*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chiều dài của cây cầu Trường Khang cũ này khoảng tầm chín trăm chín mươi mét, đi qua một lần mất chừng hai mươi phút. Tôi đi dạo quanh cầu rồi vòng trở lại chỗ mình vào lúc ban đầu. Mặt trời đã ngả sang phía bờ sông bên kia rồi, mặt nước sông khúc xạ ra ánh trời chiều đỏ cam. Tôi đứng ở đầu cầu cũ kỹ ngoảnh mặt lại đưa mắt nhìn cây cầu này. Vì đã lâu không được quét tước nên mặt cầu tích một lớp bụi đất hơi mỏng, tà dương rọi sáng bụi bặm như là chiếu lên lông nhung, gợi cho con người ta một thứ cảm giác giống như ngắm những tấm ảnh xưa cũ đã có phần phai màu, chiếc bóng dưới bàn chân tôi bị nắng hoàng hôn đổ dài khiến tôi hệt người khổng lồ nào đó trót lạc vào xứ sở tí hon. Tôi không hiểu vì sao mình lại cảm thấy hơi tức cười trước cái tình này cái cảnh này, cười xong thì xoay người lại chui ra ngoài từ cái lỗ bị cắt bằng kìm trên rào kẽm kia, trong lúc ngẩn ngẩn ngơ ngơ cảm giác như nghe thấy ở đằng sau lưng có người gọi tên mình.
Là một giọng thở hổn hển giống sau khi chạy mấy chục mét: "Lê Thốc, chạy chậm một chút."
Tôi chẳng kìm nổi cúi đầu hơi nhếch miệng, không quay đầu lại cũng không ngừng lại.
*
Lượng người qua đây quả đúng như lời anh lái xe taxi chở tôi đến đó. Phía bên này cây cầu không thông xe lâu ngày, một vài công trình kiến trúc cũ ở xung quanh đều cần được phá bỏ, nhìn sơ qua thì cả một vùng này toàn là phế tích, hoang vắng không thôi. Tôi vẫn còn nhớ rõ thời tôi đi học bờ bên này có rất nhiều quán cóc ven đường, có một đôi vợ chồng đi xe ba gác hay dừng ở đây mua xiên nướng vào mười giờ tối lúc kết thúc tự học ca tối, mùi thơm của thịt xiên nướng bốc lên ấy có thể bay từ đầu cầu về mạn cuối cầu. Quả nhiên trên thế giới này chả có cảnh nào là náo nhiệt mãi mãi.
Tôi đi lần theo cảnh con đường náo nhiệt trong trí nhớ của mình này kém mười phút mới đến nơi tạm có dòng xe chạy qua. Tôi đứng ở lề đường đợi xe một lát.
Ban sáng khi xin phép về quê, tôi dự định quay lại luôn, nên về thẳng đây không đem theo món gì cả, rồi buột miệng nói chuyện với Nghiêm Lam trong WeChat, cái mồm này của nó lại kể oang oang với bố mẹ nó. Trong một thời gian rất dài, cậu tôi đã chăm sóc tôi nhiều lắm. Hồi đấy tôi chẳng có đồng nào lên đại học đều là nhờ cậu mượn tay mẹ Nghiêm Lam cho tôi ít tiền.
Cậu cùng cha cùng mẹ và sinh ra trong cùng một hoàn cảnh gia đình với mẹ tôi. Nhưng tính khí cậu nhẹ nhàng hơn mẹ tôi khá nhiều, trên phương diện nào đó thì tính Nghiêm Lam rất giống với tính cậu. Khi tôi còn thơ, bố mẹ cãi nhau, mẹ tôi điên lên muốn lấy cái chết của bản thân và tôi ra uy hiếp bố tôi, thì cậu tôi sẽ đón tôi về nhà cậu ở tạm vài bữa, sẽ nhìn tôi kể rằng hồi bé mẹ tôi đã từng trải qua đau khổ cho nên cảm xúc mới cực kỳ thất thường như vậy, bảo tôi sau này lớn lên chớ có trách mẹ tôi.
Thời họ còn bé đất nước bị mất mùa, mẹ tôi làm chị cả trong nhà bất kể có phải xuất phát từ tự nguyện hay không nói chung vẫn phải nhường nhịn em nhỏ hơn trong gia đình. Đang ở độ tuổi phát triển, cho dù đói lả bà cũng chỉ có thể trơ mắt nhìn lom lom vào mấy đứa em cùng nhà ấy bốc rau dại. Song những chuyện kiểu này hằn trong tư duy thời gian dài thì khó mà tránh khỏi tị nạnh, chính bà bấy giờ cũng là trẻ con, không chỉ đói mấy bữa liền chẳng có cơm ăn, thi thoảng còn phải vác gùi lên núi quanh đấy bẻ hái cái gì đó về cho đám em mình ăn. Trước đây mẹ tôi có hai em trai, hồi nhỏ sau khi thỉnh thoảng ra ngoài kiếm cái ăn về còn phải trông hai cậu em trong nhà, có một lần ra khỏi nhà nhìn thấy em trai hơi buồn bực gào khóc, liền định tự đi lên núi tìm chút thức ăn cho mình mình ăn, nhưng vì đói khát lâu ngày, lúc leo lên một sườn núi nhỏ vô tình trượt chân ngã xuống dưới rồi nằm bất tỉnh luôn trên nền đất. Đến mấy tiếng sau trời tối, nhiệt độ không khí xung quanh hạ thấp bà lại bị lạnh tỉnh dậy, vừa lau nước mắt, vừa chạy về, khi ấy chắc là vô cùng tủi thân, chắc là có một bụng ấm ức muốn kể với người thân của mình, mà không ngờ về tới nhà thì thấy bầu không khí kỳ lạ, bố bà vừa trông thấy bà là vung tay ra, một cái tát này khiến bà đến tuổi trưởng thành rồi mà tai vẫn còn thường xuyên xuất hiện những cơn ù tai. Tôi nhớ rõ đôi khi đang nói chuyện với tôi bà đột nhiên ngừng nói, đưa tay che tai mình, tựa như tránh nghe âm thanh gì đó. Về sau tôi đoán có lẽ vì các trận ù tai này lúc nào cũng kích thích thần kinh của bà, truyền vào tai bà những lời nhắc méo mó, rằng bà là kẻ đầu sỏ, bà bị mẹ bà thù bị cha bà ghét, bởi việc bỏ ra ngoài của bà làm cho cậu em trai nhỏ tuổi nhất kia rơi xuống giếng chết đuối, tự dưng bà gánh tất cả trách nhiệm trên lưng.
Tóm lại là dường như con người của những năm tháng ấy cứ phải hận mới được, mới có thể duy trì sự cân bằng trong lòng mình, mới có thể khiến bản thân giữ đủ dũng khí để sống tiếp. Mà mẹ tôi đúng là hết sức vô tội trở thành cái vật bị coi thường bị thù địch trong gia đình đó.
Chuyện này tới tận sau khi khôi phục Cao khảo [1] mẹ tôi đỗ được khoa Y tá Học viện Vệ sinh, rồi bà vào bệnh viện làm y tá rời khỏi nhà mới đỡ hơn một chút.
[1] Kỳ thi Tuyển sinh Đại học Toàn Quốc hay Cao khảo, còn gọi tắt là Cao khảo Phổ thông, là một kỳ thi chung được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc. Kì thi chung này là điều kiện tiên quyết để vào hầu hết các cơ sở giáo dục bậc đại học ở Trung Quốc. Kỳ thi thường có sự tham gia của học sinh năm cuối cấp trung học phổ thông, mặc dù không có giới hạn độ tuổi kể từ năm 2001.
Kỳ thi kéo dài khoảng chín tiếng trong thời gian hai hoặc ba ngày, tùy thuộc vào từng địa phương. Tiếng Trung phổ thông và toán học là hai môn bắt buộc. Thí sinh có thể chọn một trong các môn tiếng Anh, Pháp, Nhật, Nga, Đức và Tây Ban Nha làm bài thi ngoại ngữ (mặc dù sáu ngôn ngữ được xác định là môn thi tuyển sinh đại học từ năm 1983, nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ được lựa chọn thi nhiều nhất). Ngoài ra, học sinh phải chọn giữa hai ban tập trung ở hầu hết các khu vực. Học sinh chọn Ban khoa học xã hội sẽ được kiểm tra các môn lịch sử, khoa học chính trị và địa lý; trong khi những học sinh chọn Ban khoa học tự nhiên được kiểm tra các môn vật lý, hóa học và sinh học. Điểm tổng mà học sinh nhận được thường là tổng điểm của các môn học. Mức tối đa có thể thay đổi rất nhiều giữa các năm và cũng khác nhau giữa các địa phương. Theo thông lệ, Cao khảo hiện đại diễn ra từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 6 hàng năm, mặc dù ở một số địa phương, kỳ thi này có thể kéo dài thêm một ngày.
Trung Quốc có lịch sử hơn 1.300 năm khoa cử, chế độ này đã từng thể hiện tính ưu việt trong việc tuyển chọn nhân tài và ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Đông Á. Năm 1905, xuất phát từ yêu cầu phát triển nền giáo dục mới và bồi dưỡng nhân tài thực dụng, triều đình nhà Thanh đã xóa bỏ chế độ khoa cử và thay vào đó là chế độ thi cử của giáo dục phương Tây. Việc hình thành quy chế Cao khảo hiện đại của Trung Quốc có hai nguồn gốc quan trọng: một là tư duy và giá trị của thi cử truyền thống được hình thành bởi quy chế thi khoa cử, hai là khuôn mẫu và phương pháp của quy chế thi cử từ phương Tây hiện đại.
Năm 1904, dưới sự ủng hộ của nhóm người Trương Chi Động, chính quyền nhà Thanh đã ban hành "Tấu quy định điều lệ trường học". Năm 1905, quy chế khoa cử cáo chung, kể từ đó quy chế Cao khảo hiện đại bước lên vũ đài lịch sử Trung Quốc. Năm 1936, cả Trung Quốc đã có hơn 100 cơ sở đại học, ngay lúc đó quy chế Cao khảo là dựa trên các trường đại học và cao đẳng tự chủ tổ chức ra đề, học sinh có thể lựa chọn ghi danh vào nhiều cơ sở đại học, cũng có thể được nhiều cơ sở đại học nhận vào cùng một lúc.
Năm 1952, Trung Quốc thiết lập một quy chế tuyển sinh phổ thông toàn quốc cho các trường đại học và cao đẳng. Cao khảo bị đình chỉ gần một thập niên kể từ năm 1966, khi Cách mạng Văn hóa đưa Trung Quốc vào hỗn loạn. Năm 1977, Đặng Tiểu Bình nhậm chức Phó Thủ tướng Trung Quốc, phân công quản lý văn hóa - giáo dục, chủ trương khôi phục Cao khảo. Việc khôi phục Cao khảo đã thay đổi vận mệnh của hàng triệu người, cứu nền giáo dục của Trung Quốc và cứu cả đất nước Trung Quốc.
Cậu tôi thuật lại câu chuyện cũ ấy với tôi ở trong lễ tang của mẹ tôi, kể xong vỗ nhẹ vai tôi vẫn nói với tôi trước sau như một: "Cháu đừng nên trách mẹ."
Cậu tôi thật sự là một người có tính hiền lành, mẹ tôi nhảy sông tự sát vì tôi, mà ông còn vỗ vai bảo tôi đừng trách mẹ ngay tại lễ tang của mẹ tôi. Đương nhiên tôi không trách bà, bà đã mất rồi.
Hơn nữa mẹ tôi cũng không phải luôn trong tình trạng này, trong trí nhớ của tôi lúc không cãi nhau với bố tôi bà vẫn luôn là người mẹ tốt, lúc tinh thần không suy sụp bà vẫn luôn là người mẹ tốt.
Và khi xét lại quá khứ của mình vào rất lâu sau đó, tôi còn nghiêm túc suy nghĩ xem rốt cuộc là ai đã giết chết mẹ tôi. Không biết là tôi đã giết bà, hay hôn nhân của bà đã giết bà, là gia đình của bà đã giết bà hay bao gồm tất cả những điều này, cuộc sống của bà đã giết bà.
Lúc tôi rời xa Trường Khang, tôi vừa mới thi Cao khảo xong, giữa tháng sáu thời tiết rất nóng, không khí cũng có phần bị ánh nắng hun nóng tới nỗi hóa ra ảo ảnh, quan sát từ một khoảng không bị ánh nắng bóp méo biến dạng kia, dường như thành phố này bỗng trở nên hơi huyền ảo. Đó là khi sinh nhật mười tám tuổi của tôi vừa trôi qua chưa quá mấy ngày, tôi trộm toàn bộ số tiền mình có thể tìm được nhân lúc trong nhà không có ai quản lý, sau đấy ngồi thẳng lên xe buýt đi khỏi thành phố này, tôi ngồi ở chỗ thứ hai đếm ngược từ dưới lên, nhìn ra ngoài từ cửa kính xe dính đầy vết bẩn lem nhem, nhìn thành phố này méo mó biến dạng dưới ánh mặt trời, nhìn tôi vứt bỏ nó lại đằng xa.
Cho đến bây giờ hình như tôi vẫn có thể nhớ chiếc xe buýt ấy không mở điều hòa, mùi mồ hôi người tràn ngập trong xe, còn có mùi bụi bẩn bên ngoài cánh cửa sổ xe mờ đục bay lơ lửng vào bầu không khí bên trong, và hình như còn loáng thoáng ngửi thấy mùi da thịt bị nắng chiếu thiêu đốt, mùi này kèm theo mùi tanh hôi của nước sông Trường Khang quanh quẩn ở trước mũi tôi một thời gian rất dài.
Có khả năng mùi giống rong rêu bao giờ cũng dính theo kia đã quấn riết cảm giác tù túng lên người tôi.
Sau đó tôi liền nghiền ngẫm câu chuyện cũ về mẹ tôi mà cậu tôi kể với tôi ấy, có thật hay không không quan trọng, bởi vì trong quãng đời mười tám năm đầu của tôi mẹ tôi chưa từng kể với tôi một việc nào về thời thơ ấu của bà.
Cũng chưa từng nhắc tới giữa chúng tôi còn có một người cậu vắn số.
Song tất cả đều đã thành quá khứ.
Có người không vượt qua được, nhưng luôn có người biết vượt qua.
*
Tôi đứng ở mép đường đợi gần hai mươi phút mới trông thấy một chiếc xe lam điện trống không ì ạch chạy đến trước mặt tôi, bên trong xe một người đàn bà chạc năm mươi ló ra hỏi tôi: "Đi xe không?"
Tôi nhìn chòng chọc chiếc xe lam chạy bằng điện này: "Xung quanh đây có cửa hàng nào không ạ?"
"Có đấy, lên đi, hơi xa, hai mươi đồng nhé." Bà ta tự biên tự diễn xong nghiêng mình mở giúp tôi cánh cửa sau của xe lam ra.
Tôi cảm thấy có phần ngược đời, đứng trước cửa xe của bà ta chẳng lên tiếng cũng chẳng nhúc nhích, bà ta tự suy diễn tự kết luận: "Mười lăm, thực sự không thể bớt, xa lắm, quanh đây không có xe, tôi vừa mới đưa người ta về đấy."
Tôi cười thành tiếng: "Đi."
Trong khi tôi ngồi trên con xe lam điện này, Nghiêm Lam lại gọi cho tôi một cuộc điện thoại hỏi tầm mấy giờ thì tôi tới. Tôi cầm di động ngắm ngã tư đường ngoài kia qua cửa kính xe vừa mờ vừa hẹp, miệng đáp nó: "Chả phải anh nhắn tin cho mày là đến vào buổi tối rồi à?"
"Buổi tối rỗi việc em đi đón anh ha." Nghiêm Lam.
"Khỏi cần, muộn quá, ngày mai mày còn phải đi làm, anh tìm khách sạn ngủ một đêm, giữa trưa mai qua chỗ cậu mợ ăn cơm. Lát nữa mày nhắn địa chỉ vào điện thoại cho anh."
"Hai dà, thôi được. Về nhà bố em lại mắng em lười biếng bảo đón anh cũng không chịu đi đón nữa cho coi. Nhưng mà buổi tối anh có thể ở lại nhà em nha, chỉ là giờ nhà em có vẻ hơi xa ga đường sắt cao tốc, anh có thể bắt xe về đây..." Nó lải nhải cằn nhằn một chuỗi dài, tôi chẳng kiên nhẫn nổi cắt lời nó: "Được rồi, mình mày nói một thôi một hồi nãy giờ không cảm thấy phiền phức à?"
"..." Nghiêm Lam.
Tôi nói: "Ừm, giữa trưa mai gặp tám chuyện."
Nghiêm Lam: "Được rồi, em còn ở trong ca nè, ra hút thuốc gọi điện thoại cho anh."
"Hút thuốc ít thôi." Tôi không nhịn được.
Nghiêm Lam bực mình chép miệng ở đầu dây bên kia, cuối cùng vẫn nói tắt máy với tôi sau đó cúp điện thoại.
Chiếc xe lam điện tôi đang ngồi này mất tầm 5 phút đồng hồ đi trái đi phải trên đường, sau đấy người đàn bà phanh xe dừng lại, quay đầu thông báo với tôi: "Tới rồi."
Tôi mới cầm điện thoại đến bên tai, nghe vậy nhướn mày lườm bà lái xe luôn mồm cò kè "Rất xa" với tôi này. Tôi bật cười: "Không phải nói đường xa lắm à?"
Bà ta thốt lên một tiếng ô kìa: "Nếu không phải tôi biết đường gần tất nhiên sẽ xa. Đó là do tôi thông thuộc địa hình giao thông ở đây, nếu không thông thuộc ba mươi phút vẫn còn là ít đấy."
Tôi liếc bà ta, chậm rãi xuống đường từ trên xe. May mà tôi quen mang trên mình chút tiền lẻ dự phòng, móc ví tiền từ trong túi áo ra rút hai tờ mười đồng đưa cho bà ta, bà ta trả tiền càng thêm đắc ý. Tôi vừa cầm đồng xu năm đồng là xoay người đi về phía trung tâm mua sắm hai tầng thoạt nhìn sẽ chả có ai ghé vào xem này. Di động trong túi áo rung nhẹ, tôi nghĩ là Nghiêm Lam nhắn địa chỉ của cậu mợ cho tôi, nên cũng chẳng sốt ruột bấm mở.
Đầu tiên tôi định bụng coi thử ở trung tâm này có quầy bán điện thoại hay không, mua cái dây sạc điện thoại, quay ra bắt xe đi đặt phòng khách sạn quanh quanh nhà cậu tôi.
Cũng may tuy là không đông người qua lại nhưng tầng một của trung tâm này đúng thực có quầy bán điện thoại, nhân viên bán hàng ngồi trước quầy kính đang xem video trong điện thoại bàn tán chanh chua đủ điều.
Tôi mua được dây sạc cho điện thoại của mình vô cùng nhanh chóng, lúc dùng sạc mắt nhìn vào màn hình di động, một dãy số điện thoại xa lạ nhắn cho tôi một tin SMS: "Sao tài khoản WeChat của anh lại không phải là số di động vậy, em tìm mãi mà chả tìm thấy anh, làm ơn, thời nay còn ai xài ứng dụng nhắn tin để chát chít chứ?"
Tôi lướt ngón tay mở tin nhắn này, cái tin phía trên cái tin này rõ ràng là một tin giải thích mình không cúp tiết.
Hử, đây là nhóc lừa đảo tôi vừa tình cờ gặp trên cây cầu kia.
"Nhóc lừa đảo gạt được số di động của tôi?" Tôi bảo nhân viên quầy hàng điện thoại cho mình chiếc túi bóng bỏ sạc điện thoại vào, mang theo tin nhắn này ra về.
"!!!" Phía bên kia nhắn trả lời tôi bằng một chuỗi dấu chấm than hết sức mau lẹ, cách chưa đầy một giây cậu ta lại gửi một tin tới: "Em mười bảy."
"Đây là kẻ lừa đảo lớn rồi?" Sau khi cầm túi bóng đựng dây sạc xong tôi gật đầu cảm ơn nhân viên cửa hàng rồi bước từ trong ra, đứng cạnh trung tâm mua sắm đợi loáng cái đã có một chiếc taxi trống chỗ rẽ vào từ phố đối diện. Tôi vươn tay vẫy bắt xe, di động rung liên tục mấy lần, tôi cúi đầu nhìn, một trong các tin đó là Nghiêm Lam gửi địa chỉ cho tôi. Tôi ngồi lên xe chỉ luôn cho lái xe địa chỉ mà Nghiêm Lam nhắn cho tôi, lái xe vâng dạ, với tay đậy biển số xe trắng trơn lại, xe phóng đi vô cùng mau chóng.
Mấy tin nhắn khác là từ cùng một đầu số, nhóc lừa đảo đó gửi một chiếc meme cầm di động trợn trắng mắt khinh bỉ [2] cho tôi, tin nhắn tiếp theo lại là: "Kết bạn WeChat với em đi, tài khoản chính là số di động này của em."
[2] Meme cầm di động trợn trắng mắt khinh bỉ
Tôi nghĩ nhóc này spam tin nhắn qua điện thoại rồi biến thành tán dóc qua WeChat mà buồn cười. Tôi thoát khỏi giao diện nhắn tin, không trả lời tin nhắn của cậu ta, bắt đầu mở ứng dụng trên điện thoại tìm khách sạn gần đây có điều kiện vệ sinh tốt hơn tiêu chuẩn của tôi. Sau khi đặt được khách sạn thì bắt tay vào tìm trung tâm thương mại ở xung quanh, bởi vì muốn đi thăm hỏi bậc cha chú đã rất nhiều năm không gặp, nên nghĩ sao cũng phải mua ít quà cáp đem đến. Tại bao lâu nay chưa từng có kinh nghiệm thăm họ hàng như vầy, mất một lúc lâu tôi vẫn khổ não hẳn là nên mua gói trà gì đấy thôi, vừa chẳng biết chất lượng lá trà của siêu thị như thế nào, vừa chẳng biết hai cậu mợ tôi có uống trà hay không, nghĩ ngợi lâu la cảm thấy cũng chả cần thiết, dựa trên tính cách của cậu tôi mua về đoán chừng có khi còn càm ràm cả buổi, thăm hỏi ngày thường mua hai hộp sữa một tí hoa quả chắc là không thành vấn đề, lúc trở về tìm ngân hàng rút mấy ngàn đồng để lại nhà cậu chắc là cũng ổn. Xe dừng bánh ở cổng hông của tiểu khu nhà cậu tôi, tôi thanh toán xong dò theo bản đồ trong điện thoại tìm ra khách sạn mình đặt, nhận được phòng vừa mới ngồi xuống ghế, di động lại rung tiếp, vẫn là tin nhắn SMS. Đầu tiên cậu ta gửi một tấm ảnh sang, là ảnh chụp ngoài đường qua cửa kính xe, trời bây giờ đã chập tối, đèn đường dọc con đường trong bức ảnh cậu ta chụp đã bật sáng, cách lớp kính cửa sổ xe có thể trông thấy con người và luồng xe cộ lưu thông ở ngã tư đang đứng yên bất động trên một con đường, cả tấm hình nhìn chung hết sức chen chúc chật chội. Sau khi gửi ảnh tới, tiếp bên dưới là một chiếc biểu tượng mặt cười kèm câu: "Em đang ngồi trên xe buýt về trường, siêu đông người lun."
Hiện tại đang độ giờ cao điểm tan tầm, đông người là chuyện rất bình thường, tôi thoát ứng dụng nhắn tin, nhấn mở thông báo của điện thoại giải quyết mấy bưu kiện đơn giản thuộc về công việc, lúc nhấn tắt màn hình tự nhắc mình trong đầu giây lát hãy nhớ mua quần lót dùng một lần, kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, còn phải mua mấy chai nước ở siêu thị.
Vài phút sau tôi ra khỏi khách sạn, nhìn lướt qua vị trí trung tâm mua sắm mà tôi đánh dấu trên bản đồ kia, sau khi cuốc bộ men theo con đường phía trước mười phút thì tìm thấy một trung tâm mua sắm nhỏ ngay đó, lượn lờ siêu thị một vòng, mua đủ hết các món mình cần mua, quay lại khách sạn rút mấy nghìn trong máy ATM ở ngân hàng gần đấy, sau khi mua đồ và để cùng tiền mặt trong phòng khách sạn liền nghĩ dẫu thế nào về thì cũng đã về rồi, vẫn còn muốn đi ngắm ngôi trường thời đi học của mình lắm. Cũng chẳng biết bây giờ nó đã đổi thay thành hình dáng gì nữa, năm tôi tốt nghiệp trung học nhà trường đang tân trang tòa nhà dùng cho giảng dạy, còn đang xây một sân bóng, năm tôi hai mươi ba tuổi đó từng trở về một lần, nhưng thời gian vô cùng gấp gáp, hoàn toàn không có thì giờ đến trường coi thử tòa nhà giảng dạy được tân trang và sân bóng mới xây, dù sao hiện tại cũng đang rỗi rãi, tôi cầm thẻ khóa phòng lại thong thả xuống lầu.
Tới khi ngồi lên xe taxi di động trong túi áo lại rung phát nữa: "Suất ăn của căn tin trường, khó ăn."
Tiếp ngay sau câu này chính là bức ảnh chụp đồ ăn, chắc là ảnh vừa mới chụp, hơn nữa kỹ thuật chụp ảnh thật sự khiến người ta sôi bụng, điều chỉnh tiêu điểm đúng phía trên đôi đũa được đặt lên bàn ăn.
Mặc dù bức ảnh rất mờ, nhưng tôi vẫn có thể nhận ra là cơm đùi gà, thời đi học tôi thích ăn món này nhất, giờ học buổi sáng đói bụng gần chết, cắn một miếng đùi gà cảm thấy mình có thể lên thiên đàng.
Tôi lướt ngón tay trên màn hình di động: "Trong căn tin của Vĩnh Khang 1?"
"Dạ vâng, món trong căn tin trường thật là khó ăn, còn không bằng ăn mỳ gói." Bên kia gửi đi một tin nhắn.
"Hồi đi học tôi thích ăn món này nhất."
"Ồ...Vậy anh đến trường em mời anh ăn nhé..." Phía bên kia đáp lại một câu nhanh thần tốc.
Tôi buồn cười: "Được."
*
Vị trí của Trường trung học phổ thông Vĩnh Khang 1 còn cách rất xa nơi tôi đang đứng. Xe pháo trên đường ùn tắc, tôi chạy vèo cái cũng mất một tiếng, xuống xe đứng ở cổng trường mới phát hiện chỗ cổng sắt đã được xây dựng thêm, một cửa hàng tiện lợi và một phòng khám tư nhân hai bên cổng đã được dỡ bỏ hợp thành một phần của cổng trường. Tôi bước qua cổng trường, nghe chừng đã tới giờ tự học buổi tối rồi, dọc đường đi tốp năm tốp ba học sinh vội vã chạy về phía tòa nhà giảng dạy.
Trường cấp 3 đã thay đổi quá nhiều so với mười năm trước, tôi dạo quanh một gốc cây bạch quả sống lâu hơn mười năm. Sau khi đứng trước thân cây ngắm nghía một hồi, cái cây này vẫn sống, tôi chẳng kìm nổi nhếch khóe môi, sau đó đi về hướng có căn tin theo trí nhớ của mình. Căn tin hơn mười năm trước chỉ có một tầng, bây giờ căn tin mới này có ba tầng, ở mỗi tầng tường bao ngoài ngăn ra căn tin một, căn tin hai và căn tin của cán bộ nhân viên nhà trường. Ngược lại tiệm tạp hóa quanh căn tin vẫn mở cửa, nom có vẻ cũng mở rộng không ít. Ngày xưa lúc tôi kết thúc tự học tới cửa hàng tạp hóa mua mì gói do buổi sáng chưa kịp ăn sáng, mọi người ở bên trong luôn chen lấn đông nghìn nghịt không thể di chuyển được, giờ có lẽ tình trạng này đã đỡ hơn nhiều.
Tôi nhớ lại quang cảnh khi ấy một tí, bộ dạng cố lách ra lúc bị người ta lôi lôi kéo kéo vào trong đám đông, chẳng nén nổi cong khóe mắt cười. Tầm mắt lướt qua quầy bán quà vặt, tôi tiếp tục bước về phía cửa chính căn tin, tới khi vào trong cửa thì đâm đầu vô một người đang đi ra. Tóc mái giấu đi đôi mắt, áo khoác đồng phục trên người vốn đen cả bộ, sau khi đụng phải tôi cậu ta lùi về đằng sau hai bước hết sức cường điệu. Cậu ta trợn tròn mắt ngạc nhiên nhìn tôi, sau một giây đồng hồ bỗng nhiên cúi đầu chạy nhanh như gió từ bên người tôi ra ngoài.
Một loạt hành động này của cậu ta làm tôi có phần sững sờ, sau cùng lại bị cậu ta chọc cười thật, cách màn hình điện thoại có thể thường xuyên quấy rầy tôi, gặp mặt giải quyết lại tháo chạy như thỏ.
Tôi thực sự cảm thấy tức cười, đã chuẩn bị gọi điện thoại trêu cậu ta không phải mời tôi ăn cơm đùi gà gì đó à, cuối cùng vẫn nhấc chân bước tiếp vào trong căn tin.
Căn tin tầng một đã không có người nào, căn bản cửa bán phiếu cũng chẳng có món gì, thời gian học sinh ăn cơm tương đối sớm, vả lại tầm giờ này căn tin trường không có món nào rất bình thường. Tôi đi loanh quanh ngó mấy cửa bán phiếu ăn, định tìm một chút hình bóng trong trí nhớ của mình, sau khi chả có kết quả thì xoay người rời khỏi căn tin.
Lúc ra đến cửa lại gặp trúng con thỏ con chạy trốn nhanh như bay kia.
Sau khi chạm mặt tôi, cậu ta lại lùi từng bước về sau một cách vô cùng cường điệu, tôi có thể cảm nhận được ánh mắt của cậu ta đang quan sát tôi sau lớp tóc mái.
"Sao hả? Chẳng phải cậu nói vẫn muốn mời tôi ăn cơm đùi gà à? Chuồn lẹ thế?" Tôi có phần buồn cười.
Bờ môi của cậu ta mấp máy, cậu ta mở miệng nói: "Bán hết rồi ạ." Giọng điệu bình tĩnh cho tôi hay: "Suất em mua chính là suất cuối cùng, đã bán hết rồi ạ."
Tôi buông một tiếng hừ, nâng tay xem giờ: "Nhóc cũng được nghỉ tự học buổi tối hử?"
Cậu ta thụt lùi từng bước về đằng sau: "Không ạ, hôm nay em trực nhật, đi ra giặt giẻ lau bảng ạ."
Tôi đáp bằng tiếng à, bổ sung thêm: "Tới căn tin giặt giẻ."
Cậu ta lộ ra đôi môi hơi mím trên nửa dưới gương mặt, quay đầu sang một bên, để lộ nửa vành tai với tôi, mãi một lúc sau mới lặng lẽ nói cho tôi biết: "Em quay về lớp ạ."
Nghe vậy tôi gật đầu: "Ừ, học hành chăm chỉ."
Sau khi nói xong tôi có thể trông thấy quai hàm của con thỏ nhỏ bị siết chặt, sau đấy cậu ta cúi đầu xoay mình đi về phía tòa nhà dùng cho giảng dạy, đi lon ton rồi lại bắt đầu chạy chậm, biến mất nhanh chóng khỏi tầm nhìn của tôi.
Cậu nhóc này khá thú vị, gặp tôi thì căng thẳng, nhưng cách di động gửi tin nhắn cho tôi vẫn có phong thái ông lớn lắm. Tôi cảm thấy có lẽ mình đã lờ mờ hiểu được đôi chút chuyện gì đang xảy ra.
Đại khái vì cậu ta là một người đồng tính mới phát hiện ra xu hướng tính dục của mình cách đây không lâu, mà đúng lúc lại mơ hồ cảm thấy tôi là đồng loại.
Tôi biết thành phố Trường Khang này hoang vu hẻo lánh, cuộc sống của con người nơi đây hết sức bình yên êm đềm, ngay cả mức giá nhà đất còn tăng hơi chậm hơn ngoài kia, dân số của thành phố không được tính là đông, người đi làm cũng chỉ xoay quanh hai điểm một đường mỗi ngày, chả có người nào muốn rời đi, cũng chả có người ngoài nào đến đây, người lớn cũng không thích con cháu của mình đi xa bán sức lao động, tốt nghiệp đại học về nhà thi công chức viên chức kiếm lấy bát cơm sắt [3], gia đình hỗ trợ trước một ít tiền mua nhà, khi kết hôn gia đình lại cho mua một chiếc xe, con cháu đời đời đều trôi qua như vậy.
[3] Nguyên văn 铁饭碗: "Bát cơm sắt" là một thuật ngữ tiếng Trung dùng để chỉ một nghề nghiệp có đảm bảo việc làm, cũng như thu nhập và phúc lợi ổn định. Theo truyền thống, những người được coi là có vị trí công việc này bao gồm quân nhân, những người làm công vụ, cũng như lao động của các doanh nghiệp nhà nước khác nhau (thông qua cơ chế của đơn vị sự nghiệp).
Do cuộc xâm lược của Nhật Bản và cuộc Nội chiến ngay sau đó, Trung Hoa Dân Quốc phải chịu siêu lạm phát từ năm 1948 đến năm 1949. Tiền bạc trở nên vô giá trị và mức sống cơ bản của người dân thành thị trở nên không bền vững, gần một nửa lực lượng lao động ở thành thị phải trải qua tình trạng thất nghiệp khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền kiểm soát.
Được khởi xướng từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, "Bát cơm sắt" là một trong những khẩu hiệu chính của chủ nghĩa cộng sản: ĐCSTQ phải cung cấp cơ hội việc làm cho tất cả mọi người. Để duy trì chính sách này, chính quyền mới đã khuyến khích các khu vực công tuyển dụng thêm lao động, điều đó đã gây ra sự lãng phí về chi phí thuê lao động và cào bằng về sức lao động.
Khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách việc làm ở CHND Trung Hoa vào thập niên 80 để thúc đẩy năng suất lao động, những công việc "Bát cơm sắt" là những công việc đầu tiên được chính quyền chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường tự do hơn. Nhóm người ủng hộ khẳng định rằng phải đập tan "Bát cơm sắt" nếu Trung Quốc muốn hiện đại hóa. Trong cuộc Cách mạng Nông thôn 1978, Đặng Tiểu Bình đã ngầm đặt dấu chấm hết cho "Bát cơm sắt" bằng việc thực hiện một số cải cách kinh tế nhằm hướng đến thị trường tự do.
Là một người đồng tính trong cái thành phố kiểu này đúng là phản đạo, chẳng có ai có thể ngỏ cùng, cũng chẳng có ai có thể soi đường dẫn lối.
Cậu nhóc này thấy tôi là "Đồng loại đến từ vùng khác", thận trọng dè dặt thăm dò, lúc gặp mặt vừa hồi hộp vừa sợ sệt, tôi cảm thấy tất cả những điều này đều hết sức phù hợp với đặc điểm của nơi đây.
Chung quy tôi sống ở chốn này mười tám năm, tôi cũng từng trải qua như thế.
Tôi rất thấu hiểu, hơn nữa ở sâu trong lòng tôi hy vọng cả đời cậu ta luôn bình an suôn sẻ, người cậu ta yêu có thể yêu cậu ta, không bị bất cứ ai ức hiếp ép uổng.
*
Tản bộ khoảng một vòng trong khuôn viên trường, quả thật khác biệt quá lớn so với trong trí nhớ, ngay cả chỗ để cảm khái cảnh còn người mất cũng chả còn sót lại cho tôi nhiều lắm. Khi tôi bước ra từ cánh cổng trường đã là tám giờ tối, đến giờ này tôi vẫn chưa ăn gì cả, suy nghĩ xem có thể tìm được quán cháo ở quanh đây để ăn cháo hay không, từ xưa tới nay độ thèm ăn của tôi vào buổi tối không cao, ăn cháo với tôi mà nói là đủ rồi, lúc đứng tìm quán ăn cạnh cổng trường di động hiện lên một tin nhắn SMS.
"Anh đi rồi ạ?"
"Đi ngay giờ." Tôi nghĩ ngợi đôi chút vẫn trả lời bằng ba chữ.
"Anh chờ em."
Ba chữ này của cậu ta gửi sang đây kêu "ting ting" rất mạnh mẽ hùng hồn, quả có thể cho là vênh mặt hất hàm sai khiến. Tôi nhìn chăm chăm vào ba chữ này hồi lâu cảm thấy hơi nực cười, thậm chí còn thoải mái chẳng xét nét nghĩ rằng có lẽ cậu ta cần phải học tập một chút cái gọi là lễ phép.
Tôi đứng ở cổng trường tầm năm phút đồng hồ, cậu nhóc này ôm áo đồng phục đứng bên trong cánh cổng sắt của trường: "Này~ này~" Cậu ta gọi tôi.
Tôi nhìn kỹ, mới cất bước thư thả tiến tới, cậu ta giơ tay chỉ vào tôi nói với bảo vệ trường mà mặt không biến sắc: "Anh cháu đến đón, trong nhà xảy ra chuyện ạ."
Tôi bước qua, mỉm cười với bảo vệ: "Vâng, nhà có việc, cháu tới đón em về nhà ạ."
Cung cách làm việc của bảo vệ hết sức vô nguyên tắc, đến nỗi không thử hỏi tên của tôi hay thử hỏi bừa một trong hai người là tôi và cậu nhóc này xem tên người của còn lại là gì, sau khi nhìn vào đôi mắt tôi thì mở cổng sắt thả liền cậu nhóc ra. Tôi gật đầu nói câu cảm ơn, sau đó quay mình bước về phía trước. Từ tiếng bước chân đi theo, tôi đoán rằng cậu ta ôm đồng phục của cậu ta theo sau tôi, tôi và cậu ta cứ đi một trước một sau như thế hai phút, cậu ta mới cất tiếng hỏi: "Anh đi đâu vậy ạ?" Giọng cậu ta thì thầm nho nhỏ có phần buồn ngủ, không giống giọng cậu ta vừa nói chuyện với bảo vệ cũng không giống giọng khi tán gẫu nhắn tin với tôi, thậm chí không giống cả cái giọng khi chúng tôi gặp nhau ở cửa căn tin trường cậu ta trước đấy, tôi ngoảnh mặt lại nhìn cậu ta.
"Bạn nhỏ, chiều hôm nay chúng ta mới gặp mặt một lần, cậu đi theo một người lạ để làm gì?" Tôi hỏi cậu ta mà chết cười.
Ánh mắt cậu ta vọng lại đây từ đằng sau lớp tóc mái, quai hàm siết chặt: "Em còn có một tháng nữa là thi Cao khảo, tháng tám âm năm nay là đủ mười tám tuổi."
"Mười ba năm trước là tôi đủ mười tám tuổi." Tôi đáp, kèm theo chút châm chọc vô thức trong giọng đáp.
Cậu ta nhếch môi, đường cằm vẫn kéo căng như cũ: "Anh muốn đi đâu ạ?"
"Ăn cơm." Tôi tốt tính nói cho cậu ta.
"Ăn món gì ạ?" Cậu ta hỏi tôi thật nhạt nhẽo.
Hiện tại là tám giờ tối, chẳng biết đến bao giờ thì nhìn thấy vài tiểu khu quanh ngôi trường này, đúng lúc tôi xem bản đồ tìm quán cháo thì phát hiện ra. Giờ này hẳn là các gia đình vừa mới cơm nước xong, sau khi ăn xong có rất nhiều người ra ngoài bách bộ tiêu cơm đi tới đi lui bên cạnh tôi đầy thảnh thơi, tôi còn thấy một con chó trắng to bằng con gấu quẩn chân tôi, sau khi nghe thấy tiếng gọi lại lắc lư cái mông đuổi theo chủ của nó.
"Ăn cơm." Tôi thuận miệng thốt ra câu trả lời.
Dường như cậu ta cảm thấy câu hỏi vừa rồi của mình có phần ngớ ngẩn, hơi cúi đầu, mãi một hồi sau chả nghe thấy giọng.
Tôi cười vu vơ hỏi cậu ta: "Tôi không thạo khu vực quanh đây, cậu có biết món gì ngon không?"
"..." Cậu ta chẳng đáp lời.
Tôi tiếp tục cười nói: "Cậu cũng không thể dẫn tôi đi hả?"
Cậu ta ngẩng đầu, mất một lát mới trả lời tôi: "Phía trước đường Khang Hân có một phố ăn vặt, các bạn nữ lớp chúng em thích đến chỗ đấy ăn thịt cua ninh."
Tôi gật đầu nhẹ: "Cậu có thích ăn không?"
Cậu ta chả nói câu nào.
Tôi: "Tôi không biết đường, cậu dẫn đường đi."
Cậu ta gật đầu cái rụp nhanh nhẹn vượt lên trước mặt tôi sải bước, hai người đi trên đường cùng nhau năm phút chẳng nói chẳng rằng, tôi bất đắc dĩ nêu chủ đề dò hỏi cậu nhóc lạnh lùng không thích nói chuyện này: "Tới rồi à?"
Cậu ta ngoái đầu lại nhìn tôi, tựa như chờ đến khi tôi mở miệng thì sẽ lập tức trả lời: "Chính là quán đằng trước kia ạ."
Tôi gật đầu, đi vài bước theo cậu ta. Sau khi dừng ở cửa quán đẩy cửa ra cậu ta giữ cửa kính đợi tôi vào, tôi cất bước vào trong.
Là một quán cơm nhỏ, bày sáu chiếc bàn dài sít sịt vào nhau, chừa ra một lối hẹp ở chính giữa đủ cho người thường có thể đi qua, bà chủ quán đứng ở chỗ quầy thanh toán tay vừa cầm bút, vừa mở máy tính bên cạnh, vẫn còn chưa ngẩng đầu lên đã chuyển thực đơn về phía tôi: "Mấy người đấy, ăn món gì tự gọi nhá?"
Tôi nhận thực đơn: "Hai người."
Bà chủ quán mới ngẩng đầu liếc nhìn tôi, tiện tay giơ một ngón chỉ vào cái bàn ở bên trong: "Đều trống cả, tha hồ ngồi."
*
Cậu nhóc lạnh lùng không ưa chuyện trò đã tìm cho mình một chỗ trống ngồi xuống từ lâu, cậu ta ngồi ngay ngắn ở góc trong cùng, vắt đồng phục lên ghế tựa cạnh cậu ta, đặt hai tay lên mặt bàn kính của chiếc bàn, tôi đi đến chỗ đối diện cậu ta ngồi xuống, đưa thực đơn cho cậu ta: "Muốn ăn gì tự gọi."
Rốt cuộc tôi cảm thấy tóc mái cậu ta chướng mắt, chả hiểu tại sao nhà trường bây giờ lại cho phép học trò để tóc dài như vậy, tôi chống tay xuống mặt bàn hơi vươn về phía cậu ta, động tác cũng không tính là lớn, nhưng cậu ta vẫn có vẻ giật mình ngẩng đầu ngó tôi.
Tôi nhìn đáp lại cậu ta: "Cậu sợ tôi à?" Ngả người mớm về sau, tôi thử trấn an cậu ta: "Thả lỏng tự nhiên, đừng căng thẳng."
Song hình như hiệu quả không rõ ràng lắm, tôi có thể cảm nhận được cậu ta hồi hộp nuốt nước bọt, sau đó mới đè giọng bình tĩnh nói cho tôi biết: "Em không sợ."
Tốt, tôi thu tay mình chống lên mặt bàn, nhảy sang chủ đề này: "Cậu không sợ chút nào thật hả?"
Cậu ta vâng dạ từ xoang mũi, tôi vẫy tay bảo bà chủ quán lại đây: "Bà chủ, bên này gọi món."
Bà chủ từ chỗ quầy thanh toán ở cửa cách đây mấy cái bàn lên tiếng trả lời: "Tới liền tới liền, gọi món nào đấy, cậu nói phỏng?"
"Gọi món nào, nhóc nói đi." Tôi trông cậu nhóc ngồi đối diện tôi.
Cậu ta nói chuyện: "Thịt cua ninh suất nhỏ ạ."
"Ngoài ra còn muốn đặt món gì nữa không?" Bà chủ hỏi.
Cậu ta nói: "Dạ thôi ạ." nói xong mới quay sang nhìn tôi, ngại ngùng cất tiếng hỏi: "Anh còn muốn đặt món gì nữa không?"
Tôi lắc đầu, thấy cậu ta e dè thở hắt, cũng chẳng biết cậu ta thở phào cái này là vì tôi ngồi đối diện hay là vì tôi nói không ăn thêm món nào.
Cách mấy phút sau khi gọi món, bà chủ cầm hai bộ dụng cụ ăn uống, một ấm nước nóng đặt lên bàn chúng tôi, lúc đi ra đem thực đơn trên bàn chúng tôi theo: "Chờ một tí nhé, xong ngay đây."
"Được, cảm ơn." Tôi trả lời.
*
Bà chủ đi rồi cậu ta hơi hơi cúi đầu không thưa thốt một câu nào, tôi có thể cảm giác được ánh mắt của cậu ta luôn luôn nhìn chăm chú vào mặt tôi, cách một lát lại dời đi cách một lát lại quay lại.
Tôi nhướn mày ngó cậu ta, sau đó giơ tay chỉ đầu mình, đánh tiếng phá vỡ sự im lặng giữa hai người chúng tôi: "Ở trường các cậu có thể để tóc dài như vậy hả?"
Cậu ta nghe thế nhẹ lắc đầu, tóc dài bay trái bay phải theo hành động: "Trước đây thì không thể, sắp sửa thi Cao khảo, thầy cô sẽ không quan tâm ạ."
Tôi gật đầu, nghĩ ngợi hồi lâu tám chuyện với học sinh đúng thật chẳng biết phải bàn điều gì nên hỏi về vấn đề thành tích một chút, tôi thuận miệng hỏi: "Vậy cậu thi Cao khảo xong thì chuẩn bị đi đâu học đại học?"
Cậu ta nhếch môi, tôi có thể cảm giác được quai hàm của cậu ta siết chặt, một lúc sau cậu ta mở lời hỏi tôi vẻ như hết sức lơ đãng: "Thế hiện giờ anh đang sống ở thành phố nào ạ?"
Tôi quan sát cậu ta một hồi, không kiềm được bật cười thành tiếng với cậu ta.
Quả thực cậu ta có phần dễ thương.
*
Tới khi bà chủ quán bưng thịt cua ninh ra, tôi bóc bộ dụng cụ ăn uống trên bàn rồi đẩy về phía cậu ta, đồng thời hỏi: "Cần tráng thìa đũa qua nước nóng một tí không?" Người ở đây ăn cơm đều có thói quen như vậy, trước khi bắt đầu ăn tráng qua dụng cụ ăn uống.
Cậu ta nhận đôi đũa lắc đầu, lại hỏi tôi: "Anh đi làm ở đâu ạ?"
"Thành phố Thượng Miên." Tôi bóc bộ dụng cụ ăn uống của mình kia, cầm đôi đũa trên tay, thực ra tôi không có hứng thú lớn với những bữa ăn tối này, cầm đũa trên tay cũng chỉ là giữ ý.
"Ồ." Cậu ta gật đầu, chọn một cái chân cua trong chậu bỏ vào bát mình, cúi xuống rồi bắt đầu dùng bữa.
Cậu ta ăn uống rất lịch sự, cúi đầu ăn, không nói, sau khi nước sốt dính vào mép sẽ lấy giấy lau khô sạch sẽ khóe miệng mình vô cùng mau mắn.
Đến lúc tôi thấy cậu ta gần như không nói một lời nào đã ăn hết nhẵn chậu cua ninh rồi, sau khi cậu ta buông đũa thì tôi không thể không bắt đầu nghĩ rằng có khi cậu ta không thích đồ ăn căn tin thật. Tôi nhìn cậu ta buông đũa mới đứng dậy chuẩn bị tính tiền, cậu ta vội vàng nhảy dựng lên từ chỗ ngồi của mình, một tay vẫn còn cầm khăn lau miệng mình, tác phong hết sức nhanh nhẹn đi về phía quầy thanh toán: "Tính tiền ạ." Giọng cậu ta không hề ấp úng.
"Có uống rượu không?" Bà chủ liếc nhìn cái bàn tôi đang ngồi đây lên tiếng hỏi cậu ta.
"Không ạ."
"Uống gì không?"
"Dạ không uống gì ạ." Âm giọng của cậu ta mang chút xíu mất kiên nhẫn.
"Chín mươi tám, tiền mặt hay trả trong Alipay?" Bà chủ.
"WeChat ạ." Cậu ta nói.
Lúc tôi đứng dậy bước qua cậu ta đang cầm di động quét mã QR đặt trên quầy của bà chủ, sau đó chuyển khoản, nhập dấu vân tay, xác nhận, sau khi chuyển khoản xong thì xoay máy lại cho bà chủ coi thử xem, bà chủ gật đầu.
Cậu ta mới chầm chậm cất điện thoại di động về trong túi áo mình, khăn giấy đã dùng cũng tiện tay vứt vào thùng rác của cửa tiệm, tôi đi theo cậu ta ra khỏi quán cơm này.
*
Tôi mở cửa kính của quán cơm này ra ngoài, còn chưa đến bên cạnh cậu ta, cậu nhóc này đã quay lưng về phía tôi chạy ù tới dưới một bóng cây nhãn, khom mình bắt đầu nôn.
Tôi nhíu mày chạy qua: "Sao thế, ăn hỏng bụng rồi à, đi bệnh viện gần đây khám không?"
Buổi tối tôi hầu như không ăn, cho nên cũng chẳng biết thức ăn của chỗ này có vấn đề thật hay không, nhưng nếu phản ứng nhanh như vậy thì vấn đề của quán ăn cũng thực là lớn lắm.
Tôi mới đứng thẳng dậy định bấm 120 gọi xe cứu thương đưa người đang ngồi xổm trên đất nôn mửa chóng cả mặt này đi, thì cậu ta duỗi hai tay túm ống quần tôi.
"Không phải."
"..." Tôi cúi đầu trông bộ dạng cậu ta gò lưng ngồi chồm hổm trên nền đất hết sức đau khổ.
Cậu ta ngửa đầu nhìn tôi, tóc mái dài thượt phất phơ sang hai bên, cạnh cây nhãn có một cột đèn đường, nguồn sáng màu vàng tỏa ra một quầng sáng, chiếu sáng cả một vùng này, cũng chiếu sáng đôi mắt của đứa trẻ này.
Cái dáng này của cậu ta nhang nhác dáng một người quen trong trí nhớ của tôi.
Cậu ta quệt tay lau miệng mình: "Không phải, tại em ăn no đấy." Giọng cậu ta vô cùng bình tĩnh, giống như chuyện ăn no căng rồi ói này đối với cậu ta mà nói rất bình thường, cậu ta thường xuyên bị như thế.
".." Câu trả lời như vậy khiến tôi không thể thốt được bất cứ điều gì trong chốc lát.
Cậu ta tiếp tục nắm ống quần tôi, vịn thân cây từ từ đứng lên từ dưới đất: "Em mời anh ăn cơm." Cậu ta đang chiếu cáo cho tôi hay.
"À, cảm ơn cậu." Mặc dầu tôi chưa hề ăn miếng nào, còn cậu ta thì ăn no đến mức nôn mửa. Tôi cảm thấy có hơi ngược đời, nên giọng điệu không giấu nổi ý châm chọc.
"Vì thế anh..." Cậu ta ngập ngừng giây lát, đang suy nghĩ rất ư là nghiêm túc.
Tôi vô cùng kiên nhẫn lắng nghe lời tiếp theo của cậu ta.
"Anh đưa đồng hồ của anh cho em." Cậu ta vẫn dùng cái giọng ra lệnh chỉ tay sai sử.
Nếu không phải cậu ta là học sinh đang tuổi cắp sách tới trường thật, thì tôi suýt nữa đã nghi ngờ cậu ta muốn lừa lấy một chiếc đồng hồ của tôi, tôi hỏi cậu ta: "Cậu có biết cái đồng hồ này của tôi giá bao nhiêu tiền không?"
Tôi thò tay tháo đồng hồ, ánh mắt của cậu ta vẫn cứ nhìn chăm chắm lên tay tôi, sau khi tháo hẳn đồng hồ ra khỏi tay tôi nghe thấy cậu ta lẩm bẩm một câu: "Anh cho em mượn đeo ba tháng đã, đến tháng chín em sẽ trả lại cho anh ngay ạ."
Tôi cầm dây đồng hồ của mình bằng cả hai tay hơi chìa cái đồng hồ về phía trước.
Cậu ta nâng hai tay nhận, mắt nhìn đăm đăm vào khuôn mặt tôi, thản nhiên như không nói với tôi: "Nếu anh không chịu, thì lần sau gặp lại em sẽ trả liền cho anh."
Tôi đặt đồng hồ đeo tay của tôi vào lòng bàn tay cậu ta.
Tôi không phải là người ham mê sưu tập đồng hồ gì đó, trong nhà cũng chỉ có mấy chiếc đồng hồ, cái này là do đồng nghiệp tặng, với tôi mà nói đồng hồ chẳng qua là phương tiện để xem giờ giấc mà thôi, cho đi một cái thực tình cũng chả phải là chuyện gì đáng tiếc.
Cậu ta cầm đồng hồ cất vào túi áo mình, cong môi, cơ mặt tương đối thả lỏng, nom có vẻ rất vui vẻ.
Một bữa tối chín mươi tám đồng lời một chiếc đồng hồ của tôi, đổi lại là tôi chắc tôi cũng rất vui vẻ.
Cái dáng điệu này của cậu ta làm tôi không khỏi muốn chọc cậu ta, tôi hơi rũ mắt lại gần chỗ cậu ta, hình như là bị sự tiếp cận đột ngột của tôi dọa sợ, cậu ta bỗng ngẩng đầu, đến nỗi quên luôn lùi về đằng sau.
Tôi vươn tay vén tóc mái quá dày của cậu ta, bình phẩm: "Tóc mái dài như này bất tiện nhỉ, vì sao phải nuôi mái dài như vậy?"
Đôi mắt hẹp dài hơi nhọn của cậu ta lập tức trợn tròn, đồng tử ở trong còn phản chiếu ánh đèn đường màu vàng, sau khi nghe thấy thế cậu ta tự dưng lùi từng bước lớn về phía sau như đột nhiên lấy lại phản ứng, tựa người vào thân cây nhãn, ngực phập phồng lên xuống dữ dội rất kích động.
Tôi đứng nguyên tại chỗ không khỏi nhíu mày.
Cậu ta cúi đầu vuốt tóc mái bị chính mình làm rối tung, mãi tới khi chúng lại che khuất tầm nhìn của cậu ta, cậu ta mới mở miệng nói một cách chán chường: "Có tóc, thì có thể che mắt đi."
Tôi hỏi: "Sao lại phải che mắt?"
Tiếng của cậu ta nối liền ngay sau, lại chứa chút mất kiên nhẫn: "Tại vì bạn cùng lớp rất phiền phức, ngày nào cũng muốn tìm em chơi tìm em làm cái này làm cái kia, trong lớp lại không thể đội mũ che mắt xem như không nhìn thấy tụi nó."
——Ồ, không ngờ là cậu nhóc lạnh lùng được chào đón.
Tôi khoanh hai tay trước ngực, chẳng nhịn nổi cười nhẹ hai tiếng: "Có tóc mái chúng nó sẽ không tìm cậu chơi cùng?"
Tôi nghe cậu ta mất kiên nhẫn đáp: "Có tóc mái, khi em lén lườm tụi nó thì tụi nó không trông thấy."
Tôi thực sự chẳng nín được cười luôn ra thành tiếng.
Cậu ta dựa vào cây, đối diện với tôi, xa như thế tôi cũng chả nhìn ra nét mặt của cậu ta, cũng chả biết có phải cậu ta đang lén lút trốn sau lớp tóc trừng mắt với tôi hay không.
Tôi bước hai bước về phía cậu ta, cậu ta vốn dựa nghiêng vào thân cây, sau khi tôi lại gần thì người bỗng dưng thẳng tưng, tôi đưa tay vén tóc mái của cậu ta: "Tôi định xem có phải cậu đang lườm tôi hay không?"
Cậu ta vẫn mở to đôi mắt tròn trong veo ngơ ngác nhìn tôi trân trối.
Tôi nén cười: "Cậu có biết lấy đồng hồ đeo tay của tôi sẽ phải làm gì không?"
Miệng của cậu ta dán dính lại không biết phải mở như thế nào, tiếng nói nhỏ nhẹ phát ra từ giữa đôi môi, giọng lúng búng: "Làm gì ạ?"
"Cậu thực sự không biết hả?" Tôi kéo dài giọng hỏi ngược cậu ta.
Tôi khẽ cười với cậu ta, tiếp tục trêu cậu ta bằng giọng không nhanh không chậm: "Thực sự không biết hả?"
Cậu ta tròn mắt nhìn vô cùng khiếp sợ.
Tôi cảm thấy giỡn cậu nhóc tới mức này là đủ rồi, sau đấy tôi lùi người mình về sau, thu bàn tay đang vén tóc mái cậu ta của mình: "Nhóc con, đừng đùa với người lớn kiểu này, học hành chăm chỉ vào."
Tôi lui lại hai bước: "Đi đây." nói xong tôi quay người đi về phía đầu đường.