Trên bờ nam sông Trường Giang, La gia quân tan tác chạy trốn. Không ai ngờ áo giáp quân lại dùng một phương thức quỷ dị cũng như khí phách như vậy để qua Trường Giang. Thật giống như những ác ma đột ngột chui ra từ lòng đất rồi giết hại những binh lính La gia đã sợ choáng váng này.
Nếu La gia quân có phòng bị, tập kết xe nỏ bày trận phòng ngự, thì chưa chắc thua thảm thiết như vậy.
Mấy ngày hôm trước thám báo đã nói với La Đồ về chuyện bờ bên kia áo giáp quân chất đống tảng đá lớn. Nhưng dù vậy, La Đồ cũng thật không ngờ những tảng đá lớn đó được dùng để qua sông. Y vốn tưởng rằng nó được dùng cho xe ném đá, nên đã phân phó cho thám báo điều tra xem bờ bên kia có tập kết xe ném đá hay không.
Mười lăm nghìn áo giáp quân qua sông bị tổn thất vài trăm người, sau đó không có thương vong. Thất bại của La gia quân giống như là ôn dịch nhanh chòng lan ra ngoài, trong nháy mắt khiến binh lính mất hết ý chí. Tuy nhiên La gia quân tổn thất cũng không lớn, bởi vì bọn họ chạy nhanh hơn áo giáp binh. Có mấy vạn quân canh giữ ở bờ nam sông Trường Giang, nhưng chết chỉ có năm, sáu nghìn người.
Áo giáp nặng nề đã hạn chế tốc độ của áo giáp quân. Muốn phòng ngự tuyệt đối, thì tốc độ cũng phải giảm tới mức thấp nhất. Còn bộ binh của La gia quân vốn mặc áo giáp nhẹ, sau khi vứt bỏ binh khí quay đầu bỏ chạy, áo giáp quân không thể đuổi theo được.
Dương Kiên cũng không có ý định đuổi theo.
Ma Tát mang binh đốt hủy doanh trại ở bờ biển của La gia quân. Dương Trọng mang theo quân đội hủy đi hơn nửa thủy trại, sau đó áo giáp quân tập kết ở ngay bở sông. Đội ngũ chỉnh tề di chuyển về hướng nam mười lăm dặm. Ở phía sau, mười lăm vạn quân Tùy mất một ngày một đêm cũng đã qua sông. Từ hôm nay trở đi, dường như cục diện của Đại Tùy đã xảy ra sự thay đổi.
Trước ngày này, vẫn luôn là thế lực các nơi tấn công. Cho dù là Thiên Hữu Hoàng Đế Dương Dịch ngự giá thân chinh cũng không thể bẻ gãy thế công. Đây là một tín hiệu, tín hiệu triều đình chuyển từ bị động sang chủ động. Đương nhiên, tín hiệu này không có nghĩa là vĩnh viễn.
Không ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì.
Giống như lời của Giáo úy áp tải Hứa Hiếu Cung và Lưu Ân Tĩnh nói, Tây Bắc còn có Cao Khai Thái, Vương Nhất Cừ và Kim Thế Hùng. Áo giáp quân đánh vào Giang Nam, Cao Khai Thái Vương Nhất Cừ sẽ thừa dịp hư không mà tiến vào. Kim Thế Hùng vì muốn giảm bớt áp lực cho Kim gia, xuất binh tiến vào Kinh Kỳ Đạo cũng là hợp tình hợp lý. Hiện tại phần lớn binh lực mà triều đình có thể thuyên chuyển được đều nằm trong tay của Dương Kiên. Mấy vạn quân ở bờ bắc Trường Giang do Phác Hổ chỉ huy là đội dự bị của Dương Kiên, không có khả năng tách rời binh mã của Dương Kiên.
Cho nên, không ai biết kèn phản công có thể thổi vang bao lâu.
Đại doanh La gia quân.
Sau khi trở về từ thư viện Thông Cổ, tâm tình của La Đồ vốn rất tốt. Nhưng trận thua tan tác hôm nay khiến tâm tình tốt của y tan biết hết. Vị Lịch Thanh Phong tự xưng là người giữ cửa, thực tế là người kế thừa viện trưởng của thư viện kia đã dạy y Thôn Thiên Công. Y lợi dụng lúc Triển Già Thiên không phòng bị đã hút một nửa tu vị của Triển Già Thiên, cảnh giới tăng nhanh.
Y có thể đoán được vì sao Lịch Thanh Phong lại an bài như vậy. Đầu tiên là lôi kéo y, đạt tới mục đích hợp tác giữa thư viện và La gia quân. Thứ hai, nhất định là Triển Già Thiên đã ảnh hưởng tới lợi ích của những người trong thư viện Thông Cổ, cho nên thư viện Thông Cổ quyết định diệt trừ ông ta. Nhưng bọn họ sẽ không để lãng phí một người đại tu hành như vậy. Cho nên ngay từ khoảng khắc La Đồ tiến vào cửa chính của thư viện, Lịch Thanh Phong đã quyết định làm như vậy.
Về phần vì sao thư viện phải diệt trừ Triển Già Thiên, liệu còn ý nghĩa gì không?
Từ khi chứng kiến trận chiến giữa La Diệu và tướng quân áo giáp, La Đồ hiểu ra một điều rằng, cho dù mình có giỏi lãnh binh đánh trận như thế nào, thì cũng không thể đỡ được một người đại tu hành muốn giết mình. Nếu muốn thành công, nhất định phải giỏi cả hai. Lúc hiểu ra điều này, y bỗng nhiên nghĩ tới cái người tên là Phương Giải kia. Lúc này y mới kinh ngạc phát hiện, có lẽ người trẻ tuổi kia hiểu ra điều này trước cả y.
Có lẽ do La Đồ nấp dưới bóng của La Diệu quá lâu, cho nên không thể nhìn thấu triết được như Phương Giải, người đã trải qua một thế giới cá lớn nuốt cá bé.
La Đồ biết thời gian của mình không còn nhiều nữa. Tướng quân áo giáp tự suất quân xuôi nam, nếu như quân đội của mình thất bại, thì thư viện Thông Cổ liền mất đi hứng thú với y, y không còn giá trị lợi dụng nữa.
Chính vì thế, y mới phẫn nộ.
- Tiểu Vương gia, làm sao bây giờ?
Đoạn Biên Báo vội vàng hỏi.
Từ sau khi Đoạn Biên Hùng chết, y đã thay đổi rất nhiều. Y hận triều đình hơn bất kỳ ai, y từn thề, phải bâm thây vạn đoạn tướng quân áo giáp kia để báo thù cho Đoạn Biên Hùng.
- Chớ gọi ta là tiểu Vương gia!
Không biết vì sao, La Đồ bỗng nhiên nổi giận rống lên một tiếng. Đoạn Biên Báo biến sắc, trong lúc nhất thời không kịp phản ứng. Diệp Cận Nam đứng bên cạnh y lặng lẽ kéo y một cái, sau đó tiến lên nói:
- Vương gia, hiện tại kẻ địch đang đóng trại ở bờ sông phía nam. Có đội quân áo giáp kia, nếu chúng ta chiến đấu trực diện thì phần thắng không lớn. Thuộc hạ nghĩ, liệu có nên tạm thời tránh lui, tránh đi góc sắc của kẻ địch?
Y gọi La Đồ là Vương gia, bỏ đi chữ ‘tiểu’ kia, La Đồ quả nhiên không nổi giận nữa.
- Lui về chỗ nào?
La Đồ nguôi giận rồi tự hỏi. Lúc này trong lòng y có chút loạn. Y biết Diệp Cận Nam là người trầm ổn nhất trong La Môn Thập Kiệt, cho nên mới ném vấn đề cho Diệp Cận Nam.
- Thuộc hạ nghĩ…
Diệp Cận Nam đi tới trước bản đồ, chỉ chỉ nói:
- Chúng ta lui về hướng này!
La Đồ nhìn theo ngón tay của Diệp Cận Nam, ánh mắt lập tức thay đổi:
- Đúng vậy, chỉ có thể lui về hướng đó! Chúng ta lui là vì bảo tồn thực lực. Chỉ cần trong tay của ta có binh, những người của Giang Nam kia không thể rời khỏi ta. Lui về hướng đấy, chính là lằn ranh, bọn họ sẽ không cho phép binh mã của triều đình đánh tới chỗ đó.
Diệp Cận Nam chỉ ngón tay vào vị trí của thư viện Thông Cổ.
…
…
Bái thành
Nam Yến tổng cộng có 13 tòa thành lớn. Ở phía bắc Đại Lý có bốn tòa, hai tòa ở đầu bắc là Phong Bình và Khánh Nguyên. Đi xa hơn về phía nam chính là Bái thành. Phía nam Bái thành là Kim An. Qua Kim An đi khoảng bốn trăm dặm chính là thành Đại Lý. Bái thành là thành lớn được xây dựng thêm khi Đại Thương lập quốc. Trước đó Bái thành chỉ là một huyện thành nhỏ mà thôi.
Sở dĩ muốn biến nơi này thành một tòa thành lớn hùng vĩ, là vì Bái thành là nơi hưng thịnh của Hoàng tộc Thương Quốc. Tổ trạch của Hoàng tộc Mộ Dung gia đều ở bên trong Bái thành, vẫn được bảo tồn đầy đủ. Mặc kệ hiện tại Hoàng Đế Nam Yến Mộ Dung Sỉ là thật hay giả, thì y đều phải coi trọng tổ trạch.
Bái thành có binh lực nhiều nhất trong bốn thành ở phương bắc. Sau khi Nam Yến dựng nước, Mộ Dung Sỉ coi Bái thành là bắc đô, luận về địa vị chính trị, gần với thành Đại Lý. Nếu là đế đô thứ hai, thì cơ cấu nha môn ở nơi này phải đầy đủ. Chẳng qua nếu Hoàng Đế không tới, thì những nha môn đó không có nhiều người trông coi.
Thành chủ của Bái thành là Bạch Khải Thiện đã sáu mươi tuổi, nhỏ tuổi hơn Chu Xanh Thiên, nhưng bối phận tương đương. Ở Nam Yến, Bạch gia có địa vị không hề thua kém Chu gia. Nhất là ở phía nam Đại Lý, thế lực của Bạch gia còn khổng lồ hơn Chu gia. Nói tới các thế lực ở Nam Yến, thì mọi người sẽ nói lớn nhất là Chu gia, sau đó tới Bạch gia. Các thế lực nhỏ hơn chút thì có Trần gia, Ninh gia, Triệu gia…Hoàng Đế Nam Yến có họ Mộ Dung, nhưng vị Hoàng Đế này rất nghẹn khuất, họ Mộ Dung duy nhất được trọng dụng là Mộ Dung Vĩnh, nhưng Mộ Dung Vĩnh cũng chỉ là người được ban thưởng họ.