Viết Xuống Chút Hồi Ức

Chương 7



Ôi, tôi hoa mắt, dụi mũi rồi ngượng cười với chị. Tôi đi theo người đàn ông đó ra sau xe, giả vờ là người hiểu chuyện muốn giúp một tay. Trời mưa rất to thấm ướt vai và vạt áo vest của người đàn ông thành hai màu, mà tôi còn đang rảnh rỗi sinh nông nỗi cố ấn xe đẩy vào trong, rồi cởi áo gió lót lên thanh sắt của xe đẩy. Thật ra người khác chỉ tốn 10 giây để làm việc này, nhưng tôi lại tốn mất nửa ngày mới xong.

Hết cách, tôi chính là người vờ vịt như vậy đấy.

Đến khi cốp xe đóng lại, 10% tế bào não còn lại cố gắng điều khiển đôi chân - như không còn là của tôi nữa - đi vào trong xe. Truyện Đông Phương

Tôi đang nghĩ xem nên cư xử như thế nào mới ra dáng giàu sang khiêm tốn đúng mực, thì chị ấy đã đưa tôi một chiếc khăn mặt: "Cô lau đi." Sau đó nói với người ngồi phía trước, "Danny, cảm ơn anh."

Xe chạy rồi.

Mà tôi, lại còn lo bắt cóc lừa đảo gì nữa cơ chứ, có vẻ như sớm đã mặc sống kệ chết.

- --------

Có vẻ như các bạn đọc muốn biết về thân thế của tôi, như phía trên tôi từng đề cập, bố mẹ tôi không xuất thân từ gia đình làm quan. Bố tôi có dòng dõi kinh doanh, mẹ tôi là giáo viên, nhà tôi có thể là trường học, hoặc... thôi không nói nữa, nhỡ như lôi người có liên quan vào. Nhưng tôi có thể kể một chút về mẹ tôi, vài chục năm trước, trước khi bà cùng cả gia đình ông ngoại bị đày đến quân đoàn Tân Cương, bà sống ở Hải Điến, là một đứa trẻ trong "đại viện". Trường tiểu học của bà nằm ở đường Ngọc Tuyền, và trường cấp hai là trường nội trú 101 nằm khuất trong một góc lâm viên. Bà rời Bắc Kinh khi học trung học cơ sở, sau đó đến Tân Cương, sau đó nữa thì phục vụ trong quân đội, và khi trở về quê hương, bà kết hôn, sau khi sinh ra tôi, bà theo học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Về phần bố tôi, tôi không muốn nhắc đến ông ấy, vì ông ấy đã là người mà tôi không muốn nghĩ đến nữa, mọi thứ của lão không liên quan gì tới tôi.

Nhưng đối với câu nói "Những đứa trẻ sống ở Trung Nam Hải thường lớn lên ở nước ngoài; dưới nữa, thì sẽ đến Hoa Kỳ học cấp 2 hoặc cấp 3; dưới nữa, chúng sẽ đến châu Âu học cấp 2 hoặc cấp 3."

Tôi không biết bạn lấy tiêu chuẩn này từ đâu ra, nhưng với trường hợp của các bạn của mẹ tôi, hoàn toàn không phải như vậy. Tuy nhiên, khi tôi mới bắt đầu học trung học, quả thật quanh tôi có trào lưu đưa con trẻ đến Mỹ du học. Gia đình tôi cũng chung vui khi nộp đơn xin vào một trường trung học nội trú ở Seattle khi tôi mới học cuối năm lớp 10. Tiếc thay, lúc đó tôi bắt đầu yêu đương, sau này mẹ tôi cũng cảm thấy nền giáo dục ở Trung Quốc thực sự không đến nỗi tệ, hơn nữa mẹ nghĩ tôi vẫn còn nhỏ, có lẽ từ nhỏ đến lớn tôi luôn là đứa chẳng làm nên được trò trống gì. Tóm lại, sau đó mẹ cũng đã để kệ tôi.

Các bạn đừng nghĩ tôi là "hào môn vọng tộc", có lẽ thế hệ trước nhà tôi là vậy, nhưng tôi không nghĩ bao gồm cả tôi, trước giờ tôi cũng không có nhận thức ấy. Sau này khi đến Anh, tôi lại càng không nghĩ vậy. Khi tôi bán sức cầm bàn chải cọ bồn cầu tại nhà hàng, tôi chỉ đại diện cho riêng tôi, với tư cách là một người trưởng thành và độc lập.

Còn về nước Mỹ, tôi đã đến đó một lần. Trước khi vào đại học, tôi chỉ đến đó chỉ vài ngày với mục đích tìm hiểu trường học. Bay dọc theo nước Mỹ, tôi cũng đã đến gặp hai người con trai của cô Ninh Ninh và cô Dương Dương, họ là những người mà đã nhiều năm rồi tôi chưa được gặp. Hai người họ lịch sự hơn nhiều so với khi họ còn nhỏ, và tất nhiên là chỉ ở mức kha khá đỡ hơn thôi. Nửa đầu năm sau tôi sẽ lại đi, có lẽ sẽ ở lại lâu dài, đây là điều mà công ty đã lên kế hoạch cho tôi. Cá nhân tôi không thích nước Mỹ, cả New York và London đều nhộn nhịp, nhưng tôi thích những con phố nhỏ hẹp và không khí ẩm thấp ảm đạm của London hơn. Ở New York vài ngày, thỉnh thoảng tôi lại cảm thấy chóng mặt, dù ở London cũng kẹt xe, nhưng tôi vẫn đồng ý sự điều phối của công ty là vì, một: những khoản trợ cấp ở nước ngoài khá tốt, hai: sau khi tham gia kế hoạch này, sẽ lại xin được sang Trung Quốc, tôi sẽ có một kinh nghiệm mà những người khác không có. Tôi nhớ Trung Quốc, vì nơi đó có mẹ tôi.

11-11-2006 - 00:41:49

Sáng sớm nay, hai học sinh của tôi đến gặp tôi với sấp luận văn đã được viết xong xuôi. Trong chuỗi ngày ngáp ngắn ngáp dài này, tôi nhâm nhi ly cà phê và nói chuyện với họ về những vấn đề trên. Thật ngại quá, tôi đã chạy xuống cầu thang gần mười lần để hút thuốc chỉ trong vòng hai tiếng, không biết hai đứa nhỏ có bị tôi doạ sợ hay không. Thật là xúc phạm những người có văn hoá.

Sau khi tiễn họ, tôi nhanh chóng thay quần áo, bước vào phòng thí nghiệm và làm việc đến gần 12 giờ. Trở lại văn phòng, đang dựa lưng vào ghế chuẩn bị ngủ một giấc, thì lại nghe điện thoại rung lên. Màn hình hiện bốn cuộc gọi nhỡ, trong đó có 3 cuộc gọi từ hộp thư thoại, nhưng cuộc gọi đầu tiên bị ẩn số, thời gian gọi đến là 11:47.

Tôi mở hộp thư thoại, hiển thị một tin nhắn. Sau đó, trong 4 phút dài đằng đẵng, ngoại trừ vài tiếng xì xào từ đầu dây bên kia, như thể là tiếng xe ô tô chạy qua, cùng với tiếng cửa mở và tiếng mở ngăn kéo, còn lại không thấy ai nói gì cả. Càng nghe lâu, tôi lại càng lo lắng, thầm mong đợi có thể nghe thấy gì đó, nhưng cũng thầm mong đừng có tiếng gì cả. Cuối cùng, tin nhắn kết thúc.

Tâm trạng tôi trở nên tồi tệ một cách khó hiểu, có chút bồn chồn nôn nóng, tim tôi như muốn chạy lên lồng ngực. Tôi uống nước, tôi hút thuốc, điên cuống lật tờ báo trên bàn, giẫm lên chúng, không có tâm trạng hay ý định nhặt chúng lên.

Tôi mở điện thoại lên, muốn gọi cho ai đó để trò chuyện, hôm nay là cuối tuần và tôi muốn rủ ai đó uống một ly. Lướt danh sách từ a đến z nhưng vẫn không biết phải gọi cho ai. Cuối cùng, tôi lấy quần áo và cầm túi xách. Tôi muốn về nhà.

zoe thấy tôi khoá cửa phòng làm việc, bèn chạy đến hỏi tôi có chuyện gì. Tội vội nói, tôi buồn nôn.

Tôi đưa chìa khóa cho cô ấy và nói, chiều nay tôi sẽ không đến, tôi đã viết xong bản brief của thứ hai tuần sau và kẹp vào trong đống hồ sơ trên bàn, tôi cũng sẽ gửi cho cô ấy một bản trong hộp thư, nếu không nhận được có thể trực tiếp đến tìm tôi.

Có lẽ do đã vài ngày tôi không ngủ ngon, hoặc do lý do nào khác, sắc mặt tôi thực sự rất tệ. Zoe rất lo lắng, dặn tôi phải chăm sóc bản thân thật tốt và hãy gọi cho cô ấy nếu có chuyện gì xảy ra. Tôi rất quý cô thư ký chỉ kém mẹ tôi vài tuổi này, có thể cô ấy cố tình đối xử với tôi như vậy, hoặc có thể những hành động nhỏ nhặt của cô ấy xuất phát từ lòng lương thiện tuần hoàn trong máu, nhiều khi khiến tôi cảm thấy rất ấm áp. Có lần cô ấy đưa tôi một số cảnh báo liên quan về hậu quả của việc hút thuốc trên trang đầu tiên của tài liệu mà tôi nhờ cô in, mỉm cười với tôi và nháy mắt với tôi qua cửa kính. Thi thoảng, khi tôi đến phòng thí nghiệm hoặc khi tôi trở lại, cô ấy sẽ kéo tôi lại, giúp tôi lật cổ áo sơ mi dưới lớp áo khoác trắng, rồi nói: "Yêu dấu à, hôm nay trông em so nice (xin lỗi, tôi không tìm được từ nào có thể thay thế được từ nice). "

Trước khi bước vào hành lang, tôi quay lại nhìn cô ấy, cô ấy vẫn đứng ở cửa phòng làm việc của tôi, hai tay ôm lấy trái tim làm động tác Đức Mẹ Maria, tôi vẫy tay chào cô ấy, quay vào hành lang và bước vào thang máy.

Vừa ngồi xuống xe, tôi còn chưa kịp rút điếu thuốc ra thì điện thoại lại rung lên. Tôi vội vàng rút từ trong túi ra, thấy hơi mất hứng, vẫn là Z. "Xin lỗi đã gọi cho em ngay khi em vừa đi, em biết chị bị doạ sợ chết khiếp mà, em có thể ở một mình thật không? Chúa ơi, mặt em tái nhợt đến thế kia..."

Mặt tôi có tái nhợt sao? Tôi nhìn vào gương chiếu hậu, chợt nhớ rằng, hôm đó, Thẩm Phương cũng nói điều ấy với tôi.

- --------

Tôi nhận lấy khăn, lau đi những giọt nước mưa lấm lem trên người. Thực ra không ướt đến nỗi vậy, hoặc có thể do vừa bị ướt sũng, các sợi tóc tóc dính bết vào đầu khiến người ta cảm giác như tôi vừa bị vớt lên khỏi mặt nước.

Lúc đó tôi mới biết lý do tại sao Danny ngăn tôi không cho xe đẩy vào xe, bởi vì trên sàn xe là một tấm thảm trông rất sang trọng. Tôi hơi lưỡng lự, phân vân không biết có nên nhấc chân lên không, nếu làm bẩn nó thì thật đáng tiếc. Vì vậy, tôi lén nhấc chân lên, chỉ dùng hai gót chân cố chống vững.

Thẩm Phương dường như nhận ra sự bối rối của tôi, tôi nghe tiếng cười của chị, nhìn sang, thấy trong mắt chị có mang ý cười và một chút cảm giác tinh nghịch. Chị ấy không nói gì cả, im lặng một lúc, rồi chỉ vào tôi: "Seat belt (dây an toàn)"

"À, quên mất, cảm ơn." Tôi vội xoay người kéo dây an toàn, chắc hôm đó do trời mưa lạnh nên tay tôi đông cứng lại, thế là, chị nghiêng người qua, giúp tôi thắt dây an toàn, cùng lúc đó có một hương thơm thoang thoảng toát ra từ cơ thể chị. Hồi đó, tôi không phân biệt được các loại nước hoa, chỉ biết cảm thấy rất thơm, là loại hương thơm thanh tao tươi mát mà tôi rất thích.

"Nước hoa của cô thơm quá." Lời vừa thốt ra, thanh niên ngu đần lập tức hơi thấy hối hận, sao miệng mình lại hấp tấp như vậy, đây không phải là lời mà một cô gái nên hỏi thăm một cô gái khác, mình đâu có quen biết người ta đâu.

"Ừ." Chị ấy lại cười, có vẻ cũng bị tôi làm cho khó xử, không biết liệu chị ấy có bắt đầu hối hận vì đã cho một người kỳ quặc đi quá giang hay không.

"......"

"Em có sao không, tay em lạnh quá, em thấy lạnh lắm à?" Giọng nói của chị nghe rất dịu dàng, cũng rất ân cần, sau đó lại nở nụ cười, "Khuôn mặt em trắng bệch rồi."

Tôi muốn nói, chị ơi, là do em hồi hộp được chưa. Tế bào não tôi hình như có dấu hiệu khôi phục một chút, nhưng vẫn chưa đủ, dù sao tôi cũng không biết tôi bị sao, hôm đó tôi thật sự rất kỳ quái.

Tôi cố ý rặn ra một nụ cười nhẹ, "Không sao đâu, tôi phát dục thiếu chất thôi... Ồ, không phải,... là, ý tôi là, tôi bị suy dinh dưỡng."

Trò hề của thanh niên ngu đần có vẻ đã khiến cho cô gái nho nhã không nhịn được chời, tôi thấy chị ấy sắp không nén được thôi thúc muốn cười lớn, chị quay đầu sang bên kia ngắm cảnh ngoài cửa sổ, qua một lúc lâu, rốt cuộc vẫn không nhịn được, chị phì cười ra tiếng, lắc đầu rồi cười với tôi: "Em, cô gái như em thật là vui tính," rồi lại cười nhẹ nhàng: "Em bao nhiêu tuổi rồi, mười mấy? Mà vẫn còn suy dinh dưỡng?"

"Mười mấy ư?" Tôi làm ra vẻ mặt khinh bỉ: "Nếu như hồi đó tôi vẫn ở trong thôn, đoán chừng giờ này đã đẻ ra được đứa con đến tuổi lên phố mua đồ rồi đấy."

"Hahaha." Sao chị ấy lại cười thế? "Em bao nhiêu tuổi vậy?" Chị vô thức dùng tay che miệng, ra vẻ rất nghiêm túc, nhưng trong mắt vẫn hiện rõ vẻ trêu đùa, hỏi: "Em định cho con em học mua đồ khi nó mấy tuổi?"

Tôi không biết do hôm đó tôi mặc đồ hơi trẻ con, hay là do nhìn mặt tôi quá non. Dù sao, tôi vẫn không chịu thua: "Tôi sao, cũng tầm tuổi cô."

"Thật sao?"

"Tôi 23." Tôi nhớ ra hôm nay là sinh nhật mình, bỗng có chút ảm đạm. Tôi không nói thêm nữa.

"Nhìn không ra đó, nhỏ hơn chị một chút."

Theo lẽ thường, tôi nên hỏi chị ấy bao nhiêu tuổi để chủ đề này có thể tiếp diễn một cách tự nhiên, nhưng không biết trái tim tôi bị sao: "Ồ, vậy à." Tôi quay đầu lại, mưa rơi tạo thành một lớp màn nước trên cửa kính xe cản trở tầm nhìn, cảnh vật bên ngoài mù mịt không rõ. Tôi bắt đầu im lặng.

Không biết chiếc xe đã chạy bao lâu, chúng tôi không nói chuyện gì, có vẻ như hai chúng tôi đều có chuyện riêng để nghĩ, tôi không biết chị ấy nghĩ gì, nhưng về phần tôi, tôi không nghĩ gì cả.

Xe dần chậm lại, chị nhìn về phía trước, "Em xuống đường này à?"

Tôi chợt hoàn hồn, không nhận ra ngoài kia là đâu cả: "À, vâng vâng, cảm ơn chị."

"Danny, tìm nơi đỗ xe, cảm ơn." Có lúc hai người họ nói tiếng Anh, có lúc nói tiếng Quảng Đông. Và sau này, khi có sự có mặt của tôi, Thẩm Phương sẽ nói tiếng phổ thông với bọn họ, và bọn họ cũng nghe hiểu.

Chiếc xe dừng lại. "Có vẻ nơi này không thể đỗ xe lâu." Chị nhìn ra bên ngoài.

"Không sao, em sẽ nhanh thôi," tôi vội vàng tháo dây an toàn xuống xe: "Cảm ơn chị rất nhiều, à, đúng rồi, rất vui được gặp chị, tên em là Cảnh Minh." Nói xong, tôi giơ tay ra theo thói quen.

Lại ngu đần mất rồi, định chờ đối phương giơ tay ra bắt rồi mới từ biệt hay gì?

Thôi kệ, dù sao cũng giơ tay ra rồi. Chị ấy không kịp phản ứng lại, làm tôi cứng đờ ra tại chỗ, máu nóng ào ạt chảy ngược lại, trời ơi, cứu tôi với, ngại quá đi!

Ngay lúc sắc mặt tôi bắt đầu chuyển từ trắng sang tím ngắt, chị ấy "à" một tiếng, giơ tay ra: "Ồ, rất vui được biết em, Cảnh Minh." Chị không nói tên chị.

Khi tôi kéo xe đẩy tới trạm dừng tàu điện ngầm, lúc đó tôi mới phát hiện phải quay về từ đường này, rồi lại phải đổi tuyến hai lần. Hết cách, thôi cứ đổi đi. Tôi kéo chiếc xe đẩy, bắt xe đi các tuyến đường khác nhau, trong đầu toàn là cảnh tượng cứ như nằm mơ ấy, xe đẹp người xinh. Trên đường, tôi bất giác cười ngốc không biết bao nhiêu lần.

Kể từ đó trở đi, tôi luôn nghĩ về "Bạch Nương Tử" mọi lúc mọi nơi, đây là biệt danh mà tôi đặt cho chị, vì, tôi không biết chị là ai, thứ hai là vì màn đón chào giữa màn mưa trắng xoá như trong hí kịch của chị ấy, hơn nữa, tôi thấy dung mạo của chị rất giống cô "Bạch Nương Tử" trong phim mà ai ai cũng biết, mỗi tội chị trẻ tuổi hơn nhiều. Bộ dạng xinh đẹp đó, cũng như ý cười nhàn nhạt trên đôi lông mày, quả thực rất giống nhau, có phải vì họ đều uống nước từ sông Hương Giang không?

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv