh tay của Đường Văn Sinh đã trở thành gối đầu của cô.
"Em rất sạch sẽ."
Đường Văn Sinh ở một bên nấu mì lên tiếng.
Chị dâu Triệu thấy Phong Ánh Nguyệt gật đầu, liền không nhịn được thở dài nói: "Đúng là so sánh với người khác thì chỉ thấy nản hơn thôi."
Chị dâu Trương nghe vậy cười lớn: "Ở nhà ngang của chúng ta, trừ đồng chí Tiểu Đường ra thì chẳng có người nào thích ở sạch đâu!"
Chị dâu hai Ngô bên kia nghe vậy, nói to: "Mẹ Niếp Niếp nói vậy cũng không đúng, chị không biết drap trải giường của chồng tôi chỉ đậm màu hơn cái của tôi một chút thôi đấy."
"Làm gì có!"
Anh hai Ngô ngượng muốn chết, vội nói.
"Cái này thì có là gì, gối đầu của chú Điền đã thành màu đen trong khi nó là màu xanh đấy thôi." Thím Điền cười nói.
Chú Điền không vì vậy mà xấu hổ, chỉ cười rồi cầm chén lên chuẩn bị gắp mì: "Ăn mì thôi."
Hôm nay có rất nhiều người ăn mì, hai người Phong Ánh Nguyệt vẫn như cũ ăn mì trứng.
Nghĩ đến mình sắp về quê một thời gian, Phong Ánh Nguyệt liền đi tìm chị dâu Vương báo một tiếng: "Quân Tử có bài nào không biết làm thì cứ khoanh tròn lại, nếu cầm đi hỏi thầy mà vẫn không hiểu thì kêu nó đợi em về chỉ nha."
"Ừ, em cứ yên tâm về nhà với đồng chí Tiểu Đường đi, chị sẽ truyền lời cho."
Chị dâu Vương gật đầu lia lịa.
Sau khi Đường Văn Sinh đến nhà máy sản xuất giấy, Phong Ánh Nguyệt cũng không nhận lấy trứng gà mà đám người chị dâu Vương đưa tới bởi vì họ không thường ở nhà ngang nên có nhận lấy thì cũng không nên.
Chị dâu Vương nhất quyết đem qua, nhưng một lúc sau, Đường Văn Sinh cũng trả lại, vì vậy cô ta chỉ đành thuận theo họ và không đem đến nữa.
Nhà còn ít cải xanh, bọn họ có mang về nhà cũng không được vì đồ ăn để lại ở dưới đó vẫn còn, vì vậy liền đưa cho chị dâu Triệu ở cách vách.
Đường Văn Sinh đeo một cái gùi, Phong Ánh Nguyệt tay không đi trước, sau khi dắt xe đạp ra ngoài thì Phong Ánh Nguyệt phụ trách đeo gùi còn Đường Văn Sinh thì đạp xe. Trong gùi đựng mũ len đã được Phong Ánh Nguyệt làm suốt mấy ngày nay, họ đưa đến chỗ của Dương Bảo Quốc sau đó đi mua mấy cân thịt mỡ, vài ký thịt nạc và cuối cùng là đi mua len.
Vì không để cho mùi thịt dính vào nên Phong Ánh Nguyệt để một cân đường, năm cân bột mì và hai bịch mì somen ở giữa.
Để túi vải đựng sợi len lên trên cùng sẽ không lo bị ám mùi thịt.
Lúc về tới đội sản xuất thì đã gần mười hai giờ trưa, Đường Văn Sinh đeo gùi và dắt xe cùng cô đi về nhà.
Lúc đi ngang qua cây lê trên sườn núi, cả hai phát hiện một đám nhóc đang ở đây cầm cây trúc khều mấy quả lê, có thể là vì tay không đủ sức nên cây trúc cứ lắc lư trên không trung.
"Cây lê này đã được đội trưởng trồng từ lâu, quả rất nhỏ và hơi chua." Đường Văn Sinh cởi cái gùi ra, dựng xe: "Để anh đi giúp tụi nó khều mấy cái, sẵn tiện lấy mấy quả về ăn luôn."
Phong Ánh Nguyệt cười tủm tỉm nhìn anh.
Đứa trẻ lớn nhất trong bầy biết anh nên liền gọi một tiếng chú, mấy đứa khác nghe vậy cũng gọi theo.
"Chú đây." Đường Văn Sinh cầm lấy cây trúc: "Các con đứng sang một bên đi, khi nào lê rớt xuống xong thì tới nhặt sau."
"Dạ."
Bọn nhóc vui vẻ chạy sang một bên.
Phong Ánh Nguyệt khoanh tay đứng ở bên cạnh xe đạp nhìn anh.
"Ồ, vợ của Văn Sinh à." Thím năm đeo gùi mới đến thăm cháu trai ở bên ngoại về, lúc đi ngang qua đây tình cờ gặp được bọn họ: "Để xem cái gùi này có gì ngon không đây?"
Vừa nói vừa lấy tay mở túi vải ra, thấy bên trong đều là cuộn len liền nhếch môi: "Lâu lâu mới về đây mà cũng không mua được một miếng thịt lại đi mua cái thứ này để làm gì?"
Phong Ánh Nguyệt không ngờ bà ta đột nhiên lại "tập kích" cái gùi của mình, cô lập tức đóng túi vải lại, nghe vậy bà ta nói vậy chỉ dửng dưng nói: "Thím năm còn chưa đón cháu trai về sao?"
Muốn đánh người thì phải đánh vào điểm yếu.
Thím năm mạnh miệng nói: "Nhà chúng tôi dạo gần đây rất bận, bà ngoại nó chịu nuôi nên tôi sống thoải mái lắm."
"Có thật vậy không? Không biết năm nay họ có ở lại đó ăn Tết không nhỉ? Mấy năm nay không cần chuẩn bị mâm cơm tất niên, đúng là sướng thật."
Lời của Phong Ánh Nguyệt như trúng tim đen của bà ta.
Tết là thời điểm người nhà đoàn tụ, quây quần bên mâm cơm, nhưng vì lúc bà ta dẫn cháu trai đi, xém chút nữa đã xảy ra chuyện nên con dâu có thành kiến với bà ta và đưa con đến ở với bà ngoại mấy năm nay mà không về đây ăn Tết.
Chồng của bà ta không dám lên tiếng, con trai thì lại nghe lời con dâu, thím năm nghĩ tới đã thấy bực bội.
"Năm nay nhất định sẽ về, cứ ở bên nhà mẹ đẻ ăn tết còn ra thể thống gì. Không ngờ miệng lưỡi của cô lại chanh chua đến thế, dù gì tôi cũng là thím của cô, sao cô có thể ăn nói với tôi như vậy?"