Phương Minh Viễn thật sự không có chút hứng thú nào với nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây sao? Thật ra cũng hoàn toàn không phải như thế. Trên thực tế, đúng như Phương Minh Viễn từng nói, công xưởng, thiết bị và công nghệ sản xuất của nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây đều đã lạc hậu rồi, chẳng cần so với trình độ quốc tế, chỉ cần so sánh với các nhà máy cùng loại ở trong nước thì nó cũng đã lạc hậu, lỗi thời thấy rõ. Có giá trị thật sự chỉ còn là những người công nhân già từng làm việc mười mấy, mấy chục năm đó mà thôi. Nhưng ở Hoa Hạ bây giờ, người lại chính là thứ không đáng tiền nhất, rất nhiều công nhân các doanh nghiệp nhà nước đang phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp, tìm lại việc làm, mà Tây Tần lại là một đại tỉnh công nghiệp, cũng là một đại tỉnh của các doanh nghiệp công nghiệp quân đội, những công nhân lành nghề này, nói khó nghe một chút, thì vơ bừa cũng được cả nắm. Nếu Phương Minh Viễn muốn tuyển dụng, căn bản chẳng cần tốn công suy nghĩ gì tới đám lao động phổ thông này.
Nhưng đối với Phương Minh Viễn mà nói, nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Trong một, hai đời nhà họ Phương, ngoại trừ chú hai, những người còn lại đều có thể coi là đi ra từ nhà máy này. Trong nhà máy có đồng nghiệp cũ, bạn bè và chứa đựng nhiều hồi ức của họ. Mặc dù bố mẹ và ông nội đều chưa từng nói tới, nhưng Phương Minh Viễn biết rằng, họ có tình cảm sâu sắc đối với nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây.
Thu mua nhà máy thiết bị cán ép Tần tây, một mặt có thể thỏa mãn tình cảm của ông nội và bố mẹ, mặt khác cũng có thể mượn bước này để tiến vào ngành công nghiệp sắt thép Hoa Hạ, đó chính là mục đích ban đầu của Phương Minh Viễn. Về phần khu nhà xưởng, thiết bị và công nghệ sản xuất của nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây có tiên tiến hay không cũng chả quan trọng. Nhưng những lời này chỉ có thể giấu kín trong lòng, không thể nói ra ngoài, rất nhiều người trên quan trường Hoa Hạ, khà khà, tặng bọn họ tấm biển “Trời cao ba thước” cũng không quá đáng chút nào.
Nếu Phương Minh Viễn dám nhận mình rất quan tâm đến nhà mày thiết bị cán ép Tần Tây, thì họ cũng dám coi tiền như rác đưa ra giá mấy trăm triệu đồng cho một cái nhà máy sắp phá sản. Tất nhiên rồi, nếu Phương Minh Viễn tham lam giống bọn con ông cháu cha, cũng có thể không tốn một đồng lấy lại được nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây. Tất nhiên, làm như vậy tai họa ngầm ngày sau không nhỏ, mà hắn cũng khinh không muốn làm thế.
Lý Đông Tinh và Lữ Lương từ đó nói vài câu, Phương Minh Viễn cũng ưng thuận các bước tỏ vẻ lắng nghe ý kiến của sở Công nghiệp tỉnh.
Ý kiến của sở rất dài, mà lại rất ngắn. Dài là chỉ bọn họ lại có thể đưa ra bản thảo thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần tầm bảy tám điều. Rất ngắn chỉ ý chính là sởđịnh nhượng lại tối đa 49% cổ phần nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây. Sở công nghiệp ra giá chỗ cổ phần đó là 110 triệu Nhân dân tệ.
Nói thật, lúc ấy Phương Minh Viễn suýt nữa bật cười. Không biết đây là gợi ý của vị lãnh đạo nào ở sở, thật sự đã đem nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây ra làm chiếc bánh thơm rồi. 49% cổ phần đã giá 110 triệu NDT, chẳng phải nói, trong mắt bọn họ nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây trị giá ít nhất là 200 triệu NDT sao? 200 triệu NDT, nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây hiện giờ có đập nồi bán sắt cũng khó mà đáng giá một phần mười khoản tiền ấy.
Lúc đó Lý Đông Tinh và Lữ Lương cũng ngây ra, họ không ngờ rằng, Sở công nghiệp tỉnh lại đưa ra bản dự thảo hợp tác dở hơi như thế. Tuy rằng hai người bọn họ không hiểu lắm về tình hình cụ thể của nhà mày thiết bị cán ép Tần Tây, nhưng hai người công tác ở Bình Xuyên nhiều năm, ít nhiều cũng biết đôi chút về tình hình đại khái của nhà máy. Hiệu quả và lợi ích kinh tế của nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây vẫn không tốt, từ cuối những năm 80 luôn thua lỗ. Dù cho mấy năm gần đây sơ sơ có chút khởi sắc, nhưng đó không phải nhờ nhân tố của bản thân nhà máy, mà là do đại hoàn cảnh huyện Bình Xuyên được cải thiện. 49% cổ phần của một xí nghiệp như thế mà dám mở miệng thét giá đòi 110 triệu nhân dân tệ, họ chỉ có thể nói rằng, não vị lãnh đạo kia của sở công nghiệp tỉnh bị con lừa hôn** rồi.
**não bị lừa hôn: gần giống như đầu có điện, hồ đồ, ngu ngốc, điên.
Phương gia thật ra có tiền, nhưng vì một nhà máy như thế mà phung phí 100 triệu nhân dân tệ để mua về 49% cổ phần, thế là cái gì chứ? Coi Phương gia tiêu tiền như rác chắc? Nếu biết sớm là bàn dự thảo hợp tác của sở công nghiệp tỉnh như thế này, bọn họ đã mặc kệ rồi.
Ngô Cường Húc nhìn ra vẻ mặt có chút bất mãn của Lý Đông Tình và Lữ Lương, anh cũng thấy theo tình hình hiện tại của nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây, đừng nói là bán 49% cổ phần với giá 100 triệu NDT, dù bán cả nhà máy mà có thể thu về được 100 triệu thì cũng phải cảm tạ trời đất rồi. Nhưng đây là ý của Bí thư Đảng ủy sở công nghiệp tỉnh Mai Nguyên Trạch, Phương gia thuê quyền sử dụng đường sắt Phụng Đồng, mỗi năm nộp hơn 100 triệu tiền phí sử dụng lên Bộ đường sắt Phụng Nguyên, điều này cũng không phải là bí mật trong giới lãnh đạo cấp cao của tỉnh Tần Tây. Với cả mọi người đều biết rằng, trong gần 10 năm đường sắt Phụng Đồng không kiếm một xu nào ở cục đường sắt Phụng Nguyên, toàn nhận trợ cấp từ bộ đường sắt.
Cho nên, Mai Nguyên Trạch cho rằng, nếu Phương gia vẫn luôn nuôi ý định thu mua nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây thì nhượng lại cổ phần của nhà máy này cho họ một chút cũng không có vấn đề gì, thực thi chính sách cải cách mở cửa đã nhiều năm như vậy, việc các doanh nghiệp tư nhân mua lại doanh nghiệp nhà nước cũng không phải là sự quá mới mẻ ở khu vực duyên hải Đông Nam. Nếu nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây lâm vào cảnh bùn không đắp nên tường*, trông thấy không thu hồi được vốn, thì chuyển nhượng cho Phương gia lấy chút tiền cũng là kết cục không tồi.
*bùn không đắp nên tường: gần giống “gỗ mục không thể khắc”, bản thân người hoặc sự việc hết cách khắc phục, có cho bao nhiêu cơ hội cũng không làm nên đại sự..
Xét Phương gia dành cho bộ đường sắt Phụng Nguyên điều kiện hậu đãi như thế, Mai Nguyên Trạch nhận định, nếu Phương gia đã có hứng thú như thế với nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây thì cứ mạnh dạn đưa ra mức giá cao. Nói như vậy, cũng là chiến tích một bút lấy cho ra thủ*. Hơn nữa, nghĩ đến sản nghiệp dưới tên Phương gia hiếm khi không kiếm được tiền, Mai Nguyên Trạch cảm thấy chuyển nhượng toàn bộ nhà máy cho Phương gia cũng không thỏa đáng, vạn nhất sau này nhà máy thiết bị cán ép TầnTây lại phượng hoàng niết bàn khởi tử hồi sinh, thì chẳng phải mình không còn được hưởng lợi nữa sao? Cứ suy đi tính lại như thế, cuối cùng kết quả là như thế.
- Trưởng phòng Ngô, tôi có mấy vấn đề mong anh có thể trả lời thật cho.
Phương Minh Viễn đặt bản dự thảo trong tay xuống, nghiêm túc nói:
- Tài sản hiện này của nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây là bao nhiêu, đừng nhắc tới giá trị, mà nó đang mắc nợ là bao nhiêu? Nếu bảo tôi mua 49% cổ phần này, thì khoản nợ đó tôi có phải gánh chịu nữa không?
Ngô Cường Húc chần chừ một lát nói:
- Tôi cũng không nắm rõ cụ thể mức nợ nần, nhưng nếu Phương gia trở thành cổ đông của nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây, thì khoản nợ của nhà máy cũng phải chia theo tỉ lệ.
Thật ra trong lòng hắn thừa biết rằng, nghe nói năm ngoái nhà máy này đã nợ đến 40 triệu, năm nay chắc chắn chỉ tăng chứ không giảm.
- Thế sau khi nhập cổ phần, các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Tổng giám đốc tài vụ của nhà máy phân phối ra sao? Nguyên thành viên Đảng ủy của nhà máy thì làm thế nào?
Phương Minh Viễn tiếp tục truy hỏi. Sở dĩ nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây sa sút đến mức độ này là do trách nhiệm không thể chối cãi của nguyên thành viên đảng ủy nhà máy. Bọn họ không những liên tiếp nhúng tay vào hoạt động kinh doanh của nhà máy mà còn tứ phía mở rộng Đảng viên. Chỉ riêng số công nhân ở đảng ủy của nhà máy đã có hơn 230 người, chiếm 7-8% tổng lượng công nhân viên chức. Nếu tính cả số công nhân viên chức làm việc trong các khoa và văn phòng của nhà mày thì chiếm tới gần 17%, 18% tổng số công nhân viên chức. Nói cách khác, có gần 1/5 công nhân viên chức đều không phải là công nhân hàng đầu, chỉ toàn ngồi văn phòng.
- Cậu Phương, đảng viên nhà máy đương nhiên là cần giữ lại. Cậu đừng quên đây vẫn là doanh nghiệp nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là không thể thiếu được.
Ngô Cường Húc nhíu mày nói:
-Phương gia nhà cậu có thể đề cử một người đảm nhiệm phó giám đốc nhà máy.
Lần này Phương Minh Viễn đúng là chán chả buồn nói nữa, sở công nghiệp tỉnh đúng là coi Phương gia tiêu tiền như cỏ rác mà, con sư tử đói đang há to mồm chạy lại đây rồi. Bỏ vốn 110 triệu mua một nhà máy có khả năng không thu hồi lại được vốn, còn chỉ có thể giữ 49% cổ phần, lại phải chịu khoản nợ của nhà máy, lại còn phải giữ lại cán bộ nhà máy, cứ cho là phái ra được một vị phó giám đốc, nhưng dưới tình cảnh Bí thư đảng ủy và giám đốc nhà máy đều không phải là người của mình, thì còn có tác dụng gì trong nhà máy cơ chứ?
- Nếu đã như thế, thưa trưởng phòng Ngô, Bí thư Lý, chủ tịch huyện Lữ, Phương gia tôi cần có thời gian suy nghĩ về chuyện này, nếu chúng tôi vẫn còn có hứng thú, hôm sau sẽ tự khắc đến tìm sở công nghiệp bàn bạc.
Phương Minh Viễn chưa dứt lời, những người ở đó đều hiểu rằng, lần này Phương gia đã từ chối khéo đề nghị của sở công nghiệp tỉnh.
Ngô Cường Húc còn muốn nói thêm điều gì đó, nhưng Phương Minh Viễn đã hoàn toàn không cho ann ta cơ hội, lập tức chuyển đề tài sang làm thế nào để cứu tế cho người nhà những công nhân viên chức bị thương vong trong sự cố lần này.
Sau khi tiễn đoàn người Lý Đông Tinh đi, Phương Minh Viễn về thư phòng của mình, tiếp tục lật xem đống tài liệu về Haldore Khodorkovsky. Trong lòng tính toán xem làm thế nào để đạt được lợi ích lớn nhất trong vụ chuyển nhượng công ty xăng dầu Youke Chomsky.
Có thể nói, chính phủ Nga hiện giờ đang mắc nợ nhiều, thiếu hụt tài chính không ngừng gia tăng. Chính phủ Nga dưới sự lãnh đạo của Yeltsin và Gaidar sẽ thực hiện tư hữu hóa nền kinh tế để thay đổi tình trạng khó khăn. Cũng chính do quốc gia lấy cổ phần nhà nước của các doanh nghiệp dầu mỏ và luyện kim để thế chấp, rồi vay tiền các ngân hàng tư nhân ở Nga. Đây chính là cơ hội trời ban cho các nhà tài phiệt mới nổi ở Nga tích lũy tư bản nguyên thủy. Bởi lẽ trong khi nơi nơi đều chuyển nhượng quyền cổ phần, cổ phần nhà nước được bán ra với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế.
Ví dụ như Haldore Khodorkovsky nắm trong tay ngân hàng Menatep, đã dùng 300 triệu USD mua gần 80% cổ phần của Công ty xăng dầu Youke Chomsky. Rồi đến 2 năm sau, giá thị trường của công ty xăng dầu youke Chomsky đột nhiên lên tời gần 10 tỷ USD, Haldore Khodorkovsky một đêm phất lên giàu có.
Tình huống tương tự như thế vẫn còn trong quá trình tư hữu hóa ở Nga, một số ít bảo hộ thông qua những thủ đoạn phi pháp ngầm chiếm hữu tài sản nhà nước, sau đó họ trở thành bát đại tài phiệt lũng đoạn kinh tế huyết mạch Nga. Về cơ bản, họ thâu tóm các xí nghiệp khí đốt, động lực, luyện kim và ngành tài chính quốc gia, trở thành phú hào mới nổi của thế giới.
- Năm nay là năm 1993, nếu mình nhớ không nhầm thì Haldore Khodorkovsky bị bắt là vào năm 2004, 2005, có nghĩa là khoảng 10 năm.
Phương Minh Viễn vừa viết viết vẽ vẽ lên giấy vừa tính nhẩm trong đầu.
Lúc ấy chính phủ Nga lấy tội danh “lừa gạt xâm hại quyền tài sản, cố ý vi phạm mệnh lệnh của tòa án, trốn thuế cá nhân và đồng mưu ăn cắp tài sản quốc gia” ra phán quyết phạt Haldore Khodorkovsky 8 năm tù, mà đến năm 2010, cũnglà trước khi Phương Minh Viễn qua đời, lại có tin tức truyền từ Nga nói rằng tòa án nước Nga dự định lấy tội danh “ăn cắp dầu thô và phạm tội rửa tiền”, tăng án phạt cho Haldore Khodorkovsky 8 năm tù. Nói cách khác, Haldore Khodorkovsky muốn ra tù thuận lợi cũng phải đến khi y 60 tuổi, vậy mà lúc đó Putin chẳng những liên nhiệm Tổng thống mà còn làm Thủ tướng ít nhất một nhiệm kỳ rồi.
Thật ra, những tội danh đó chỉ là đánh lừa nhân thế thôi. Nguyên nhân chính mà Haldore Khodorkovsky phải vào tù là vì y đang khiêu chiến quyền uy của Putin. Y không ý thức được, Putin và Yeltsin cầm quyền hoàn toàn khác nhau.
Nghe nói trong một tiệc trà xã giao ở điện Kremli, tổng thổng mới nhậm chức Putin triệu tập một cuộc họp gồm các trùm đầu sỏ chính trị ở Nga, dưới thời Yeltsin, những tên đầu sỏ này thao túng đại quyền lực quốc gia, Putin quyết định chấm dứt tất cả việc này. Giao dịch rất đơn giá, Putin yêu cầu họ đừng can dự vào chính trị nữa, chính phủ sẽ không truy cứu việc họ tư lợi kiếm tiền bỏ túi trong tiến trình tư hữu hóa vào những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng Haldore Khodorkovsky lại không đáp ứng yêu cầu của Putin. Do đó Putin rất phẫn nộ.
Sau đó, Haldore Khodorkovsky lại định chuyển nhượng 40% cổ phần công ty xăng dầu Youke Chomsky cho tập đoàn tài chính Hoa Kỳ, thông qua giao dịch nhận thấy những bất động sản như giếng dầu và cơ sở hạ tầng của công ty xăng dầu Youke Chomsky kiếm được lượng tiền lớn từ nước ngoài, từ đó trở thành tỷ phủ đích thực của phương Tây nắm giữ hơn trăm triệu tiền mặt.
Hành vi này càng chọc giận Putin. Theo như Putin thấy, hành vi này của Haldore Khodorkovsky không phải là bán đi cổ phần của công ty xăng dầu Youke Chomsky mà là đang bán đi cả nước Nga. Bởi vì, sản lượng dầu của công ty Youke Chomsky lúc đó gần đạt 1/3 sản lượng dầu của Nga, mà tình hình tài chính Nga lúc đó có chuyển biến tốt đẹp đều là nhờ giá dầu thô quốc tế tăng cao, nguồn thu từ thuế xuất khẩu dầu và thuế công nghiệp dầu mỏ chiếm 30% đến 40% thu nhập tài chính của chính phủ Nga. Mà rất nhiều chuyên gia đều cho rằng, trong thời đại ngày nay, có thể chi phối 10% tài chính quốc gia thì sự ảnh hưởng của nó đã đủ để phúc xạ ra toàn quốc.
Cho nên dưới con mắt của Putin, bán đi công ty xăng dầu Youke Chomsky có nghĩa là đem quyền chi phối tài chính quốc gia đặt vào tay công ty nước ngoài. Nói như vậy, tập đoàn tài chính Hoa Kỳ nắm giữ công ty xăng dầu Youke Chomsky là đòn bẩy mạnh nhất có thể thực hiện gia tăng áp lực đối với chính phủ Nga. Điều đó không chỉ có quan hệ đến sự thành bại cải cách của Putin và sự tồn vong của chính quyền Putin, mà còn liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của toàn nước Nga. Cho nên thật không may cho đồng chí Haldore Khodorkovsky, chỉ có bị bỏ tù. Công ty xăng dầu youke Chomsky sau này cũng bị giải tán.
Phương Minh Viễn không tự nhận mình có thể nghịch thiên mà thay đổi việc Putin cầm quyền nước Nga, như vậy chỉ còn cách trước khi Putin chấp chính, tận dụng khả năng lớn nhất nắm bắt thời gian.