Vạn vật có thiên lý, tối cao trên thế gian này là Đạo. Cũng có câu: "Đạo phân ba ngàn, ba ngàn Đại Đạo, mỗi Đại Đạo như vậy thông Hỗn Độn, chỉ cần chứng đắc chính là Hỗn Nguyên Thánh Quà. Cũng có nghĩa là tất cả đạo cuối cùng đều có thể chứng đắc Hỗn Nguyên Thánh Quà."
Dưới ba ngàn Đại Đạo là mười hai vạn Nhất Nguyên Tiểu Đạo. Vạn vật trong thiên địa đều ân chứa đạo lý bên trong, đều có đạo bản nguyên của riêng mình.
Đại Đạo và Tiểu Đạo kia hợp lại với nhau gọi là pháp tắc Thiên Đạo. Chỉ cần đạt được một pháp tắc Thiên Đạo, tức có thể đắc chứng bản nguyên, bước vào cảnh giới Phản Hư, Phản Phác Quy Chân.
Tiến vào Phản Hư kỳ, thật ra là bắt đầu Luyện Thần Phản Hư, tiến hành chuyển hóa sinh mạng bàn ngã của mình hướng về pháp tắc Thiên Đạo của thế giới vũ trụ, thiên địa thành nhất thể, trở thành tồn tại thật sự và duy nhất, tức Chân Nhất Thần Quân.
Phản Hư kỳ có ba tầng cảnh giới: Nhập Hư, Độ Kiếp, Đại Thừa.
Ba cảnh giới này đại biểu cho ba hình thức Thiên Đạo: Hợp Đạo, Hóa Đạo, Phá Đạo.
Cảnh giới Nhập Hư tức Hợp Đạo. Thể xác, tinh thần và thần niệm đều dung hợp cùng Thiên Đạo, bắt đầu bước vào tu luyện Phản Hư.
Cảnh giới Độ Kiếp tức Hóa Đạo, nguy cơ Hóa Đạo đáng sợ xuất hiện. Thiên Đạo vô thường, Thiên Đạo vĩnh hằng, chính là pháp tắc căn bản của vũ trụ.
Con người bé nhỏ vọng tường chinh phục lực Thiên Đạo, quả thật là si tâm vọng tường. Thời gian dần trôi, dần dần các tu sĩ bị lạc mất bàn tâm, dần dần bị Thiên Đạo đồng hóa, cuối cùng hoàn toàn tiêu tán.
Cho nên Phản Hư Chân Nhất rất ít khi ra tay, bởi vì ngoại trừ e ngại Thiên kiếp, còn có nguyên nhân lúc ra tay sử dụng lực lượng càng lớn, càng dễ bị pháp tắc Thiên Đạo chính mình nắm giữ thẩm thấu dung hợp.
Phàm là Phản Hư Chân Nhất phát tiết Thiên Đạo ra ngoài, vậy cũng cách nguy cơ Hóa Đạo không còn xa nữa.
Nếu vượt qua cảnh giới Độ Kiếp, vượt qua nguy cơ Hóa Đạo, sẽ thăng tiến cảnh giới Đại Thừa, phá đạo mà ra.
Cũng là một lần nữa tìm lại được bàn ngã, giãy dụa thoát ra khỏi Thiên Đạo, ta chính là Đạo, Đạo chính là ta, phục vụ cho ta, vô hại với ta. Khi đó là có thể phi thăng Tiên Giới.
ở trăm năm trước, Dư Tắc Thành vì đại chiến Tư Đồ Nhã, dẫn lôi kiếp nhập thể, hóa lôi kiếp thành kiếm đánh bại Tư Đồ Nhã.
Nhưng lôi kiếp kia hoàn toàn dung hợp với thân mình, cho nên chỉ cần Dư Tắc Thành đạt tới cảnh giới Phản Hư, lôi kiếp trong cơ thể sẽ bùng nổ. Khi ấy cho dù năng lực hắn cao tới mức nào cũng không tránh khỏi lôi kiếp, chắc chắn phải chết không sai. Cho nên Dư Tắc Thành từng có rất nhiều cơ hội trở thành Phản Hư Chân Nhất, nhưng hắn vẫn bỏ qua.
Cuộc sống phàm nhân sáu mươi năm qua không hề sử dụng chút pháp lực nào, lôi kiếp
kia trong thời gian ấy đã hoàn toàn tiêu tan, biến thành một phần cơ thể của Dư Tắc Thành. Cho nên hôm nay Dư Tắc Thành mới trở thành Phản Hư Chân Nhất, hết thảy tự nhiên như nước chày thành sông.
Trong khoảnh khắc Dư Tắc Thành trở thành Phản Hư Chân Nhất vốn phải có dị tượng thiên địa xuất hiện, tu sĩ nào trở thành Phản Hư Chân Nhất cũng là như vậy. Thậm chí có khi xuất hiện kiếp lôi, chỉ có phá tan kiếp lôi mới có thể thăng tiến Phản Hư kỳ thành công.
Nhưng lần này Dư Tắc Thành ngộ đạo trở thành Phản Hư Chân Nhất, thiên địa không chút kinh động, vạn vật không biết. Vừa không có kiếp lôi nổ vang, cũng không có dị tượng thiên địa, hết sức bình phàm.
Năm xưa Dư Tắc Thành trở thành Nguyên Anh Chân Quân, thiên địa biến hóa bảy lần, Vũ Thủy Đào Quán. Liệt Nhật Phá Không, Bạch Nhật Tinh Hiện, Thiên Địa Vô Âm. Vạn Kiếm Quy Tâm, Thiên Địa Đào Chuyên, Thần Cưu Hiện Hình.
Nhưng hôm nay hắn trở thành Phản Hư Chân Nhất, lại không có chút phản ứng.
Đây là vì pháp tắc Thiên Đạo mà Dư Tắc Thành ngộ ra chính là đạo Tự Nhiên.
Thiên địa tự nhiên, vạn pháp tự nhiên, thần uy tự nhiên.
Dư Tắc Thành lấy kiếm nhập đạo, Ngũ Hành tương sinh tương khắc, hóa sinh pháp tắc Tự Nhiên, lực Sáng Thế. Hôm nay cả hai pháp tắc Tự Nhiên và lực Sáng Thế này đẵ trở thành pháp tắc Thiên Đạo của hắn. Ngũ Hành gồm đủ, đạt thành Thiên Đạo Tự Nhiên.
Cho nên Thiên Đạo này vừa thành, vạn pháp tự nhiên, thiên địa không kinh động, bởi vì hết thảy biến hóa đều ở trong tự nhiên.
Dư Tắc Thành Đại Đạo đạt thành, ngự không bay lên, không cần sử dụng Kim Quang Phích Lịch Độn hay Súc Địa Thành Thốn.
Muốn đi thì đi, muốn bay thì bay, muốn nhanh thì nhanh, bởi vì cả thiên địa, thiên nhiên đều nằm trong ý niệm của Dư Tắc Thành.
Thiên địa chỉ có ta, ta là thiên địa, trong thiên địa này ta là thần. Đạo của ta, ý niệm của ta. cũng là ý niệm của thiên địa.
Năm xưa thần uy đại thành, cần tới lực Thần Uy mới có thể đạt tới hiệu quả, hôm nay Dư Tắc Thành thuận theo tự nhiên mà đạt tới.
Đạo pháp tự nhiên... bốn chữ này năm xưa Trung Hùng Tổ Sư Vương Âm Dương lưu lại trên vách đá trong đầm ở Hoàng Ngưu cốc, hôm nay Dư Tắc Thành mới chân chính lãnh ngộ.
Thì ra đây mới là đạo pháp tự nhiên, thiên địa nguyên khí. kiếm quang biến hóa vô cùng, âm dương nhị khí. cương nhu nhị tính, lực Ngũ Hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, nhật nguyệt và các vì sao trên chín tầng trời, lực Tinh Thần, vô hạn cương sát. Địa Hỏa dưới đất, rừng núi sông ngòi, đất nước gió lửa, hết thảy hết thảy hiện tại nằm trong lòng bàn tay Dư Tắc Thành.
Nắm hết thảy trong tay, đây là pháp tắc Thiên Đạo của Dư Tắc Thành.
Thiên Đạo Tự Nhiên của Dư Tắc Thành có nguồn gốc từ Kiếm Ý Ngũ Hành, là nguồn sốc phát ra lực Tự Nhiên.
Dư Tắc Thành cẩn thận đếm sơ, trong Thiên Đạo Tự Nhiên của hắn có tất cả tám mươi mốt Thiên Đạo.
Trong ba ngàn Đại Đạo có tám mươi mốt Thiên Đạo, Dư Tắc Thành có thể sử dụng dễ dàng. Đây cũng không phải là pháp tắc Nhất Nguyên Tiểu Đạo, mà là pháp tắc Đại Đạo.
Trong tám mươi mốt Thiên Đạo này, có mười hai pháp tắc Thiên Đạo dung hợp hoàn mỹ vào Thiên Đạo Tự Nhiên của mình. Mười hai Thiên Đạo này có quan hệ là tập hợp con của pháp tắc Thiên Đạo của mình, chúng hoàn toàn dung nhập vào Thiên Đạo Tự Nhiên, Dư Tắc Thành có thể sử dụng chúng thoải mái.
Còn lại sáu mươi chín pháp tắc Thiên Đạo, trong đó có bốn mươi chín Thiên Đạo tiếp xúc trùng hợp cùng Thiên Đạo Tự Nhiên. Đây chính là quan hệ giao hòa, chúng có một phần cùng dung hợp với Thiên Đạo Tự Nhiên. Bốn mươi chín Thiên Đạo này chính là số Đại Diễn, ngầm hợp với đạo trời.
Còn lại hai mươi pháp tắc Thiên Đạo, chúng cũng có quan hệ tập hợp con với Thiên Đạo Tự Nhiên của mình, nhưng bất quá Thiên Đạo Tự Nhiên của mình lại là tập hợp con của hai mươi Thiên Đạo này, bị chúng bao gồm trong đó. Dư Tắc Thành chậm rãi kiểm tra: Phong, Vũ. Quang, Ám, Âm. Dương...
Mối quan hệ giao hòa tập hợp như vậy cũng không ảnh hưởng đến chuyện sử dụng lực Thiên Đạo. Chỉ có gập phải những Phản Hư Chân Nhất lấy những Thiên Đạo này làm căn bản. nếu đối phương sử dụng cùng loại mười hai Thiên Đạo mà Dư Tắc Thành dung hợp hoàn mỹ, vậy trước mặt Dư Tắc Thành, đừng nói là chiến đấu, hết thảy sinh tử, tư tường, thậm chí hô hấp của đối phương đều bị Dư Tắc Thành khống chế dễ dàng.
Dư Tắc Thành có lòng tin rằng tới một ngày kia, tám mươi mốt Thiên Đạo này đều sẽ trở thành tập hợp con của Thiên Đạo Tự Nhiên của mình, bị Thiên Đạo của mình bao gồm trong đó.
Dư Tắc Thành chậm rãi chuyển hóa lực lượng, vận chuyển mười hai Thiên Đạo đã được mình dung hợp hoàn mỹ. Pháp tắc Thiên Đạo nằm trong tay Dư Tắc Thành, hoàn toàn có thể thi triển ra hoàn mỹ.
Đại Phong, Bạo Vũ, Tấn Lôi, Tật Điện, Kim Hi, Lãnh Nguyệt, Tinh Toại, Hạo Thần.
Xuân Chập, Hạ Thử, Thu Lộ, Đông Tuyết. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://thegioitruyen.com
Lần lượt đối ứng với Phong Vũ Lôi Điện, Nhật Nguyệt Tinh Thần. Xuân Hạ Thu Đông
Đây là tên mà Dư Tắc Thành đật cho chúng, bất kể trước kia tiền nhân xung hô chúng thế nào, trong Thiên Đạo Tự Nhiên của Dư Tắc Thành, chúng sẽ có tên này.
Hiện tại Dư Tắc Thành chỉ kiểm nghiệm pháp tắc Thiên Đạo mà mình nắm giữ, còn về lực Thần Uy, Dư Tắc Thành cũng chưa tra xét, cũng không sử dụng, không phải không muốn mà là không dám.
Năm xưa mình còn cảnh giói Nguyên Anh. lực Thần Uy đã đáng sợ tới cực điểm. Hiện tại tu vi của mình đã đạt tới trạng thái của lực Thần Uy trước kia, nước lên thì thuyền lên, lực Thần Uy tự nhiên cũng sẽ nâng cao, e rằng không còn là lực Thần Uy đơn giản, có thể gọi là lực Đại Thần Uy.
Tốt nhất không nên sử dụng lực Thần Uy, Dư Tắc Thành không dám chắc sau khi sử dụng sẽ có hiệu quả gì. Giờ phút này trở thành Phản Hư Chân Nhất, lực Thần Uy kia có lẽ còn đáng sợ hơn cả bản mệnh pháp bảo Hiên Viên Kiếm của mình ba phần.
Bất quá nếu gọi là lực Đại Thần Uy có lẽ còn hơi sớm một chút, vẫn chưa đạt tới cảnh giới này. Không phải là do chênh lệch về lực lượng mà là chênh lệch về cảnh giới, về bản chất.
Đây là trực giác của Dư Tắc Thành cảm ứng, nhờ quan sát Hậu Nghệ Thần Tiễn do Đại Thần Uy Sĩ Hậu Nghệ lưu lại mà rút ra kết luận này.
Có lẽ mình phải nâng cao hết thảy Kiếm Ý Quang Âm, Kiếm Ý Hư Vô, Kiếm Ý Luân Hồi, Kiếm Ý Yên Diệt, Kiếm Ý Liệt vẫn trở thành Kiếm Ý Thần Uy, sau đó kết hợp với lực Thần Uy của mình. Có lẽ khi đó tích lũy về lượng đủ đạt tới biến hóa về chất, đó mới chân chính là lực Đại Thần Uy.
Tiên lộ thật sự hết sức gập ghềnh. mỗi lần trèo lên một đinh cao, ngước nhìn lên trên thấy vẫn còn rất nhiều đỉnh cao hơn nữa đang chờ.
Con đường của mình còn rất dài, bất quá mình chỉ mới đạt tới Phản Hư Chân Nhất, mình còn phải nỗ lực rất nhiều. Có ân báo ân, có oán báo oán, một ngày kia, xông lên Tiên Giới, chém chết Giới chủ Đế Thích Thiên dưới kiếm của mình.