Trọng Sinh Trở Về Vị Trí Cũ

Chương 5



Quỳnh Nương bước chân nhẹ nhàng, nhấc váy vải bước qua cầu, xuyên qua ngõ hẻm đến nơi phu phụ Thôi gia bày sạp hàng.

Tối qua nàng nghe cha và nương nói chuyện phiếm, biết sắp có nhiều cử nhân đến kinh thành thi, tạm thời dừng chân vài ngày ở nơi cách kinh thành không xa này.

Phu phụ hai người vui vẻ nhìn qua, vốn tưởng một biển người đột nhiên đến sẽ khiến việc làm ăn khấm khá hơn chút, nhưng không ngờ, những thư sinh học đòi văn vẻ có tiền chỉ thích ở trà lâu lớn nhất nơi này tụ họp dùng bữa, những người trong tay không có tiền thì thích ở trong khách điếm nấu cháo trắng mua chút bánh hấp ăn là no.

Sạp hàng của phu thê hai người rất nửa vời, không tầm thường cũng không trang nhã, bày khá nhiều bánh đậu xanh và bánh mềm nhiều màu sắc. Thời tiết hơi nóng, dù treo trong lò cũng không chịu được quá vài ngày, bởi vậy giảm giá, rất buồn.

Quỳnh Nương nghe họ nói cũng suy nghĩ cả một đêm. Kiếp trước lúc gả đi, trang sức hồi môn của Liễu gia nhiều vô số, lấp đầy rương, cẩn thận tính toán, lại không đầy đủ, nàng không muốn dùng chỗ của hồi môn đó ăn không ngồi rồi, liền kinh doanh một tiệm trà thư hoạ, thuận tiện luyện ra một tay nghề vẽ tranh mực đỏ đen thượng thừa. Vốn tưởng lần này sống lại trở về vị trí cũ ở nhà thương gia nhỏ, những ngón trò phong nhã đó liền vô dụng, linh quang chợt loé lại nhảy ra sáng kiến. Vì vậy nàng vội vàng mua bút lông mảnh, men đỏ, thử trình độ của nàng xem có tác dụng không.

Người trấn Phù Dung không có trà là không vui, sáng sớm vừa dậy muốn thưởng trà nâng cao tinh thần. Lưu thị đang pha trà thô trên bếp, chào hỏi láng giềng hai bên, người miền khác không biết hàng nhưng người trong trấn ai cũng yêu thích điểm tâm ngọt thuần tuý gia truyền của Thôi gia, phối với trà là tuyệt nhất. Chỉ là một sạp nhỏ, khách ngồi đầy ba ghế.

Lúc này, Lưu thị ngẩng đầu thấy nữ nhi và nhi tử cùng đến, bèn nói: “Sao hai con lại đến đây?”

Quỳnh Nương duỗi cổ nhìn ba đĩa lớn chứa đầy các loại điểm tâm bên cạnh sạp nhỏ, cười nói: “Ở nhà buồn chán không có việc gì làm, đến đây xem có thể giúp đỡ cha nương không... Con từng nhìn thấy các thương buôn trong kinh thành thích vẽ hoa văn lên điểm tâm... Nương, nữ nhi từng học qua rồi, có thể vẽ chút hoa văn lên những chiếc bánh này không, xem có thể hấp dẫn nhiều khách đến thưởng thức?”

Qua một ngày, mùi vị của điểm tâm sẽ biến đổi. Phu thê Thôi gia làm ăn chú trọng thành tín, dù điểm tâm đó vẫn có thể ăn cũng tuyệt đối không bán ra làm hỏng bảng hiệu tổ truyền. Đã vậy, nữ nhi nhàn rỗi muốn vẽ thì chiều theo ý nàng, tránh để nàng nghĩ ngợi lung tung cả ngày, buồn bực không vui. Ngay lập tức đáp ứng nàng, có điều bộ dáng của nữ nhi quá vẫy gọi người, chuyện Thôi gia đổi con vốn đã ầm ĩ đến nỗi người cả phố ai cũng biết, nàng xuất đầu lộ diện như vậy há chẳng phải dẫn tới lời ong bướm sao? Vì vậy liền sai Truyền Bảo lấy một đĩa bánh đậu xanh lớn về nhà cho muội muội vẽ chơi.

Huynh muội hai người về đến nhà, Quỳnh Nương để khối men đỏ vào một cái đĩa nhỏ, điều chỉnh màu sắc đậm nhạt, xắn tay áo nhấc bút lên vẽ.

Truyền Bảo không có hứng thú với thư hoạ, liền ra ngoài tìm bạn ở đầu phố cùng ra khỏi trấn lên núi đốn củi.

Hắn vác một bó củi về nhà đã là quá trưa.

Hắn rửa sạch mồ hôi đầy mặt ở bờ sông ngoài cửa rồi mới quay người vào nhà. Chỉ là vừa tiến vào sân, đi qua bóng cây dâu trong viện, vô ý nhìn về đĩa điểm tâm, hắn ngây ra quên bước tiếp.

Đây... đây là? Trên bánh ngọt là toàn bộ cảnh lầu gác phố xá, tinh xảo đến mức khiến người ta nhìn mà trợn tròn mắt.

Quỳnh Nương bước ra từ trong phòng, thấy ca ca đang ngẩn người bèn cười nói: “Vẽ cả một buổi trưa, cánh tay muội không còn sức nữa, chỉ sợ lúc đem đến sạp đã lật cả mâm gỗ, phải phiền ca ca đem đi rồi.”

Truyền Bảo nhìn điểm tâm một lúc lâu mới hồi thần, cẩn thận đánh giá muội muội thân sinh: tuy vẽ tinh xảo, nhưng điểm tâm vẫn là điểm tâm, có thể bán được sao?

Truyền Bảo lầm bầm, nhưng nghĩ, muội muội vẽ vui vẻ là được, liền xắn tay áo, vội vàng bưng mâm gỗ đem đến cho phu phụ Thôi thị như đi dâng vật quý.

Thôi Truyền Bảo đi chưa lâu, Quỳnh Nương định nghỉ ngơi một lúc nhưng không cẩn thận ngủ quên mất, cũng không biết ngủ được bao lâu, lờ mờ nghe thấy tiếng vó ngựa truyền đến trước cửa không xa, không lâu sau liền có người gõ cửa cốc cốc.

Quỳnh Nương sửa sang hai bên tóc mai, đi từ phòng xuyên qua sân, nhìn theo khe cửa ra ngoài, chợt ngẩn người, sau đó mở mạnh cửa.

Người trước mắt, mười bốn mười lăm tuổi, tóc mai vén nghiêng, hoa phục bạch tô, eo nhỏ và vạt áo buông thõng lịch sự tao nhã hơn so với y phục nơi đây — Quỳnh Nương nhìn mà mắt nóng lên. Bởi đây là bản thiết kế nàng vẽ ra trước mặt mọi người trong một yến tiệc nữ quyến trước khi trọng sinh, nhờ người dựa vào hoa văn mình sáng tạo ra mà cắt may, phong thái riêng biệt độc nhất của Liễu gia Tương Quỳnh, khiến các quý phu nhân kinh thành đều nhao nhao bắt chước.

Nếu như không nhìn mặt, Quỳnh Nương còn hoảng hốt tưởng rằng người đang đứng trước mặt là nàng của kiếp trước. Toàn thân từ y phục đến trang điểm, tóc tai đều giống hệt nàng trước đây.

Nghĩ đến đây, nàng liền có một loại cảm giác kì dị, yên lặng nhìn gương mặt rất đỗi quen thuộc kia, lạnh nhạt hỏi: “Thôi Bình Nhi, ngươi tới đây làm gì?”



