Thiên Văn

Chương 8: Cuốn nhật ký



Đólà chân dung chính diện của một chàng trai trẻ chỉ to bằng ngón tay, nhưng nétvẽ hết sức sinh động, tóc đen môi đỏ, ngũ quan rõ ràng, biểu cảm sinh động, vừahoảng hốt lại vừa hoang mang, nhất là đôi mắt vô cùng sáng và tinh nhanh, giốngnhư ánh mắt của người thật đang chăm chú nhìn mình.

Thờiđiểm tổ chức đám tang cậu, khách từ Thẩm Dương đến viếng rất đông, họ chủ yếu làgiáo viên và bạn học của cậu, trong đó ấn tượng nhất là một ông già tên Từ VạnLý. Lúc ông ta đến tiền hô hậu ủng hết sức rầm rộ, sau đó còn được lãnh đạoChính hiệp và Học viện Mỹ thuật thành phố mời đi ăn cơm. Nghe mẹ tôi giới thiệuqua, ông Từ là cựu giáo sư của Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn, đồng thời là một hoạsĩ sơn dầu nổi tiếng Trung Quốc, từng tham gia sáng tác tranh panorama. Hồi đihọc, cậu tôi là học trò của ông, tình cảm thầy trò rất sâu sắc; năm đó cậu tôiđược vào tổ sáng tác tranh panorama cũng là nhờ có ông Từ giới thiệu.

Vớinhững người nổi tiếng như Từ Vạn Lý thì việc hỏi thăm rất dễ. Sau khi tìm đượcđịa chỉ, ngay chiều chủ nhật, tôi xách hai túi hoa quả tìm đến nhà ông. Từ VạnLý dáng người gầy gò, tóc bạc trắng, mặc dù tay trống ba-toong nhưng lưng vẫncòn rất thẳng. Chưa để tôi kịp giới thiệu bản thân, ông đã kéo tay tôi, vui mừngchào hỏi:

- Ađầu, cháu là cháu gái của Anh Thạch, đúng không, tên là Tiêu… Tiêu Vi, làm cảnhsát hình sự. Lần trước đến Cẩm Châu không kịp nói chuyện với cháu, cháu đến đểthăm ta sao?

Tôikhẽ cười rồi gật đầu, nói:

-Ông Từ, trí nhớ của ông thật tốt, lần này cháu đến Thẩm Dương công tác, tiện thểđến thăm ông.

Ôngliên mồm nói tốt qua tốt quá rồi bảo tôi vào trong nhà tiếp đón rất nhiệt tình.Do tai hơi bị nghễnh ngãng nên ông nói chuyện rất to, rất hào sảng.

Vợông Từ là một người phụ nữ hiền lành phúc hậu, bà vừa cười vừa rót hai tách tràrồi lui về phòng, đề hai chúng tôi ở lại phòng khách nói chuyện.

Saukhi hỏi thăm, tôi cố tình chuyển đề tài sang cậu tôi, với hi vọng sẽ phát hiệnmột vài điều từ miệng ông. Ông Từ tay vuốt chòm râu, lim dim mắt đắm chìm trongcảm xúc dồn về, lời nói của ông đong đầy cảm giác thương cảm, cô đơn. Ông thaothao bất tuyệt đủ những chuyện thời cậu còn đi học, chi tiết thời gian đều rấtrõ ràng, đủ để thấy tình cảm của ông về người học trò yêu quý sâu sắc nhườngnào.

Nhữngcâu chuyện ấy gợi cho tôi nhớ về cậu. trong lòng bùi ngùi, tôi day trán, trầmtư không nói gì.

ÔngTừ nhấp một ngụm trà, sau đó chuyển sang chủ đề khác, ông kể: Tháng Chín năm1986, Tổng bộ Chính trị quân Giải phóng thành lập tổ sáng tác tranh panorama,huy động hơn ba mươi hoạ sĩ trên toàn quốc, đều là những học giả và giáo sư đãthành danh thời bấy giờ. Vốn dĩ không đến lượt một hoạ sĩ vừa mới ra trường nhưcậu tôi, nhưng vì luôn đánh giá cậu tôi có năng khiếu bẩm sinh, là hạt giống cóthể ươm mầm, nên ông Từ đã nhiều lần tiến cử, cuối cùng cấp trên cũng đồng ý bổsung thêm một suất.

