Nếu thầy Trần đã hạ lệnh thì Bách Dĩ Phàm cũng không nên làm qua loa.
Ăn xong bữa chiều, Bách Dĩ Phàm đến văn phòng tổ văn.
Văn phòng của tổ văn nằm ở tầng 1, đẩy cửa vào là thấy ngay 4 bàn làm việc kề nhau, giữa các bàn có vách ngăn bằng thủy tinh. Một đầu khác của văn phòng là bàn dài để họp với màn hình chiếu. Bàn họp có vài người đang ngồi, trên bàn có mấy tập bài thi.
Thầy Trần không có trong văn phòng, Bách Dĩ Phàm quen chân đi đến ngồi chỗ bàn làm việc của ông, lấy từ trong tập bài thi khảo sát trên bàn ra bốn phần bài thi.
Cậu kéo ngăn kéo ra, lấy cây bút đỏ, lại lấy laptop đã được chuẩn bị từ trước ra vừa nhìn vừa khua bút.
Bài thi cuối cùng là của Tạ Tuế Thần. Bách Dĩ Phàm mở ra xem.
Chữ viết của Tạ Tuế Thần vừa cao vừa cứng cáp, viết dồn lại, có phần duyên dáng, có khí phái riêng.
Mỗi tội là khắp bài toàn nét mực đỏ, phá hết cả nét đẹp. Thầy Trần chấm bài của Tạ Tuế Thần rất chặt tay, cho thêm một điểm thôi cũng tiếc không cho.
"Tên đại ngốc." Bách Dĩ Phàm sung sướng khi người gặp họa, lật qua lật lại bài thi xem tận 3 lần.
Vào xong điểm, Bách Dĩ Phàm ôm chồng đề bài với bài thi về lớp.
Về lớp rồi trả bài, cả lớp rên hừ hừ.
Trả xong, Bách Dĩ Phàm đi đến sơ đồ lớp gắn gần bục giảng tìm tên hai người bị thầy Trần điểm danh là Cố Mặc Xuyên và Tôn Tương Kiền. Vừa hay hai người này ngồi cùng một bàn, Bách Dĩ Phàm đi đến.
Bách Dĩ Phàm: "Thầy Trần nói, cần phải chú ý những chỗ thầy đã đánh dấu bút đỏ trong bài thi khảo sát. Thầy Trần còn đề nghị mỗi ngày phải làm một bài đọc hiểu. Không thì các cậu làm bài trong sách tham khảo trường phát rồi chép đáp án ra học thuộc lòng là được."
Bách Dĩ Phàm kéo da hổ của thầy Trần ra làm cờ nhưng hai vị đối diện không có chút nào cảm giác mâu thuẫn, lập tức đáp ứng.
(Kéo da hổ làm cờ: ý chỉ lừa bịp người, lấy người 'nổi tiếng' ra để nâng mình lên. Ở đây ý chỉ Phàm Phàm chém bão, lôi Trần boss ra làm cớ)
Về phần Trình Dật Hạo, chuyện kèm cặp này thì Bách Dĩ Phàm đã có nhiều kinh nghiệm lắm rồi.
Cuối cùng chỉ còn lại một người tên Tạ Tuế Thần,
Lúc nàu chuông vào tiết vang lên: Ding ding...
Bách Dĩ Phàm về chỗ, mở vở ra, cắn bút một hồi rồi cúi đầu viết viết viết. Viết xong thì xé trang đó xuống, gấp gọn lại rồi viết ở người: To lớp trưởng.
Bách Dĩ Phàm chạm Hình Mỹ Gia, đưa tờ giấy qua.
Tờ giấy bắt đầu truyền tống từ chỗ của Hình Mỹ Gia, một đường thuận lợi đến được tay Tạ Tuế Thần.
Tạ Tuế Thần mở ra xem.
Trên tờ giấy viết chi chít tên sách, sách nào phải đọc, sách nào phải thuộc, sách nào để luyện viết văn.
Cuối cùng người nào đó còn nói cho có lệ: Sách tham khảo như trên, phải làm sao thì tự mình nghĩ. Lúc thi tháng phải đứng thứ 10.
Tạ Tuế Thần:...
Tạ Tuế Thần yên lặng cất tờ giấy nhỏ đi, ngẩng lên nhìn về Bách Dĩ Phàm ngồi xa một khoảng thì thấy được cái gáy.
Bách Dĩ Phàm vùi đầu làm bài tập.
Ngày đầu tiên sau khai giảng, bài tập cũng không nhiều.
Lớp tự học buổi tối có vài vị giáo viên đến trả bài thi khảo sát.
Giáo viên tiếng Anh là người đến đầu tiên, cô chính là người hôm báo danh ngồi cùng với thầy Trần, là giáo viên nữ duy nhất trong mấy môn chính là toán lý hóa văn anh.
Cô Lưu mang theo nụ cười mà bước vào lớp: "Lần này cả lớp làm bài đều đạt tiêu chuẩn, không tồi không tồi. Cán sự môn đâu rồi, lên phát bài thi nào."
Cả lớp nhìn nhau.
Bách Dĩ Phàm: Nhất định Trần Boss đã quên chuyện này rồi.
Cô Lưu: "Thầy Trần chắc quên rồi. Căn bản của cả lớp rất tốt, ai làm cán sự cũng được. Thế thì bạn nào số thứ tự 24 làm đi. 24 là số may mắn của cô."
Đúng là vừa đáng yêu vừa dễ thương, độ hảo cảm tăng cứ vòn vọt. Bạn học số 24 sắp sướng bay luôn rồi.
Cô Lưu vừa đi, thầy hóa đã đến.
Thầy Hóa họ Hồng, có vẻ mới đầu ba mươi, hơi gù một chút, vừa vào lớp đã oán giận: "Cán sự môn không biết đường mà đi lấy bài thi về hả?"
Tạ Tuế Thần ra mặt giải thích với ông lý do.
Thầy Hồng nghiêm túc gật đầu: "Thế hả. Thế giờ chọn luôn đi, có ai tự ứng cử không?"
Không ai lên tiếng, thầy Hồng nhíu mày: "Sao lại không tích cực, chủ động gì hết thế?"
Tạ Tuế Thần đang định nói với thầy Hồng thì Chu Nhạc Dũng đứng lên.
Bách Dĩ Phàm:...
Tốt xấu gì giải quyết vấn đề cấp bách, cả lớp thở phào nhẹ nhõm.
Thầy dạy toán là thầy Chương, thầy như đã dự được từ trước, vừa vào cửa liền nói ngay bản chất của chủ nhiệm: "Thầy Trần nhất định là quên chưa chọn cán sự môn rồi, đúng không? Tạ Tuế Thần là ai?"
Tạ Tuế Thần đứng lên.
Thầy Chương: "Em làm cán sự môn đi."
Tạ Tuế Thần uyển chuyển cự tuyệt: "Thưa thầy, em là lớp trưởng."
"Thế thì thôi." Thầy Chương tiếc nuối: "Trình Dật Hạo đâu?"
Trình Dật Hạo đau khổ: "Thưa thầy, em là bí thư đoàn."
Thầy Chương: "Thế Trì Đào liệu có phải là ủy viên học tập không?"
Cả lớp: Thầy thật lợi hại nha.
Cả lớp: "Vâng!"
Thầy Chương:...
Thầy Chương đành phải giở chồng bài thi ra, chọn người có điểm đứng thứ tư. Sau đó trấn an cán sự môn toán tân nhiệm: "Quá tam ba bận là tốt, chứng tỏ thầy trò ta có duyên phận. Đây không phải là thầy nói em là lựa chọn cuối cùng đâu nhé."
Càng nói càng đen.
Vưu Thành gật đầu: "Vâng vâng vâng ạ. Em biết mà."
Thầy Giả dạy lý cũng đồng cảnh ngộ quẫn bách như vậy, vừa vào cửa liền điểm danh Tạ Tuế Thần.
Nhưng thầy lý cũng là chủ nhiệm của lớp 10/9, liếc một cái là nhận ra Tạ Tuế Thần là ai – Chính là thằng nhóc đã đoạt mấy hào quang của lớp mình ấy a.
Thầy Giả cơ trí lập tức nói: "Lớp trưởng làm bài rất tốt. Lên giúp thầy trả bài."
Sau đó kéo Tạ Tuế Thần ra ngoài, trừ bỏ tất cả cán bộ lớp, chọn lấy một người làm cán sự môn lý.
Lần thi đầu tiên của lớp 10, thi khảo sát 5 môn, tối nay đã trả hết bài.
Bách Dĩ Phàm thi cũng không tồi.
Ngày nghỉ vẫn luôn dùng vở ghi của Bách Khả Phi để giết thời gian, mấy ngày cuối còn vì kiếm tiền mà chỉnh lại tất cả vở ghi cấp 3. Trừ khi mấy vị giáo viên cố tình xử khó học sinh mà ra đề siêu cấp khó thì trên cơ bản bài thi cũng không có gì.
Trả xong bài thi lý thì cũng kết thúc tiết tự học buổi tối đầu tiên.
Bách Dĩ Phàm lười biếng duỗi người, lật lật mấy bài thi, chỉ một đề rồi hỏi Hình Mỹ Gia: "Đề này bà làm như nào thế?"
Hình Mỹ Gia giỏi văn, lý với hóa cũng bó tay: "Hỏi Đại Trình đi. Í, người đâu rồi?"
Trình Dật Hạo không ngồi ở chỗ mình, bạn ngồi cùng bàn có lòng tốt chỉ chỉ đầu kia của lớp.
Hai người quay qua, thấy Trình Dật Hạo đang đứng cạnh chỗ của Tạ Tuế Thần, đang giữ vật tay của một bạn nam khác.
Bách Dĩ Phàm:...
Hình Mỹ Gia chọt chọt Bách Dĩ Phàm: "Sao thế nhỉ?"
Một lúc sau, Trình Dật Hạo mặt mày ủ rũ vê chỗ, tự giác khai báo: "Thì tôi với Trì Đáo Đáo đều muốn xem bài của lão đại, nên vật tay xem đứa nào được."
Trì Đào = Trì Đáo Đáo (Phiên âm của Trì Đào là /chítāo/ còn Trì Đáo Đáo là /chídàodào/. Trì Đáo còn có nghĩa là đến muộn vì bạn Trì Đào suốt ngày đến muộn với đến sau cùng)
Hình Mỹ Gia hỏi: "Thế ông thắng được mấy môn?"
Trình Dật Hạo lí nhí: "Không thắng được cái nào."
"Vô dụng!" Hình Mỹ Gia phê bình, nói xong đứng lên, xắn cổ tay áo vốn không có: "Để tôi đi xem xem."
Hình đại mỹ nữ vừa ra tay là biết ngay thành hay bại. Vật tay thì không thắng được nhưng Hình Mỹ Gia lại chơi uyn rất tốt.
Oẳn tù tì, vài lần PK cả đám người, thắng được một bó bài về.
Trình Dật Hạo sùng bái: "Quá lợi hại, Nữ hiệp mau đưa cho tôi đề hóa xem phát."
Hình Mỹ Gia chơi chưa đã: "Nào nào nào, búa kéo bao."
Trình Dật Hạo:...
Bách Dĩ Phàm vươn tay ra: "Để tôi thử xem."
Vòng 1, bài thi toán của Tạ Tuế Thần: búa vs kéo – Bách Dĩ Phàm thắng.
Vòng 2, bài thi lý của Tạ Tuế Thần: kéo vs bao – Bách Dĩ Phàm thắng.
Vòng 3, bài thi hóa của Tạ Tuế Thần: kéo vs bao – Bách Dĩ Phàm thắng.
Bách Dĩ Phàm khải hoàn, như có thần trợ giúp.
Hình Mỹ Gia giật mình: "Quỷ gì thế! Sao vậy được?"
Bách Dĩ Phàm cũng nghĩ như thế.
"Nào nào lại đi!" Hình Mỹ Gia không tin, lôi bài của Trì Đào ra.
Bách Dĩ Phàm gật đầu.
Vòng 4, bài thi tiếng Anh của Trì Đào: kéo vs búa – Bách Dĩ Phàm thua.
Vòng 5, bài thi văn của Trì Đào: bao vs kéo – Bách Dĩ Phàm lại thua.
Sau đó Bách Dĩ Phàm ngẫu nhiên thắng vài ván nhưng lại bị Hình Mỹ Gia nhanh chóng đảo ngược, không thắng nổi bài nào của Trì Đào nữa.
Bách Dĩ Phàm:...
Bách Dĩ Phàm: "Không chơi nữa."
Hình Mỹ Gia "Này! Tốt xấu gì cũng phải để tôi thắng lại bài của lớp trưởng chứ! Phong độ đàn ông đâu rồi!"
Bách Dĩ Phàm bất đắc dĩ giơ kéo. Hình Mỹ Gia phối hợp ra búa, đập đập lên ngón tay Bách Dĩ Phàm, hài lòng cười ha ha.
Trình Dật Hạo ghé lại: "Mấy người không cho tôi chơi à?"
Bách Dĩ Phàm giữ nguyên hai ngón tay: "Đại Trình, kéo này!"
Trình Dật Hạo bắt chước, hô to: "Ya!!!"
Bách Dĩ Phàm nháy mắt thay đổi thành búa: "Đưa bài toán đây, tôi biết ông đứng thứ 2."
Trình Dật Hạo:...
Tiết tự học thứ hai, Bách Dĩ Phàm cầm bài thi của Tạ Tuế Thần để sửa bài của mình. Nhưng có mấy chỗ xem mãi mà không hiểu là làm như nào, một đống công thức mà cậu chưa thấy bao giờ.
Bách Dĩ Phàm để bài của Tạ Tuế Thần xuống, cầm bài của Trình Dật Hạo lên xem.
Quả nhiên cách giải Trình Dật Hạo đi theo con đường của dân thường, dễ hiểu hơn hẳn.
Thế nhưng, lần này công thức cậu xem hiểu nhưng Trình Dật Hạo lại dùng công thức rồi trình bày dài dòng, công thức này công thức nọ làm cậu to cả đầu, càng xem càng ngơ.
Bách Dĩ Phàm: Rốt cục tên ngốc này sao lại nghĩ được như thế cơ chứ?
Đề khó mà kiến thức hữu hạn, muốn giải không phải chuyện dễ. Dung lượng não của Trình Dật Hạo quả nhiên nhiều lắm, Bách Dĩ Phàm quyết định lầm sau sẽ cho thêm vài bài văn cho thằng bé học thuộc.
Bỗng Trình Dật Hạo rùng mình, hình như là từ bàn dưới gây ra.
Bách Dĩ Phàm xem đi xem lại, xem tái xem hồi, lại làm lại một lần, còn những chỗ mà không thông được thì sẽ để lại.
Bách Dĩ Phàm: Dù sao cũng có chữa bài.
.
Hôm sau, lên lớp.
Tiết 1, thầy toán nói: "Chuyện bài thi tôi không nói nữa, 3 bài cuối thì 1 bài của lớp 11, 1 bài lớp 12, bài còn lại là bài thi quốc gia. Cho đề như thế để các em có chuẩn bị, con đường phía trước cứ từ từ mà đi. Các em giờ cứ chăm chỉ học thì sau này sẽ làm được."
Tiết 2, thầy hóa nói: "Đề thi này có mấy bài khó, tôi không gì nữa, dù sao cũng không có tác dụng."
Không có tác dụng thì cho vào đề làm cái gì!!!
Dân tình bức xúc, may mà đên giờ nghỉ. Trong lớp lại vang lên 'Vận động viên khúc quân hành', mọi người lại lục đục xếp hàng ra sân thể dục.
Bách Dĩ Phàm tìm Cố Mặc Xuyên và Tôn Tương Kiền: "Thầy Trần cho bài, đã làm chưa? Ớ, ông làm bài 'Thi hồn thảo đường' hả, tôi thấy hơi khó đó. Đúng thế, tôi cũng làm mà..."
Bách Dĩ Phàm lại lôi thầy Trần ra để 'hòa nhập cộng đồng', ba người nói chuyện về nỗi khổ khi phân tích văn thơ, rồi vui vẻ trao đổi vấn đề 'dầu Vạn Kim'.
Vừa nói vừa cười vừa đi đến sân thể dục, ổn định hàng ngũ, nhạc thể dục vang lên.
Bách Dĩ Phàm há mồm: Quên chưa học lại bài thể dục theo đài rồi...
Cậu luống cuống tay chân, nhưng sau khi nhìn xung quanh thì thở phào.
Hình ảnh trên sân vô cùng thê thảm, một nửa số học sinh thì mờ mịt ngây người, một nửa còn lại thì miễn cưỡng giơ tay giơ chân.
*^*^*^*^
1. Thi hồn thảo đường: có thể hiểu là 2 người kia đang làm bài phân tích về hình tượng nhà tranh trong thơ của Đỗ Phủ. Cái bài 'Bài ca nhà tranh bị gió thu phá' của Đỗ Phủ mà bên mình cũng được học ấy.
2. Dầu Vạn Kim: cái này được lấy từ sách Vây Thành của tác giả Tiễn Chung Thư. Trong sách có câu: "Ai có dầu Vạn Kim không? Thận Minh, ngươi hay mang theo thuốc thế có mang dầu Vạn Kim không?"
Có thể hiểu theo hai ý:
Ý đầu tiên: người hoặc vật vào bất cứ trường hợp nào cũng có tác dụng. ý là 'không gì là không thể', 'cái gì cũng được'. Mang theo nghĩa tốt.
Ý thứ hai: trong vài trường hợp có tác dụng, có hiểu biết nhưng không nắm được rõ ràng, tác dụng không hoàn toàn. Ý là 'có nghệ mà không tinh', đại loại cái gì cũng biết mà chẳng biết cái gì. Mang theo nghĩa không tốt.
Cách dùng: Tùy theo trường hợp mà xác định ý nghĩa
Ví dụ:
Theo ý đầu tiên: dùng công thức của tọa độ không gian để giải bài hình, chính là dầu Vạn Kim, có thể vận dụng nhiều cách, công thức để làm (Nghĩa tốt)
Theo ý thứ hai: Khi thay đổi nhân sự, rất nhiều cán bộ bị dầu Vạn Kim hạ bệ, các nhân viên lành nghề được biểu dương, đối với công ty ra rất tốt (Nghĩa xấu)
Còn trong đây thì chắc là ba người đang nói về bài thi toán hãm như nào =3=
Chém gió by Mỳ theo nguồn từ Baike (bao giờ mới thoát vụ chú thích đây huhu)
Yêm thề là em hiểu lơ mơ, chém gió thành bão
Thỉnh thoảng có quên chú thích nên ai thấy chỗ nào không hiểu thì comt rồi yêm bổ sung nhá.