Thôi Bình Nhi đang trong độ tuổi xuân mười lăm, dẫn theo hai nha hoàn và một bà tử đứng trước mặt nàng, vẻ mặt vi diệu khó tả, cẩn thận đánh giá Quỳnh Nương áo vải thô đầu tóc bù xù, qua một lúc mới chậm rãi cười nói: “Phụ thân muốn ta nửa đời sau suôn sẻ, đổi thành “Xuyên”, tên ta sửa thành Liễu Bình Xuyên, ta nhỏ hơn ngươi nửa tháng, tỷ tỷ có thể gọi ta là Bình muội muội.”

Nói xong cũng chẳng cần Quỳnh Nương chào hỏi, quen cửa quen nẻo tự ý tiến vào sân vThôi gia.

Thăm lại chốn xưa, vô cùng xúc động. Đích nữ Liễu gia Liễu Bình Xuyên đã đổi tên, vào phòng Quỳnh Nương, đây là nơi ả ta đã ở mười ba năm. Vết nứt cũ trên song cửa sổ, sợi chỉ vụn trên màn, không có chỗ nào là không quen thuộc.

Có điều trước kia mỗi lần ả ta nhìn thấy sự mộc mạc nghèo nàn này chỉ phẫn hận bản thân đầu thai nhầm nhà. Hôm nay nhìn lại, đã có thể mỉm cười nhìn xuống, trách trời thương dân đồng tình cho tiện chủng thảm hại thay thế ả ta lưu lại ở đây.

Liễu Bình Xuyên hết sức vui vẻ, nhìn tất cả sự quen thuộc của ngày xưa, quay người mềm giọng nói: “Mấy ngày trước ta nghe Phạm bà tử đến đưa đồ nói, tỷ tỷ làm loạn muốn về Liễu phủ?”

Quỳnh Nương không nói gì, đối với nữ nhân kiếp trước trộm trượng phu, cướp nhi nữ của nàng, nhìn mà buồn nôn, lười nói chuyện.

Nhưng nghĩ ngược lại, kiếp trước nàng chiếm lấy cha nương của Thôi Bình Nhi, chiếm lấy hạnh phúc và lợi ích của ả ta, xem như oan uổng tương báo, nhân quả tuần hoàn.

Tất cả nghiệt duyên đều là vì hai nhà bế nhầm con mà thành, kiếp này đổi sớm một năm, xem như kết thúc nghiệt duyên. Từ nay về sau ả ta làm đích nữ hào môn một đường phù hoa, nàng làm đến nơi đến chốn vị trí nữ nhi một thương hộ, không liên quan đến nhau nữa.

Nàng không phải thần phật gì cả, kiếp trước chìm xuống giếng mà chết, không thể nói là không oán không hận. Nhưng kiếp trước đó thực là một món nợ khó đòi, nếu không phải nàng cảm động chuyện mình trọng sinh không dễ, thì thực sự không áp chế được sự buồn nôn từ khắc đầu tiên gặp ả ta.

Người này thì Liễu cái gì Xuyên chứ, rõ ràng là đến không có ý tốt, tha thiết đến đây diễu võ giương oai.

Mà... lúc nàng nhìn thấy nữ nhân sửa tên thành Liễu Bình Xuyên này, không hiểu vì sao giống hệt nàng kiếp trước, đột nhiên hiểu ra một điều... có lẽ Thôi Bình Nhi này cũng trọng sinh sống lại, mà còn trọng sinh sớm hơn nàng.

Vì vậy lúc bản thân tỉnh lại, tất cả đều phát sinh biến hoá, tất cả đều do Thôi Bình Nhi cố ý gặp mặt Nghiêu thị sớm.

Thôi Tương Quỳnh cấp tốc quyến đoán trong lòng, ngàn vạn lần không thể để Liễu Bình Xuyên phát hiện chuyện nàng cũng niết bàn luân hồi.

Liễu Bình Xuyên trước mắt đã khôi phục thân phận đích nữ Liễu gia, lần này đến đây chẳng qua chỉ để thể hiện sự ưu việt của bản thân, xả hết ngột ngạt uất ức của kiếp trước.

Nhưng nếu để ả ta phát hiện mình cũng trọng sinh, theo tính cách của Bình Nương, chỉ sợ sẽ không an nhàn thoải mái chơi trò mèo vờn chuột tầm thường. Chỉ dựa vào địa vị tiền tài của ả ta bây giờ, giết chết nàng cũng không thành vấn đề.

... có lẽ kiếp trước ả ta đã làm thế rồi!

Nghĩ đến đôi tay đẩy nàng xuống giếng, Thôi Tương Quỳnh rùng mình một cái, sau đó áp chế sự phẫn hận trong lòng, rũ mặt hợp thời lộ ra biểu cảm bi phẫn.

Nếu Liễu gia đại tiểu thư đã muốn đến xem nàng làm trò cười, vậy dạy ả ta xem cho tốt. Nếu ả ta muốn đấu, cứ phóng ngựa đến, nhịn cơn tức nhất thời, sau này từ từ tính toán...

Liễu Bình Xuyên nhìn thấy, nội tâm cực kì sảng khoái. Lúc ả ta trọng sinh, một khắc vừa mở mắt ra, nghĩ trời cao rủ lòng thương kiếp trước ả ta khổ sở, để ả ta trọng sinh viết lại cuộc nhân duyên kì ngộ này.

Kiếp này, ả ta khéo léo bày bố, sớm về Liễu gia, không trở thành thị thiếp hầu hạ Lang vương bạo ngược đó, vì vậy đời này tuyệt đối sẽ sống thuận buồm xuôi gió, còn tiện chủng Thôi gia này, ả ta sẽ không dễ dàng buông tha, nhất định phải bố trí tốt chút, khiến Quỳnh Nương Thôi gia chầm chậm thưởng thức nỗi khổ kiếp trước làm thị thiếp, cả đời không thể sinh dục của ae ta.

Đã trở thành Liễu Bình Xuyên rồi, nội tâm độc ác của ả ta cũng không bởi vì trọng sinh mà được hoá giải, ngược lại bởi vì thời gian ấp ủ, càng thêm mục nát mưng mủ. Nụ cười trên mặt ả ta dần dần nhu hoà lên.

“Tỷ tỷ, chớ trách phụ thân mẫu thân không đến thăm ngươi, họ chú ý đến tâm trạng của ta, thực ra ta cũng đã từng khuyên hai người, dù sao nuôi tỷ tỷ mười lăm năm, cha con mong nhớ nhau cũng là chuyện bình thường... chẳng qua, mẫu thân để ta mang đến cho ngươi vài bộ y phục mới.”



Nghe đi, giọng nói dịu dàng mềm mại, lời nói tinh tế, phối hợp với đôi mắt hiền lành bên dưới lông mày rủ xuống, giống một thiếu nữ xinh đẹp am hiểu lòng người.

Nếu như không phải trọng sinh, Quỳnh Nương còn thật sự cho rằng vị Bình Nương này là một người lương thiện dịu dàng, rồi dỡ xuống tâm tư phòng bị.

Đáng tiếc, loại dối trá này bây giờ nàng đã nhìn rõ, mặt Quỳnh Nương không lộ thanh sắc: “Tạ ơn Liễu tiểu thư, chỉ là sau khi về Thôi gia, giúp cha nương gánh nước nấu cơm, những y phục hoa mỹ này mặc vào không hợp thời, uổng phí vải vóc, vẫn mong tiểu thư mang về thưởng cho người khác.”

Thôi Bình Nhi không cảm thấy ngoài ý muốn với đáp án của nàng, Liễu Tương Quỳnh từng danh chấn kinh thành ngông cuồng thế nào, dù đời này sớm về thương gia cũng tuyệt đối không cần người khác thương hại bố thí.

Nghĩ đến đây, ý cười trên khoé môi ả ta càng cong lên. Ha ha, đáng tiếc tài nữ Tương Quỳnh đời này lại không phải con quan gia, sự ngông cuồng này ném vào chợ búa ngõ nhỏ, ngay cả chó cũng khinh thường không gặm.

Nghe bà tử trước đây nói, Quỳnh Nương này về đến Thôi gia liền kêu trời kêu đất, muốn sống muốn chết, khiến phu thê Thôi gia mệt nhọc không ngừng, cả nhà đều chán ghét vị tiểu thư kiều quý đột nhiên đến này.

Cái này vừa đúng ý ả ta, dù Liễu gia phú quý, nhưng nói về tình thân, phụ mẫu Thôi gia dưỡng dục ả ta thân thiết hơn. Ả ta trải qua ngày tháng nhàn hạ ở Liễu gia rồi nhưng không muốn để Quỳnh Nương chiếm lấy thân tình của dưỡng phụ mẫu Thôi gia, vì vậy nghe được tình hình không được lòng người của Quỳnh Nương ở Thôi gia, trong lòng dễ chịu hơn không ít.

Mặc dù Quỳnh Nương phật ý ả ta, Liễu Bình Xuyên cũng không để ý, sai nha hoàn Thuý Ngọc phía sau trải tấm đệm tròn thêu tơ tằm lên tảng đá trong viện, vuốt khăn lụa ngồi trên đá đợi phu thê Thôi gia về gặp rồi mới quay lại kinh thành.

Trong lúc tiểu thư ngồi chờ, một nha hoàn đi theo bà vú bận rộn pha trà, vung quạt. Còn có một nha hoàn tinh mắt ghét bỏ sân quá nhiều muỗi, ở bên cạnh châm huân hương, tránh để ruồi nhặng vo ve quấy nhiễu tiểu thư nghỉ ngơi.

Trong đó một nha hoàn tên Bích Tỉ, chính là người tinh mắt đó, cố ý lớn tiếng khen ngợi váy áo Liễu Bình Xuyên đẹp đẽ nhiều màu sắc trước mặt Quỳnh Nương: “Hôm nay tiểu thư toàn thân độc đáo mới lạ, lúc vừa xuống ngựa, những người đó nhìn mà trợn tròn mắt.”

Chưa đợi rắm ngựa rơi xuống, bà vú pha trà tiếp tục vỗ: “Đừng nói người ở thôn quê nhỏ, hôm qua lúc phu nhân dẫn tiểu thư đến tham gia hội thơ ở phủ thừa tướng phu nhân, có phu nhân tiểu thư nào mà không nhìn người chằm chằm cơ chứ? Mà ai cũng tranh nhau hỏi ta y phục của tiểu thư làm ra ở đâu, cho phu nhân chúng ta thể diện rất lớn.”

Bích Tỉ đó lại nói tiếp: “Không phải sao, ai cũng không đoán được là y phục này do chính tay tiểu thư vẽ ra, đúng rồi, lúc nãy bà chủ khách điếm cũng hỏi ta, chính là khách điếm lúc nãy tìm hỏi Thượng công tử đó...”

“E hèm...” Tài nữ Liễu Bình Xuyên đột nhiên hắng giọng một cái, cắt ngang lời thổi phồng tâng bốc của nha hoàn, đồng thời không lộ dấu tích quét mắt nhìn Quỳnh Nương một cái.



Tác giả có lời muốn nói:

Có người hỏi nam chính, giới thiệu vắn tắt của Cuồng Tử chắc là rất tỉ mỉ rồi~~ phải nghiêm túc làm đề đọc hiểu nè:

Xin hỏi nam chính của truyện là ai?

A. Thôi Truyền Bảo

B. Thư đồng

C. Thôi Trung

D. Chủ tiệm thư hoạ

(Lúc làm đề đừng mắng người ra đề)

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv