Thứ Nguyên Chi Môn

Chương 5: Chiến Quốc Niên Đại



Người đăng: anpromalong6

Từ khi Vũ Vương liên kết 800 lộ chư hậu dấy binh phạt Trụ lập ra nhà Chu, xong qua năm tháng cũng giống như hai tiền triều trước là Hạ, Thương trở nên suy tàn.

Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền lực của triều đình Chu dần giảm sút: tốc độ tan rã các vương quốc tăng lên.

Từ thời Bình Vương về sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh.

Các chư hầu đánh nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn tiếng nhà Chu để điều khiển các chư hầu khuất phục.

Trong thời Xuân Thu xuất hiện các chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ, gọi là Ngũ Bá.

Năm 704 TCN, Hùng Thông, quân chủ nước Sở trở thành chư hầu đầu tiên xưng vương ngang hàng với thiên tử nhà Chu.

Trước khi Ngũ Bá nổi lên, đã có sự lấn át thiên tử của Trịnh Trang Công (743-701 TCN). Tuy nhiên Trịnh Trang công chỉ đóng vai trò khanh sĩ nhà Chu và ra mặt chống đối thiên tử, chưa thực hiện vai trò "anh cả" các chư hầu. Sau khi Trịnh Trang công mất, nước Trịnh suy yếu vì nội loạn.

Hơn 10 năm sau Tề Hoàn Công (685-643 TCN) được sự giúp đỡ của Quản Trọng bắt đầu gây dựng nghiệp bá.

Nước Tề ở miền Sơn Đông ngày nay, thời đó đã chiếm được hết bán đảo Sơn Đông, đất đai rất rộng, có núi, có biển, có nhiều tài nguyên. Nước Tề giàu mạnh nhờ chính sách của Quản Trọng.

Để được các nước sợ phục, Tề đóng vai trò người cứu giúp các nước bị xâm lấn và lập lại "công bằng" giữa các chư hầu. Tề Hoàn công đem quân đuổi người Địch ngoại tộc, giúp nước Vệ lập lại được nước; lại giúp Yên Trang công đánh diệt các nước Cô Trúc và nước Nhung xâm lấn.

Do đó, nước Tề được chư hầu tin. Nước Sở vì bội lời thề, vua Tề họp chư hầu đem quân phạt Sở. Như vậy, vua Tề bất chấp thiên tử mà ra lệnh cho chư hầu.

Ngoài hoạt động quân sự, nước Tề bá chủ còn áp dụng biện pháp chính trị. Nước Tề hiệu triệu các chư hầu trước sau chín lần thề với nhau (minh thệ) cùng "tôn vương" (tức tôn vua Chu) và "nhương di" chống sự xâm lăng của các "ngoại tộc" (các dân tộc ở ngoài).

Sau Tề Hoàn Công, các chư hầu nổi lên làm bá cũng noi theo gương, kết hợp hoạt động quân sự và chính trị để khiến các nước khác nể sợ và suy tôn mình.Sau khi Hoàn công chết, nước Tề suy yếu vì nội loạn.

Tống Tương Công (650-637 TCN) định thay làm minh chủ, hội chư hầu nhưng không thành, sau bị vua Sở Thành Vương (671-626 TCN) lừa bắt. Cuối cùng Tống Tương công đem quân đánh Sở bị bại.

Do sự nghiệp của Tống Tương công không nổi trội trong các chư hầu nên có sử gia loại ông ra khỏi hàng ngũ bá.

Sau đó Tấn Văn Công (636-628 TCN) lên thay làm bá. Nhà Chu bị rợ Xích Địch quấy nhiễu, hội chư hầu đánh dẹp rồi rước thiên tử về ngôi; Sở lúc đó bị coi gần như Di Địch vì chưa văn minh, tranh giành với Tấn.

Tấn Văn công đánh thắng Sở rồi hội chư hầu mà thề "tôn nhà vua, không được hại lẫn nhau".Qua đời sau, Tấn và Tần tranh nhau địa vị bá.

Tần Mục công (659-621 TCN) dùng Bách Lý Hề làm tướng, đuổi được rợ Tây Nhung, mở rộng thêm đất; xưng bá ở phía Tây, nhưng chưa đủ sức tranh ngôi minh chủ của nước Tấn ở trung nguyên.

Sang đầu thế kỷ 6 TCN, Sở Trang Vương (613-591 TCN) ở phương Nam mạnh nhất, đất rất rộng, diệt được vài ngoại tộc, khai thác thêm đất đai, đánh Tống, phá Tấn, làm bá chủ chư hầu, tự xưng vương, có ý nhòm ngó chín cái đỉnh của nhà Chu.

Cuối thời Xuân Thu, vua nước Ngô là Hạp Lư (514- 496 TCN) được Ngũ Viên phò tá lên ngôi. Ông dùng Tôn Vũ làm tướng, dẫn binh diệt Sở quốc hùng mạnh, chấn động thiên hạ. Sau này ông bị nước Việt xâm lấn, bản thân Hạp Lư bị vua Việt giết chết.

Phù Sai (496-473 TCM) thừa hưởng cơ nghiệp của Hạp Lư, mang quân lên trung nguyên đánh bại nước Tề và hội chư hầu, được các chư hầu suy tôn đứng đầu.

Tuy nhiên cơ nghiệp của Phù Sai không vững chắc, ngay sau minh thệ thì Ngô bị nước Việt đánh úp và chỉ 9 năm sau thì bị tiêu diệt.

Vua nước Việt là Câu Tiễn bị Phù Sai đánh thua, phải xin hoà, sau tủi nhục sống mười năm mưu tính chuyện báo thù, được Phạm Lãi giúp, bày mưu dâng nàng Tây Thi cho Phù Sai để Phù Sai mê sắc mà bỏ bê việc nước; rốt cuộc Câu Tiễn diệt được Ngô, thanh thế chấn động khắp nơi (thế kỷ V TCN), thành bá chủ miền Đông Nam.

Các chư hầu làm bá dùng khẩu hiệu "tôn Chu, nhương Di", mà sự thực chỉ là một cớ để khuếch trương thế lực, thôn tính các nước nhỏ, mở mang đất đai, càng ngày càng gây thêm sự mất quân bình giữa lực lượng các nước lớn, nhỏ.

Tới cuối thời nhà Chu, các chư hầu thậm chí còn không cần biết tới sự cai trị chỉ mang tính biểu tượng của các vua Chu và tự xưng vương (như nhà Chu).

Chiến tranh giữa các chư hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn vì một loạt nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu diệt, còn lại chỉ khoảng 10 nước, trong đó có 7 nước lớn gọi là Thất hùng: Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ.

Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như Lỗ, Vệ. Các chư hầu lớn muốn trở thành Vua của những ông vua.

Tới thời Chiến Quốc, Tần có lần đòi Cửu đỉnh của Chu, Triệu lấy tế điền (ruộng mà hoa lợi dùng vào việc tế lễ) của Chu; và khi các chư hầu đều tự xưng vương cả - tức tự coi mình ngang hàng với vua Chu - thì vua Chu cũng phải khép nép tâng họ lên là vương mà tự xưng là tiểu quốc.

Tới thế kỷ III TCN, một nhà Chu nhỏ bé cũng lại nảy sinh lục đục. Hai nước Hàn và Triệu mang quân can thiệp, chia lãnh thổ nhỏ bé làm đôi, giao cho hai vị tông thất cai quản, gọi là Tây Chu công và Đông Chu công.

Thiên tử nhà Chu ở chung với Tây Chu công. Từ đây Tây Chu và Đông Chu chỉ mang nghĩa phân chia trong phạm vi hẹp của vùng đất nhà Đông Chu xung quanh Lạc Dương mà thôi, không phải địa phận nhà Tây Chu xưa kia, lúc đó đã thuộc về Tần.

Tới năm 257 TCN, hưởng ứng phong trào "hợp tung" do Sở và Yên phát động để chống nước Tần hùng mạnh và hung hãn đang lấn đất chư hầu như tằm ăn lá, thiên tử nhà Chu cũng mộ binh đánh Tần. Nhưng lúc đó nhà Chu đã kiệt quệ tới mức thiên tử không có đủ tiền chiêu binh mà phải đi vay.

Tây Chu công tự làm tướng cùng hợp binh với quân Yên và quân Sở. Thế nhưng, phong trào hợp tung cũng như những lần trước, đúng như đánh giá của Trương Nghi:"hợp tung như đống cát, dễ hợp mà dễ tan", chưa đánh Tần trận nào ra trò mà hợp tung lại tan rã vì quân các nước khác không tới.

Hàn đang bị Tần vây, không cựa quậy được, Triệu vừa thua trận Trường Bình mất gần hết nhân sự và sinh khí, còn Tề lại thông hiếu với Tần không ra quân. Quân Sở và Yên cô thế đành tự rút.

Lấy cớ nhà Chu gây hấn, năm 256 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Trương Đường mang quân đánh vào đất Tây Chu, bắt Chu Noãn vương đem về Hàm Dương.

Mà Thiên An sau nhiều năm bình yên lớn lên hắn cũng đả rõ ràng được mình đang ở niên đại nào, thời điểm mà hắn hàng lâm phiến thế giới này là ba năm trước khi trận chiến Trường Bình giữa Tần và Sở diển ra, so với sau này thống nhất bảy nước Tần Vương Doanh Chính lớn hơn 3 tuổi.

Tính cho đến bây giờ đả là chín năm qua đi, để hắn hưng phấn nơi này chính là Thiên Anh Cửu Ca thế giới, bộ anime mà hắn xem dang dở khi chơi game, càng để hắn im lặng chính là công tử Bách Việt sau này bị Hàn Sở tiêu diệt bào đệ của thái tử Xích Mi Long Xà Thiên Trạch.

Nhận rõ tình thế cũng như bản thân mình đả không còn sinh sống tại thế giới cũ, hắn cũng không cam tâm như bình thường gỗ mục kiếp sống.

Đả sống lại một thế với ưu thế trên thân mình hắn cũng muốn đánh ra một mãnh thiên địa, bắt đầu tích xúc lực lượng lợi dụng thân phận công tử của mình xin cho mình một mảnh đất phong rồi rời đi xây dựng thế lực cho mình.

Chỉ có yên lặng phát triển, có nơi an toàn để lớn mạnh là ưu tiên hàng đầu nếu không hắn bị đám sát thủ hỏi thăm lần nữa thì End Game mẹ rồi.

Cho nên càng sớm càng tốt kiếm cho mình một mảnh đất yên ổn gầy dựng địa bàn. Hơn ai hết hắn biết ngôi vị Bách Việt vương sẻ không có phần cho hắn, dù sao hắn chỉ là con nuôi mà thôi, thời đại này huyết thống cực kỳ trọng thị.

Hoang sơn dả lĩnh côn trùng kêu vang thỉnh thoảng lại vang lên từng tiếng hoang dại dả thú gầm rống, trong ánh chiều tà mỹ lệ chim chóc bay lượn trên bầu trời trở về tổ ấm của mình, trước khi màn đêm nhấn chìm thiên địa trong tăm tối.

Trong không khí từng cơn gió mạt lạnh cuốn theo những chiếc lá bay lượn, lúc này đả là ánh chiều tà những áng mây hồng mỹ lệ trôi nổi trên không.

Một chi đội ngủ trong ánh trời chiều di chuyển trên con đường đất tương đối rộng rãi, dẫn đầu là một cổ xe ngựa hoa quý có quân binh hộ tống, phía sau là hàng ngàn người dân quần áo rách rưới đi theo.

Đội ngủ rồng rắn đi theo này chính là theo chân thập công tử Thiên An rời khỏi đô thành hướng về đất phong của hắn mà đi.

Đa phần đều là người nghèo không đủ ăn đủ mặc, đều mộ danh mà chạy đến khi nghe đi theo vị công tử này cuộc sống sẻ tốt hơn.

Từ khi tỉnh dậy hắn cũng biết rõ đây đả không còn là xả hội pháp trị nước Việt Nam hậu thế nữa mà là cổ đại mạng người như cỏ rác.

Bất cứ lúc nào cũng bị chiến loạn tước đi, chiến loạn chiến tranh giống như cơm bữa ăn thường ngày. Cho dù Bách Việt địa thế hiểm trở cách xa trung nguyên song nó cũng luôn tràn đầy nguy hiểm.

Đô thành không thể ở lâu, đùa có trời mới biết khi nào đại quân Bạch Diệc Phi một đường tràn vào tàn sát hết tất cả vương thất Bách Việt đây, cho nên hắn tận dụng cái thân phận công tử con vua này rời đi xin cho mình một mảnh đất phong.

Có thể nói việc làm của hắn làm cho các triều thần văn vỏ các vị công tử hoàng thất thậm chí cả bố già tiện nghi của hắn kinh ngạc lên.

Khi mà hành động này chẳng khác nào là tự tìm khổ vào người là một hành động ngu ngốc cả.

Cho dù không thể cạnh tranh với ngôi vị thái tử nhưng từ bỏ vương thành đi đến những mảnh đất xa xôi khai khẩn đất hoang nghèo nàn là một việc làm ngu xuẩn.

Rất ít hoàng thất công tử nguyện ý làm việc này, một phần rời đi đô thành có nghĩa sẻ rời đi vũ đài chính trị quyền lực cũng mất hẳn đi, rất ít người nguyện ý rời đi chấp nhận đất phong mất đi cơ hội tranh cử quyền lực lẫn hưởng thụ giàu sang phú quý.

Đối với việc này thái tử Thiên Trạch còn hận đám hoàng gia khác noi gương theo đệ đệ của mình xin đất phong rời đi đây.

Mặc dù địa vị hắn vững chắc nhưng không thiếu người ngáng đường đối thủ cạnh tranh đây, đáng nói là việc này còn giúp hắn không ít khi mà những người dân nghèo đói trong thành đều được tên ngu xuẩn đệ đệ mình mang đi, đem lương thực trợ cấp cho hắn phân phát cho đám người này.

Trong chín năm sinh sống này mặc dù hắn tận lực thu mình, song ngoại hình khác người nhất là đôi song đồng kia. Cộng thêm thói quen sinh hoạt trước kia hoàn toàn cách biệc với những người ở thời đại này.

Mà hắn vô tình hay cố ý lại đánh ra thanh danh rất lớn, khi tình cờ đem mấy bộ chữ việt, các trò chơi hay những thứ ăn được mà hắn nhận biết được đem ra. Thành ra cái danh Bách Việt đệ nhất trí giả nghiễm nhiên về mình.

Việc này cũng chả mấy hay ho gì, khi càng nổi rất nhiều ánh mắt chú nhìn, nhất là thái tử chi vị Thiên Trạch đối với hắn kiêng kỵ vô cùng. Trước khi xuyên qua hắn xem qua không ít phim ảnh, tiểu thuyết đây.

Cũng biết được Đế vương gia vô tình, vì tranh giành vương vị giết cha, giết anh em không thiếu.

Cho đến khi hắn rời khỏi đô thành hướng về đất phong của mình, mới làm cho Thiên Trạch bớt kiêng kỵ đi.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv