Lưu Hồng Đào mặc dù bước đầu trúng kế nhưng y vẫn chấp nhận áp dụng chế độ trưng cầu ý kiến nhân dân mà Hứa Lập đưa ra là vì muốn có cảm giác nắm quyền lực trong tay. Nếu chế độ này được áp dụng thì cuộc sống Tô Quảng Nguyên sau này sợ là không dễ chịu cho mấy.
Buổi chiều Hứa Lập gọi điện báo cho Nhâm Minh Sơn và Thôi Lâm chuẩn bị xuống xã thị sát. Vụ đông xuân sắp tới, Vọng Giang là thị xã có nền sản xuất nông nghiệp mạnh, nông nghiệp mới là căn bản của thị xã. Hứa Lập muốn xuống cơ sở xem tình hình canh tác của nông dân có tốt không. Nhất là mùa đông năm nay tuyết rơi nhiều, sau xuân mưa ít hơn nữa theo dự báo thời tiết thì một thời gian tới thị xã cũng sẽ không có mưa, như vậy công tác chống hạn cũng phải sớm được bắt đầu, sớm chuẩn bị tránh ảnh hưởng đến sản xuất vụ xuân.
Nhưng ai ngờ một cuộc điện thoại lại khiến kế hoạch này của Hứa Lập bị cắt ngang. Người gọi tới là người Hứa Lập muốn gặp nhưng không dám gặp.
Vừa nghe điện Hứa Lập đã nghe thấy giọng nghẹn ngào đầu bên kia của Lữ Tĩnh truyền tới. Hứa Lập không khỏi khẩn trương hỏi:
- Lữ Tĩnh? Sao vậy? Cô mau miệng lắm mà?
Lữ Tĩnh nghe xong không khỏi tức tối. Cô vừa về tới nhà thì gặp chuyện mà không dám nói ra với ai, bây giờ có thể tìm được người chia xẻ nên không đợi mở miệng cô đã rơi nước mắt.
Bố Lữ Tĩnh hai hôm trước gặp tai nạn giao thông, chân trái bị gãy tại chỗ, trên người cũng có nhiều vết thương. Tên lái xe gây tai nạn mặc dù không chạy nhưng y cứ ngồi trên xe không xuống. Cũng may có người dân tốt bụng gần đó gọi điện báo cảnh sát, báo cấp cứu mới đưa được bố Lữ Tĩnh tới bệnh viện gần đó cấp cứu.
Sau kiểm tra xác định bố Lữ Tĩnh tuy bị thương nặng nhưng không nguy hiểm tới tính mạng. Dù là vậy mẹ Lữ Tĩnh biết tin vẫn sợ hãi không biết nên làm gì. Cũng may bố Lữ Tĩnh hôn mê vài tiếng là tỉnh lại, ông bảo vợ gọi điện cho Lữ Tĩnh, bảo Lữ Tĩnh về. Nhưng vì sợ con gái lo lắng nên ông không nói chuyện mình gặp tai nạn giao thông ra, chỉ nói bố mẹ nhớ con gái hy vọng Lữ Tĩnh về nhà thăm mình.
Lữ Tĩnh về đến nhà nhưng không thấy bố mẹ đâu. Cô gọi điện cho mẹ mới biết bố mình gặp tai nạn giao thông. Cô vội vàng bỏ hành lý chạy tới bệnh viện thăm bố. Mà mẹ Lữ Tĩnh bình thường đâu có gặp chuyện lớn thế này, bà không biết xử lý ra sao. Thấy Lữ Tĩnh tới, bà như tìm được chỗ dựa, bà hy vọng Lữ Tĩnh nghĩ biện pháp gì đó.
Lữ Tĩnh ngồi trong phòng bệnh với bố một lát sau đó ra tìm bác sĩ phụ trách khoa này để hỏi thăm tình hình vết thương của bố. Vị bác sĩ – trưởng khoa Lưu kia có họ hàng xa với mẹ Lữ Tĩnh, tuy họ rất xa nhưng vẫn là có cho nên y khá nhiệt tình với nhà Lữ Tĩnh. Trưởng khoa Lưu mời Lữ Tĩnh ngồi xuống rồi lấy tấm phim chụp chân của bố cô ra đưa cho cô xem. Y cũng nói.
- Vết thương của bố cháu rất nghiêm trọng, mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng chân trái đã gãy xương thành nhiều đoạn nếu không kịp thời phẫu thuật sợ sẽ thành tàn phề.
Lữ Tĩnh hoảng sợ, bố cô mới có hơn 50 tuổi, vẫn còn nửa đời phía trước mà tàn tật thì sẽ ra sao? Mẹ cô sẽ ra sao?
- Chú Lưu, chú mau làm phẫu thuật cho bố cháu, nếu không đủ tiền thì cháu sẽ đi vay.
Trưởng khoa Lưu lắc đầu nói:
- Cháu cũng học ngành y nên cũng biết rồi đó, tiền phẫu thuật tuy là một vấn đề nhưng càng quan trọng hơn là thiết bị ở bệnh viện tuyến huyện có hạn. Chú cũng không thể làm gì được. Mà trình độ kỹ thuật của bác sĩ tuyến huyện cũng không cao, bố cháu mà phẫu thuật ở bệnh viện huyện sợ là không hoàn toàn khỏi hẳn được, vẫn sẽ có di chứng.
Lữ Tĩnh cũng làm y tá nên biết rõ chênh lệch giữa bệnh viện trên tỉnh và tuyến huyện.
Nếu bố cô ở trên Bắc Kinh thì đây không phải vết thương gì lớn, nhưng ở một huyện nhỏ như An Huệ thì nó lại liên quan tới cả đời người.
- Cảm ơn chú, vậy chú có thể liên lạc với bệnh viện trên tỉnh giúp cháu không, cháu muốn chuyển bố cháu lên đó.
Trưởng khoa Lưu gật đầu:
- Đương nhiên, chú có bạn hồi đại học bây giờ làm bác sĩ khao xương ở bệnh viện số 2 tỉnh, cho nên chú đề nghị cháu chuyển bố cháu tới bệnh viện này. Lúc ấy chú cũng có thể nói giúp vài câu, cố gắng để bạn chú giúp bố cháu, như vậy mới không làm bố cháu bị ảnh hưởng sau này.
Lữ Tĩnh vui mừng cầm tay trưởng phòng Lưu cảm kích nói.
- Cảm ơn chú, cảm ơn chú.
- Không có gì, đây là việc chú nên làm. Chẳng qua cháu cũng phải chuẩn bị tâm lý đó, nếu lên bệnh viện tỉnh chữa trị thì tiền viện phí, tiền phẫu thuật sẽ cao gấp ở huyện mấy lần, ít nhất cũng lên tới vài chục ngàn. Tốt nhất cháu cần chuẩn bị khoảng trăm ngàn thì mới có thể yên tâm.
Lữ Tĩnh vội vàng gật đầu. Mặc dù tiền tiết kiệm trong nhà đã dồn hết cho cô đi học, nhưng cô đi làm một hai năm qua cũng tích cóp được hơn chục ngàn, giờ đi vay thêm họ hàng, bạn bè chắc đủ tiền làm phẫu thuật cho bố.
Hơn nữa bố mình bị tai nạn giao thông, nghe mẹ nói người lái xe kia uống rượu, quần chúng xung quanh đều thấy rõ. Cảnh sát giao thông sau khi tới hiện trường đã lấy máu của người lái xe đi xét nghiệm. Nếu như chứng minh đối phương lái xe khi say rượu thì y sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về vụ tai nạn giao thông đó. Như vậy tiền phẫu thuật của bố Lữ Tĩnh sẽ do tên lái xe chi trả.
Sáng hôm sau Lữ Tĩnh chạy tới đội cảnh sát giao thông phản ánh tình hình với đồng chí cảnh sát nơi đây. Nhưng ai ngờ thái độ của cảnh sát giao thông rất lạ, chẳng không muốn hỗ trợ liên lạc triệu tập người lái xe, y còn chỉ trích Lữ Tĩnh đòi tiền quá sớm, vụ việc chưa có kết luận sao có thể kết luận là trách nhiệm của lái xe. Mà Lữ Tĩnh muốn chuyển viện cho bố cô lên tỉnh thì đã vượt quá phạm vi bồi thường.
Lữ Tĩnh nghe xong không khỏi tức tối. Cô làm y tá nên biết năng lực của bác sĩ là quan trọng như thế nào với sự hồi phục của bệnh nhân, nếu có thể do bác sĩ bệnh viện cấp tỉnh phẫu thuật thì chân bố cô ít nhất có thể khỏi tới 80%, sẽ không có dị tật lưu lại. Nhưng nếu do bác sĩ bệnh viện huyện phẫu thuật thì sợ là sẽ có 80% khả năng bị dị tật.
Lữ Tĩnh tức nên lớn tiếng nói lại. Chẳng qua đây là địa bàn người ta, Lữ Tĩnh đâu thể có được ưu thế gì. Cô bị một đồng chí khác kéo đi, một bà chị có lòng tốt lén nói với Lữ Tĩnh là tên lái xe kia có bối cảnh cứng, nghe nói có người tìm lãnh đạo huyện nói giúp y. Bà chị kia bảo Lữ Tĩnh đừng làm loạn ở đây nếu không sẽ bị thiệt thòi đó.