Năm 238 trước công nguyên, Doanh Chính hai mươi hai tuổi dựa theo thông lệ tới cựu đô Ung nước Tần làm lễ đội mũ, dùng ngọc bích Hòa thị nổi tiếng thiên hạ để chế tác thành ngọc tỉ (Ngọc bích Hòa thị).
Năm 232 trước công nguyên, Cơ Thanh nhìn hai con dấu sừng tê y hệt nhau, cuối cùng đập vỡ một trong hai cái (Ấn sừng tê).
Năm 230 trước công nguyên, công tử Hồ Hợi chào đời, Tần Thủy Hoàng bắt đầu đại nghiệp thống nhất sáu nước.
Năm 221 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, xưng là Thủy Hoàng đế.
Năm 219 trước công nguyên, Triệu Cao tặng Hồ Hợi một chiếc Ti Nam tiêu (Ti Nam tiêu).
Năm 214 trước công nguyên, Hồ Hợi ham hưởng lạc, xây dựng một khu đình viện theo mô hình bàn cờ Lục Bác (Cờ Lục Bác).
Năm 213 trước công nguyên, Hồ Hợi vô cùng muốn Thanh Trấn Khuê mà phụ hoàng ban cho hoàng huynh Phù Tô (Thanh Trấn Khuê).
Năm 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng chết trong khi tuần du, Triệu Cao dùng bút Bạch Trạch để sửa di chiếu, Phù Tô bị giết. Gã chủ tiệm bị lừa vào lăng Tần Thủy Hoàng, bị giết (Bút Bạch Trạch).
Năm 209 trước công nguyên, Lưu Doanh có được một chiếc vu sơn mài luôn đầy nước (Vu Chấn Ngưỡng).
Năm 207 trước công nguyên, triều Tần sụp đổ, Hồ Hợi "chết" (Chiếc Cân Đồng).
Năm 202 trước công nguyên, loạn lạc cuối thời Tần, gã chủ tiệm đổi tên là Hàn Tín, quyết chiến với Hạng Vũ ở Cai Hạ, Hạng Vũ tự vẫn ở bên bờ Ô Giang (Ngu Mỹ Nhân).
Năm 202 trước công nguyên, Lưu Bang lên ngôi lập nhà Đại Hán, chẻ trúc ghi thề, ban cho công thần đan thư thiết khế (Miễn Tử Bài).
Năm 130 trước công nguyên, hoàng hậu Trần A Kiều bị phế truất, về ở trong cung Trường Môn.
Năm 124 trước công nguyên, Hoắc Khứ Bệnh lấy được một chiếc gương đồng từ chỗ bà dì (Gương Ngư Văn).
Năm 110 trước công nguyên, gã chủ tiệm mua được một con rối bằng gỗ ngô đồng (Rối Vu Cổ).
Năm 105 trước công nguyên, Hán Vũ đế ngẫu nhiên mơ thấy Lý phu nhân đã mất đi vào giấc mộng, ban cho ông hương Hành Vu. Sau khi tỉnh dậy Hán Vũ đế tìm khắp nơi không thấy, nhưng ngửi thấy mùi hương, hương thơm hồi lâu không bay đi (Hương Hành Vu).
Năm 3, lần đầu tiên từ đầu tới chân Vương Yến đeo trâm vàng, ngọc bội, xức phấn thơm, ăn vận đẹp nhất ngồi giữa cung Vệ Ương, trở thành hoàng hậu đại Hán. Nhưng phu quân của nàng lại nhìn nàng với ánh mắt thù địch (Mũ Giải Trãi).
Năm 10, Lưu Tú dùng đồng Kim Thác Đao đổi lấy một chiếc bàn tính ở một gánh hàng, viên Định Bàn châu trên đó không di chuyển được (Định Bàn châu).
Năm 186, cuối đời Hán, gã chủ tiệm làm thầy dạy học ở nhà họ Chu, dạy hai học trò là Chu Du và Chu cẩn (Lược Lưu Thanh).
Năm 190, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị cầm tù, lúc sắp chết đói, thì được cho mấy chiếc bánh và một miếng câu đai bằng ngọc (Câu Đai Ngọc).
Năm 422, khi Lưu Dụ trút hơi thở cuối cùng, đã bỏ con xúc xắc luôn giúp cho ông ta đánh bạc thắng xuống (Xúc xắc ngà).
Năm 448, Thái Võ Đế nhà Bắc Ngụy thu được một bức tượng Phật đã nứt, phong trào diệt Phật làm quá gắt, phải chịu báo ứng khiến con cháu sau này đều chết sớm (Độc Ngọc Phật).
Năm 560, Cao Trường Cung có được một chiếc mặt nạ quỷ vàng, đánh đâu thắng đó (Mặt nạ vàng).
Năm 600, Dương Quảng khi ấy còn làm hoàng tử đã có được chiếc đạc Long Văn (Đạc Long Văn).
Năm 705, vị nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc nhắm mắt xuôi tay, trong lăng tẩm của bà có một tấm bia Vô Tự khắc bằng đá Thọ Sơn (Vô Tự Bi).
Năm 706, trong Á Xá trưng bày một chiếc váy có giá trị liên thành, gây ra một cuộc tranh giành theo đuổi trong giới thượng lưu ở Trường An một thời, chủ nhân của nó chính là An Lạc công chúa Lý Khỏa Nhi (Váy Chức Thành).
Năm 719, Lô Sinh buồn bã vì không được như ý nguyện, vào kinh dự thi lại thi rớt. Một hôm trên đường đi qua Hàm Đan, anh ta tựa ghế ngủ trong một khách điếm, mơ thấy mình đỗ cao làm quan tới chức thượng thư bộ Hộ, con cháu đầy nhà, hưởng vinh hoa phú quý, kết quả khi tỉnh mộng thấy chủ nhà nấu cơm vẫn chưa chín (Gối Hoàng Lương).
Năm 951, từ tiệm Á Xá, Triệu Khuông Nghĩa 12 tuổi có được chiếc rìu Thiên Việt mà chỉ thiên tử mới cầm được, sau đó phát hiện ra chiếc rìu này anh trai Triệu Khuông Dận cũng cầm được (Rìu Thiên Việt).
Năm 1061, Vương Tuấn Dân đỗ trạng nguyên khoa thi năm Tân Sửu. Không lâu sau gã chủ tiệm nhặt được miếng ngọc Ông Trọng ngày càng nhiều vết nứt ở một ngõ hẻm trong Khai Phong phủ (Ngọc Ông Trọng).
Năm 1066, tháng chín năm Nhâm Ngọ, đại tướng Tây Hạ Nhân Đa Hãn dẫn ba vạn tinh binh tấn công thành Hoàn Châu, đánh lâu không đổ. Con trai Vũ Tương Công là Địch Vịnh huyết chiến ba ngày, ba nghìn quân giết hơn vạn quân địch, cuối cùng vì tường thành sập đổ mà chiến bại. Ba nghìn quân không ai đầu hàng, hết lòng vì nước (Tiền Vô Bội).
Năm 1100, thời Tống, Á Xá đặt ở Biện Lương Khai Phong. Gã chủ tiệm gặp Tống Huy Tông Triệu Cật. Áo Xích Long được thêu thêm rồng, Tứ Quý Đồ nhận chủ nhân (Tứ Quý Đồ).
Năm 1135, thời Nam Tống, bên cầu Đoạn Kiều ở Tây Hồ, Hàng Châu, Bạch Lộ cho một thư sinh mượn ô (Ô Đạch Xà).
Năm 1348, cuối thời Nguyên, gã chủ tiệm tìm thấy một cây nến quen thuộc trong một ngôi chùa nhỏ.
Năm 1370, ngôi chùa đó được đổi tên là chùa Hoàng Giác, nhưng nến thì thiếu mất một cây quan trọng nhất (Nến Nhân Ngư).
Năm 1371, ngoài chùa Hoàng Giác, Chu Nguyên Chương thôi không đuổi theo nến Nhân Ngư nữa, nhờ đó mà có được chiếc quạt có thể phân biệt lời nói thật và lời nói dối (Quạt Ngũ Minh).
Năm 1390, cả nhà Hàn Quốc công Lý Thiện Trường bị chém giết, tịch thu tài sản, Lý Định Viễn ôm chiếc tráp đồng ông nội giao cho, âm thầm nghiến răng cầu nguyện (Thiên Như Ý).
Năm 1532, những năm Gia Tĩnh triều Minh, Á Xá ở Tô Châu, Lục Tử Cương và Hạ Trạch Lan gặp nhau. Lục Tử Cương ở lại Á Xá, có được Ngô Đao.
Nám 1542, Á Xá chuyển đến kinh thành, Lục Tử Cương và Hạ Trạch Lan lại gặp nhau, Côn Ngô Đao trùng phùng. Cung biến năm Nhâm Dần, Hạ Trạch Lan vì liên lụy mà chết. Khóa Trường Mệnh được hoàn thành (Khóa Trường Mệnh).
Nám 1552, Lục Tử Cương bị chém đầu vì đắc tội với hoàng đế (Côn Ngô Đao).
Năm 1554, Đô chỉ huy kiểm sự tỉnh Sơn Đông Thích Kế Quang mời phu nhân duyệt binh trong doanh trại (Giáo Khuất Lô).
Năm 1673, những năm Khang Hy đời Thanh, Á Xá ở kinh thành, gã chủ tiệm giả làm con hát để tránh lệnh cạo đầu. Gã hẹn mua bản thảo của Hồng Thăng, ngăn ông bán Hề Mặc (Mực Đình Khuê).
Năm 1759, tù trưởng bộ tộc Hồi Hoắc Tập Chiếm phản loạn bị triều Thanh truy giết, tướng quân Triệu Huệ bắt sống vương phi dâng tặng Càn Long. Càn Long phong làm Hương phi. Để lấy lòng nàng, Càn Long đã cho người thu thập bảy viên đá quý màu sắc khác nhau từ các nơi ở nước ngoài, làm thành một chiếc vòng tay hồi ức tặng nàng (Vòng Hương phi).
Năm 1925, ngày 10 tháng 10 Bảo tàng Cố Cung Bắc Bình được thành lập.
Năm 1933, ngày 6 tháng 2, lô đồ cổ văn vật đầu tiên của Cố Cung bắt đầu xếp lên xe vận chuyển, vì chiến loạn nên hàng triệu món đồ cổ bắt đầu bị di dời vạn dặm.
Năm 1945, Cảnh Lăng (mộ của Khang Hy) bị trộm, chiếc chén Cửu Long tùy táng không biết đã mất đâu (Chén Cửu Long).
Năm 1947, tháng 12 tại Triều Thiên Cung, Nam Kinh, tất cả văn vật đồ cổ bị di dời cuối cùng đã quy về một mối.
Năm 1948, bắt đầu có nhiều văn vật liên tục được chuyển tới Đài Loan (Bồ Đề Tử).
Năm 1965, trong quần thể mộ Vọng Sơn Sở gần thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, khai quật được một thanh bảo kiếm sắc bén thời Chiến Quốc (Kiếm Việt vương).
Năm 2008, Á Xá chuyển đến một con phố thương mại cổ kính ở Hàng Châu, một tối nọ bác sĩ đã mở cánh cửa của Á Xá.
Năm 2008, gã chủ tiệm bán cho một tay luật sư trẻ tuổi chiếc nhẫn có hình xương hổ gồ lên (Hổ cốt thiếp).
Năm 2010, có một thị dân ở Hàng Châu nói rằng gần thôn Pháp Vân dưới chân núi Linh Ấn, họ từng tận mắt chứng kiến thấy một con thần thú lạc đà alpaca cổ dài chân ngắn (Sơn Hải Kinh).
Năm 2010, tiểu thuyết gia lừng danh Tiêu Tịch rơi vào vụ hung án, gây lên cuộc tranh luận về hướng phát triển nội dung của tiểu thuyết bán chạy trong nước (Ngọc Thủy Thương).
Năm 2010, gã chủ tiệm và bác sĩ đi tìm chiếc áo ngọc sợi vàng còn lại, mà đã đi vào địa cung Tần lăng (Áo Xích Long).
Năm 2011, Hồ Hợi phát hiện ra kiếp sau của hoàng huynh.
Năm 2011, gã chủ tiệm và bác sĩ đi Ai Cập, tìm được cuốn sách Vong Linh có thể hiệu hồi những linh hồn từ viễn cổ (Sách Vong Linh).
Năm 2012, Phù Tô chiếm cơ thể của bác sĩ, chủ tiệm bắt đầu thu thập 12 món đồ cổ đế vương để trấn áp Càn Khôn đại trận.
Năm 2013, Lục Tử Cương tìm được một chiếc la bàn trong đống kỳ vật dị bảo ở Á Xá (Niết la bàn).
Năm 2014, ở Yên Giao, Bắc Kinh phát hiện ra một ngôi cổ mộ thời Minh, khai quật được nhiều vật phẩm quý, trong đó có một đôi vòng ngọc chạm rỗng hình dải đồng, bên trong có thể nhìn thấy lạc khoản tên Tử Cương rất rõ ràng, được các chuyên gia bước đầu nhận định là vòng ngọc điêu khắc hiếm thấy của thợ khắc ngọc nổi tiếng Lục Tử Cương những năm Gia Tĩnh (Song Khiêu Thoát).
Câu chuyện về Á Xá vẫn còn tiếp tục... Dòng thời gian 2000 năm của chủ tiệm vẫn đang đợi bổ sung dần dần ^_^