Kể từ khi Thích Vy trớ lại kinh thành, tin đồn về sở thích kỳ quặc thu thập xác chết của nàng liền truyền ra ngoài rần rần, chỉ là cùng với sự nổi danh vài lần sau đó của nàng thì cái gọi là thi thế đó không phải là thi thế thực sự, mà là đạo cụ để hành nghề y cứu người, trong thái y viện vẫn luôn có người muốn tận mắt thăm thú những thứ này.
Hôm nay được tận mắt trông thấy quả thực vô cùng cổ quái.
“Xin hỏi Dục vương phi, những cái này gọi là… mô hình? Rốt cuộc phải dùng như thế nào để cứu người bệnh?”, vị ngự y mập mạp từng gặp mặt tại Tĩnh An Hầu phủ là người đầu tiên không nhịn được hỏi.
Thích Vy tùy tiện chỉ vào mô hình huyệt vị châm cứu màu đồng, nói: “Nhìn mô hình này các vị hẳn là đều có thể đoán được, nó dành cho người mới bắt đầu học y có thể nắm bắt và ghi nhớ vị trí cơ thể con người nhanh hơn, so với các bức họa huyệt vị bình thường, trực tiếp làm một mô hình tỉ lệ một một hiệu quả đương nhiên sẽ một sớm một chiều có thể thấy được”.
Trong Thái y viện có treo mấy bức tranh về châm cứu, châm cứu vốn là phương pháp được lưu truyền từ thời xa xưa, bất kể thầy thuốc có chuyên môn về lĩnh vực nào cũng hiểu được ít nhiều, và được công nhận là kỹ năng cơ bản nhất mà trung y phải nắm vững.
Trước đây người của Thái y viện chưa từng nghĩ tới việc còn có thế làm ra một hình nộm như vậy, một đám người càng nhìn càng cảm thấy diệu kỳ, một vài người thậm chí còn đập bàn ngợi khen: “Thật quá tinh diệu, Thái y viện cũng nên cho ra đời mô hình như vậy, sau này việc dạy cho các y nữ và y sinh cũng thuận tiện và tiến bộ nhanh hơn nhiều”.
Sau đó Thích Vy lại giải thích mô hình nội tạng tiện cho việc tiến hành phẫu thuật ngoại khoa, đương nhiên ngay cá khỉ họ không phải là bác sĩ ngoại khoa, người cổ đại không mổ xẻ và hiếu biết về nội tạng của họ cũng kém xa người hiện đại, sự quan tâm của Thái y viện dành cho mô hình nội tạng lộ ra ngoài này cũng tăng vọt.
Cộng thêm những sách y học kỉnh điển được Thích Vy âm thầm chép lại kia, như Phương thuốc ngàn vàng, Chuyên luận về bệnh thương hàn và bệnh khác,… bên trong ghi chú không ít đơn thuốc bất đồng với Đại n hiện tại, cùng càng nhiều tác dụng trị liệu, sự kết hợp của các loại dược liệu, đủ để làm cho chúng thái y đã hành nghề cả đời này phải mê mẩn.
Không phải tất cả mọi người trong Thái y viện đều muốn khiêm tốn học hỏi Thích Vy những kỹ năng mà bản thân không am hiếu này, trong lòng họ ít nhiều có chút đế ý và khó chịu, nhưng sau khi nhln thấy mô hình, lại lật xem sách y, còn có những phương pháp chữa trị tương đối đặc biệt đối với các bệnh nhân thực tế mà nàng gặp phái, những vướng mắc trong lòng họ cũng triệt để tiêu tan, từng người đều nghe tới say
sưa.
Lúc trước cũng đã từng đề cập qua, trình độ y học cổ truyền của Đại Ân kỳ thực cũng không thua kém hiện đại quá nhiều, nơi này cũng có nạo xương chữa bệnh, trong sách y cũng từng ghi chép những ca phẫu thuật mờ sọ, chỉ là phần lớn chúng đều đã trở thành truyền thuyết, không có cách nào kiểm chứng tính thật giả, cũng không ai dám tự mình thử nghiệm.
Ngay cả mổ đẻ cũng không có thầy thuốc nào tại Đại Ân dám thực hiện.
Đã từng có thầy thuốc gan dạ sau khi lĩnh hội được một số kiến thức nhất định và thử áp dụng lên người bệnh nhân, kết quả do kỹ thuật chưa đủ thành thạo dẫn đến mất máu quá nhiều mà tử vong, hoặc thuận lợi khâu lại vết thương nhưng cuối cùng lại thất bại do viêm nhiễm và các biến chứng khác.
Sau khi có vài người tử vong, đương nhiên sẽ không ai dám thử nữa, dù sao bệnh nhân cũng không muốn làm chuột bạch.
Nhưng hiện tại lại có một tấm gương tiên phong là Thích Vy, sao người của Thái y viện không muốn moi móc càng nhiều bí quyết thành công từ miệng nàng đây?
Còn cả những mô hình kia nữa, Thích Vy rất nghi ngờ sau khi để bọn họ xem xong, nếu muốn lấy đi mô hình có trực tiếp đoạt lấy không muốn trả lại hay không.
Không nói đến thì chớ, trong đầu nàng vừa nảy ra suy nghĩ này thì Viện phán (một chức trong Thái y viện) đã cười tủm tỉm hỏi: “Không biết vương phi có sẵn lòng quyên tặng những mô hình này lại cho Thái y viện được không?”
Thích Vy: ha ha.