Thờiđó, mọi người rất vô tư trong sáng, trước một nhiệm vụ chính trị quan tọng nhưvậy, họ chỉ thấy vinh dự tự hào, tất cả đều cống hiến vô tư, không mảy may nghĩđến thù lao, mỗi người tự chia chủ đề sáng tác của mình rồi bắt đầu đi khảo sátthực địa. Còn nhớ năm đó cậu mới ngoài ba mươi, là chàng trai trẻ tuổi nhất tổ,ngày ngày chăm chỉ lao đầu vào sáng tác. Cũng chính nhờ có cơ hội ấy, tài nănghội hoạ của cậu mới được khẳng định, rồi từ đó cứ phát triển dần lên, dành đượcnhiều thành tích trong lĩnh vực sáng tác tranh sơn dầu. Về sau, mỗi lần cậu đếnThẩm Dương thăm ông Từ, đều nói rằng nhờ sự tiến cử của thầy mới có được cậungày hôm nay.

Nóiđến đây, ông Từ dừng lại đôi giây, thở dài đau khổ nói:

- Mớingoài năm mươi tuổi, đang trong thời kỳ đỉnh cao sáng tác của người hoạ sĩ,đáng tiếc, cậu cháu… cậu cháu ra đi sớm quá!

Tôikhẽ gật đầu, nhưng trong lòng lại hiện lên một suy nghĩ khác: Năm đó cậu tìm ratấm Long Bản rồi một mình bí mật cất giữ nó hơn hai mươi năm, lại không có vợcon để chia sẻ, đây quả là một gánh nặng tâm lý vô cùng nặng nề, chỉ nghĩ đếncũng đủ thấy đau khổ tột cùng. Nay cậu đã ra đi, đó chẳng phải chính là một sựgiải thoát sao?

Thấytôi mãi chẳng nói gì, ông Từ chớp chớp mắt, dường như ông cảm thấy điều gì đó,liền cười hỏi tôi:

-Cháu à, cháu từ xa xôi đến đây tìm ta, nếu ta đoán không nhầm chắc phải có chuyệngì, đúng không?

Tôigiật mình, nhìn khuôn mặt hiền từ của ông, ông chính là người thân cận nhất củacậu ngoài tôi và mẹ, những kiêng dè ban đầu bỗng chốc tan biến, tôi quyết địnhkhông giấu giếm nữa, liền kể lại câu chuyện xảy ra sau khi cậu ra đi, nguyênvăn toàn bộ. Để ông cụ khỏi lo lắng, tôi không đề cập đến nhứng sự việc xảy ravới tôi thời gian qua.

ÔngTừ ngồi dựa hẳn lưng vào chiếc ghế thái sư, hai mắt nheo vào chỉ còn bằng đườngkẻ, tay phải nắm lấy chòm râu, yên lặng lắng nghe. Đợi tôi nói xong, ông khẽ lắcđầu, con ngươi đảo lia lịa, tay trái liên tục gõ nhịp vào tay vịn ghế tạo thànhnhững tiếng cạch cạch theo nhịp. Một lúc sau, ông đột nhiên thở dài, chậm rãinói:

-Xem ra anh ta vẫn không trốn được…

Tiếngông vọng lại trong phòng khách, không khí bỗng trở nên vô cùng yên ắng.

Tôinghe mà chẳng hiểu gì, sao lại trốn với không trốn gì ở đây, đang định mở miệnghỏi thì ông Từ liền ngồi thẳng người dậy, tay phải nắm lấy cổ tay tôi, nắm rấtchặt. Ông ghé đầu sát lại, mắt nhìn chăm chăm vào tôi, nói cực nhỏ nhưng cũng cựcnhanh:

- Tốihôm đó, khoảng hơn mười một giờ, sau khi xem hết chương trình truyền hình, tađánh răng rửa mặt xong định lên giường đi ngủ thì cậu cháu chạy từ ngoài vào, mặttrắng bệch rất đáng sợ, như thể gặp ma vậy. Cậu ấy ngồi trước mặt ta, cúi đầu hồilâu không nói gì. Mặc cho ta gặng hỏi nhiều lần, cậu ấy cũng không nói, lại cònkéo ta ra ngoài uống rượu. Ta nói muộn quá rồi, cậu ấy không chịu, nhất địnhkéo ta đi, vì vậy… ta đoán… cậu ấy xảy ra chuyện…

Ngóntay ông bấm chặt cổ tay tôi, bấm rất mạnh, rất mạnh.

Hơnhai mươi năm trước, cậu cũng dùng lực bấm này để thể hiện nỗi sợ hãi của mình,còn hôm nay, lực bấm từ ngón tay của ông Từ phút chốc kéo tôi vượt thời gian trờvề buổi tối hôm đó, cho tôi thấy một cảm giác chân thực đến ngỡ ngàng.

ÔngTừ dần buông lỏng cổ tay toi ra, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, trời đã sẩmtối, ánh mắt ông xa xăm, giọng nói trầm khàn…

AnhThạch kéo ông Từ ra khỏi nhà khách quân khu, từ từ băng qua những con phố imlìm, tĩnh lặng. Đến một quán ăn nhỏ ven đường, cậu gọi vài món xào và một chaiNhị Oa Đầu. Ông Từ ngồi đối diện với cậu, lòng đầy thắc mắc, Anh Thạch từ trướcđến giờ chưa từng uống ngụm rượu nào, tại sao hôm nay lại phá lệ như thế, xemra chắc chắn gặp phải chuyện rắc rối gì rồi, mà chuyện cũng không hề nhỏ.

Khiđồ ăn và rượu đã được đem ra, Anh Thạch tự rót rượu vào cốc mình, uống ực mộthơi hết sạch, sau đó cậu nghiến răng nghiến lợi, chần chừ hồi lâu, rồi độtnhiên ghé đầu sang nói nhỏ:

-Thưa thầy, thầy có biết… có biết không, bọn… bọn họ vẫn còn.

Câunói không đầu không cuối, thốt ra bất ngờ hết sức khó hiểu. Ông Từ ngây người,vội vàng đặt đũa xuống hỏi:

-Con nói cái gì… ai vẫn còn?

AnhThạch như không nghe thấy gì, cứ nhìn chăm chăm ông Từ, ánh mắt hiện lên vẻ hoảnghốt tột cùng. Đôi mắt cậu khiến ông Từ cảm giác như bị rết bò dọc sống lưng, vừalạnh vừa ngứa, vô cùng khó chịu.

AnhThạch nhìn chằm chằm vào ông Từ một lúc, môi mấp máy, vừa định mở miệng, chợtánh nhìn chuyển hướng qua sau vai ông, nét mặt đột nhiên biến sắc. Cậu há hốc mồm,yết hầu cứ giật lên giật xuống, phát ra một chuỗi âm thanh ùng ục kỳ lạ, giốngnhư định thốt lên điều gì.

ÔngTừ thấy lạ liền quay đầu lại nhìn theo hướng ánh mắt của cậu.

Phíasau lưng ông là cánh cửa sát mặt đường của cửa hàng, có treo một tấm rèm vảibông màu đen rất dày, trên bức tường ố vàng bên cạnh cửa treo một cái khunggương to. Mặt gương lồi lõm không đều, không những bám đầy cáu cặn mà còn bị nứtmột đường, bề mặt phủ một lớp hơi nước mỏng khiến cho khuôn mặt của cậu chở nênbiến dạng.

Cóthể do góc nhìn, nên nhìn một lúc lâu ông Từ bỗng sinh ra ảo giác lạ, cứ như thểAnh Thạch ở trong gương mới là người thật. Hơn nữa đôi mắt của cậu còn nhấpnháy, dù cho thay đổi góc nhìn nào cũng đều hướng thẳng về phía ông.

ÔngTừ càng nhìn càng cảm thấy rùng mình ớn lạnh, liền quay đầu lại hỏi cậu:

-Anh Thạch, rốt cuộc con muốn nói gì? Cái gì mà họ vẫn còn, họ rốt cuộc là ai?

Cậunuốt ực miếng nước bọt, khoé mép giật giật, miệng há to như muốn nói nhưng rồiđột nhiên lại lấy hai tay che mặt, cúi đầu xuống, hai vai rung bần bật, khóc nứcnở.

Đêmđông khuya khoắt giá lạnh, trong quán ăn nhỏ bé tồi tàn, cậu cứ thế khóc rấtlâu, nước mắt giàn giụa, mặc cho ông Từ gặng hỏi kiểu gì cũng không nói.

Sauđó, cậu lau khô nước mắt, cũng không ăn uống gì, chỉ liên tục uống rượu, thỉnhthoảng ngẩng đầu lên, hai con mắt đỏ sòng sọc, ngây người nhìn vào chiếc gươngđối diện, vẻ mặt vô cùng ngây dại, miệng thì vẫn không ngừng lẩm bẩm:

- Bọnhọ vẫn còn, bọn họ vẫn còn…

Mộtrưỡi sáng, lúc quán ăn đóng cửa thì cậu đã say mềm. Ông Từ gọi xe đưa cậu vềnhà khách, rồi nhờ một nhân viên nhà khách cùng dìu cậu lên phòng, đặt xuốnggiường.

Đểcậu ngủ ngon hơn, ông Từ giúp cậu cởi giầy tất quần áo. Lúc đắp chăn, ông vôtình phát hiện sau chiếc áo may-ô như có hình gì đó mờ mờ.

Nếukhông bởi tính tò mò của ông Từ, thì sự việc sẽ cứ như thế bình lặng trôi qua.Nhưng lúc đó, ông đã không nén nổi tò mò, đưa tay kéo áo lên, và bất ngờ pháthiện thấy ở chính giữa lưng cậu có một hình xăm mặt người nho nhỏ.

Đólà chân dung chính diện của một chàng trai trẻ chỉ to bằng ngón tay, nhưng nétvẽ hết sức sinh động, tóc đen môi đỏ, ngũ quan rõ ràng, biểu cảm sinh động, vừahoảng hốt lại vừa hoang mang, nhất là đôi mắt vô cùng sáng và tinh nhanh, giốngnhư ánh mắt của người thật đang chăm chú nhìn mình.

ÔngTừ buột miệng kêu lên thảng thốt rồi vội ngồi sụp xuống giường, cúi người xuốngnhìn, nghiên cứu hồi lâu bất chợt ông giật thót mình khi phát hiện hình ảnh ấychính là chân dung của cậu.

Sauphút bàng hoàng ngạc nhiên, ông đưa tay ra chạm vào hình xăm, thấy vùng da nhẵnbóng ấm áp, không hề có cảm giác sần sùi nào cả, màu sắc ngấm đều vào trong da.

Ôngvuốt vuốt râu, trí tò mò lên đến đỉnh điểm, xem ra đây có lẽ là ảnh mà Anh Thạchđã nhờ người xăm cho, nhưng sao lại xăm vào sau lưng và chỉ xăm mỗi khuôn mặtmình bé xíu?

Nghethấy tiếng ngáy đều đều của cậu học trò ruột, ông Từ biết chắc không thể hỏithêm được điều gì, liền đắp chăn cho cậu, đóng cửa rồi nhẹ nhàng rời khỏiphòng.

Quaytrở về phòng mình, rửa tay qua loa, ông Từ leo lên giường trằn trọc mãi, cả đêmkhông ngủ yên giấc, trong đầu toàn những ý nghĩ kỳ quặc. Cử chỉ của Anh Thạch hếtsức bất thường, rõ ràng là gặp phải chuyện gì đó, nhưng tại sao lại hoảng hốtthế? Cậu liên tục lẩm bẩm “bọn họ”, vậy “bọn họ” ở đây là ai? Lại còn hình xămkỳ lạ nữa, rốt cuộc là chuyện gì đây? Tại sao lại xăm ở sau lưng? Thật không thểhiểu nổi.

Sánghôm sau, khi ông Từ đến nhà ăn sáng thì không nhìn thấy cậu đâu, cảm thấy cóchút bất ổn, ông liền lên phòng tìm. Thấy nhân viên phục vụ đang dọn dẹp, ông hỏicô ta thì được biết cậu đã dậy và rời đi từ lúc nào không rõ.

Chínrưỡi sáng, tổ sáng tác triệu tập cuộc họp thường nhật để báo cáo tiến triểncông việc và nghiên cứu phương án làm việc tiếp theo. Ông Từ vẫn không thấy cậuđâu, hỏi người phụ trách mới hay sáng sớm Anh Thạch đã xin phép về nhà, nói làthấy người khó chịu, có lẽ do bệnh loét dạ dày tái phát.

Nửatháng sau đó cậu vẫn không hề quay lại tổ sáng tác, cũng chẳng có tin tức gì. Hồiđó không giống như bây giờ, do không có điện thoại để liên lạc cộng thêm côngviệc quá bận rộn, ông Từ cũng không để ý đến chuyện đó nữa.

Nóiđến đây, ông Từ đột nhiên dừng lại, đưa tay cầm lấy cốc trà, mở nắp, gạt nhữngcánh chè rồi cúi xuống uống.

Trongphòng vô cùng yên tĩnh, chỉ có tiếng nhấp trà của ông Từ, vọng từng tiếng, từngtiếng một.

Câuchuyện của ông Từ không xuất hiện nhân vật khủng bố nào, nhưng không hiểu saotôi nghe mà rùng cả mình, vẻ hoảng hốt của cậu hiện rõ trước mắt, giống nhưchính tôi được chứng kiến sự việc. Nhất là hình khuôn mặt đó, càng hiện rõ mồnmột, không sao xoá đi được.

Lúcnày, tôi đã hoàn toàn bị hỗn hoặc. Theo như suy đoán trước đây, cậu mãi về saumới tìm người xăm hình, mục đích là để ám chỉ nơi cất giấu tấm Long Bản. Nhưngthật không ngờ, hình xăm đã có từ khi cậu tham gia vào tổ sáng tác tranh, điềuđó chứng tỏ những suy đoán của tôi là sai. Hơn nữa người chiến sĩ trên da ngườirõ ràng mặc quân phục, tại sao ông Từ lại chỉ nhìn thấy mối khuôn mặt, chẳng lẽcậu đã xăm thành hai lần? Nhưng cậu làm như vậy với mục đích gì chứ?

Đầutôi rối như tơ vò, thái dương bắt đầu đau nhức, giống như bên trong có một vậtsắc nhọn muốn xuyên thủng đầu.

Tôibê tách trà, uống ừng ực cốc trà đã nguội ngắt từ lâu, hi vọng những suy nghĩđang chồng chất trong đầu dần dịu lại.

Năm1986, năm 1986… Năm đó tôi vừa tròn năm tuổi, bắt đầu biết chuyện rồi, và cũngcòn lưu giữ chút ký ức mơ hồ. Hình như tôi có nghe mẹ nói, từ sau khi cậu thamgia tổ sáng tác, trong ba năm đó cậu không trở về nhà, vì thế chắc chắn cậu đãnói dối ông Từ. Tại sao cậu lại nói dối là bị ốm, tự động rời khỏi tổ sáng tácnửa tháng, rốt cuộc cậu đã đi đâu, có phải là đi tìm “bọn họ” mà cậu luôn mồmnhắc tới không?

Baonhiêu hoài nghi từ đâu cứ cuộn lên trong đầu, chúng tạo thành một mớ hỗn độn lớn,và tôi ngoài cách xoáy theo một cách bị động thì không còn biết làm gì hơn.

Khôngbiết từ khi nào bên ngoài bắt đầu đổ tuyết lớn, bầu trời tối sầm lại, căn phòngcũng trở nên tối và lạnh hơn. Gió bấc gầm rít, quất mạnh vào cửa sổ, đập vàokính ầm ầm.

Tôithở dài một tiếng, rũ bỏ những suy đoán không lối thoát trong đầu, ngẩng lênnhìn chiếc đồng hồ treo tường, đã bốn rưỡi chiều. Ông Từ vỗ đùi một cái, tự kêumình lẩm cẩm rồi đứng lên bật đèn phòng khách, mở điều hoà và gọi bà Từ phòngtrong ra, bảo bà mau xuống bếp nấu cơm, nói là muốn giữ tôi ở lại ăn tối.

Róthai tách trà mới, ông Từ bê tách trà lên, cúi xuống uống vài ngụm, nói tiếp: Nửatháng sau, cậu lại đột nhiên quay trở lại tổ sáng tác, trông gầy đi thấy rõ, lạicòn đen sạm đi, nhưng tinh thần đã tốt hơn rất nhiều. Khi ông Từ hỏi, cậu nóilà đi chữa bệnh dạ dày, còn về hình xăm mặt người sau lưng thì cậu một mực nóiông Từ đã hoa mắt nhìn nhầm, thậm chí câu chuyện uống rượu tối hôm đó cũng nhấtquyết không thừa nhận.

ÔngTừ tức giận chỉ thẳng vào mặt cậu, mắng:

-Anh đừng có nói lung tung, ta vẫn chưa lẩn thẩn đến thế đâu, cũng không đến mứcuống nhiều quá mà nói năng bừa bãi. Đêm đó anh rất lạ, chắc chắn có chuyện gì xảyra rồi. Nếu anh vẫn coi ta là thầy giáo thì đừng có giấu ta.

Cậubĩu môi, cười sằng sặc, vội xua tay, thanh minh:

-Thầy ơi, chắc chắn thầy đã nhớ nhầm rồi, con không biết uống rượu, điều nàykhông phải là thầy cũng biết sao?

Cuốicùng, hai người mỗi người một ý, chẳng ai chịu ai, khiến cho không khí hết sứccăng thẳng. Cậu liếc mắt nhìn ông Từ, khẽ mỉm cười, rồi nghiêm túc nói:

- Nếuthầy không tin, con sẽ chứng minh cho thầy xem!

Nóirồi cậu liền cởi luôn áo trước mặt ông Từ để kiểm chứng. Sau lưng nhẵn thín, chẳngnhững không thấy hình mặt người mà đến một vết sẹo cũng chẳng thấy đâu cả.

Nóiđến đây, ông Từ thở dài một tiếng, ngập ngừng nói:

- Tốihôm đó, rõ ràng ta nhìn thấy, rõ ràng có… có một hình mặt người, giống hệt… AnhThạch, nhưng tại sao… tại sao lại không thấy đâu nữa…?

ÔngTừ trầm ngâm một lúc, đôi mày chau lại đầy khó hiểu, vuốt râu liên tục, rồi lạilắc đầu quầy quậy. Nhìn điệu bộ của ông, có vẻ đến tận hôm nay ông vẫn hoàinghi về sự việc xảy ra ngày hôm đó.

Tôikhông nói gì, cũng không biết phải nói gì, chỉ ngồi lặng yên, cảm giác đầu óckhông thể dung nạp được những thông tin đột ngột này. Rốt cuộc đúng là ông Từgià rồi hoa mắt hay là cậu trong thời gian bỏ đi ấy đã tìm người xoá vết xăm?

Tôinghĩ kỹ lại. Không đúng! Không đúng! Nếu theo suy đoán trên, chắc chắn sau đó cậuđã xăm lại, mà lần này xăm cả hình người chiến sĩ. Cứ xăm đi xăm lại như vậy,chưa cần nói đến chuyện phiền phức nhiễu sự, mà động cơ của việc làm đó là gìchứ?

Bỗngnhiên tôi nhớ ra một chuyện, vội lấy máy ảnh trong túi xách ra, tìm bức ảnh ngườichiến sĩ bằng da người của cậu, đặt trước mặt ông Từ, khẩn khoản:

-Ông Từ, ông xem thử xem, có phải là khuôn mặt này không?

ÔngTừ vừa nhìn đã giật thót mình, tay chỉ vào màn hình, run rẩy đáp:

-Đúng… đúng… chính là khuôn mặt này, cho dù có di chuyển đến góc độ nào thì ánhmắt vẫn hướng về phía mình, chắc chắn ta nhớ không nhầm… nhưng… nhưng lúc đó hìnhảnh ta nhìn thấy không có thân người.

Nóiđoạn, ông chống ba-toong đứng dậy, vòng ra phía sau ngón tay khẽ chạm vào lưngtôi, rồi ghé sát vào tai tôi, nói rất nhỏ bằng một giọng điệu lạ lùng:

- Ởđây, là ở đây, khuôn mặt đó… chính là ở chỗ này…

Hơinóng từ miệng ông phả thẳng vào tai tôi, khiến tôi cảm thấy buồn buồn nhưng lạikhông dám động đậy. Mặc dù cách một lớp áo dày, nhưng cảm giác sau lưng vẫn rấtrõ ràng, ngón tay ông Từ gõ từng nhát một, lực gõ mỗi lúc một mạnh, vị tríkhông hề xê dịch, như muốn khẳng định với tôi, đây chính là vị trí mà cậu đãlóc da.

Tôingồi thẳng lưng, lắc mạnh đầu, cố tập trung tinh thần phân tích: Xem ra trước mắtchỉ có một khả năng, đầu tiên đúng là cậu có xăm hình mặt người, nhưng sau đóđã xoá đi xăm lại toàn thân người chiến sĩ, và khuôn mặt giữ nguyên không đổi,vẫn là khuôn mặt cậu. Tất nhiên cũng có một khả năng nữa, đó là bên dưới hình mặtngười cậu đã xăm thêm hình vào. Thế nhưng vẫn tồn tại một vấn đề trước đó, tạisao cậu phải làm thế, điều này quả thực khó hiểu.

Saukhi quay lại chỗ ngồi, chúng tôi không ai nói gì, không hẹn mà gặp cùng nhìnvào bức ảnh. “Cậu” cũng đang hoảng hốt nhìn chúng tôi, miệng hơi nhếch lên, nhưmuốn nói cho chúng tôi biết điều gì đó.

Bênngoài gió bấc gào thét, nhưng trong phòng lại vô cùng tĩnh mịch, chỉ có tiếngxoong nồi va vào nhau ở dưới bếp.

Tôinhìn ông Từ, ông cũng nhìn tôi, hai người cứ thế nhìn nhau mười mấy giây, sauđó cùng lắc đầu cười gượng.

Độtnhiên, ông Từ à lên một tiếng rồi vỗ mạnh vào thành ghế như chợt nhớ ra đièu gìđó. Ông nói nhỏ một câu:

-Đi theo ta! – Rồi đứng lên túm lấy tay tôi, chống gậy ba-toong bước nhanh vàothư phòng.

Gianthư phòng diện tích không lớn, chỉ khoảng năm sáu mét vuông, bức tường phíađông đặt một giá sách gỗ rất lớn, chạm sát trần nhà và gần như che kín bức tường,trên bốn tầng xếp đầy những cuốn sách đủ loại, nhét chật cứng. Ba bức tường cònlại treo bức tranh thuỷ mặc. Ông Từ đứng trước giá sách, đưa ba-toong cho tôi rồitừ từ cúi người xuống đưa tay kéo cánh tủ ở tầng cuối cùng, lấy ra một chồng nhữngcuốn sách nhỏ và mỏng, sau đó quay người nhẹ nhàng đặt lên bàn làm việc.

Tôiliếc nhìn, nhận ra đó là những cuốn nhật ký thông thường bọc bìa ni-lông xanh đỏ,bụi phủ đầy. Các hình hoa lá và hình người đều là những hình ảnh hết sức cũ kỹtrên bìa sổ của những năm 80 thế kỷ XX. Các trang bên trong đã quăn mép ố vàng,không biết nó đã có từ bao năm rồi.

ÔngTừ rút ra một cuốn ở dưới cùng, lấy tay áo lau sạch bụi, ngồi trên ghế, tay nhấmnước bọt, từ từ lật giở từng trang ra xem. Thỉnh thoảng ông dừng lại trầm tư,đôi mày chau lại, ánh mắt nhìn vô định, giống như đang hồi tưởng lại chuyện cũnăm xưa.

Tôiđứng bên cạnh, lặng lẽ ngắm nhìn, không hiểu dụng ý của ông là gì.

Mãilâu sau, ông Từ thẳng vai lại, có vẻ như đột ngột rời khỏi cơn trầm tư, vộivàng đứng dậy đóng cửa, quay lại bàn chỉ vào cuốn nhật ký đó, giọng nhát gừng:

- Mấyhôm sau, tổ sáng tác được đi khảo sát ở Liên Xô, Anh Thạch và ta ở chung mộtphòng, ta… ta đã ghi lại những câu nói mớ của cậu ấy hằng đêm….

-Nói mớ? Nói mớ gì cơ? – Tôi bắt đầu nghi ngờ, vốn dĩ tưởng là bí mật ghê gớmnào, sao giờ lại liên quan đến nói mớ, chẳng lẽ trong mơ cậu đã tiết lộ điều gìđó?

Ánhmắt ông Từ đột nhiên trở nên sâu thẳm, ông khẽ gật đầu, đẩy cuốn nhật ký vàotay tôi, nói:

-Đây là toàn bộ lời nói mớ của Anh Thạch mấy tối đó, ta không dám để lọt một từnào, cháu xem cẩn thận nhé.

Tôicầm cuốn nhật lý, thấy ngoài bìa hơi nước đang dần bốc hơi, đó chính là mồ hôitay của ông Từ. Họng tôi khô khốc, vội nuốt khan miếng nước bọt, một cảm giác hồihộp chưa từng có, như thể chỉ cần mở cuốn nhật ký ra thì sẽ tìm ra lời giải đápcho mọi thắc mắc đang chất chứa trong lòng.

Tôicố định thần lại, mở cuốn nhật ký ra theo chỉ dẫn của ông Từ rồi vội lật giởqua những trang đầu, bởi vì những trang đó đều là những ghi chép bình thường,không theo lô-gic trật tự, tôi cứ thế lật thẳng đến trang ghi chép ngày đếnLiên Xô.

Theoyêu cầu của Tổng bộ Chính trị quân Giải phóng, tổ sáng tác năm đó đã đến haithành phố của Liên Xô cũ là Matxcova và Volgograd khảo sát một tháng, phần nhậtký vừa tròn ba mươi bài, trong đó có hơn mười ba bài ghi lại những lời nói mớ củacậu.

Nhậtký được ghi bằng loại bút mực màu xanh đậm, lâu ngày đã bị phai màu, nét chữthì cẩu thả, thậm chí còn lên xuống rất khó đọc. Ông Từ nói nhỏ với tôi, do viếtvào ban đêm nên chữ có hơi khó đọc. Nghe đến việc ông nửa đêm khuya khoắt cònviết nhật ký, tôi ý thức được rằng những nội dung được ghi trong nhật ký chắcchắn không phải nội dung bình thường, hai tay chợt run lên, khiến cuốn nhật kýcũng rung lên bần bật. Tôi hít sâu một hơi, cố bình tĩnh lại, tập trung vào đọc.

Nhữngchữ viết trong cuốn sổ rời rạc lộn xộn, không theo một lô-gic nào cả, cả trangtoàn là “bọn họ vẫn còn…”, “bọn họ đang nhìn…”, “bọn họ sao lại” v.v…chỉ có chủ ngữ, không có vị ngữ, không biết rốt cuộc cậu định nói gì.

Đọctiếp, tôi chợt phát hiện thấy trong mỗi trang nhật ký đều xuất hiện một từ“vàng”.

Trongcuốn nhật ký của hơn hai mươi năm trước, đều là những câu chữ khó hiểu, nếu đólà lời trong cơn mơ của cậu thì tại sao lại xuất hiện nhiều từ “vàng” đến thế?Tôi thống kê sơ lược, trong mười ba bài nhật ký xuất hiện tới bốn mươi hai từ“vàng”, phải chăng đây chính là điều kỳ lạ trong cuốn nhật ký?

Nghetôi hỏi, ông Từ mắt sáng lên, gật đầu tán thành rồi khẽ nói với tôi, lúc đó ôngcũng tưởng mình nghe nhầm nên đã lắng nghe cẩn thận, nhưng đúng là “vàng” thật.Hơn nữa liên tục trong mười ba đêm, chắc chắn không thể nghe nhầm được. Mà mỗilần nhắc đến từ này, giọng cậu bỗng trở nên the thé chói tai, toàn thân run bầnbật, thậm chí còn khóc lóc nghẹn ngào giống như gặp phải chuyện gì đáng sợ. Thếnhưng…

Nóiđến đây, ông Từ đột nhiên dừng lại, môi khẽ mấp máy, bàn tay ông nắm rồi thả thảrồi nắm, cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đốt ngón tay kêu răng rắc, hơi thởcũng gấp gáp hơn.

-Thế nhưng làm sao ạ? – Thấy thái độ khác thường của ông Từ, tim tôi thót lại, vộihỏi một câu.

ÔngTừ ngập ngừng một lúc, ngón tay lật giở lại những trang nhật ký, đến bài số mườiba, ông di chuyển ngón tay xuống đoạn cuối:

-Thế nhưng ở đây cậu cháu lại nói những câu tương đối hoàn chỉnh.

Tôivội cúi xuống nhìn, quả nhiên, đoạn kết của bài nhật ký viết rõ ràng: “Bọnhọ nhất định sẽ đi ra, nhất định sẽ đi ra…”

Tôichau mày:

-Ông Từ, câu nói này có nghĩa gì, cái gì sẽ đi ra?

ÔngTừ lắc đầu nói:

-Không biết, đây là lần cuối cùng ta nghe Anh Thạch nói mơ, sau đó không nghe thấythêm lần nào nữa.

Đira, bọn họ sẽ từ đâu đi ra? Trong đầu tôi đặt ra một câu hỏi như vậy!

Đọcxong mười ba bài nhật ký thì cũng gần một tiếng đồng hồ trôi qua, mùi thơm hấpdẫn của thức ăn lọt qua khe cửa gọi mời. Tôi chậm rãi gấp cuốn nhật lý lại, mãilâu không nói được lời nào, đầu óc quay cuồng.

Mộtvài câu nói của cậu trong mơ khiến tôi nghĩ ra điều gì đó. Kết hợp với những điềutra ban đầu, có thể trong thời gian cậu đi khảo sát ở Cẩm Châu đã phát hiện ramột bí mật nào đó trong Cổ Tháp hoặc trong chùa Đại Quảng Tế, và nó có liênquan đến vàng. “Bọn họ” được nhắc đến ở đây, có thể là một số người biết chuyệnkhác. Nhưng tại sao lại là “Bọn họ nhất định sẽ đi ra”, điều này thì thật khó phánđoán, lẽ nào những người đó vẫn ở trong Cổ Tháp?

Nghĩvậy, tôi chợt thấy lạnh toát sống lưng, toàn thân run bắn, bên trong toà tháp cổnghìn năm chẳng lẽ có giam giữ một số người?

Khôngthể nào! Tôi véo mạnh một cái vào đùi, cố ngăn ý nghĩ quái dị đó. Nhưng đồng thời,tôi lại cảm thấy rất khó hiểu, cậu từ đầu đến cuối không hề đề cập đến tấm LongBản và hình xăm, tại sao lại thế?

Tạmthời gạt bỏ những ý nghĩ hoang đường đó, tôi lại hỏi ông Từ, năm đó những hoạsĩ Thẩm Dương tham gia tổ sáng tác tranh panorama còn có những ai?

Ôngvuốt vuốt râu, hai mắt sáng lên nhìn lên trần nhà suy nghĩ một lát, rồi chậmrãi kể cho tôi, gồm cả ông thì có tất cả mười bốn người, đều là cựu giáo sư Họcviện Mỹ thuật Lỗ Tấn. Thế nhưng hơn hai mươi năm trôi qua, đa số đều đã mất, chỉcòn có hai người ra nước ngoài đã mất liên lạc từ lâu, chắc cũng đã sớm ra đi rồi.Bản thân ông có thể sống đến ngày hôm nay cũng coi như được trời thương.

Ngheông nói vậy, tôi tiêu tan hết hi vọng, trong lòng nặng trĩu, xem ra manh mốinày coi như đứt đoạn.

Ăntối tại nhà ông Từ xong, tôi và ông còn trò chuyện rất lâu, nhưng vẫn không rađược manh mối nào có giá trị. Thấy ông cụ dáng vẻ mệt mỏi, có vẻ không tiếp tụccuộc nói chuyện được nữa, tôi dặn ông giữ gìn sức khoẻ rồi cáo từ ra về.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv