Thiên Văn

Chương 15: Thân thế



Tronglúc rơi xuống, tôi nghe bên tai có tiếng chuyển động dữ dội từ bốnphía xung quanh, cảm giác như tầng tháp đang từ từ xoay chuyển, cỗmáy đó lại bắt đầu hoạt động!

Đúnglúc đó, miệng hố bên dưới lại từ từ đóng lại, khe hở hình chữ Scàng ngày càng nhỏ lại.

Đầuóc tôi như tê liệt, toàn thân nổi da gà, nỗi sợ hãi nuốt trọn cơthể. Tiểu Đường và Lão Mục đang ở tầng trên kia, vậy dưới này liệulà ai cơ chứ?

Haichân nhũn ra, tôi ngồi phịch xuống đất, lùi người ra sau, đầu óc quaycuồng như sắp ngất. Đang cố gắng trấn tĩnh lại thì bỗng nhiên trongđầu tôi nhớ tới lời kể của Từ Vạn Lý, cậu tôi lúc ở Liên Xô, tronggiấc mơ thường chỉ nhắc đi nhắc lại hai từ “Bọn họ… bọn họ…” vớitâm trạng sợ hãi bất an.

Nghĩđến chuyện đó, tôi run lẩy bẩy, không thể tự chủ nỗi sợ hãi đanghiện hữu, thậm chí còn có thể nghe rõ mồn một âm thanh phát ra từcác bộ phận bên trong cơ thể, lẽ nào “bọn họ” đang ở phía dưới đó…

Dùnỗi sợ hãi của tôi dâng lên tới tột cùng, nhưng cơ thể đã dần thíchứng với trạng thái này. Ý thức được bản thân cần phải làm gì lúcnày, ngay lập tức tôi tắt đèn pin, nằm ép xuống sàn, để tránh bị“bọn họ” phát hiện ra.

Nằmim một lúc, tôi liền bò sát tới mép động, từ từ thò nửa đầu quamiệng hố nhìn xuống dưới. Từ khoảng không bên trên tôi nhìn thấy ánhđèn pin đang quét quanh khắp nơi, lúc mờ lúc tỏ, giống như “bọn họ”đang tìm kiếm thứ gì đó.

Nhìnkĩ lại một lúc, tôi cảm thấy có điều rất lạ, loại ánh sáng từchiếc đèn pin đó trông rất quen, nó chính là loại đèn pin chuyên dụngcủa cảnh sát. Không nhẽ trước chúng tôi đơn vị đã cử người xuốngđây?

Đangtập trung suy nghĩ, bỗng nhiên ánh đèn pin bất ngờ chiếu thẳng vàomắt tôi, lay qua lay lại, khiến mắt trở nên chói lòa. Tôi cứ ngỡ rằngmình đã bị phát hiện, nên theo phản xạ, nhắm chặt mắt rồi thụtngười lại, nằm im không nhúc nhích, tim đập thình thịch.

Mắtvừa bị ánh đèn chiếu trực tiếp vào nên rất khó chịu, tôi đưa tay xoanhẹ lên mắt cho dịu lại. Tiếng nói bên dưới vẫn vọng lên, mặc dùkhông nghe thấy nội dung là gì, nhưng tôi nhận rõ giọng điệu lúc trầmlúc bổng, chứng tỏ họ đang rất say sưa nói chuyện với nhau.

Tựnhiên xuất hiện giọng nói của con người dưới lòng đất sâu hàng trăm méttrong ngọn tháp cổ hàng nghìn năm tuổi, cho dù trí tưởng tượng củatôi có phong phú đến thế nào đi chăng nữa cũng không thể nào dám tinvào sự thực này, hơn nữa, nỗi sợ hãi đang chiếm ngự khiến cho tinhthần tôi bị tổn thương trầm trọng. Tôi cảm thấy toàn thân vô lực dínhchặt xuống mặt sàn, tất cả lục phủ ngũ tạng đảo lộn, tim tôi đậpmạnh tới mức lồng ngực nhức nhối.

Chodù nỗi sợ hãi đã lên đến mức cực điểm nhưng vẫn không thắng đượctrí tò mò nên tôi vẫn dỏng hai tai lắng nghe tiếng nói chuyện bêndưới.

Haigiọng nói bên dưới vẫn đang tiếp tục câu chuyện, thậm chí mỗi lúcmột to hơn. Không hiểu vì sao càng nghe tôi càng cảm thấy những giọngnói đó rất quen, phân tích rõ hơn, đầu tôi bật ra kết luận kì quái:Họ chính là Tiểu Đường và Lão Mục.

Theotâm lí chung, mỗi khi tinh thần hoảng loạn, chỉ cần có một thứ quenthuộc xuất hiện thì tức khắc sẽ khiến người ta trấn an lại, giốngnhư vớ được phao cứu nạn. Vừa nghĩ tới hai người đó, tôi tự nhiênbình tĩnh lại, trong lòng hoan hỉ, vui sướng muốn nhảy cẫng lên, địnhbụng cúi xuống để gọi họ nhưng ý chí đã kiềm chế tôi lại.

Khôngđúng! Không đúng! Hai người bọn họ chắc chắn đang ở tầng trên kia,không thể nào lại xuất hiện ở dưới đó được.

Lúcđó, tôi bỗng trở nên hoang mang cùng cực, không biết rốt cuộc chuyệngì đã xảy ra, lục tìm trong trí nhớ: Một mình tôi tụt xuống tầngtháp này, nhìn thấy trên sáu cạnh tháp là hình ảnh của ba loài vậtkì lạ, sau đó tôi ngồi ở đây chờ Lão Mục và Tiểu Đường tới cứu.Có thể trong lúc ngủ thiếp đi, Lão Mục và Tiểu Đường xuống dưới đâymà tôi không biết? Điều này khá vô lí, nhưng vô lí hơn cả chính làtại sao họ lại không đánh thức tôi dậy mà lại tiếp tục xuống tầngdưới trước?

Tôixoắn chặt tay và cắn chặt răng, suy nghĩ trăn trở một lúc lâu, tuynhững hoài nghi của tôi không tài nào giải đáp, nhưng miệng vẫn hétlên thật to:

-Lão Mục, Tiểu Đường… có… có phải… hai người…?

Tôichưa dứt lời thì đã có tiếng Lão Mục lập tức đáp lại, giọng khônggiấu nổi vẻ vui mừng:

-Tiêu Vi…

Giọngnói của Tiểu Đường cũng ríu rít, hân hoan bên cạnh:

-Chị Tiêu Vi, mau nhảy xuống đây đi. Em sẽ đỡ chị!

Nghethấy hai giọng nói quen thuộc, tôi hân hoan đến phát điên, nỗi sợ hãihoang mang lập tức biến mất, thay vào đó là niềm vui sướng khôn xiết,không còn lăn tăn suy nghĩ vì sao họ lại ở dưới đó. Tôi nhanh chóngđứng phắt dậy, ngồi sụp xuống bên miệng hố, hét lên ầm ĩ:

-Là… là chị đây!

Tôingậm chiếc đèn pin vào miệng, thả chân xuống, hai tay vẫn bám ởmiệng hố, khi đã giữ được thăng bằng, tôi lập tức thả tay rơi tự doxuống phía dưới.

Tôirơi xuống rất nhanh, cố xoay người nằm ngang úp mặt xuống dưới. Cáchmặt đất khoảng vài ba mét, tôi đã nhận rõ khuôn mặt của Tiểu Đườngvà Lão Mục, họ đều đang ngẩng đầu lên nhìn tôi, nét mặt căng thẳng,miệng liên tục nhắc “Cẩn thận! Cẩn thận!”

Tronglúc rơi xuống, tôi nghe bên tai có tiếng chuyển động dữ dội từ bốnphía xung quanh, cảm giác như tầng tháp đang từ từ xoay chuyển, cỗmáy đó lại bắt đầu hoạt động!

Đúnglúc đó, miệng hố bên dưới lại từ từ đóng lại, khe hở hình chữ Scàng ngày càng nhỏ lại. Lão Mục vẫy vẫy tay, hô lớn:

-Nhảy nhanh lên!

Tronglúc vội vã, tôi đạp mạnh hai chân, cố thu gọn người chui tọt qua khehở đang thu hẹp lại, trán đập vào tấm kim loại, đau rát như bị xátớt.

Vừalăn xuống, Lão Mục và Tiểu Đường đã kịp giơ tay đỡ lấy tôi, mọi nỗlực đã giúp chúng tôi tìm lại được nhau.

Tôinằm gọn trong tay họ, ngẩng đầu nhìn lên, vòng tròn thái cực đãthực sự đóng lại, nhìn sang bức tường bên cạnh, chúng được xây bằnggạch thô phủ đầy rong rêu, không có bức họa nào trên đó cả.

Haingười thả tôi đứng xuống, cảm xúc trùng phùng khiến cả ba chúng tôiđều vui mừng khôn xiết. Tiểu Đường ôm chầm lấy tôi, luôn miệng nói:

-Tốt quá! Chị Tiêu Vi, cuối cùng đã tìm được chị.

Nghecâu nói của Tiểu Đường, tôi liền bước lùi ra sau, xác nhận lại họcó phải Lão Mục và Tiểu Đường mà tôi biết không. Sau đó, tôi đưanhững thắc mắc ban nãy hỏi họ, tại sao lại có thể bỏ qua hai tầngtháp để tới tầng tháp thứ ba. Câu trả lời của hai người họ càngkhiến tôi bất ngờ hơn nữa.

Thìra, trong lúc họ thả tôi xuống trước, được một nửa thì bất ngờ tầngtháp xoay chuyển, vòng tròn thái cực Nhân Đạo nhanh chóng đóng lạivà sợi dây thừng bị cứa đứt. Lão Mục liền ghé sát mặt xuống tấmkim loại gọi tên tôi, nhưng không nghe thấy bất cứ phản hồi nào. Tấmkim loại đó vô cùng dày, và họ không biết tôi có nghe thấy tiếng gọikhông hay đã bị ngất đi bên trong đường Nhân Đạo. Lão Mục liền lấymáy bộ đàm ra gọi thử, nhưng ngoài tiếng rè chói tai ra thì khôngnghe thấy gì khác.

TiểuĐường lo lắng cuống cuồng, chạy đi chạy lại khắp nơi, cô bé pháthiện ra tất cả sáu vòng tròn thái cực đều đã đóng lại, để sáuđường luân hồi chuyển động thì chỉ còn cách mở lại từ đầu.

Bọnhọ liền chạy tới thân cột trụ, nhưng điều mà Tiểu Đường lúc nãynói đùa đã trở thành hiện thực, họ chỉ có hai người với bốn cánhtay, thì làm sao có thể mở được cỗ máy có sáu mắt khóa? Tình hìnhtrước mắt trở nên rối rắm vô cùng, nhất là khi họ còn chưa biết tôisống chết thế nào, họ chỉ còn cách liều mạng một lần xem sao.

TiểuĐường đưa cho Lão Mục hai chiếu kim để anh ta lần lượt chọc vào bốnlỗ khóa, còn cô bé sẽ chọc vào hai lỗ khóa còn lại, nhưng loay hoayhồi lâu, hình như do phương hướng chưa đúng nên chỉ có vòng tròn ÁcQuỷ màu xanh mở ra.

Mặcdù không phải là đường tôi đi xuống, nhưng nghĩ tầng tháp vốn có kếtcấu thông nhau nên họ đã quyết định nhảy xuống. Trước lúc đó, LãoMục đã để ý đến chuyện mỗi lần vòng tròn thái cực mở ra đều rấtnhanh, nên đã buộc sẵn một đầu sợi dây thừng vào thân cột, đầu cònlại buộc chặt vào bụng của mình. Lão Mục một tay ôm Tiểu Đường mộttay nắm chắc sợi dây, nhanh chóng tụt xuống dưới. Khi chân vừa chạmđất, thì tiếng động lại vang lên, tấm kim loại trên đầu đã đóng chặtlại.

Nghetới đó, tôi vội vàng hỏi:

-Vậy… vậy cả hai người đều không nhìn thấy tôi sao?

LãoMục và Tiểu Đường quay sang nhìn nhau vẻ khó hiểu, sắc mặt khôngđược tự nhiên cho lắm, rồi cùng quay sang tôi khẽ lắc đầu. Lão Mụctrả lời với giọng rất lạ:

-Cái nớ… thực sự là không!

Câunói mang đậm phương ngữ Thẩm Dương nhưng tôi không thấy buồn cười chútnào, chỉ cảm nhận được một nỗi sợ hãi rất khó diễn tả. Rõ ràngvừa xong tất cả đều ở tầng thứ hai, vậy tại sao chúng tôi lại khôngnhìn thấy nhau?

Tôivội vàng hỏi lại, khi họ xuống tới tầng thứ hai có nhìn thấy nhữngbức bích họa vẽ những loài động vật kì quái hay không?

LãoMục sau khi nghe xong câu hỏi của tôi liền trở nên nghi hoặc, vừa xoacằm vừa hỏi lại:

-Động vật nào? Chúng tôi chỉ thấy bức tranh hình người với nhiềudáng vẻ khác nhau.

Tôigiật thót mình, trong đầu bỗng hiện lên hình ảnh bức tường khổng lồvới vô vàn hình ảnh người phụ nữ, già có trẻ có, với các hìnhdạng khác nhau, tôi bất giác thốt lên thành lời.

TiểuĐường sau khi nghe tôi nói xong, liền cười nói:

-Cái gì? Sao lại có chuyện đó được. Những hình em nhìn thấy đều làkhắc hình cả.

Thìra, sau khi Lão Mục và Tiểu Đường xuống tới nơi, phát hiện ra kếtcấu của tầng tháp giống hệt tầng trên, chỉ khác là trên sáu bứctường xung quanh có thêm sáu bức bích họa. Khi lại gần quan sát thìra đó là bức họa vẽ những người phụ nữ đang khỏa thân, có trẻ con,người trưởng thành, người già, thậm chí cả người đã chết, người bịbệnh… màu sắc rõ nét, hình ảnh sống động như thật. Có tới hàngtrăm hình vẽ như thế, và chúng đều thuộc nghệ thuật khắc hình. Chỉcó điều, về bản chất chỉ có ba bức họa, vì ba bức còn lại làhình ảnh phản chiếu của ba bức kia.

Tôicàng nghe càng cảm thấy kì lạ vô cùng, vì trường hợp đó rất giốngvới những bức họa mà tôi đã thấy ở tầng thứ hai sau khi tụt xuốngtừ đường Nhân Đạo, đặc biệt là kết cấu tương phản. Rõ ràng chúngtôi đều đứng ở cùng một tầng vậy tại sao hình ảnh nhìn thấy lạikhông hề giống nhau?

Saukhi nghe tôi kể lại, hai người kia cũng hoàn toàn bị bất ngờ, LãoMục nhăn trán suy nghĩ, một lúc lâu sau, mới lẩm bẩm một mình:

-Không nhẽ mình đã vào một không gian khác?

Tôicũng thần người ra, không biết nên trả lời Lão Mục như thế nào. Trongđầu nghĩ đến những hình ảnh thường thấy trong các cuốn truyện viễntưởng, mà ở đó các nhân vật lạc vào thế giới song song, rồi có thểvượt thời gian, tàng hình… khiến người khác không thể biết đến sựtồn tại của mình. Càng nghĩ càng cảm thấy mọi việc thêm rắc rốivà mờ mịt.

Tôichửi thề một câu, thế này thì khác nào động quỷ cơ chứ, nhưng đếnquỷ cũng có hình dáng, vậy tại sao chúng tôi lại không hề nhìn thấynhau?

TiểuĐường cúi đầu trầm ngâm, rồi bỗng nhiên vỗ tay, giọng đầy hào hứng:

-Em biết rồi!

Côbé lập tức phân tích cho chúng tôi rõ, qua những bức bích họa bêntrong tầng tháp mà tôi nhìn thấy, chứng tỏ đường tôi đi xuống mớichính là Súc Sinh Đạo, do vậy, trên tường mới vẽ ba loải động vậtkỳ dị là cá, chim và thú, mỗi loài đều có hình dạng khác nhau.Còn đường mà hai người bọn họ đi qua mới chính là Nhân Đạo, trêntường khắc vô số hình ảnh của con người với những số phận và hìnhhài khác nhau.

Tôihết sức hoang mang vì vẫn chưa hiểu được sự khác biệt giữa Nhân Đạovà Súc Sinh Đạo là ở đâu. Rõ ràng tôi đi vào đường Nhân Đạo, saocuối cùng lại là tầng Súc Sinh Đạo. Còn Lão Mục và Tiểu Đường đixuống đường Ác Quỷ thì lại thành đường Nhân Đạo. Không lẽ, dướitầng tháp cổ hàng nghìn năm tuổi này thực sự tồn tại một không gianzíc zắc?

Phântích tới đó, chúng tôi đều dừng lại, không ai nói với ai câu nào màchỉ mặt đối mặt nhìn nhau chằm chằm, sắc mặt ai nấy đều nhăn nhókhó hiểu. Những tiếng lách cách đứt đoạn vọng tới tai tôi, giữakhông gian yên lặng quái đản những âm thanh đó càng trở nên ghê rợnhơn.

TiểuĐường cau mặt trầm tư một lúc lâu, bỗng nhiên thốt lên một tiếng“Không đúng!” khiến tôi giật thót tim. Nói rồi cô bé đứng bật dậy,men theo sáu vách tường một vòng. Tôi thấy Tiểu Đường ngẩng đầu,nhìn chằm chằm lên những hình tròn thái cực ở tít trên cao, rồi lạicúi xuống nhìn vào vị trí giao nhau của sáu bức tường.

Tôivà Lão Mục nhìn nhau khó hiểu, tôi nhận ra những bức tường ở đâyđều trống trơn giống như ở tầng tháp thứ nhất. Nếu như không đi quatầng tháp thứ hai thì tôi sẽ nghĩ rằng mình đang quay trở lại tầngtháp thứ nhất.

TiểuĐường quan sát không chớp mắt, rồi bước tới thân cột trụ, khẽ xoa taylên bề mặt, hạ giọng nói:

-Em hiểu rồi, lúc đó chúng ta ở tầng thứ hai, nhưng thực ra không cùngmột tầng thứ hai, điều này cũng phù hợp với thuyết sáu đường luânhồi trên thân Sinh Tức Mộc là “tuần hoàn vãn phục, sinh sinhbất tức” (xoay vần không dứt, sinh sôi không ngừng).

LờiTiểu Đường khiến tôi như bị bỏ bùa mê thuốc lú, như thế nào là “ởtầng thứ hai, nhưng thực ra không cùng một tầng thứ hai”? Hay đây quảnhư lời Lão Mục nói, phía dưới này tồn tại không gian song song?

Đầuóc không thể tiếp nhận những câu chữ trên, tôi liền quay lại nhìn LãoMục, thấy khuôn mặt anh ta cũng đang bàng hoàng không kém.

Thấysắc mặt khác thường của chúng tôi, Tiểu Đường vẫn thản nhiên gậtđầu rồi nói tiếp:

-Cũng có thể là… không đúng, để em xem lại.

Nóirồi cô bé bước tới gần một bức tường, đưa mũi dao phạt qua lớp rêuphủ trên đó. Lớp rêu xanh rơi lả tả, bám đầy lên tóc, lên mặt cô bé.Tay còn lại Tiểu Đường cầm mũi kim không ngừng cào cào lên bứctường, phát ra những tiếng ken két ghê tai. Sắc mặt cô bé hết sứcnghiêm nghị vì đang mải tập trung lắng nghe. Cào xong một mặt, TiểuĐường liền chuyển sang cạnh khác, cứ thế lần lượt cào hết sáucạnh, rồi mới từ từ bước tới gần cột trụ. Tôi và Lão Mục chăm chúquan sát quên cả chớp mắt, vì không hiểu cô bé làm như thế là cómục đích gì.

TiểuĐường mím chặt môi, hai mắt nhìn trừng trừng vào cột trụ, sau đó đưadao lên cạo sạch lớp dầu sơn đen sì trên bề mặt, để lộ ra sáu lỗnhỏ, chắc chắn đây lại là mắt khóa để tầng tháp này hoạt động.

Lúcnày, Tiểu Đường mới khẽ gật đầu, quay ra nhìn chúng tôi, điềm tĩnhgiải thích:

-Tầng thứ nhất là tầng đơn, tượng trưng cho lối vào chung cho cả sáuđường. Cả sáu tầng tháp đều bắt nguồn từ lối vào này, nhưng khi haitầng trên dưới xoay chuyển thì bất luận xuống từ đường nào cũng đềurơi vào một tầng bất kì bên dưới.

Thấychúng tôi vẫn ngơ ngác, Tiểu Đường liền ngồi xuống, dùng mũi kim vẽqua sơ đồ kết cấu trên mặt đất, tầng thứ nhất tự xoay chuyển khiếncả sáu đường ở tầng thứ hai xoay chuyển theo, sáu lối vào của cảsáu đường đó cũng theo tự động chuyển dịch. Nên khi tôi xuống cửacủa đường Nhân Đạo, thì lại rơi xuống đường Súc Sinh Đạo, còn họxuống từ đường Ác Quỷ thì lại may mắn rơi xuống đường Nhân Đạo. Vừaxong cô bé dùng kim cào mạnh lên tường là để cảm nhận âm thanh phátra, từ đó có thể khẳng định không còn khoảng trống nào khác, chứngtỏ ở tầng này sẽ lại có thêm sáu cửa mới. Hơn nữa, thân cây SinhTức Mộc có tổng cộng bảy nhánh, nhánh lớn chính là thân trụ, sáunhánh còn lại nằm sâu dưới lòng đất với khoảng cách giống hệt nhau,có tác dụng làm cột trụ của sáu đường luân hồi.

Tôikhẽ gật đầu, thấy mình đã vỡ lẽ ra vấn đề, giống như vừa tìm đượchướng đi của một bài toán khó, đồng thời, tôi cũng đã nắm được tinhthần của câu “tuần hoàn vãn phục, sinh sinh bất tức”. Thếnhưng, phải khẳng định là tôi vẫn không lý giải được tại sao ngườiLiêu lúc xây dựng ngọn tháp này lại phải thiết kế một kết cấu phứctạp đến như thế. Đặc biệt loại cây Sinh Tức Mộc quý hiếm như thế,làm thế nào họ có thể tìm được một thân cây có đủ bảy nhánh? LãoMục vừa xoa cằm vừa thở dài, nói:

-Nhà Liêu tín Phật, kết cấu này chắc chắn phải có một dụng ý đặcbiệt nào đó. Nhưng mà cứ đi vòng vèo thế này, đến bao giờ mới tớinơi?

Nghethấy vậy, lòng tôi bỗng nặng trĩu, cảm thấy hoang mang chán nản vôcùng, điều mà Lão Mục vừa nói ra đúng là sự thật mà chúng tôiphải đối mặt, nếu cứ tiếp tục theo vòng tuần hoàn này thì chắcrằng chúng tôi sẽ mãi mãi chìm trong vòng luân hồi mà không biết đếnbao giờ mới vén được bức màn bí mật. Hơn nữa, các tầng tháp khôngngừng ăn sâu xuống dưới chẳng khác gì một cái động không đáy, cho dùchỉ có sáu tầng tháp thì trong tay chúng tôi cũng không có vật dụnggì để trèo ngược lại lên trên, điều này đồng nghĩa với việc chúngtôi không thể quay trở lại mặt đất.

Nghĩtới khả năng này, cả ba chúng tôi không nói năng gì, chỉ nhìn nhauthở dài buồn bã.

TiểuĐường nghiêng đầu nhìn sang, miệng mím chặt, trừng trừng nhìn lên thâncột trụ không hề chớp mắt, ánh mắt lộ ra một tia sáng kì lạ. Mộtlúc sau, cô bé bỗng nhiên thốt lên:

-Không đúng, mặc dù gốc cây Sinh Tức Mộc rất sâu, nhưng sâu tới mức độnày thì vô lý.

Tôihết sức đồng tình với ý kiến của Tiểu Đường, đúng là như thế, mặcdù Sinh Tức Mộc rất thần kỳ nhưng dù sao nó cũng chỉ là một loàithực vật; còn thân cây trước mắt chúng tôi, cắm sâu xuống lòng đấtvài trăm mét, thậm chí còn mọc thẳng tắp, bề ngang rộng bằng nhautừ trên xuống dưới, nếu tính từ rễ tới ngọn thì thật không thểtưởng tượng nổi chiều dài của nó.

LãoMục không quan tâm lắm đến điểm này, anh ta quỳ gối bên cạnh một tấmkim loại hình thái cực, tay xoa xoa cằm, hai mắt nheo lại rồi thủngthẳng nói:

-Theo như phán đoán của Tiêu Vi, phần tháp ngầm dưới đất gồm có sáutầng, chúng ta đang ở tầng thứ ba, lại là tầng đơn. Theo như tìnhhình trước mắt và quy luật sắp xếp thì tầng tiếp theo sẽ lại làtầng có sáu cổng, hay nói đúng hơn là tầng có sáu đường tuần hoàn.

TiểuĐường nhìn Lão Mục, chăm chú lắng nghe, rồi khẽ gật đầu:

-Không sai, em cũng nghĩ như thế. - Cô bé quay đầu sang hỏi tôi - ChịTiêu Vi, vừa nãy chị có nhắc đến nguyên lí phản chiếu qua gương vàcả ám hiệu trong các bức tranh của ông Từ, em thấy rất hay. Rất cóthể điều này đúng như mô hình kết cấu 1-6/1-6/1-6 đây. Chúng ta vẫnphải tiếp tục đi xuống thêm hai tầng nữa thì mới có thể tới đượctầng cuối cùng.

Dừnglại một lát, cô bé thở dài rồi nói tiếp:

-Tầng cuối cùng… ai biết được sẽ là cái gì? - Giọng điệu của cô bétrở nên khác lạ, như ám chỉ điều gì đó.

Tôiđã quá quen với phong cách nói chuyện lấp lửng của Tiểu Đường nênkhông cố nài ép gặng hỏi bằng được, chỉ đứng im lặng một bên, chờcô bé nói tiếp. Không hiểu vì lí do gì, lúc đó trong đầu tôi bỗngnhiên nghĩ tới cô cảnh sát trẻ có biệt tài mở khóa Sở Khinh Lan vàbậc thầy bấm huyệt Tống Nguyệt Uyên. Một cảm giác rất lạ bỗng dưngdâng trào, tôi nhận thấy ba người con gái này có điểm gì đó rấtgiống nhau, tất cả còn rất trẻ, bản thân sở hữu một biệt tài riêngbiệt, và cùng cất giữ rất rất nhiều bí mật.

Nghĩtới đó, trong đầu tôi không ngừng hoài nghi, nhờ người chiến sĩ bằngda người của cậu và rất nhiều duyên cớ mà tôi được quen biết vớihọ. Và những bí mật mà chúng tôi đang tìm kiếm như một sợi dây vôhình nối kết tất cả chúng tôi lại, rốt cuộc đó là bí mật gì? Sốmệnh của tôi trong tương lai sẽ như thế nào? Và điều quan trọng nhấthiện giờ, sau sáu tầng tháp liệu điều gì sẽ xảy ra?

Cảba chúng tôi cùng bàn bạc và tán thành ý kiến ngọn tháp ngầm dướiđất có tổng cộng sáu tầng là hợp lí nhất, chỉ còn cách xuốngdưới đó, chúng tôi mới có thể hiểu được ngọn nguồn của vấn đề.Lão Mục vô thức ngó xuống chiếc đồng hồ đeo tay, lúc đó đã là nămgiờ sáng ngày thứ hai. Cả một đêm thức trắng, chúng tôi đều đã thấmmệt, hai mắt cay xè. Lão Mục vỗ bụng bồm bộp, nói rằng đã đến lúcnạp năng lượng rồi ngủ một giấc lấy sức để tiếp tục chuyến đi. Đếnlúc đó, tôi mới sực nhận ra bụng dạ cồn cào, người như muốn lả đivì đói.

Saukhi ăn vài miếng lương khô, tu một hơi hết chai nước suối, cơn buồn ngủngay lập tức ập tới. Lão Mục liền dựa lưng vào tường đánh mộtgiấc, chỉ khoảng vài giây sau, anh ta đã ngáy như sấm, cảm giác nhưcả tầng tháp đang rung lên vì tiếng ngáy đó.

TiểuĐường liếc trộm về phía Lão Mục rồi quay sang khẽ giật tay tôi, nói:

-Chị Tiêu Vi, hai chị em mình đi sang phía bên kia được không? Em… em muốnđi vệ sinh.

Tôikhẽ mỉm cười, biết cô gái này ngại ngùng nên đã dẫn cô bé đi xa mộtđoạn.

Saukhi đi vệ sinh xong, Tiểu Đường lập tức đứng phắt dậy cài vội thắtlưng, rồi chạy tới, lắp bắp nói vào tai tôi:

-Chi Tiêu Vi, em… em… thấy rất sợ, cảm giác như ngọn tháp này có liênquan đến thân thế của em vậy.

Tôi ngỡ ngàng, lập tức dừng bước, quay sang nhìn cô bé với vẻkhó hiểu. Khuôn mặt Tiểu Đường cắt không còn giọt máu, đôi midài đang liên tục chớp chớp để lộ ánh mắt vô cùng sợ hãi.Bỗng nhiên, cô bé nắm chặt tay tôi, mạnh tới mức những đườnggân xanh trên mu bàn tay lập tức nổi lên.

Tôi cảm nhận thấy sự bất an và sợ hãi đến tột cùng của Tiểu Đường qua ánh mắt và cử chỉ của cô bé.

Tôi đã quen biết Tiểu Đường khá lâu, từ trước tới nay luôncảm thấy cô gái này có tính cách mạnh mẽ, bình thường rấtđiềm tĩnh và lặng lẽ, đây là lần đầu tiên tôi thấy cô bé bịkích động mạnh như thế. Điều khiến tôi không hiểu là, ngọntháp cổ này thì có quan hệ gì tới thân thế của Tiểu Đường,lẽ nào hậu duệ của Đường Bá Hổ cũng tham gia xây dựng tháp?

Nhưng ý nghĩ này vừa vụt ra đã bị tôi lập tức gạt đi, vìngọn tháp cổ được xây dựng từ thời nhà Liêu, còn Đường Bá Hổ lại sống ở thời nhà Minh, hai triều đại cách nhau đến vàitrăm năm. Nếu Đường Bá Hổ có ý định như vậy thì chỉ có thểxuyên ngược thời gian quay về quá khứ để thực hiện ước nguyện.

Tuy trong lòng vẫn đang rất mông lung, nhưng tôi vẫn cố khôngđể lộ cảm xúc ra mặt, vỗ nhẹ lên tay cô bé, nhẹ nhàng an ủi:

- Em…

Chưa kịp mở miệng, Tiểu Đường đã lắc đầu ra hiệu cho tôi đừng nói gì, rồi kéo tay tôi sang một góc.

Cô bé cúi gập mặt xuống đất để lộ vùng cổ trắng muốt, hai tay liên tục bẻ mạnh các khớp, phát ra những tiếng kêu rắcrắc, rõ ràng Tiểu Đường đang phải vật lộn đấu tranh tư tưởngrất gay gắt. Tôi không dám nói lời nào, chỉ biết nắm chặt bờvai mỏng manh, hi vọng có thể trấn an cô bé phần nào.

Một lúc lâu sau, Tiểu Đường mới khẽ thở dài, khuôn mặt xinhđẹp thoáng vẻ u buồn sầu não. Cô bé mở chiếc bọc rồi lấy ramột mũi kim nhỏ và rất nhọn màu bạc, nhìn nó một cách lạnhlùng, sau đó đưa mũi kim cào lên móng tay cái bàn tay trái, nói thầm:

- Để em cho chị xem Nội Văn Khắc Pháp.

Mũi kim chuyển động rất nhanh, chỉ một lúc sau, trên bề mặtmóng tay đã đùn lên một lớp bột màu trắng. Cô bé lau ngón tayvào áo rồi rụt rè giơ ra trước mặt tôi. Dưới ánh đèn pin, tôinhìn thấy hai chữ nhỏ xíu đỏ tươi: Lục Tây.

Tôi giật thót tim, ngỡ mình bị hoa mắt, tôi chồm người tớiphía trước, nhìn lại thật kỹ, rõ ràng là hai chữ “Lục Tây”.Chúng như được in chìm dưới lớp móng tay, tuy chữ hơi nhỏ vàmờ nhưng vẫn nhìn thấy đường nét thư pháp bay bổng tuyệt đẹp.

Tôi tò mò nắm lấy bàn tay Tiểu Đường đưa lên sát mặt đểnhìn kỹ hơn. Nhưng không hiểu sao, tôi vừa nắm tay cô bé, hai chữ đó lập tức mờ dần và biến mất, chỉ để lại vết rãnh càotrên bề mặt móng tay.

Trí tò mò và sự hào hứng của tôi càng tăng lên, miết đimiết lại ngón tay lên đường rãnh đó nhưng ngoài cảm giác hơisần ra, tôi không thấy điều gì bất thường, không rõ hai chữ đóđã biến đi đâu. Tôi không thể giải thích được đành hỏi TiểuĐường.

Cô bé không trả lời, chỉ nhắm chặt mắt chìm sâu vào suynghĩ, giống như tinh thần đang phải đấu tranh dữ dội lắm. Rồibỗng nhiên, Tiểu Đường mở mắt trừng trừng, cắn chặt môi dưới,như quyết tâm đưa ra một quyết định gì đó vô cùng quan trọng.

Thấy thái độ của Tiểu Đường như vậy, tôi biết ngay là cóchuyện hết sức quan trọng, nên không nói gì thêm, lập tức gọiLão Mục dậy. Khi biết Tiểu Đường có chuyện muốn nói, anh tacũng tỏ ra hết sức hào hứng.

Cả ba chúng tôi đều quyết định không ngủ, tìm một chỗ thoải mái rồi cùng ngồi xuống dựa lưng lên tường, để tiết kiệm pin, chúng tôi tắt cả ba chiếc đèn pin đi. Không gian dười tầng tháp trở nên đen đặc, bốn phía lặng yên như tờ, chỉ có giọng TiểuĐường chậm rãi vang lên.

Tiểu Đường kể với chúng tôi, kỹ thuật xăm khắc trong pháiMặc môn có rất nhiều chủng loại, trong số đó Nội Văn KhắcPháp là kỹ thuật cao nhất. Đúng như tên gọi của nó, hình ảnhsẽ được khắc chìm vào bên trong cơ thể người hoặc một vật nào đó mà bình thường không ai có thể nhìn thấy. Để làm đượcviệc này, người ta phải dùng một mũi kim cực kỳ đặc biệt với một kỹ thuật vô cùng tinh tế thì mới có thể tạo ra một kiệt tác nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Như vậy, cho dù có khắc bao nhiêu hình ảnh bên trong thì bề ngoài vật thể vẫn không có bất kì sự tổn thương nào.

Nói rồi, Tiểu Đường cầm chiếc đèn pin của mình lên, điềuchỉnh ánh sáng ở mức thấp nhất, rồi lôi mũi kim đặc biệt từtrong bọc ra, nói:

- Kỹ thuật này của em tuy kém, nhưng vẫn tạm chấp nhận được, để em làm cho mọi người xem.

Trước khi nghe những lời giải thích vừa rồi của Tiểu Đường,tôi tuy cảm thấy rất kỳ lạ, nhưng nghĩ tới hôm ở nhà Tang GiaiTuệ, Tiểu Đường đã nói qua cho tôi về nghệ thuật khắc hình,nên tôi cũng phần nào đoán ra, hai chữ cô bé cho tôi xem chínhlà sản phẩm của kỹ thuật Nội Văn Khắc Pháp. Thấy Tiểu Đườngcó ý muốn xăm thử, chúng tôi liền chủ động giơ tay ra để cô bé thực hiện.

Tiểu Đường lắc đầu, khẽ đẩy tay chúng tôi ra, nói:

- Mặc môn có những quy tắc rất chặt chẽ, đó là chỉ xămkhắc cho những người trong phái, lần này chuyển sang khắc lênđồ vật vậy.

Nói xong, cô bé đứng dậy, tìm quanh một vòng, nhưng hình như không thấy đồ vật nào thích hợp nên đành lấy tạm chiếc đèn pin, dựng thẳng đứng trên mặt đất, tay trái nắm chặt chiếc đèn. Ánh đèn chiếu ngược lên trên, tạothành một đốm sáng hình tròn trên đỉnh.

Tiểu Đường chậm rãi nhấc tay phải lên, đặt mũi kim lên mặtkính đèn pin rồi chuyển động nhanh dần, phát ra một tiếng rítkhá dài. Ánh sáng từ chiếc đèn pin lọt qua kẽ tay chiếu thẳng lên khuôn mặt cô bé, đôi mắt đang nheo lại, cặp lông mày khẽrung lên, vẻ mặt Tiểu Đường trông khá kỳ lạ.

Khi mũi kim dịch chuyển đến vị trí mép tấm kính, tay cô bédừng lại một lúc, mu bàn tay cong lên như đang cầm nắm thứ gìđó, rồi bắt đầu chọc thẳng xuống mặt kính như con gà đang mổthóc. Mỗi lần tay cô bé hạ xuống, cảm giác như từ đầu mũi kim tóe ra những tia lửa bạc.

Những tiếng lách cách liên tục phát ra, tần suất lúc nhanhlúc chậm, âm thanh này rất giống tiếng phát điện tín, nghe màthấy sốt ruột hơn, không rõ Tiểu Đường đang làm gì.

Cô bé cứ miệt mài như thế một lúc lâu, sau đó đổi sang vịtrí khác, rồi lại tiếp tục công đoạn xăm hình lên mặt kính,cứ như vậy cho tới vị trí thứ sáu. Cuối cùng, Tiểu Đường khẽ thở hắt ra, nhanh chóng đặt tay phải lên thân đèn, chợt mộttiếng nứt phát ra từ mặt kính.

Tiểu Đường thở dài, thõng hai tay xuống, từ từ dựa lưng vào bức tường, buồn bã nói:

- Công lực không đủ!

Rồi một tay cất mũi kim vào bọc, một tay đưa chiếc đèn pin cho chúng tôi xem.

Tôi nhanh tay nhận lấy chiếc đèn pin, cùng Lão Mục nhìn mộtlượt lên mặt kính, ngay lập tức chúng tôi thấy một hình sáucạnh vuông vức, trong đó đỉnh của sáu cạnh là những điểm tròn nhỏ màu trắng. Khi ánh đèn chiếu lên trên tường, nằm trongkhoảng sáng hình tròn là một đường viền với sáu cạnh rõnét.

Liệu đây có phải là khắc hình hay không? Tôi cảm thấy hồnghi nên đưa tay sờ thử, mặt kính vẫn nhẵn mịn như bình thường, tôi không cảm nhận thấy dấu hiệu của bất kì vết sứt mẻ nào, thế nhưng khi miết kĩ lại, tôi chợt nhận ra một đường rãnh mờ tại một trong sáu cạnh đó.

Tôi liền quay chiếc đèn lại, mặc cho ánh sáng chói lóa đangchiếu thẳng vào mắt, quan sát kĩ hơn, tôi phát hiện ra, hìnhsáu cạnh này thực sự được khắc ở mặt trong của lớp kính,trông giống như một viên kim cương với những mặt cắt tự nhiên.Trong đó có một cạnh, chắc do công lực của Tiểu Đường chưa đủnên đã để lộ vết khắc.

Tôi và Lão Mục mê mẩn ngắm nghía hình khắc chìm đó, bâygiờ chúng tôi mới thực sự cảm nhận được sự thần kỳ của kỹthuật Nội Văn Khắc Pháp, nhưng trong đầu vẫn còn đó cảm giáckhông thể nào giải thích nổi.

Lúc bấy giờ tôi tạm thời cho rằng, Tiểu Đường đã lợi dụngtốc độ nhanh như cắt của mũi kim để phá vỡ kết cấu bên trongcủa mặt kính. Còn Lão Mục thì liên tưởng đến hình ảnh nhữngsai nha trong phủ quan, với kỹ thuật dùng hình siêu đẳng, khiếncho người bị đánh thịt nát xương tan nhưng quần áo mặc trênngười vẫn lành lặn y nguyên.

Tiểu Đường ngồi một chỗ, không giải thích gì, chỉ cườicười và bảo chúng tôi đoán mò. Đợi cho tới lúc chúng tôi không tranh luận nữa, cô bé mới tiếp tục kể về thân thế của mình.

Giọng điệu của Tiểu Đường không nhanh cũng không chậm, cứđều đều như đang tường thuật, cứ thế trong hơn một tiếng đồnghồ, cô bé luôn là người chủ động cất lời mà không để chúngtôi chen vào câu nào.

Sau khi nghe xong, tôi và Lão Mục cứng cả lưỡi, không nóiđược gì, chỉ biết ngẩn ngơ nhìn cô bé không chớp mắt. TiểuĐường cũng nhìn chúng tôi nhưng nét mặt tịnh không chút biểucảm. Tôi như vừa trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn khiếnđầu óc đang rất hoang mang, cảm giác như đang nằm mơ và khôngdám tin vào những điều mà chính tai mình vừa được nghe thấy.

Thân thế và cuộc đời của Tiểu Đường ly kỳ tới mức tôi cứngỡ mình vừa được xem một bộ phim hư cấu, thậm chí hồ nghi cả với những sự thực đã được kiểm chứng. Điều làm tôi hoang mang hơn cả chính là những điều liên quan tới ngọn tháp cổ này.

Về câu chuyện mà Tiểu Đường kể lại, tôi không biết nói thếnào mới rõ hết ý được, hay cứ tường thuật lại đúng như những lời cô bé nói, bắt đầu từ Đường Bá Hổ vậy…

Đường Dần, hiệu là Bá Hổ, sinh ra trong một gia đình thươnggia ở Tô Châu, từ nhỏ đã có trí thông minh trời phú, xuất khẩu thành thơ, kiến thức uyên thâm, là một thần đồng xuất chúngbấy giờ. Ông đứng thứ nhất trong kì thi Tú tài năm mười sáutuổi, sau đó tên tuổi của ông đã lan truyền khắp thành Tô Châu;năm hai mươi chín tuổi lên Nam Kinh dự kì thi Hương và đỗ giảinguyên, vì thế sau khi mất người đời đều gọi ông là Đường giải nguyên.

Trong thời kì tiếng tăm của Đường Bá Hổ vẫn đang nổi nhưcồn, vào năm thứ hai khi chuẩn bị tới kinh thành tham gia thiHội, ông đã gặp người làm thay đổi số mệnh của ông, người đólà Tử Từ Kinh - một công tử con nhà trâm anh giàu có ở vùngGiang Âm.

Từ Kinh và Đường Dần đều là cử nhân, tuổi tác cũng tươngđương, sau khi vô tình gặp nhau, do ngưỡng mộ tài năng của ĐườngDần, nên Từ Kinh đã thu xếp cuộc gặp gỡ rồi có ý muốn tàitrợ toàn bộ chi phí thi cử cho Đường Dần, hai người từ đó kết giao tri kỉ.

Đường Dần và Từ Kinh sau khi tới kinh thành đã nhiều lầntới gặp vị quan chủ khảo của cuộc thi năm đó là Trình MẫnChính. Đường Dần còn mời ông ta viết lời tựa cho tập thơ dochính mình sáng tác, nên hai người dần dần trở nên thân thiết.

Đề thi năm đó vô cùng hóc búa, khiến rất nhiều thí sinhkhông trả lời được. Nhưng trong đó có hai bài thi không những hay mà chữ nghĩa cũng rất đẹp, Trình Mẫn Chính nhìn qua là nhận ra ngay, liền nói:

- Hai bài này chắc chắn là của Đường Dần và Từ Kinh.

Câu nói này đã bị những người chứng kiến nghe thấy và lantruyền ra ngoài, Trình Mẫn Chính bị kết tội thông đồng với hai thí sinh nên đã bị bắt giữ. Bọn quan tham nhân đó trình báochuyện này lên hoàng thượng, vu cáo Trình Mẫn Chính là ngườilàm lộ đề thi, nếu như không nghiêm ngặt điều tra sự thật, erằng sẽ làm các sĩ tử mất lòng tin vào cuộc thi.

Lúc đấy, hoàng thượng đã tin đó là sự thật, nên đã truyềnchỉ không cho phép Trình Mẫn Chính tham gia chấm thi. Tất cảnhững bài thi mà ông đã đọc qua đều phải chấm lại, đồng thờibắt nhốt Trình Mẫn Chính, Đường Dần và Từ Kinh và ngục chờngười đến thẩm tra.

Sau khi bị nhốt vào ngục, Từ Kinh bị tra tấn dã man nên phải nhận rằng đã dùng một lượng vàng lớn để mua chuộc người thân cận của Trình Mẫn Chính đưa trước đề thi và sau đó tiết lộcho Đường Dần. Nhưng sau này, khi mở cuộc điều tra lại, Từ Kinhđã được giải oan, do lúc đó bị bức hại dã man nên phải nhậntội. Cả Từ Kinh và Đường Dần đều thấy oán hận vô cùng. Vềsau, hoàng thượng đã hạ chỉ lấy lại trong sạch cho cả ba người rồi thả họ ra. Trình Mẫn Chính sau khi ra khỏi ngục, đã bịép phải từ quan về quê ở ẩn, do luôn cảm thấy triều chính quá bất công nên ông đã ôm mối hận thù và không lâu sau qua đời.Còn Từ Kinh và Đường Dần bị hủy bỏ mọi công trạng và bị lưuđày làm quân sai tại một vùng hẻo lánh.

Sự thật về cuộc thi đó là như thế, nhưng cũng có khả năngđề thi bị lộ ra ngoài vì trong sử sách đã ghi lại như vậy, cho đến tận bây giờ người ta vẫn chưa biết rõ thực hư và đó làcuộc thi để lại nhiều hoài nghi nhất trong lịch sử.

Nghe tới đó, tôi bỗng nhớ tới một cuốn tiểu thuyết rất ăn khách mà tôi mới đọc xong có tên là Những câu chuyện thời nhà Minh, nội dung cũng được kể lại gần giống như thế này. Chỉ cóđiều câu chuyện này do chính hậu thế của Đường Bá Hổ kể lại, nên phần nào cảm thấy chân thật hơn.

Truyện kể lại, Đường Dần sau khi ra khỏi ngục, đã bị chuyển tới một huyện nhỏ của tỉnh Triết Giang làm lính cai ngục,cuộc đời ông trở nên tăm tối, nhục nhã và ê chề. Sau khi trởvề nhà, nghe tin vợ con cũng đã bỏ đi, ông đã tìm tới rượu và tới các thú vui khác để quên sầu.

Đến năm Hoằng Trị thứ ba mươi, người anh em kết nghĩa Từ Kinh sau một lần ghé thăm, thấy tinh thần và con người của ông đãthay đổi quá nhiều, ngày đêm u sầu não nề, nên đã quyết địnhmời Đường Dần đi cùng mình.

Ba năm sau, Đường Dần một mình quay trở về quê hương Tô Châu,nhưng không ai biết chuyện gì đã khiến ông thay đổi cách nghĩđể quay về với cuộc sống sáng tác thơ văn, viết sách vẽ tranh. Cuối cùng ông đã lấy lại thành công và danh tiếng trước đây.

Liên quan đến sự chuyển biến trong cách nghĩ của Đường Dần,sử sách đã ghi lại rằng, qua lần thi đó, ông đã nhận rõ đượcbản chất nham hiểm và sự thối nát của bọn quan lại, nhưng vìbản thân không làm được gì, chỉ biết giữ nỗi oan ức tronglòng.

Thời bấy giờ, có một kỹ nữ rất nổi tiếng ở thành Kim Lăng tên là Lâm Nô Nhi hay còn gọi là Lâm Kim Lan, hiệu là Thu Hương,tài sắc vẹn toàn, cầm kì thi họa đều xuất chúng, nên đã córất nhiều văn nhân tài tử si mê cô.

Sau này, câu chuyện “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” trởthành điển tích và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đếntận bây giờ. Theo lịch sử, mặc dù Thu Hương là một nhân vật có thật sống cùng thời với Đường Dần, nhưng bà nhiều hơn ĐườngBá Hổ ít nhất hai mươi tuổi. Hai người họ đã gặp nhau vàĐường Bá Hổ có tình cảm với người phụ nữ đó hay không, điềuđó rất khó nói. Nhưng một trong bốn tài tử lừng lẫy của vùng đất Giang Nam cùng thời với Đường Bá Hổ là Chúc Chi Sơn, cóđược chiếc quạt vẽ khuôn mặt của Thu Hương, anh ta yêu say đắmkhuôn mặt đó ngay từ lần đầu nhìn thấy đến độ xuất khẩuthành thơ.

Vào một ngày, Chúc Chi Sơn đem theo chiếc quạt tới vườn đàorồi mời Đường Dần cùng ngắm chân dung mỹ nhân. Văn nhân tươngngộ thường không thể thiếu mỹ tửu, nên hai người họ đã cùngnhau uống rượu cho tới khi say khướt. Đường Dần sau khi say, cầmchiếc quạt ngắm nghía nhìn khuôn mặt mỹ nữ, bỗng nhiên thởdài, nói:

- Thu Hương có vẻ đẹp nghiêng sắc nghiêng trời, chỉ hận mộtđiều ta sinh sau đẻ muộn những hai mươi năm, nếu không nhất địnhđã nên duyên.

Nói xong câu đó, Đường Dần khẽ lắc đầu than thở:

- Dung nhan thật lộng lẫy, chỉ trách nốt ruồi kia thật không đúng chỗ!

Do góc trái trên trán Thu Hương có một nốt ruồi màu đen, nênđã làm giảm đi vẻ đẹp thánh thiện đến hoàn mỹ ấy.

Chúc Chi Sơn cũng gật đầu tán thành, đang định bồi tán thêmvài câu thì thấy Đường Dần lôi từ trong túi áo ra một chiếckim nhỏ, kẹp chặt giữa hai ngón trỏ và ngón cái, rồi từ từđưa lên trước mặt, miệng lẩm bẩm vài câu, sau đó nhẹ nhàng đặt mũi kim lên vị trí nốt ruồi, cổ tay không ngừng rung lên, mũikim cào nhẹ nhưng với tốc độ rất nhanh. Một lúc sau, nốt ruồiđã biến mất, mà mặt quạt giấy không hề bị cào xước, màu sắc vẫn nguyên vẹn.

Chứng kiến cảnh đó, Chúc Chi Sơn hết sức ngỡ ngàng, vộivàng cầm lấy chiếc quạt, lật lên lật xuống nhìn thật kỹ vàhỏi Đường Dần học được kỹ thuật này từ bao giờ, là bạn thânthì không nên giấu giếm. Nhưng Đường Dần chỉ nhấp rượu, lắcđầu nhất định không nói, vẻ mặt trầm tư.

Câu chuyện sau khi được Chúc Chi Sơn kể lại, đã lan truyền khắp nơi và dần trở thành điển tích“Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” mà ngày nay bất cứ người dân Trung Quốc nào cũng biết đến. Sựthật về câu chuyện đó vẫn còn là một ẩn số, cho đến nay không ai biết đến.

Chuyện còn kể lại rằng, vào thời vua Chính Đức, Đường Dầnđược thăng quan và tới phủ Nam Xương nhậm chức. Không lâu sau, ông phát hiện ra Ninh Vương đang có mưu đồ chiêu quân làm loạn nênđã giả điên cáo quan về quê ở ẩn. Sau đó, đúng như dự đoán,Ninh Vương đã dấy quân tạo phản, nhưng sớm bị Vương Thủ Nhân dẹp loạn, Đường Dần may mắn thoát khỏi tội đồng lõa. Sau sự việc đó, ông bỗng nhiên cải tín, tin vào đạo Phật, lấy tự hiệu là Lục Như cư sĩ.

Do cuối đời, Đường Dần luôn sống phong lưu phóng khoáng, bệnh tật rất nhiều, khả năng vẽ tranh cũng giảm sút, cộng thêmviệc không biết quản lí chi tiêu gia đình, nên thường xuyên sốngtrong cảnh kiếm sống không đủ nuôi thân, phải vay mượn và dựavào bạn bè để sống qua ngày. Lúc đó, một nhà thư pháp nổitiếng tên là Vương Long đã tới và xin cưới người con gái duynhất là Đào Sanh của ông, đây được coi là việc vui nhất trongnhững năm tháng cuối đời Đường Dần.

Trước đêm cô con gái về nhà chồng, Đường Dần đã gọi cô vàothư phòng, sau khi đóng cửa và kiểm tra xem có ai ở bên ngoàikhông, ông mới đích thân đưa cho con gái một bọc vải nhỏ.

Vải bọc bên ngoài đã bạc màu, thớ vải sờn rách, buộc bằng một sợi dây thừng nhỏ, bốc mùi ẩm mốc.

Thấy vẻ mặt cha rất trầm tư, cô con gái không hiểu gì, chỉbiết ngồi im lắng nghe cha cô thổn thức kể lại một bí mật kinh thiên động địa.

Thì ra, sau khi gặp lại Từ Kinh, Đường Dần và Từ Kinh đãcùng nhau du ngoạn ba năm liền, cho tới khi đến Hàng Châu, họ đã gặp một ngọn tháp cổ huyền bí và quyết định trèo lên thămthú.

Ngọn tháp Lục Hòa được dựng trên đỉnh núi Nguyệt Luân nằmbên bờ Bắc sông Tiền Đường, bắt đầu xây dựng vào thời BắcTống năm 970, gồm có tám cạnh và mười ba tầng, đặt tên theo Lục Hòa kinh của Phật giáo nhằm trấn áp cơn hồng thủy vẫn xảy ra hàng năm ởsông Tiền Đường. Vào năm 1121, cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi phầnlớn ngọn tháp, phải đến năm 1156 người ta mới xây dựng lại.

Đường Dần và Từ Kinh cười cười nói nói vui vẻ, tay cầmquạt giấy thong dong đi bộ lên tận tầng mười ba. Họ cùng đứngở vị trí cao chót vót, tay bám lan can, mắt hướng về núi nonxa tít tắp. Non nước cảnh vật hữu tình, hình ảnh dòng sôngTiền Đường nhìn từ trên cao giống như một con rắn đang uốn lượn qua những khe núi, nước sông xanh biếc, gió thổi mát rượi.

Cảnh vật nên thơ, không khí trong lành nhưng vẫn không làmnguôi ngoai nỗi buồn trong ánh mắt của Đường Dần, ông ngẩng mặtlên trời xanh mà than:

- Không ngờ Đường Dần ta đã từng có thời trời ngang đất dọc lừng lẫy lại có ngày hôm nay…

Nói tới đó, Đường Dần đau khổ dừng lại, không hề than thêm lời nào nữa.

Thấy bạn như vậy, Từ Kinh cũng nhớ lại những chuyện đã xảyra mà thấy buồn rầu đến não nề, ông đưa tay vỗ vai bạn an ủi.Đúng lúc đó từ phía sau lưng vọng tới một giọng nói:

- Cho hỏi vị cư sĩ này có phải là Đường giải nguyên?

Đường Dần và Từ Kinh lập tức quay đầu lại. Một ông giàkhông biết đã đứng sau lưng họ từ bao giờ, râu tóc bạc phơ,trông hiền lành phúc hậu như một ông tiên, chỉ có điều vẻ mặtcủa ông cũng đang mang một vẻ sầu muộn.

Thấy hai người kia vẫn đang ngơ ngác, ông già vuốt bộ râu dài, chậm rãi bước tới, dõng dạc nói:

- Bần tăng là sư trụ trì của ngọn tháp này, pháp hiệu làQuảng Thế, hôm nay rất vinh dự được gặp Đường trạng nguyên nổidanh khắp thiên hạ ở đây.

Sau khi đôi bên kết thúc nghi lễ chào hỏi, nhà sư Quảng Thếmuốn mời hai người tới thư phòng trong tháp viện để uống trà.Đường Bá Hổ cảm thấy xấu hổ vì không xứng đáng nên đã từchối, nhưng vì nể Từ Kinh nên đã chấp thuận cùng vị sư đóxuống núi.

Khi cả ba người cùng đi xuống tầng tháp thứ mười hai, sưQuảng Thế bất chợt dừng chân, quay đầu mỉm cười, rồi nói rằng muốn cho Đường Dần và Từ Kinh xem bức tranh Tu Di khắc trên tường. Đó là sáu bức bích họa mang hình ảnh có cây hoa lá, động vật và thần tiên…

Đường Dần sau khi được nhà sư Quảng Thế giới thiệu nhữngbức tranh, liền đi một vòng xung quanh, đưa tay sờ lên từng bứcmột để quan sát và cảm nhận. Cuối cùng, ông phát hiện ra mộtđiều khó hiểu, tại sao bề ngoài ngọn tháp có tám cạnh, nhưngbên trong lại chỉ có sáu cạnh?

Quảng Thế không nói gì, chỉ khẽ gật đầu rồi tiếp tục dẫnhai người đi xuống. Sau đó, nhà sư để họ dừng lại một lúc lần lượt ở những tầng thứ mười, tám, sáu, bốn và hai, để haingười quan sát những bức tranh điêu khắc trên tường.

Ở sáu tầng họ dừng lại, ngoài đặc điểm chung là không gianthu hẹp dần theo chiều từ dưới lên trên, tổng thể kết cấu đềugiống y hệt nhau, chúng đều gồm sáu cạnh, thậm chí đến nghệthuật điêu khắc trên tường cũng không có khác biệt. Hai ngườibọn họ đều cảm thấy khó hiểu và không biết mục đích của nólà gì.

Sau khi xuống tới tháp viện, sư Quảng Thế mời hai người vềthư phòng riêng của mình, ba người bọn họ ngồi đối diện nhau.Ban đầu nhà sư không nói gì mà chỉ ngồi yên một chỗ, vuốtchòm râu dài, nheo nheo đôi mắt quan sát hai người từ đầu tớichân.

Từ Kinh tính tình nóng vội, thấy dáng vẻ chậm rãi củaQuảng Thế biết rằng nhà sư đang có chuyện muốn nói, nên đãcất lời trước:

- Lão thiền sư, ông dẫn chúng tôi tới đây là có điều muốnchỉ giáo, tại sao không nói gì mà chỉ trầm tư suy ngẫm thế?

Quảng Thế đưa mắt nhìn sang Từ Kinh, điềm tĩnh nói:

- Đường cư sĩ đã nhìn ra vấn đề ở con số sáu, vậy Từ cư sĩ đã phát hiện ra điều bất thường gì chưa?

Từ Kinh lặng người, giơ tay gãi đầu gãi tai, nói:

- Đã là tháp Phật thì ai mà hiểu nổi, e rằng đến cả tổ tiên Tây Thiên cũng không biết thôi.

Nghe câu trả lời của Từ Kinh, Quảng Thế liền tỏ vẻ khôngvừa lòng, cười lạnh nhạt định cất lời trách móc, bỗng dưngnhà sư khựng lại, đưa tay vuốt chòm râu bạc, ánh mắt nhìn quanh bốn phía với vẻ bất an. Một lúc lâu sau, ông mới khẽ gật gật đầu, miệng lẩm bẩm:

- Cơ duyên xảo hợp! Cơ duyên xảo hợp!

Giọng điệu của nhà sư hết sức kỳ lạ, rồi không ngừng thởdài thườn thượt. Đường Dần và Từ Kinh trợn mắt không hiểu vịhòa thượng này đang suy nghĩ điều gì?

Sư Quảng Thế bỗng đứng dậy, chậm rãi bước tới cửa thưphòng, đóng cửa cài chặt then, quay lưng đi về phía chiếc bàn,mở một cuộn giấy ra rồi nói:

- Bần tăng theo Phật từ nhỏ, cũng đã có cơ hội đi nhiều nơi, gặp cơ duyên với vật này, hôm nay xin hai vị cư sĩ có đôi điềuchỉ giáo.

Nói rồi, nhà sư liền lôi một mũi kim kẹp ở giữa cuộn giấyra, chấm vào nghiên mực, rồi không ngừng châm lên mặt giấy.

Đường Dần và Từ Kinh chụm đầu tới, hết sức ngỡ ngàng nhìn mũi kim đang châm liên tiếp lên mặt giấy trắng, hình ảnh mộtngọn tháp từ từ hiện lên, đường nét tuy rất đơn giản nhưng chỉ cần nhìn vào là có thể nhận ra ngay đó chính là ngọn thápLục Hòa.

Sau khi khắc xong hình ngọn tháp Lục Hòa, bàn tay sư Quảng Thếtiếp tục những nét vẽ bay bổng và phóng khoáng, chỉ trongnháy mắt hình ảnh dòng sông Tiền Đường đã hiện lên uốn lượnmen theo sườn núi, thậm chí còn thấp thoáng những đám mây đanglơ lửng ngang chừng. Sau khi bức tranh hoàn thành, ngọn tháp Lục Hòa trở nên sừng sững và nguy nga ngay giữa đất trời.

Cuối cùng, nhà sư Quảng Thế lôi chiếc khăn tay từ trong ngựcáo ra, nhẹ nhàng lau sạch vết mực còn dính trên mũi kim, quaysang nhìn Đường Dần và Từ Kinh vẫn còn đang tròn mắt vì ngỡngàng. Ông mỉm cười và nói:

- Hai vị cư sĩ, không biết bức tranh bần tăng vẽ có được lọt vào mắt hai vị không?

Đường Bá Hổ bỗng dưng khựng lại, nghiêng đầu nhìn xa xăm rakhoảng trời tối đen như mực ngoài cửa sổ, lông mày chau lại,khẽ lắc đầu, ông vẫn chưa hết bất ngờ với những gì đượcchứng kiến trong ngày hôm nay…

Đào Sanh vẫn lắng nghe câu chuyện cha mình kể lại một cáchsay xưa, thấy cha bỗng nhiên dừng lại, cô liền lắc cánh tay ôngnũng nịu:

- Cha, cha kể tiếp đi, sau đó đã xay ra chuyện gì?

Đường Bá Hổ quay đầu lại, vuốt nhẹ lên mái tóc cô con gái, thở dài và chậm rãi kể tiếp”

- Ngày hôm đó khi ở tháp Lục Hòa, tận mắt nhìn thấy bứctranh khắc bằng kim của vị thiền sư đó, ta và Từ Kinh đã hếtsức ngỡ ngàng vì biết được rằng, thì ra kỹ thuật đó là cóthật, bề mặt tờ giấy đó vẫn còn nguyên vẹn…

Rồi Đường Bá Hổ tiếp tục kể câu chuyện cho Đào Sanh…

Sau khi cất mũi kim đi, vị thiền tăng đã giải thích vớiĐường Dần và Từ Kinh, xăm hình và khắc hình là hai tuyệt lỹcủa phái Mặc môn. Sau đó, ông đã kể lại cho hai người nghe vềlai lịch và sự phát triển của phái Mặc môn.

Thiền sư Quảng Thế từ nhỏ đã xuất gia, trong những năm tháng lưu bạt, ông đã gặp một vị cao nhân và quyết đi theo người đóđể học tuyệt kỹ của phái Mặc môn. Nay tuổi của ông đã ngoàimột trăm, biết mình không còn nhiều thời gian nên những năm gầnđây đã đi nhiều nơi để tìm người kế thừa thích hợp, nhưng đếnnay vẫn chưa tìm được người nào ưng ý. Hôm nay gặp được haingười, qua quan sát tướng mạo biết là người xuất chúng, hơnnữa lại là người biết đến Mặc thuật và tôn thờ Pháp môn nêncó ý định truyền lại kỹ thuật này.

Nói tới đó, Quảng Thế chỉ tay vào Đường Dần và Từ Kinh, cười thật lớn:

- Ta cảm nhận thấy hai người rất thích hợp. Cà hai cùngvướng mắc chuyện công danh thi cử, sau này khó có thể pháttriển sự nghiệp chí hướng, chi bằng hãy học kỹ thuật của Mặc môn, ta khẳng định sau này hai người sẽ thực sự xuất chúng.

Lúc chứng kiến tài nghệ của vị thiền sư này, Đường Dần và Từ Kinh đều cảm thấy hết sức thần kỳ, nên khi nghe câu nóiđó, cả hai lập tức đồng ý, định quỳ gối dập đầu bái kiến sư phụ.

Quảng Thế liền cầm tay hai người ngăn lại, khẽ nói:

- Hãy khoan, vẫn còn một điều quan trọng ta cần nói với hai vị, nếu trả lời được, ta mới truyền dạy cho.

Nói rồi, nhà sư lôi từ dưới gầm giường một chiếc hộp cổgỗ đỏ, sau khi mở ra, bên trong đựng hai quyển sách mỏng màuxanh, khi ghép lại với nhau, trên trang bìa hiện lên bốn chữ Mặc Văn Đường tập.

Quảng Thế mỗi tay cầm một cuốn, lần lượt đưa cho Đường Dần và Từ Kinh, rồi dặn dò:

- Đây là hai cuốn sách bí truyền của Mặc môn, chia thành haitập thượng và hạ, lưu truyền qua các thế hệ, người đã luyệncuốn thượng không thể luyện cuốn hạ. Hai người phải luôn nhớrằng, không được tự tiện truyền cho người ngoài, càng khôngđược rèn luyện qua quít, điều đó sẽ gây ra một thảm họa vôcùng nghiêm trọng.

Từ Kinh cầm lấy cuốn sách, nhanh chóng lật giở, các tranggiấy rất mỏng, bên trên là những dòng chữ loằng ngoằng chichít, xen kẽ là những hình vẽ rất kỳ lạ, đọc qua thì thấynội dung hết sức uyên thâm, không biết diễn tả thế nào. Từ Kinh liền tò mò, hỏi:

- Ân sư, mạn phép được hỏi ngài đã học quyển nào?

Quảng Thế lắc đầu không trả lời, chỉ nói rằng:

- Sau này luyện tập, tự nhiên sẽ hiểu được diệu pháp của nó.

Hiểu rằng như vậy là Quảng Thế đã quyết định truyền lạibí quyết cho mình, nên cả hai cùng chắp tay vái lạy, rồi nhétquyển sách vào trong ngực áo.

Quảng Thế lấy ra một mũi kim nhỏ, bảo hai người giơ ngóncái bàn tay trái ra, chấm vào mực đỏ rồi nhẹ nhàng châm vàomóng tay từng người. Xăm lên ngón tay Đường Dần chữ “Lục”, khắc lên ngón tay Từ Kinh chữ “Tây”. Sau khi rút mũi kim, nét chữmàu đỏ tươi hiện lên, nhưng ngay sau đó lặn mất.

Thấy hai người hết sức ngỡ ngàng, Quảng Thế vuốt râu mỉmcười, nói rằng tính cho đến nay, trên thế giới tồn tại bốn kỳ môn lớn là: Kiên môn, Lạc môn, Cách môn và Mặc môn. Mỗi mônphái đều có tuyệt kỹ riêng. Hai chữ “Lục Tây” tượng trưng chocấp Cao Giới trong phái Mặc môn, tương đương với cấp Thiên Cảnhcủa Kiện môn, Liên Ý trong Lạc môn và Thông Thế trong Cách môn.Khi kết hợp lại hai người sẽ trở thành Mặc môn Lục Tây, coi như chúng ta có duyên, vừa xong ta dùng thuật Nội Văn Khắc Pháp để khắc hai chữ “Lục Tây” lên cơ thể hai người, điều đó đồngnghĩa với việc chính thức trở thành đệ tử kế thừa của Mặcmôn phái. Sau ngày hôm nay, có thể nhận ra vi diệu của môn pháihay không, còn phải dựa vào khả năng và tư chất của mỗi người.

Tiếp theo, sư Quảng Thế dặn dò thật kỹ hai người những điều cần chú ý trong quá trình tu luyện, sau đó ngồi khoanh chânngồi thiền trên giường, vừa nhẹ nhàng vuốt râu vừa gật đầuchậm rãi, khuôn mặt lộ vẻ hài lòng, miệng khẽ lẩm nhẩm:

- Họa long họa hổ nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm.

Cuối cùng, giọng của thiền sư nhỏ dần rồi dừng hẳn, ôngkhẽ cúi đầu xuống, ngồi bất động, từ từ chìm vào cõi vĩnhhằng.

Sau khi lo xong hậu sự của thiền sư, Đường Dần và Từ Kinhrời khỏi tháp viện Lục Hòa. Lúc đó, Đường Bá Hổ đã ngầmđoán ra ý nghĩa của chữ “Lục” nằm dưới móng tay mình là têngọi của ngọn tháp Lục Hòa. Nhưng Từ Kinh thì vẫn hết sức bănkhoăn, không thể đoán ra thiền sư lại khắc cho mình chữ “Tây”,lẽ nào nó là chữ “Tây” trong Hồ Tây[1] ?

[1] Một thắng cảnh hết sức nổi tiếng của vùng Tô Châu - Hàng Châu.

Vài năm sau đó, Đường Dần và Từ Kinh tiếp tục cùng nhaukhám phá những vùng đất mới, trong suốt chuyến hành trình, hai người không quên nghiên cứu cuốn sách Mặc Môn Đường tập của mình. Có thể do năng lực và tư cách của hai người có sự khác biệt nên Đường Bá Hổ đã nhanh chóng nắm vững kỹ thuật caosiêu của xăm thân khắc hình, còn Từ Kinh vẫn không thể nào hiểu được nó, nên đã quyết định truyền lại cho đời sau.

Do cùng là người kế thừa Mặc môn và là hai người bạn trikỷ, nên trước khi cáo biệt, Đường Dần và Từ Kinh đã cùng hẹnước gả con cho nhau để trở thành thông gia; con cái đời sau đềukhắc hai chữ “Lục Tây” lên móng tay để luôn nhớ về mối thâm giao này và không quên dặn dò hậu bối tìm hiểu và nghiên cứu bímật kỳ diệu trong hai tập sách Mặc Môn Đường tập.

Sau khi Đường Dần quay trở về Tô Châu, cả ngày đóng cửa không tiếp khách để toàn tâm toàn ý nghiên cứu và tu luyện kỹthuật xăm thân khắc hình, nên càng ngày kỹ thuật của ông càngtrở nên cao siêu. Nhưng vì bản thân không biết duy trì cuộc sốngnên hoàn cảnh gia đình ngày càng suy tàn, cuối cùng để kiếmsống, ông chỉ còn biết dựa vào việc bán tranh vẽ chữ.

Vào năm Chính Đức thứ chín, Ninh Vương vùng Giang Tây cửngười tới Tô Châu để tìm kiếm người hiền tài. Lúc bấy giờĐường Dần đã bốn mươi lăm tuổi, tuy đã có tuổi nhưng trong lòng vẫn ôm mộng tham gia triều chính, nên đã được Ninh Vương chiêungộ và tới Nam Xương.

Một thời gian sau, Đường Dần phát hiện ra Ninh Vương đang không ngừng chiêu quân, tìm kiếm người tài khắp nơi để thực hiện ýđồ tạo phản. Tuy biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến bảnthân nhưng ông lại không dám từ quan lúc này. Sau nhiều đêm trằntrọc, ông đã nghĩ ra kế giả ốm, thậm chí còn giả điên vàthường xuyên gây gổ. Ninh Vương nghĩ rằng ông bị điên thật, nênđã thả ông về Tô Châu.

Năm năm sau, quả nhiên Ninh Vương đã dấy quân nổi loạn, nhưngđã bị Vương Thủ Nhân nhanh chóng dẹp loạn. Đường Dần tuy bỏ về quê ở ẩn, nhưng cũng không tránh nổi những rắc rối về sau. Ôngbị điều tra và tống vào ngục, nhưng may mắn là đã được VươngThủ Nhân giải oan thả ra. Lúc bấy giờ, Đường Dần nhớ lạinhững lời mà ân sư Quảng Thế đã từng dặn dò mà lúc đó ôngvẫn chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó, ông cải tín và hoàn toàn tín Phật. Hàng ngày, ngoài những lúc ngồi thiền, ônglại dùng mũi kim cào cào lên móng tay để chữ “Lạc” màu đỏhiện ra, rồi lại ngồi trầm mặc suy tư. Một thời gian sau đó,Đường Dần đổi tự hiệu thành Lục Như cư sĩ.

Mấy năm sau, Đường Dần thấy con gái là Đào Sanh đã lớn, nhớ đến lời hẹn ước năm xưa với Từ Kinh, bèn một mình đến GiangÂm, tìm đến Từ gia để bàn chuyện cưới xin. Không ngờ, Từ Kinhtrước đó nghe tin Đường Bá Hổ bị điên, bặt vô âm tín, nên đãđể cho hai cậu con trai lấy con gái nhà khác.

Trước tình huống dở khóc dở cười đó, Đường Bá Hổ cười nhạt mấy tiếng, ngửa mặt lên trời mà than:

- Mặc môn Lục Tây, sinh sinh thế thế, nan dĩ tham ngộ thấu. (Mặc môn Lục Tây, đời đời kiếp kiếp, khó lòng thấu hiểu nhau).

Nói đoạn, ông ta quay ngoắt người, loạng choạng bước đi, vừa đi vừa khóc.

Nhìn bạn cũ khóc lóc bỏ đi, Từ Kinh vô cùng ái ngại, mấylần giơ tay định gọi nhưng rồi lại thôi, mọi sai lầm đã gây rathì có cách gì cứu vãn được nữa đây.

Đêm hôm đó, Đường Bá Hổ kể lại từng câu chuyện cũ cho congái Đào Sanh nghe. Đào Sanh ngồi nghe mà thần hồn phiêu đãng,cứ ngây người nhìn cha, không dám tin những điều đó là sựthật.

Kể đến đoạn cuối cùng, Đường Bá Hổ nước mắt giàn giụa,xót xa vô tận. Mãi lâu sau, ông mới lau khô nước mắt, từ từ gập bọc vải hoàng cẩm lại, thắt chặt sợi dây lụa đỏ, vỗ nhẹ lên tay con gái, nói:

- Cuốn sách này tuy đã làm nên sự nghiệp của cha, những mãi đến hôm nay, cha vẫn chẳng thể khám phá hết được hàm ý củahai chữ “Lục Tây”. Bây giờ con và con trai của Từ Kinh mỗi người đều có nơi có chốn riêng, có lẽ sau này sẽ không có ai cóthể biết được.

Ngừng một lát, trên mặt ông hiện rõ nỗi đau khổ tột cùng:

- Từ Kinh vì khoa khảo mà cả đời nhầm tưởng ta ham công danh, nhưng cũng nhờ ông ta mà cha hiểu được một cảnh giới khác vĩđại hơn, như vậy cũng không có gì là thiệt thòi. Lời thề củacha với ông ta năm đó vẫn có hiệu lực. Sau này trên móng tay con trưởng của con nhất định phải khắc hai chữ “Lục Tây”. Có nhưvậy cha mới yên lòng nhắm mắt.

Đào Sanh nước mắt giàn giụa, vội quỳ xuống đất:

- Sao cha lại nói thế? Sao cha lại nói thế?

Đường Bá Hổ để con gái khóc lặng một lúc, sau đó nhẹnhàng nhấc chiếc bọc hoàng cẩm lên, đặt vào tay Đào Sanh, nói:

- Con sẽ làm được những điều này, con hiếu thảo như vậy đã khiến ta cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.

Đào Sanh lặng lẽ lắng nghe, nước mắt rơi lã chã xuống ướtcả bọc vải, hai tay run run đón lấy và mở ra, bên trong là mộtcuốn sách mỏng bìa xanh rách nát, trên bìa viết bốn chữ Khảimàu trắng Mặc Văn Đường tập. Mở sách ra, trang đầu tiên viết “Không phải người thừa kế của Đường môn, không được tự tiện mở ra”. Nét chữ rồng bay phượng múa, quả đúng là nét chữ của cha, Đào Sanh nghẹn ngào:

- Những lời cha căn dặn, con xin khắc ghi. Nhưng có một chuyện con không hiểu, con đã làm dâu nhà khác, chữ “Lục” vốn là ybát kế truyền, nhưng tại sao lại phải khắc thêm chữ “Tây”?

Đường Bá Hổ thở dài thườn thượt, đứng dậy đấn bên cửa sổ, ngẩng đầu ngắm vầng trăng trên cao, ánh trăng phủ lên người ôngmột lớp ánh sáng trắng bạc. Rất lâu sau, Đường Bá Hổ vẫnkhông quay đầu lại, chỉ buồn bã nói:

- “Khắc lên đi, “Lục Tây” không thể bị thất truyền dưới tayta, coi như là ta đã giữ trọn lời hứa với ân sư Quảng Thế”.

Sau đó, Đường Bá Hổ còn giảng giải tỉ mỉ cho Đào Sanh vềmấu chốt cần chú ý trong khi tu luyện. Mãi đến khi trời tangtảng sáng, hai cha con mới đi nghỉ.

Sáng hôm sau, Đào Hoa Ổ[2] kén trống rộn ràng,khách khứa đông nghịt, Đào Sanh mắt ngấn lệ tạm biệt cha, bước lên kiệu hoa về nhà Vương gia. Chưa đến nửa năm sau, Đường BáHổ bệnh cũ tái phát, không chạy chữa kịp đã đột ngột ra đi,kết thúc một đời truyền kỳ tông sư Mặc môn.

[2] Từ khi về ở ẩn, Đường Bá Hổ đặt tên nơi ở mình là Đào Hoa Ổ để tỏ chí lánh xa bụi trần.

Đào Sanh sau khi kết hôn vẫn luôn nhớ đến lời dặn của cha, âm thầm tu luyện Mặc Văn Đường tập trong khuê phòng, trong vòng mấy năm, đã trở thành nữ thủ xăm hìnhnổi tiếng với tuyệt kỹ cao siêu. Cô khắc ghi lời cha dặn, khôngnhững truyền tuyệt kỹ cho con cháu đời sau, mà còn cho chúngmang họ Đường, trong móng tay đều khắc hai chữ “Lục Tây”.

Cuối đời nhà Minh, chiến tranh loạn lạc, dân chúng khôngđường kiếm ăn, Đào Sanh đưa cả gia đình dời đến Thịnh Kinh,cũng chính là thành phố Thẩm Dương ngày nay, sau đó cứ pháttriển thêm, cuối cùng hình thành Bắc hệ Mặc môn. Trong đóĐường Vũ Lâm đời vua Hàm Phong nhà Thanh nổi tiếng nhất, ôngđược người đời mệnh danh là Đường Nhất Châm, nghe nói đã từngkhắc hoa văn rồng trên chiếc ly cao chân do trấn Cảnh Đức làm để mừng thọ Từ Hy thái hậu, được coi là tuyệt phẩm khắc hình.Đến nay, tuy con cháu Đường gia không nhiều, chỉ do một mìnhĐường Nhã Kỳ đứng ra gánh vác nhưng cũng đủ nổi tiếng khắp xa gần. Chuyện họ là hậu duệ của Đường Bá Hổ e rằng khôngnhiều người biết đến.

Còn về nhánh Từ Kinh thì vẫn ở phía Nam, có thể hồi đó do Từ Kinh tu tập không thành pháp, thế hệ sau không xuất hiệnnhiều người tài, họ tộc đều cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Đếnthời Vạn Lịch nhà Minh, con trưởng của Từ gia là Từ Hữu Miễntư chất thông minh, nắm được một số kỹ thuật khắc thân xămhình, nhưng cũng không thể tiếp tục phát triển thêm, đành gửigắm hi vọng vào người con trai, đặt tên cho con là Hồng Tổ, tựTrấn Chi, để thể hiện tâm ý của mình.

Từ Hồng Tổ từ nhỏ được cha dạy dỗ, đã sớm có mơ ước chấn hưng Nam hệ Mặc môn, từ năm 22 tuổi đến khi mất năm 56 tuổi đãchu du khắp nơi, và nghiền ngẫm cuốn Mặc Văn Đường tập gia truyền. Trời không phụ người có tâm, cuối cùng Từ Hồng Tổcũng đã lĩnh ngộ ra, trở thành thợ xăm thân khắc hình nổitiếng sánh ngang với Đường gia, đổi tự hiệu thành Hà Khách.Ông chính là nhà địa lý, nhà lữ hành, nhà thám hiểm vĩ đạinhất trong lịch sử Trung Quốc - Tử Hà Khách.

Vào cái ngày lịch sử đó, trong tầng tháp tối đen như mực,ông lần đầu tiên trong đời để thua một người khác, và ngườithắng thế ngày hôm đó lại chính là một cô gái chưa đầy haimươi tuổi.

Nghe Tiểu Đường kể lại những câu chuyện lịch sử, tôi và Lão Mục cứ ngây người ra nhìn cô bé, trong lòng vô cùng kinh hãi,thật không thể tưởng tượng được lịch sử của Mặc môn lại bíẩn như thế. Nhất là, không chỉ có Đường Bá Hổ, ngay cả Tử Hà Khách cũng đều là truyền nhân của Mặc môn.

Đột nhiên Lão Mục kêu lên:

- Không đúng!

Lão Mục nói anh ta đã từng tham quan tháp Lục Hòa, trong đósáu tầng tháp chẵn đóng kín, còn bảy tầng tháp lẻ lần lượtthông với cầu thang hình xoắn ốc trong lòng tháp. Từ tầng trệt xoắn dần lên đến đỉnh, cả tòa tháp chia thành hình bảy sángsáu tối.

Thế nhưng theo lời kể của Tiểu Đường, năm đó thiền sư QuảngThế dẫn Đường Bá Hổ và Từ Kinh xuống tháp viện cũng từngdừng lại ở những tầng tháp chẵn, điều này không phù hợp vớitình hình hiện tại.

Tôi bỗng nhiên nhớ lại, năm đó tôi và La Viễn Chinh đi hưởngtuần trăng mật ở Tô Hàng, cũng đã từng đặt chân lên tháp LụcHòa, tôi nhớ rất rõ, các tầng chẵn của tháp Lục Hòa đóngkín. Nhân viên hướng dẫn hình như có giới thiệu sáu tầng thápnày đóng cửa vào thời nhà Thanh để xây dựng tu sửa gì đó,nhưng nội tình cụ thể thế nào, do năm đó chỉ mải tham quan nêncũng không nhớ rõ.

Tôi và Lão Mục nghi hoặc nhìn Tiểu Đường, chờ đợi cô bé đưa ra lời giải thích. Tiểu Đường khẽ lắc đầu, nói:

- Em cũng không biết!

Nghe Tiểu Đường nói vậy, Lão Mục trầm ngâm không nói, cứthế vuốt râu như thể đang chú tâm suy nghĩ điều gì đó. Tôi khẽthở dài, nếu vẫn là kết cấu trong sáu ngoài tám thì tòatháp Lục Hòa đúng là có vấn đề, đợi khi chúng tôi ra khỏiđây, nhất định sẽ phải tham quan một chuyến cho rõ ngọn ngành.

(Tháp Lục Hòa đóng kín là do có một chuyện đã xảy ra dưới thời vua Quang Tự, có liên quan đến Từ Hy và cũng có chútdính líu đến trưởng bối của Sở Khinh Lan. Người phụ tráchtrùng tu ngọn tháp là Hữu thị lang Bộ binh Chu Trí, người nàycũng là một nhân vật quan trọng, ông ta tự bỏ tiền dựng lạitháp Lục Hòa, sau nhiều năm xây dựng, cuối cùng ông ta đột nhiên quyết định đóng cửa sáu tầng tháp chẵn).

Tôi chợt nghĩ đến một chuyện, quay đầu lại nhìn Tiểu Đường, hỏi:

- Thiền sư Quảng Thế có nhắc đến tứ đại kỳ môn, trong đóKiện môn là mở khóa, Mặc môn là xăm hình thì chị đã biếtrồi, thế còn Lạc môn và Cách môn là gì?

Tiểu Đường nghĩ một lúc, rồi nhăn nhó trả lời:

- Kiện môn hồi còn nhỏ em đã được nghe đến, nhưng chỉ khiquen biết chị Lan Lan, em mới tận mắt thấy truyền nhân thựcthụ. Còn hai kỳ môn còn lại là gì thì em cũng không biết. Thế nhưng em đoán kỹ thuật của họ cũng không hề thua kém em vàchị Lan Lan, nếu không sao có thể được liệt vào tứ đại kỳ mônchứ?

Tôi gật đầu, trong lòng cảm xúc dâng trào, văn hóa nghệthuật của Trung Quốc quả là phức tạp, thần kỳ; những gì Tiểu Đường kể mới chỉ là một góc nhỏ. Lại nghĩ đến hai môn pháithuộc cảnh giới cao siêu là Lạc môn Liên Ý, Cách môn Thông Thế,tôi thực sự không biết chúng có gì khác biệt hay liên hệ gìvới Kiện môn Thiên Cảnh và Mặc môn Lục Tây?

Câu chuyện của Tiểu Đường kéo dài tới ba tiếng đồng hồ, kể đến đoạn cuối, cô bé có vẻ thấm mệt, lấy tay che miệng, ngáp liền mấy cái, hai con mắt sắp không chống lên nổi. thấy vậy,Lão Mục vỗ vai hai chúng tôi, nói:

- Được rồi, thân thế của Tiểu Đường mọi người đều đã biết, mau đi ngủ thôi. Phải giữ cho tinh thần tỉnh táo để còn tiếptục xuống sâu phía dưới nữa chứ.

Tôi cởi áo khoác ngoài đắp cho Tiểu Đường lúc này đã ngủsay, nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh cô bé. Mặc dù tôi cũng vôcùng mệt mỏi nhưng vẫn không tài nào chợp mắt được, đầu óccứ chìm vào trong những câu chuyện của Tiểu Đường mà không saothoát ra khỏi.

Tôi gối đầu lên hai tay, nhìn chăm chăm vào bóng tối trên đỉnh đầu, suy nghĩ mông lung. Tiểu Đường tuy đã giải thích rất kỹ,nhưng điều đó lại khiến tôi càng thấy khó hiểu hơn. Tại sao sự thật lại hoàn toàn khác với những gì tôi đã biết và đãđược học; lại còn mảnh da người của cậu và hai tấm Long Bảnnữa chứ, dường như mọi bí mật đều ẩn chứa trong một thế giới khác.

Nghĩ mãi nghĩ mãi, tôi dần chìm vào giấc ngủ. Trong mơ, tôinhìn thấy rất nhiều người, bọn họ lần lượt đến trước mặttôi, nam có nữ có, già có trẻ có, tôi chẳng quen biết ai,những khuôn mặt lạ hoắc, những khuôn miệng mấp máy như đangmuốn nói gì đó, nhưng tôi lại không nghe thấy bất cứ điều gì.Có lẽ đó chính là những nhân vật trong tiềm thức của tôi, làQuảng Thế, Đường Bá Hổ, Từ Kinh, Đào Sanh và Tử Hà Khách.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv