*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
(*) Trích Luận Ngữ, Khổng Tử Thân là bề tôi, sao có thể dị nghị cho được? Ngay cả những người có căn cơ như đám Lư Hoàng, Thổi3 Viêm cũng đều cúi đầu, không dám nói câu nào.
Đúng lúc ông ta chuẩn bị tuyên bố bãi 5triều thì thị lang Bộ Hộ - Trần Tựu Đạo bước ra khỏi hàng.
Nhưng đây vẫn là điều nằm ngoài dự liệu của các quan viên trong triều, bởi làm thế này chẳng khác nào đối nghịch với các danh gia vọng tộc không kiêng nể gì.
Nhưng Trần Tựu Đạo và Tiền Thiên Huy đầu có thể lực và sự ân sủng đó.
Huống hồ, hai người này tính tình trầm lặng, luôn giữ thái độ trung lập, bình thường không thể hiện ở trên triều nên càng khiến người ta phải kinh ngạc.
Thượng thư Bộ Hộ hiện tại là Triệu Trọng Thường nhiều bệnh, mười ngày thì đến chín ngày không ở Bộ Hộ, hữu danh vô thực, người thực sự làm chủ Bộ Hộ hiện nay chính là hai thị lang Trần Tựu Đạo và Tiền Thiên Huy.
Hai quan viên làm chủ đã tỏ thái độ rồi, các quan viên thuộc bốn ti của Bộ Hộ cũng đua nhau ra khỏi hàng, nhất loạt tán thành tấu chương của Uông Ấn, khẩn cầu hoàng thượng chấp thuận.
Nhìn thấy cảnh này, Vĩnh Chiêu Để mỉm cười, đường pháp lệnh càng hằn sâu hơn trên mặt, cất tiếng: “Nếu chúng ái khanh đều tán thành, vậy thì trẫm sẽ đồng ý, đặc biệt lệnh cho Đề Xưởng chủ trì, Bộ Hộ phối hợp, cùng nhau thi hành việc tra xét hộ tịch và tài sản ngầm!” Ban đầu, ông ta không định đưa ra quyết định ngay, nhưng quan viên Bộ Hộ nhất loạt tán thành thì chẳng cần chờ đợi thêm gì nữa.
Giảm bớt quyền lực và tiền tài của danh gia vọng tộc cũng là điều mà tâm tư bậc đế vương hướng đến.
Thấy Vĩnh Chiêu Đế chấp thuận tấu chương ngay trên triều, Lư Hoàng và Thổi Viêm cảm thấy mắt tối sầm lại, hai chân nhũn ra, gần như không đứng vững nổi.
Xong rồi, lần này xong rồi, tra xét hộ tịch và tài sản ngầm, gia tộc phải làm gì đây? Lư Hoàng và Thổi Viêm muốn phát khóc, bọn họ liên kết các gia tộc lớn lại, vốn dĩ mọi người bàn bạc xem phải đối phó với Uông Ấn như thế nào để ra tay trước giành lợi thế, nhưng bây giờ thì không được nữa rồi! Lư Hoàng và Thổi Viêm không dám tưởng tượng, sau khi nghe được tin này, các trưởng lão trong tộc sẽ phản ứng như thế nào, càng không biết bọn họ sẽ ứng phó ra sao.
Bây giờ, bọn họ chỉ biết rằng mình vô cùng căm hận Uông Ấn.
Uông Ấn, tất cả đều là do Uông Ấn! Lư Hoàng cảm thấy hỗn độn trong lòng, không biết là vì hối hận đã có vợ bé ở bên ngoài, hay là bất mãn với sự ngạo mạn của vợ mình là Thối thị? Hay là vì động lòng với sức ảnh hưởng của việc các gia tộc lớn liên thủ mà người kia đã nói? Khó diễn tả thành lời, lúc này có hối hận thì cũng không còn tác dụng gì nữa rồi.
Ông ta tuyệt đối chẳng ngờ được đề xuất tra xét hộ tịch và tài sản ngầm không phải do Đề Xưởng hay Uông Ấn nghĩ ra mà lại do phu nhân của Uông Ấn là Diệp Tuy đề xuất.
Sau khi làm lão thái quân của nhà họ Cố, Diệp Tuy mới biết được tình trạng chiếm giữ nhà cửa, ruộng đất làm của riêng ở các đại tộc lại nghiêm trọng đến vậy, nghiêm trọng đến mức sau này còn dẫn đến bạo động ở các đạo lớn.
Những năm cuối Vĩnh Chiểu, lao dịch và thuế má khắc nghiệt đã khiến dân chúng không thể tiếp tục chịu đựng, họ đua nhau trốn đi thành dân lưu lạc, gây tai họa nặng nề cho Đại An.
Chính bởi những cuộc bạo động đó mà sau này Thái Ninh Để mới nghe theo kiến nghị của tả bộc xạ Thượng Thư đương nhiệm là Tôn Trường Uẩn, hạ lệnh kiểm tra xét hộ tịch và ruộng đất ngầm.
Chỉ một năm ngắn ngủi mà Bộ Hộ đã tra ra được ba trăm ngàn nhà cửa bị giấu giếm, trong đó có bảy phần là tài sản ngầm của các gia tộc lớn.
Khi đó, việc điều tra ra tình hình này đã khiến toàn thể triều đình vô cùng kinh ngạc, triều đình mới bắt đầu biết tầm nghiêm trọng của việc các gia tộc lớn chiếm giữ tài sản ngầm.
Diệp Tuy tin rằng tình hình chiếm giữ tài sản ngầm của các gia tộc lớn tại thời điểm này đã rất nghiêm trọng, bằng không sẽ không dẫn đến bạo động vào mười mấy năm sau.
Bây giờ kiểm tra hộ tịch, ruộng đất ngầm, thứ nhất là có thể giảm bớt lao dịch, tăng thuế má, thứ hai là có thể đề phòng bạo động sau này, thứ ba là còn có thể phá hủy mối liên kết giữa các gia tộc lớn, giúp đỡ được phần nào cho đại nhân.
Sau khi nghe xong đề xuất của Diệp Tuy, Uông Ấn cân nhắc một lát rồi đáp: “Việc này được.” Uông Ấn làm Đề Xưởng đốc chủ nên đương nhiên biết rõ chuyện này, nhưng trước đây, thái độ với các đại tộc của hắn cũng giống như các quan viên khác, đó là thận trọng, không dám tùy ý động vào.
Nhưng nay đã khác xưa, thời cuộc thay đổi chỉ trong nháy mắt, Uông Ấn cảm thấy bây giờ chính là thời cơ tốt nhất để đối đầu với thể lực này, nhất là khi các gia tộc lớn còn đang có trạng thái liên kết như lúc này.
Tối hôm đó, Uông Ấn lập tức cho gọi trưởng ban đề kỵ Thẩm Trực tới, dặn dò bọn họ âm thầm điều tra tình hình chiếm giữ tài sản ngầm.
Tin tức khái quát mà đám người Thẩm Trực bẩm báo lại đã đủ để Uông Ấn ý thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Đề xuất của Diệp Tuy đến rất đúng lúc.
Bởi vậy sau khi suy nghĩ kĩ càng, Uông Ấn liền tiến cung, sớm bẩm báo lên Vĩnh Chiểu Đế.
Uông Ấn không ra tay thì thôi, đã làm thì sẽ làm tới cùng.
Đề xuất của Diệp Tuy chỉ là bước đầu tiên.
Còn bước thứ hai trong kế hoạch, ngay cả Diệp Tuy vừa nghe cũng biến sắc mặt mày ngay tức thì.