Trải dài xuống dòng chảy lịch sử rộng lớn, đã bao triều đại hưng thịnh, đến mức huy hoàng, rồi cũng dần lụi tàn theo quy tắc của tự nhiên. Yến quốc năm đó cũng vậy, dưới sự trị vì của Hiến Minh Đế đó đã trở thành cường quốc mạnh mẽ nhất giữa các nước chư hầu. Nhưng những năm cuối đời trên ngai vàng, ông vì sự ích kỷ, tham lam cái ngôi vị cữu ngủ chí tôn đó mà ra tay tàn sát trung thần.
Năm 137 Hiến Minh Đế ra tay giáng chức Sở Hầu chu di của tộc với tội danh "phản quốc". Chẳng biết từ đâu hơn chục bản tấu sớ kể tội với bằng chứng Sở Hàn Trung cấu kết cùng Tề quốc.
Bao nhiêu lời biện hộ minh bạch cho danh phẩm của ông hết thảy đều đã bị bác bỏ.
Cứ thế mùa đông năm đó hơn 200 nhân khẩu Sở gia bị đem ra pháp trường, nhưng mai mà Lý Trung tướng quân cùng ba vị thống lĩnh đã thúc ngựa ngày đêm từ biên ải trở về để kịp ngăn cản hoàng đế.
Tội chết được miễn nhưng tội sống khó tha. Già trẻ lớn bé cả Sở gia bị chia ra lưu lạc. Phần thì bị đưa vào cung phục dịch cả đời, phần thì bị đưa vào chốn thanh lâu làm nghề hạ nhục. Nam tử Sở gia cũng bị đày ra biên ải chẳng thấy ngày về. Còn Sở Hàn Trung thì bị ban rựu độc mà chết nơi ngục tù tăm tối.
Sở đại nhân cả một đời hi sinh cho Yến Quốc nào ngờ có một ngày đã chết vì cái danh phản tặc. Lòng dạ bậc đế gương khó đón khó dò chỉ có thể trách lòng người bạc bẽo đến cuối cùng cũng vì sự tham lam ích kỷ mà tàn sát lẫn nhau.
Sở phủ từng là nơi phủ đệ rộng lớn nhất kinh thành, với tiếng cười nhộp nhịp cùng làn khói nghi ngút bên bếp than hồng chưa từng tắt. Mà giờ đây nó chỉ còn là đống đổ nát hoang tàn phủ đầy cỏ dại, rêu phong.
Nội bộ Yên quốc sau cái chết của Sở gia trở nên xáo động. Giữa lúc triều đường rối ren thì biên giới phía bắc lại có hung tin. Ninh quốc vừa chuẩn bị binh mã tiến sát Lăng Thành, lại sắp xảy ra một cuộc đại chiến.
Kiến Hưng năm thứ 9, ngay sau khi Sở gia bị diệt, Hiến Minh Đế cũng lên cơn bạo bệnh mà băng hà. Thái tử Hoàng Vi thuận theo di chỉ mà lên ngôi lấy hiệu Minh Thành Đế, lập niên hiệu Thái An, với ý muốn Yên quốc sau này ngàn đời thái bình an lạc.
Nhưng thử hỏi thái bình ở đâu khi nơi biên cương còn đầy Rẫy xác của những chiến sĩ tử trận, an lạc ở đâu khi ngoài kia bách tính còn trong cảnh lầm than đói khổ.
Trong tình cảnh loạn lạc đó, Sở Tuân trưởng tử của Sở Hàn Quân năm xưa bị đày ra biên ải. Chẳng còn vẻ quyền quý y ở đó chịu cái rét lạnh của biên cương phía bắc, chịu cảnh đói khổ làm nô dịch. Rồi những lần chinh chiến nơi sa trường chẳng có ngày về. Dùng sự hận thù làm động lực để sống tiếp ở nơi đó, nằm gai nếm mật bao năm chờ đợi ngày hồi kinh trả lại mối thù diệt gia khi xưa. Cuối cùng ngày đó cũng đến....
...----------------...
Nhâm Mùi, Thái An năm thứ 7.
