Người dịch: Tồ Đảm Đang
1. Nhà
Sáng 8 giờ 59 phút, tôi tra chìa khóa của Hứa Mai vào ổ khóa, bà ấy vứt chìa khóa quen rồi, có lần lấy đi tôi dứt khoát đánh năm cái chìa khóa, bốn cái tôi giữ, bà nói tôi giữ đồ đáng tin hơn bà.
Một phút sau, tôi đối mặt với một cây kim loại bị kẹt trong ổ khóa, gọi thợ khóa đến, thợ giải thích rằng chưa chắc là do chất lượng chìa khóa kém, mà cũng có thể là do ổ khóa cũ quá rồi. Nhà cũ lâu năm không tu sửa nhiều hỏng hóc cũng không phải chuyện gì hiếm thấy.
Sau đó khi thợ khóa lấy chìa khóa ra, không đưa ra nguyên nhân thực sự tôi cũng chẳng hỏi nhiều, mặc kệ chèo chống cho đến ngày báo hư.
Hì hục hai mươi phút, chín giờ hai mươi đúng, tôi về đến nhà, sau khi đổi giày xong định đi sờ lên cây kiểng xấu xí kia theo thói quen mới phản ứng lại được rằng, hôm qua mình đã vứt nó đi rồi.
Lần nào tôi cũng ngắt cành của nó, hết cành này đến cành khác, ngược đãi nó đến khi nó trơ tụi khó coi, dù sao nó cũng không sống nổi. Ở đây không sống nổi, tôi cứu nó, cho nó ánh nắng dồi dào nhất, đất đai phì nhiêu nhất, vậy mà nó không có bản lĩnh, vừa bẻ đã gãy.
Cũng khó trách, đồ Hứa Mai để lại chẳng có cái gì tốt.
Chìa khóa, cây, tôi.
Tôi không đi tắm ngay. Thật ra sau khi xong việc Thẩm Tập Nham đã lau qua cho tôi rồi, tôi chỉ muốn tìm lý do làm tội phạm bỏ trốn theo thói quen thôi.
Nhà không có ai, tôi nấu cơm, ăn cơm, nấu nước, uống nước, lúc nhìn xuống dưới lầu phải nhìn qua cửa sổ duy nhất ở nhà bếp, phòng Hứa Mai nối với nhà bếp nên đều bắt buộc phải đi ngang qua nó, không có cái gọi là "mắt không thấy tâm không phiền".
Phòng tôi cực kỳ nhỏ, một chiếc giường, một chiếc bàn học, cơ bản chẳng có không gian nào dư thừa, tôi mà muốn nằm sải lai dưới sàn thì mượn phòng của Hứa Mai, dù sao thì phòng với nhà bếp cách nhau có cái cửa kính, không có gì lạ cả.
Tôi luôn không mở đèn, cứ nhìn chằm chằm vào cái góc bị rỉ nước trên trần nhà, đây không phải là nước mưa, mà là từ phòng khách trên lầu trên bị thấm xuống. Chẳng ai sửa, Hứa Mai đặt một cái thau rồi bèn không quan tâm gì đến nữa, hệt như cái cách đối xử với tôi. Trừ phi nước bẩn đã bốc mùi lên thì bà mới bảo tôi mang đi đổ.
Mùa hè quá nóng nực, tôi không mở máy lạnh, máy lạnh mở lên một lúc cũng bị rỉ nước, tôi chê phiền.
Tôi cảm nhận được mình đã đổ mồ hôi, da thịt và sàn gỗ có một lớp dinh dính, nhưng tôi không hề trở mình. Tôi nằm ngây ngốc rất lâu, không quan tâm đến tiếng gõ cửa bên ngoài và tiếng chuông điện thoại, bà chủ quán rượu mà Hứa Mai hay ký sổ đang đứng dưới lầu đòi nợ, còn học theo Giang Kiều lấy đá chọi vào cửa kính, tôi không nói tiếng nào.
Nằm đến 10 giờ 10 phút đêm, cuối cùng cũng ngủ được một giấc, mơ một số thứ, có tốt có xấu, giữa chừng còn rơi nước mắt vài lần. Tôi mệt mỏi không chịu được, cũng không đếm rằng rốt cuộc là bao nhiêu lần. Trong mơ của tôi, không phải là Hứa Mai thì là Thẩm Tập Nham, tôi mơ thấy Hứa Mai là nhất định sẽ khóc.
Lúc tỉnh dậy đầu toàn mồ hôi, mở mắt ra và nhắm mắt lại chẳng có gì khác biệt, đều rơi vào một màu đen tối vắng lặng.
Mùa này ở chỗ tôi đây không xanh tốt, màu xanh mà người khác ca tụng đối với tôi là tro tàn từ sợi cỏ đã cháy rụi.
Hè lại rậm rạp.
2. Làm sao để hồi sinh một người đã chết
Không bằng tôi nghĩ rằng làm sao để hồi sinh Hứa Mai đi.
Hứa Mai không sống được, Hứa Mai đã chết rồi. Bà nằm bên cạnh con mương thối, bà ấy dâm loạn phóng túng, hạ tiện và không biết yêu bản thân, những dơ bẩn và ô uế của bà đã mang đến cho bà những tiếng giễu cợt và gièm pha, mang đến cho tôi vì bà ấy mà thấy tự ti và buồn bã, khó khăn và chán ghét.
Tôi mắng bà ấy từ tận trong tâm mình, nhưng bỗng chốc tôi phát giác ra, nhận ra rằng mình đã không còn ý muốn tiếp tục sống nữa. Cái này gọi là con người Chúc Văn Ai tích tụ đầy những bẩn thỉu xấu xa và đạo đức giả.
Tôi bám lấy Thẩm Tập Nham, ba tháng trước đã cùng ước định làm công cụ phát tiết của nhau, đường đường chính chính thỏa mãn dục vọng, thật không thể chịu nổi.
Tôi ý thức được sự thật này, tôi dâm loạn, phóng túng, hạ tiện, tôi là Hứa Mai thứ hai.
Hứa Mai đi rồi, tôi cũng không thể nào sống tiếp được nữa. Thậm chí tôi còn không biết tro cốt của bà chôn ở đâu.
Hứa Mai đã từng đi Thiệu Hưng, bà nói với tôi ở đó đẹp biết bao, nếu như có cơ hội đi Thanh Hải một lần là được rồi, bà không biết bà thích chỗ nào hơn.
Mỗi lần tôi nhìn xa các dãy núi thường nghĩ rằng, vậy tôi đi Thiệu Hưng là được rồi, Thanh Hải xa như thế đi không được thì thôi vậy.
Nhất định là Hứa Mai muốn ở Thiệu Hưng, vậy thì tôi sẽ mang tro cốt của bà đến Thiệu Hưng, đến lúc đó gặp lại tôi sẽ nói xin lỗi với bà: Con cũng định đi Thanh Hải xem thử, xem chỗ nào thích hơn thì chôn mẹ ở đó, chỉ là sau đó nhận ra ngay cả Thiệu Hưng cũng không đi được. Không ra khỏi được cái huyện nhỏ này rồi, núi ở đây bao vây quá nghiêm ngặt, con người bên trong thoi thóp ngắc ngoải, còn muốn trốn đi sao?
Núi đã giam cầm lấy tôi.
Tôi nghĩ hay là thôi đi, dù sao tôi cũng ghét Hứa Mai tới vậy, Hứa Mai bỏ tôi lại một mình, thứ tôi quan tâm không phải là "Hứa Mai bỏ lại" mà là "một mình tôi".
Muốn hồi sinh bà chỉ là nhất thời có hứng thôi, mơ thấy một người mà rơi nước mắt không nhất thiết là vì nhớ.
3.
Khi tôi có ý định vứt bỏ mạng sống của mình, đồng thời cũng phỏng đoán xem tình hình trả lời mail của câu hỏi "tôi nên chết thế nào", tôi đoán mười người trả lời thì một nửa sẽ an ủi tôi đời người ngắn ngủi, mạng sống quý giá; nửa còn lại là sẽ khiêu khích châm chọc trước sau đó bảo tôi hành động nhanh đi.
Tôi chẳng biết nữa, cũng có lẽ là tôi đoán sai. Lúc đó tôi nghĩ chỉ có hai loại khả năng này thôi, mà tôi cũng chẳng có chút hứng thú nào với đáp án chính xác, tôi chưa bao giờ cần biết đáp án, tôi đang ép mình với đáp án trong chính tôi.
Giờ nó đã có rồi:
Hứa Mai quá cô độc.
À không.
Là tôi quá cô độc.
4.
Ba ngày sau, ngày 5 tháng 8, Chúc Văn Ai trên xe buýt, nhiệt độ trong lòng bàn tay là nóng hổi.
Nhìn ra phương xa, núi đang nằm im bất động.
Sắc trời thật u ám, hạt mưa đều đều rút xuống đất, dội sạch đi hơi nóng bé nhỏ, dưới sự đàn áp của nhiệt độ cao, nó đốt thành một làn khói xanh, và sau đó tan vào hạt mưa rơi từ trên cao xuống.
Sương mù che khuất đỉnh núi, trước một khoảng mênh mông như thế.
Cậu nhảy từ trên đỉnh núi xuống, trở thành cái bóng bị cơn mưa và mây mù nuốt chửng, rồi hòa mình với rừng cây của núi đồi.
Tang lễ giao hết cho côn trùng dưới chân ngọn núi cao.