Mùa đông năm 1983.
Hôm nay là ngày thi cuối cùng trong năm của Nhất Trung.
Tiếng chuông vừa vang lên, học sinh lập tức ùa ra ngoài như ong vỡ tổ. Xung quanh Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc tự động có một khoảng trống nhường đường, các học sinh khác đều nhìn lén hai người với ánh mắt hâm mộ.
Từ khi vào Nhất Trung học, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc đã nhanh chóng trở thành ‘truyền kỳ’ của Nhất Trung. Đầu tiên là cặp anh em này tuy không phải ruột, nhưng còn thân hơn anh em ruột. Toàn Nhất Trung đều biết Triệu Thanh Cốc cưng chiều Quan Viễn như thế nào. Tiếp theo, kỳ thi nào hai người cũng đứng nhất khối với điểm tối đa. Cuối cùng, gần đây mọi người mới biết, Thịt Kho Viễn Cốc và Thời Trang Viễn Cốc đều là sản nghiệp của hai người.
Hiện Thịt Kho Viễn Cốc đã nổi tiếng khắp cả nước, số người gia nhập hệ thống nhiều đếm không xuể. Còn Thời Trang Viễn Cốc tuy không được quảng cáo rầm rộ như thịt kho, nhưng tiềm lực vô cùng lớn, hiện tại đã có rất nhiều người xếp hàng chờ đặt hàng.
Thời Trang Viễn Cốc không còn là một cái xưởng nhỏ nữa, Triệu Thanh Cốc đã xây thêm hai tòa nhà cao tầng và một xưởng may trên khối đất hoang kia. Năm rồi nhà nước lại có chính sách mới, Thời Trang Viễn Cốc trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Đơn đặt hàng càng ngày càng nhiều, xưởng may luôn ở trong trạng thái phải làm việc liên tục cho kịp đơn hàng nhưng không một người công nhân nào tỏ ra bất mãn, bởi vì họ được trích phần trăm hoa hồng trên mỗi một sản phẩm làm ra.
Không chỉ người ở mấy thôn lân cận tới làm, người trong thị trấn cũng xin vào Viễn Cốc. Bởi vì chế độ phúc lợi của công ty thật sự quá tốt, chỉ cần nghiêm túc làm việc, lương một tháng đã đủ sống. Nếu chịu khó tăng ca, một ngày kiếm được năm mươi tệ chẳng phải việc khó. Giờ nhóm công nhân đầu tiên của xưởng may đã thành ‘sư phụ’, tiền công một ngày không dưới một trăm tệ. Ở thời này, đây quả là con số khiến người ta phải đỏ mắt vì ghen tỵ.
Mặc dù xưởng may Viễn Cốc bởi vì mở rộng quy mô sản xuất đã tuyển thêm ba lượt công nhân trong vòng một năm nhưng mỗi lần số người tới báo danh chưa bao giờ là ít.
Tiền lời từ Thời Trang Viễn Cốc và Thịt Kho Viễn Cốc khiến Quan Viễn thật sự hiểu hàm nghĩa của từ tiền chỉ là một con số, kiếm không bao giờ là đủ hoặc thiếu.
Tuy hiện giờ Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc đã có rất nhiều tiền, nhưng đều tự tay làm hết mọi việc trong nhà, cảm thấy như vậy thoải mái hơn.
Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc quyết định dọn dẹp phòng trên thị trấn một phen, về thôn ở đến hết kỳ nghỉ đông. điễn.dàn/leq/úyo",nddndôn Quan Quốc đã bán hết thịt kho trong ngày, biết Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc muốn về thôn, bèn ở lại chờ hai người cùng đi.
Mùa đông ở phương bắc luôn có tuyết rơi rất dữ, lại đặc biệt dài, mỗi nơi có vẻ đặc sắc riêng.
Mấy năm nay đời sống người dân càng ngày càng tốt hơn, nghề điêu khắc tượng đá cũng bắt đầu xuất hiện lại ở huyện Vân Sơn.
Một ông cụ bày hàng điêu khắc tượng đá cách tiệm thịt kho Viễn Cốc không xa, trời lạnh cóng khiến ông cụ cứ run cầm cập. Quan Viễn thấy ông cụ bày rất nhiều tượng nhỏ tinh xảo bèn kéo Triệu Thanh Cốc qua nói muốn khắc hai cái với nguyên mẫu là hai người.
Quan Viễn thấy ông cụ mặc dù lạnh đến phát run, nhưng động tác tay vẫn cực kỳ ổn định. Nói chuyện một hồi mới biết thì ra hồi trước ông cụ chuyên điêu khắc tượng đá cho nhà địa chủ, phú hộ, sau thời cuộc thay đổi, mọi người hận không thể trở thành bần nông chẳng ai dám mời người về khắc tượng để khoe mình giàu nữa nên hoang phế tay nghề tới nay.
Chẳng mấy chốc ông cụ đã khắc xong hai cái tượng nhỏ với khuôn mẫu từ Triệu Thanh Cốc và Quan Viễn. dibolễn.đầ/lêq/q;uý.đ"môn Cho dù Quan Viễn đã thấy nhiều tượng đá sản xuất nhờ công nghệ tiên tiến trong tương lai, vẫn không thể không thán phục tay nghề của ông cụ, bởi vì thật sự như bản thu nhỏ của hai người, ngay cả hai chiếc răng cửa lộ ra lúc cười rộ lên của Quan Viễn cũng được khắc rất rõ ràng.
Triệu Thanh Cốc vô cùng yêu thích hai cái tượng đá nhỏ, đặc biệt là tượng hình Quan Viễn, cứ cầm mãi không buông.
Quan Quốc cũng đặt khắc một cái hình mình, còn định ngày mai kéo cả nhà tới khắc chung một tấm gia đình.
Quan Viễn hỏi, “Ông ơi, nhà ông chỉ có một mình ông là biết điêu khắc tượng đá thôi ạ?”
Ông cụ thở dài một hơi đáp, “Sau khi học được tay nghề từ thầy, ông vốn muốn dạy cho con trai lớn nhưng không thành. Hiện tại e rằng cả huyện Vân Sơn này, người rành điêu khắc tượng đá, chẳng còn ai khác ngoại trừ ông.”
Quan Viễn nghe vậy thầm cảm thán không biết bao nhiêu nghề thủ công mỹ nghệ thế này đã bị chôn vùi trong dòng chảy của lịch sự.
Quan Viễn tôn kính ông cụ nên lúc trả tiền cố ý đưa thêm mấy tệ. Ông cụ vui vẻ cười nhăn cả mắt, luôn miệng nói cám ơn.
Trên đường về, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc tạt qua xưởng may xem thử, thấy tất cả đều ổn thỏa mới yên tâm về thôn.
Quan Viễn ngắm căn nhà một tuần không về, cảm thấy cực kỳ thân thiết. Sân trước vẫn sạch sẽ như lúc đi, hẳn là Lý Anh đã dọn dẹp giùm luôn.
Triệu Thanh Cốc vào nhà, cởi áo khoác ngoài ra, đốt lò sưởi lên. Lúc Triệu Thanh Cốc đốt lò sưởi, đặc biệt thích đặt chút đậu phòng, hạt dẻ linh tinh gần bếp lò cho nó chín dần luôn, bởi vì Quan Viễn rất thích ăn. Lần nay cũng không ngoại lệ.
Triệu Thanh Cốc thấy Quan Viễn đang ngồi chơi bên cửa, sợ nhiệt độ trong ngoài chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt bèn đi tới chà xát người Quan Viễn cho ấm lên rồi mới dẫn cậu vào nhà.
Quan Viễn đặt hai tượng đá nhỏ lên bệ cửa sổ, mặt hướng vào trong, như vậy khi hai người nằm trên giường gạch cũng thấy được, lại không lo trong nhà ấm quá tượng đá sẽ bị tan.
“Được rồi, mau vào thay đồ đi. Anh đi nấu cơm.” Triệu Thanh Cốc dặn Quan Viễn xong nhanh chóng bước vào bếp.
Trong nhà vô cùng ấm áp, Quan Viễn không hề thấy lạnh, những vẫn ngoan ngoãn nghe lời Triệu Thanh Cốc đi thay một bộ đồ khô ráo khác.
Triệu Thanh Cốc mặc tạp dề nấu cơm, hơi nước mờ mịt bốc lên khiến khuôn mặt kiên nghị của anh trông nhu hòa hẳn. Quan Viễn không cần làm gì hết, chỉ cầm cái băng ghế nhỏ ra ngồi ở cửa phòng bếp chờ.
Triệu Thanh Cốc cảm nhận sau lưng có một tầm mắt cực nóng đang chiếu tới, khẽ cười hỏi, “Không ra hơ lửa cho ấm à?”
Quan Viễn đáp, “Chờ anh nấu cơm xong đi luôn.”
Triệu Thanh Cốc cười nói, “Vậy thì anh phải nhanh hơn mới được!”
Quan Viễn đi lại ôm eo Triệu Thanh Cốc, vùi mặt vào lưng anh. Bàn tay cầm muỗng của Triệu Thanh Cốc cứng lại, đột nhiên cảm thấy từ chỗ tiếp xúc với mặt Quan Viễn dường như có một đốm lửa bùng lên, lan khắp toàn thân, nóng khủng khiếp.
Triệu Thanh Cốc không hiểu tại sao nhưng vô cùng thích Quan Viễn ỷ lại anh, ước gì có thể buộc Quan Viễn ở bên cạnh mọi lúc mọi nơi.
Giờ khắc này dường như không khí đã ngừng trệ, cả phòng bếp chỉ còn tiếng canh nóng sôi trào.
“Anh…?” Quan Viễn gọi Triệu Thanh Cốc.
Triệu Thanh Cốc phục hồi tinh thần hỏi, “Hả? Sao?”
“Canh sôi rồi kìa!”
“A, đúng! Canh chín rồi ăn cơm thôi!” Triệu Thanh Cốc trông có vẻ hốt hoảng đáp. Quan Viễn liên tưởng đến chuyện vừa rồi, thầm vui mừng nghĩ, chẳng lẽ anh cũng có cảm giác với cậu?!
Hai người cơm nước xong không bao lâu, có tiếng gõ cửa. Triệu Thanh Cốc đi ra mở cổng, thấy người tới là bà nội ba. Triệu Thanh Cốc khó hiểu nghĩ thầm, từ lần hai anh em ra mặt giùm bà nội ba, nhưng bà nội ba lại bênh vực vợ chồng Quan Mãn Địa, bọn họ đã chẳng còn lui tới nữa, sao hôm nay bà nội ba lại lặn lội trời tuyết tới đây?
Dù thế nào Triệu Thanh Cốc cũng không nỡ để một bà cụ đứng trước cổng chịu lạnh, bèn mời bà nội ba vào phòng, rót cho một ly trà nóng.
Bà nội ba run run uống hết ly trà, sắc mặt mới khá hơn một chút.
Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc vội dọn cơm mời bà nội ba ăn, nhưng không hỏi thăm một câu nào.
Mấy lần bà nội ba có vẻ muốn nói lại thôi. Chờ bà nội ba ăn xong, Triệu Thanh Cốc khoác thêm cho bà nội ba một cái áo thật bông thật dày, đưa bà nội ba về. Lúc trở lại rõ ràng Triệu Thanh Cốc trầm mặc hơn hẳn.
Quan Viễn đau lòng hỏi, “Anh, anh sao vậy?”
Thì ra trên đường về, bà nội ba khóc lóc kể lể nói Quan Mãn Địa và Triệu Tú Quyên không coi bà là người, trời rét thế này còn bắt làm việc này việc nọ, ăn cơm nguội, uống nước lạnh. Triệu Thanh Cốc chỉ nghe, không đáp một câu nào, nhìn bà nội ba bước vào nhà xong lập tức đi ngay.
Quan Viễn thầm cười lạnh, nghĩ: mặc dù lúc hai người khốn khổ bà nội ba từng tiếp tế một ít, nhưng từ khi cậu sống lại cậu, hai người đã không cần nữa, ngược lại luôn đối xử với bà nội ba không tệ, trước khi xảy ra chuyện kia, bất kể có cái gì, hai người đều sẽ để dành cho bà nội ba một phần. Hơn hết, cậu còn cứu bà nội ba một mạng, ân tình trước kia dù có lớn cỡ nào cũng xem như trả hết rồi.
Khi bà nội ba bị Quan Mãn Địa và Triệu Tú Quyên đối xử tệ, chỉ cần bà nội ba nói một tiếng cậu và anh lập tức đi lo, nhờ đó Quan Mãn Địa và Triệu Tú Quyên sẽ bớt quá quắt một đoạn thời gian. Có lẽ ý bà nội ba chính là như vậy, chỉ mong cậu và anh ra mặt áp chế Quan Mãn Địa và Triệu Tú Quyên một chút, chứ không hề muốn Quan Mãn Địa thật sự bị trừng phạt.
Không thể không thừa nhận bà nội ba thật sự là một người mẹ thương con. di;ên.xdfnaa/sld;k/qu.đôn Nhưng như vậy, mắc gì cậu và anh phải đóng vai kẻ xấu?! Nếu bà nội ba đã cảm thấy con trai quan trọng hơn tất cả thì đừng bắt người khác làm kẻ ác thay mình chứ!
Tất nhiên Triệu Thanh Cốc cũng nghĩ được như Quan Viễn. Trước kia, trong Triệu Thanh Cốc bà nội ba là một người bà hết mực yêu thương con cháu, nay sự thật phơi bày, tổn thương máu me đầy mình, đương nhiên tâm tình của anh không thể nào tốt nổi.
Quan Viễn nắm tay Triệu Thanh Cốc nói, “Anh, người khác thế nào không liên quan gì đến chúng ta hết!”
Triệu Thanh Cốc ừ một tiếng, ôm Quan Viễn thật chặt.
Ngày nghỉ không phải lo dậy sớm đi học, Quan Viễn kéo Triệu Thanh Cốc đã ngồi dậy lại, làm nũng, “Anh ngủ với em thêm một lát đi!” Có lẽ do bản chất con nít ngủ nhiều, Quan Viễn không thể dậy sớm nổi, nay có cơ hội ngủ nướng tất nhiên sẽ không bỏ qua.
Triệu Thanh Cốc cưng chiều cười cười, nằm xuống ôm Quan Viễn ngủ thêm.
Đến chín giờ hai người mới dậy.
Quan Viễn đứng trước cổng nhà nhìn ra ngoài, thấy nơi nơi đều là tuyết, thầm nghĩ: vẫn là trong nhà tốt nhất!
“Tiểu Viễn, đừng đứng ở ngoài lâu quá, coi chừng cảm lạnh đó!”
“Dạ.”
Quan Viễn nghe lời đóng cổng bước vào phòng, đột nhiên nghe tiếng đập cổng rầm rầm. d/",iễn.fnlak/lêq.,qquy;md.đôn Khó khăn lắm mới được về nhà nghỉ ngơi, sao nhiều người tới tìm dữ vậy?!
Quan Viễn quay ngược lại mở cổng, thấy người tới là Quan Quốc.
Quan Quốc sốt ruột hỏi, “Tiểu Viễn, Thanh Cốc đâu rồi?”
“Anh đang trong bếp nấu cơm, có gì không ạ?”
“Bà nội ba của hai đứa đòi uống thuốc trừ sâu tự sát, mọi người đang xúm lại khuyên can kìa!” Quan Quốc đáp.
Quan Viễn vừa nghe bà nội ba muốn tự tử cũng lo lắng không yên, nhưng ngẫm lại: người muốn chết thật có bao giờ lại làm ầm lên cho tất cả mọi người đều biết không?!
“Vậy chú tìm bọn con chi ạ? Tụi con tới ngoài góp lời ngăn cản cũng có giúp được gì hơn đâu?”
Quan Quốc “A” một tiếng, sờ sờ đầu nói, “Ừ ha!”
Quan Viễn hỏi Quan Quốc, “Có ai bảo chú tới kêu tụi con hay sao ạ?”
“Thì do bà nội ba của bây cứ khóc suốt nói là xin lỗi hai đứa con, nên mọi người mới nghĩ tới việc kêu hai đứa đến khuyên!” Quan Quốc thấy Quan Viễn trầm ngâm cảm thấy có gì đó là lạ, hỏi lại, “Có chuyện gì à?”
Quan Viễn đáp, “Dạ không ạ. Thôi, chú cứ về trước đi, bà nội ba có nhiều người khuyên rồi, tụi con đi chắc cũng không hơn gì đâu.”
“Ừ, vậy chú đi trước đây.”
Quan Quốc không hiểu, nhưng nếu đổi lại là Lý Anh thì chắc chắn đã rõ ngay rồi.
Quan Viễn thầm cười lạnh, bà nội ba đúng là ‘tâm cơ’, tới gặp riêng không thành lập tức dùng ngay chiêu này, muốn lợi dụng sự đồng tình của cậu và anh lôi hai người vào, vừa có thể khiến cho cuộc sống của mình tốt hơn, lại không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng thực chất nào tới Quan Mãn Địa. Đúng như ông bà xưa đã nói mà, một người phụ nữ có thể một mình nuôi con trưởng thành sao có thể là người đơn giản được!
Từ lúc nghe tiếng Quan Quốc, Triệu Thanh Cốc đã ra đứng ở cửa nhà nghe rõ mọi chuyện, tự nhiên cũng hiểu rõ ý đồ của bà nội ba, thấy Quan Viễn xoay người đi vào bèn ngoắc tay nói, “Ăn cơm thôi.”
Quan Viễn cười lộ ra hai cái răng cửa, “Dạ.”
Sau khi bà nội ba làm ầm lên, trong thôn có rất nhiều người bất mãn với Quan Mãn Địa và Triệu Tú Quyên. Thôn trưởng họp thôn phê bình hai vợ chồng này một trận, dọa còn dám như vậy nữa cả thôn sẽ đưa hai người tới đồn công an.
Quả nhiên Triệu Tú Quyên bớt gây chuyện hẳn, ít nhất là mặt ngoài biểu hiện rất hiếu thuận với bà nội ba.
Gần đây có một chuyện khiến Quan Viễn vô cùng phiền não. Đó là năm nay Triệu Thanh Cốc mãn mười sáu tuổi, ở nông thôn, thiếu niên tuổi này đã cưới vợ sinh con được rồi. Triệu Thanh Cốc cao lớn tuấn tú, vừa học giỏi lại biết kiếm tiền, mấy thôn quanh đây không nhà nào có con gái tuổi xấp xỉ lại không muốn Triệu Thanh Cốc làm con rể. Bởi vậy từ khi Triệu Thanh Cốc và Quan Viễn về thôn, ngày nào cũng có bà mai tìm tới cửa.