Vào một buổi sớm đầu đông khi làn sương mờ còn giăng trên mái ngói đỏ khắp cố cung để ngọn gió khẽ thổi qua làm rơi nhẹ chiếc lá trên cành. Gốc đào năm ấy tươi tốt nhường nào cũng dần khô héo trơ trọi, như cách cõi lòng nàng dần nguội lạnh theo năm tháng...
" Công chúa người đi từ từ thôi, Sở thống lĩnh cũng còn vài dặm nữa mới về tới Thiên thành. Người còn chưa uống thuốc nữa " A Lan gọi vọng theo người con gái phía trước.
Bóng dáng mảnh khảnh trong bộ bạch y bằng lụa mỏng, làn tóc đen dài bay nhẹ trong gió. Nàng khẽ quay đầu cười nhẹ bảo
" Đã bảy năm rồi ta chưa gặp huynh ấy, thuốc uống trễ một hôm thì có sao "
Trên gương mặt người con gái ấy hiện lên nụ cười rạng rõ xinh tươi nhưng ẩn hiện trên đôi mắt là lớp nước mỏng đã hoen đỏ từ lâu. Là đỏ vì vấn vương thương nhớ cũng như chút xót xa nơi đáy lòng nhi nữ.
Nàng bây giờ không còn là Vân Nhiên công chúa ngây thơ của năm xưa nữa, nàng của bây giờ đã nếm trải đủ sự chua chát nơi thâm cung cùng cái lạnh giá của lòng người bạc bẽo.
Bảy năm trước lúc Sở Gia gặp đại hoạ, nàng lực bất tòng tâm nhìn người mình thương bị lưu đày nơi biên ải không có ngày về. Từ đó cứ mỗi tháng nàng lại gửi một lá thư đến phương bắc, cứ gửi vài lượng bạc ít ỏi mà phủ nội vụ phân phát, gửi đến bắc cương cho y. Chẳng biết thư có đến nơi không nhưng bảy năm nàng chẳng lần nào nhận được hồi âm từ hắn.
Ngày chờ ngày đợi, đã bao thu trôi qua, đã bao lần nàng nhìn thấy cánh nhạn bay về nam, cuối cùng chỉ còn mong ước nhỏ bé có thể gặp lại người ấy trước lúc hơi tàn...
...----------------...
Trước của thành rộng lớn phủ một lớp rêu phong chính là một đoàn người ngựa dẫn đầu là Đại thống lĩnh- Sở Tuân.
Thân người cao lớn cưỡi trên con bạch mã uy vũ. Bộ giáp sáng lên trên tia nắng của buổi sớm ban mai. Mắt phượng lạnh nhạt nhìn một lượt cảnh sắc xung quanh, nơi này vẫn vậy vẫn là kinh đô phồn hoa nhộn nhịp năm nào, chợt y lại nhớ đến cái hương vị của Hồng Nhan túy khi xưa.
Vừa về tới cổng thành thì dòng người đông nghẹt chen chúc nhau để có thể chiêm ngưỡng dung mạo của vị chiến thần trẻ tuổi. Phía trên những toà lâu quán vẫn là dãy đèn hoa rực rỡ hệt như năm ấy.
Cảnh người ngựa tấo nập này lại làm y chán ngán, bao năm nơi sa trường chinh chiến, y cũng chẳng còn là chàng thiếu niên với ước mơ cháy bỏng năm xưa. Y bây giờ chỉ có trái tim lạnh vắng cằn cỗi với mối thù diệt môn năm ấy. Lần này trở về nhất định phải đòi lại từng thứ một.
Nhẹ liếc mắt nơi lầu cao phía xa, tim chợt hụt mất một nhịp, làn gió khé thổi bay tấm màng che mặt của vị nữ tử bạch y, là nàng ấy.
Ánh mắt lướt nhẹ qua nhau rồi đều xoay lưng lại. Lòng Sở Tuânnlại như gợn từng làn sóng cảm xúc. Nhưng y hiểu rõ duyên phận khi xưa đã tàn, cung đàn đã vỡ. Cả hai vốn định sẵn sẽ chẳng chung đường.
Cưỡi trên yên ngựa Sở Tuân lại trở về với vẻ mặt kạnh nhạt vô cảm ban nãy mà đi thẳng về cung phục mệnh triều đình.