Trần Phong trở lại khách điếm chưa bước vào thì đã trở chân bước ra. Trần Nghĩa ngạc nhiên:
“Công tử? Người lại tính đi đâu? Còn Hàn đâu sao không thấy?”
“Ta trở lại đón hắn đây.”
“Công tử, người lại bỏ cậu ta lại một mình. Người cảm thấy cách này hiệu quả sao?”
Trần Phong thở dài:
“Giờ cũng không có cách gì, đành phải thử thời vận vậy. Ta hy vọng một ngày nếu không có ta thì đệ ấy… vẫn có thể tìm được đường trở về. Nhưng xem ra nếu như hắn không thể trở lại bình thường chắc sẽ thành hòn vọng chủ mất thôi.”
Trần Phong khẽ thở dài:
“Trần Nghĩa chưa có tin tức gì về Mặc thần y sao?”
“Thưa chưa ạ. A… đúng rồi. Công tử! Có người đến báo tin ngài đỗ đầu kỳ thi này, nhưng ngài không có ở đây nên thuộc hạ định ra ngoài tìm ngài về.”
“Đỗ rồi sao?”
Trần Phong trầm ngâm ngẩng mặt nhìn trời. Giờ khắc này không hiểu sao Trần Phong lại không hề cảm thấy vui vẻ. Lòng cứ dạ cứ nao nao, bất an.
Phụ thân, mẫu thân! Người ở trên trời có linh thiên hãy phù hộ cho hài nhi. Tiếp thêm cho con đủ sức mạnh và dũng khí tiến lên con đường phía trước.
“Đệ lấy một trăm văn tiền thưởng cho họ đi.”
“Dạ công tử.”
Trần Nghĩa đi vào lát sau cầm một trăm văn đi ra, đứa cho người báo tin:
“Đa tạ vị huynh đệ này đã đến báo tin. Chút quà mọn, xin nhận cho!”
“Cám ơn công tử. Cám ơn Hội nguyên lão gia. Tiểu nhân xin cáo lui.”
Đợi người báo tin đi khỏi. Trần Phong mới quay lại bảo:
“Đệ ở lại khách điếm. Ta đi đón Lý Hàn. Nếu không tên ngốc đó sẽ không chịu về đâu.”
Trở lại chỗ đối diện Thiên Nhất lâu. Lý Hàn vẫn ngồi ngóng trông tại chỗ cũ. Mắt đã đỏ hoe. Trần Phong bất đắc dĩ:
“Thôi nào! Ta có bỏ lại đệ đâu!”
Nghe tiếng Trần Phong. Lý Hàn quay phắt người đứng dậy. Vừa cho Trần Phong một cái hùng ôm vừa khóc như mưa tháng bảy:
“Công tử… đệ tưởng người… ghét bỏ… đệ… không… cần… đệ…”
“Không có đâu. Hàn ngoan như vậy. Ta sao nở bỏ đệ. Nín đi nào. Đệ khóc như vậy người ta cười cho đấy.”
“Ừm đệ sẽ không khóc.” Vừa buông Trần Phong lấy khăn lau nước mắt vừa hỏi:
“Mà công tử bọn người đó có làm gì người không? Người có bị thương không? Họ có ăn hiếp người không?”
“Người đó là đại ca ta. Không phải người lạ. Yên tâm!”
“Đại ca?”
“Đúng vậy. Là đại ca kết bái của ta.”
Trên đường về Lý Hàn cứ ríu rít nói không ngừng. Trần Phong theo sau mỉm cười dung túng. Năm đó nếu không phải… thì Lý Hàn cũng không đến nổi như bây giờ tâm trí cứ mãi dừng lại năm đệ ấy mười tuổi. Trần Phong nhìn bóng dáng vui vẻ của Lý Hàn mà chợt xót xa. Lý Hàn mặc dù huynh biết mộng rất đẹp nhưng ta vẫn muốn đánh thức đệ. Có phải rất tàn nhẫn không? Huynh không muốn tiểu Lý mà huynh biết cứ mãi như đứa trẻ thế này. Huynh muốn đệ như trước kia gọi ta là đại ca không phải như bây giờ…
Ta muốn đệ trở lại là chính mình không phải như bây giờ đệ… không còn là… đệ…
Ta tin… đệ cũng mong muốn như vậy phải không?
Đang suy nghĩ bỗng nghe tiếng Lý Hàn gọi:
“Công tử! Người xem đông thế này làm sao chúng ta chen qua được?
“Có chuyện gì vậy nhỉ?”
“Công tử, huynh ở đây đệ đi xem thử chuyện gì.” Vừa nói xong đã quay người chạy đi.
“Vị đại ca này. Xin hỏi có chuyện gì mà mọi người tụ tập đông quá vậy?”
“À… có một tửu lâu vừa mới mở. Ông chủ tửu lâu có đề một câu đối và nói rằng ai đối được nó ông ấy sẽ mời ăn tại tửu lâu một tháng không tính tiền và còn tặng thêm một quan tiền.”
“Hào phóng đến vậy sao? Cho hỏi câu đối thế nào vậy? Có ai đối được chưa?”
“Câu đối vế trên là: “Tân quán nghênh tân khách” vẫn chưa có ai đối được cả.”
“Vậy sao! Đa tạ đại ca.”
“Không có chi.”
Quay lại chỗ Trần Phong vừa thở vừa nói:
“Công tử… đệ đã hỏi ra… thì… thì ra… ông chủ tửu lâu mới mở ra một câu đối gì mà tân… tân… gì đó. Và nói hể ai đối được nó ông ấy sẽ mời ăn tại tửu lâu ông ấy một tháng.”
“Thì ra vậy. Ông chủ này rất thông minh. Đi! Chúng ta vào xem thử.”
Nói xong bước chân hướng tửu lâu đi đến.
“Công tử người định đi đối câu đối hả?”
“Không! Ta chỉ đi xem náo nhiệt.”
“Không đi đối câu mà còn đi xem náo nhiệt… công tử thiệt là… a… công tử… đợi đệ với.” Lý Hàn vừa lầm bầm vừa đuổi theo Trần Phong.
Đến trước tửu lâu biển đề “Thiên Hạ Lai Khách”. Một bên là vế trên câu đối. Lúc này người đến xem đã đông hơn. Trong đó có nhiều người là sĩ tử vào kinh ứng thí. Tất cả đều nhao nhao muốn thử đối câu của chủ quán. Nhưng chưa một ai đối được. Bằng lối điệp ngữ đơn giản mà sắc sảo đã làm khó anh hùng thiên hạ. Cũng không phải không có người đối được nhưng vế đối không chỉnh hoặc không phù hợp ngữ cảnh nên đành phải hậm hực mà nhìn. Trần Phong mỉm cười nhìn vế đối rồi kéo Lý Hàn vào quán và gọi:
“Ông chủ… quán này có những món gì ngon vậy.”
“Thưa khách quan. Quán chỉ có một số món ăn như là: Hạt ngọc thiên tứ, phượng hoàng quá hải, thanh long hí ngư…”
“Sao tên gì phiền phức quá vậy, ông vào đem mỗi món một phần ra đây cho công tử ta đi!”
Trần Phong cười cười, quay qua nói:
“Ông chủ! Cho hai phần đi.”
“Dạ dạ… khách quan. Ngài chờ một chút.”
Lát sao tiểu nhị bưng món ăn lên:
“Dạ mời khách quan dùng bữa.”
Nhìn đến các món ăn. Lý Hàn tròn mắt:
“Cái gì thế này? Cơm trắng? Gà luộc? Canh chua rau muống? Công tử khoan đã! Sao chưa gì ngài đã cầm đũa ăn rồi?”
“Không lẽ chờ ngươi thắc mắc xong sao?”
“Công tử. Rõ ràng món ăn…”
“Ngươi thắc mắc cứ việc gọi chủ quán. Công tử nhà ngươi một không phải đầu bếp hai cũng chẳng là chủ quán ngươi hỏi ta, ta cũng không biết.”
Trần Phong vừa nói vừa tao nhã và cơm còn nhẹ nhàng gắp một miếng cá:
“Ừm… món ăn mặc dù đơn giản nhưng rất ngon. Độ lửa vừa đủ. Cơm vừa trắng lại vừa dẻo vừa thơm, thịt gà vừa chín tới mang chút vị ngọt, độ mềm vị béo vừa phải. Ừm… đúng là rất ngon. Còn con cá này… ừm… thịt rất tươi lại thơm… không biết là loại cá gì nữa. Lần sau ta nhất định phải mời đại ca, nhị ca và cả tứ đệ đến đây thưởng thức mới được. Nè tiểu Lý đệ ăn thử xem. Rất ngon đó!”
“Công tử… đệ… đệ không thèm nói với ngài nữa. Tiểu nhị… tiểu nhị…”
“Dạ khách quan cần chi ạ.”
“Ngươi đi gọi chủ quán đến đây.”
“Dạ khách quan chờ một chút.”
Nói xong tiểu nhị vội đi kêu chủ quán. Không lâu sau ông ấy chạy tới. Chấp tay lại chào:
“Dạ… xin hỏi khách quan có điều chi chỉ giáo.”
“Nè! Lúc nãy ngươi giới thiệu cho công tử nhà ta cái gì mà hạt ngọc thiên tứ, phượng hoàng quá hải, thanh long hí ngư? Giờ ngươi lại cho người đem đến mấy món này là sao hả?”
Chủ quán cười tủm tỉm:
“Thưa khách quan. Tôi đã cho người mang đủ món mà ngài yêu cầu rồi mà.”
“Cái gì chứ? Ngươi…”
“Khách quan ngài nghe tôi giải thích đã!”
“Hừ ta xem ngươi giải thích thế nào! Ngươi mà nói không thông ta sẽ bắt ngươi giải lên quan cáo ngươi tội lừa đảo.”
“Thưa vâng. Khách quan cũng biết cơm thì từ hạt gạo mà thành, gạo lại được người ta ví như hạt ngọc trời ban. Thế nên ta gọi hạt ngọc thiên tứ có gì sai sao?”
“Không sai!” Vừa để đũa xuống Trần Phong vừa đáp.
“Vậy ông nói xem món phượng hoàng quá hải thì sao?”
“Món này đơn giản thôi ạ. Phượng hoàng trước giờ chưa ai gặp. Mà không phải chúng ta có câu phượng hoàng rụng lông không bằng gà sao? Tôi thiết nghĩ phượng hoàng đôi khi còn không bằng gà cho nên dù là gà thì cũng sẽ có lúc được bay lên làm phượng hoàng. Gà quán tôi được luộc qua nước sôi cho thêm một chút muối. Mà nước mặn chính là nước biển. Vì vậy gọi là phượng hoàng quá hải không phải rất hữu lý sao?”
“Rất hữu lý. Vậy ông chủ giải thích giùm luôn món còn lại cho tại hạ đi.”
“Còn món thanh long hí ngư! Khách quan không thấy những cọng rau muống xanh này rất giống một con rồng đang bơi trong nước sao mà rồng xanh chính là thanh long. Trong nước lại có cá. Cá chính là ngư cho nên gọi là thanh long hí ngư cũng không phải không đúng. Nhị vị khách quan thấy sao? Tôi giải thích thông chứ?”
Trần Phong khép lại quạt đứng dậy, cười lớn:
“Ha ha thông… thông lắm. Tại hạ khâm phục.”
“Đa tạ công tử khen ngợi. Thật ra tên các món ăn này do một sĩ tử vào kinh đi thi chỉ tôi gọi đó. Cậu ấy bảo chỉ cần tôi đặt tên món ăn như vậy nhất định sẽ đắc khách.”
“Vậy câu đối ngoài kia cũng là vị sĩ tử đó đề sao?”
“Đúng vậy khách quan. Tôi biết không được mấy chữ nghĩa thì làm sao ra nghĩ ra mấy cái này được.”
Nghe chủ quán nói. Trần Phong ngẫm nghĩ:
“Người này tài hoa hơn người như vậy. Nếu có cơ hội ta nhất định phải kết giao bằng hữu cùng hắn. Đúng rồi. Người này là sĩ tử vào kinh ứng thí vậy rất có khả năng huynh ấy sẽ trở lại quán này. Nếu như ta đối câu đối kia thì cơ hội ta gặp được vị huynh đài đó là khá cao”.
Trần Phong nghĩ vậy liền quay sang Lý Hàn:
“Về thôi.”
Nói xong Trần Phong bước tới quầy lấy một quan tiền thưởng rồi quay đầu đi thẳng ra phía cửa.
“Hàn! Đệ điếm từ một tới mười đi”
Dù không hiểu là chuyện gì nhưng Lý Hàn vẫn “dạ” rồi bắt đầu đếm.
“Một, hai, ba,…”
Trong khi đó, chủ quán bị hành động của Trần Phong làm ngẩn người trong giây lát, rồi đuổi theo.
“Mười.”
“Khách quan ngài còn chưa trả tiền cơm.” Sau đó tiếp tục cười khổ: “Còn có, ngài chưa đối câu sao lại cầm bạc thưởng?”
Trần Phong quay lại mỉm cười:
“Sao ta phải trả? Ông không phải nói chỉ cần đối được sẽ bao cơm ta một tháng còn tặng thêm một quan. Không lẽ ông chủ đây muốn nuốt lời?”
Chủ quán vội xua tay:
“Không… không… khách quan… tôi không có nuốt lời. Nhưng ngài đối lúc nào tôi không nghe.”
“Chẳng phải ta mới vừa đối đó sao?”
“Đâu ạ.”
Một số vị khách trong quán cũng nhao nhao:
“Đúng đó. Chúng ta cũng không nghe ngươi đối. Phải không mọi người?”
“Đúng vậy. Đúng vậy.”
Trần Phong mỉm cười:
“Lấy bút mực lại đây.”
Nghe Trần Phong gọi một người chạy đi lấy bút mực. Cầm bút lên. Bước đến liễn còn lại của câu đối. Rồng bay phượng múa đề vế dưới:
“Quý vật tặng quý nhân.”
“Bốp! Bốp! Bốp!”
“Tân quán đối với quý vật. Tân khách đối với quý nhân. Diệu!”
Nghe tiếng vỗ tay Trần Phong quay lại. Thì thấy một thanh niên trạc tuổi mình mắt sáng ngời có thần nhìn lại phía này. Trần Phong chấp tay:
“Vị nhân huynh này…”
“Tại hạ Lương Thế Vinh tự là Cảnh Nghị. Huynh đài cứ gọi ta là Cảnh Nghị.”
“Cảnh Nghị huynh! Tiểu đệ họ Trần tên Phong tự là Thanh Liên.”
“Thanh Liên huynh…”
Ông chủ quán thấy người đến là Lương Thế Vinh liền vội tiến lên ríu rất cảm ơn:
“Lương công tử… đa tạ ngài đã giúp tôi đề câu đối.”
“Thì ra câu đối đó do Cảnh Nghị huynh ra sao?”
“Hổ thẹn. Tại hạ chỉ tính giúp ông chủ đây để đền ơn ông giúp đỡ lúc khó khăn. Làm Thanh Liên huynh chê cười rồi.”
“Sao ta có thể cười huynh chứ. Nào chúng ta vào quán trò chuyện tiếp. Ông chủ cho chúng tôi một phần ăn mới nhé.”
Lương Thế Vinh thấy vậy liền nói:
“Ông chủ cứ mang món chiêu bài lên, hôm nay ta mời khách. Cho thêm một bình Vân Hương mỹ tửu lâu năm nhất.”
Trần Phong vừa nghe Vân Hương mỹ tửu hai mắt liền phát sáng. Nghe danh đã lâu, không ngờ hôm nay lại được thưởng thức, mỹ tửu chính tông của Làng Vân.
Chủ quan nghe nói, liền lập tức đi chuẩn bị.
Lương Thế Vinh mới quay qua Trần Phong, đưa tay:
“Thanh Liên huynh. Mời!”
“Mời!”
Cả hai cùng ngồi vào bàn vừa trò chuyện. Lúc này, Lương Thế Vinh mới cho biết ông chủ quán này nguyên lai là nhân sĩ làng Vân, nấu được một tay rượu ngon, ra đây mở quán, không ngờ thời vận không tốt. Lúc sắp phải đóng quán thì gặp được Lương Thế Vinh giúp đỡ, mở quán khai trương lại.
Trần Phong liền cười nói:
“Hôm nay, nhờ phúc Cảnh Nghị huynh mà đệ được uống ngự tửu hoàng gia.”
Hai người vừa mới gặp mặt đã hận gặp nhau quá muộn. Trần Phong cùng Lương Thế Vinh trò chuyện thiên nam địa bắc, phong thổ, dân tình, thiên văn, địa lý, phong tục, tập quán từ cổ chí kim. Càng nói càng cảm thấy hợp ý. Chỉ kém dập đầu kết bái. Cho đến khi mặt trời sắp xuống núi màn đêm sắp bao phủ ngự trị đêm đen. Sắp tới giờ cấm đi lại ban đêm. Họ mới chịu dừng lại. Chia tay nhau. Và hẹn gặp lại thi đình. Cùng nhau trổ tài cao thấp.
Trên đường trở về khách điếm:
“Công tử. Người rất vui vẻ?”
“Đúng vậy. Ta không dễ gì tìm được tri kỷ không vui sao được? Đệ nên biết Bá Nha thường có nhưng ít thấy Tử Kỳ. Tiếng đàn của Bá Nha mà không có Tử Kỳ thì lấy ai là người thưởng thức. Bởi vậy mới có câu
“Trăm năm tri kỷ khó tìm, tri âm khó gặp, bạn hiền khó quen là vậy đó.”
“Công tử…”
“Đừng công tử nữa. Trở về nhanh thôi. Cũng may lúc nãy ta cho người trở về báo tin. Nếu không lại có người… lục toàn thành tìm chúng ta cho mà xem.”
Hết chương 4.
Mời các bạn đón xem tiếp chương 5.
Thủy Ngọc Linh.