Ánh mắt của Lý Thế Dân nhìn chằm chằm vào bản đồ, thật lâu sau y nhẹ nhàng thở dài và nói:
- Ta biết Đông Hán Mã Viện từng nhóm gạo làm núi. Nhưng chưa bao giờ trông thấy tận mắt, hôm nay quả thật đã được mở rộng tầm mắt.
Y lại nhìn qua Khuất Đột Thông hỏi:
- Phương pháp tuyệt diệu này là do Khuất tướng quân nghĩ ra sao?
Khuất Đột Nguyên lắc lắc đầu:
- Đây là chuyện thứ hai mà ty chức muốn nói, vật này là trong quân của Dương Nguyên Khánh, ty chức từng bắt được một gã thám báo quân Phong Châu, gã nói cho ty chức biết, ở lều lớn trung quân Dương Nguyên Khánh còn có bản đồ hoàn chỉnh về Hà Đông, Quan Trung, Hà Bắc bằng con tò te, chiều dài ba trượng, chiều rộng hai trượng. Dương Nguyên Khánh cho đến bây giờ đều dùng chính bản đồ này để bố trí chiến cuộc.
Bên trong lều lớn lại một mảnh trầm mặc, Khuất Đột Thông vẫn không nói rõ, vẫn súc tích nói với mọi người. Dương Nguyên Khánh không chỉ có bản đồ tác chiến cao minh, quan trọng hơn là hắn đã sớm bắt tay vào việc chuẩn bị giành Hà Đông, bọn họ đối mặt với một kẻ địch có mưu tính trước, có chuẩn bị, thực lực hùng mạnh.
Chiến hay không chiến?
Tất cả mọi người lui xuống hết, trong lều lớn chỉ còn lại hai người Lý Thế Dân và Phòng Huyền Linh. Phòng Huyền Linh là bị Lý Thế Dân gọi lại.
Lý Thế Dân thở dài nói:
- Người ta sùng bái nhất lúc nhỏ chính là Dương Nguyên Khánh, ta còn nhớ mang máng lần đầu tiên gặp hắn là vào năm Nhân Thọ thứ tư, tại một tửu quán ở Hàm Dương. Khi đó ta mới sáu tuổi, ta đối với tài sử dụng binh khí của hắn cảm thấy rất hứng thú. Khi đó hắn mới mười lăm tuổi, hắn đã sử dụng Phá Thiên Sóc hơn năm mươi cân. Hắn nói hắn lợi hại nhất không phải là binh khí. Lúc ấy ta nghĩ là hắn nói đến cung tiễn, sau khi lớn lên, ta mới hiểu được, hắn lợi hại nhất không phải là sử dụng binh khí, mà là tài cầm quân, thống lĩnh thiên binh vạn mã.
Những tia nắng xuyên qua nóc lều, chiếu vào mặt Lý Thế Dân. Y dường như đang đắm chìm trong hồi ức xưa cũ. Phòng Huyền Linh không có ý làm gián đoạn suy nghĩ của y, ngồi ở một bên im lặng nghe y kể rõ sự tình.
- Vài năm trước ở quận Trác, hắn từng nói cho ta biết cái gì gọi là soái tiẽn, soái giả, mưu định trước rồi sau đó mới hành động. Ta lúc ấy cảm thấy có một cảm giác thông suốt tất cả, nhưng trên thực tế lại không dễ dàng như vậy. Ví dụ như lúc này đây, phụ thân bắt ta xuất chinh, không để cho ta có thời gian chuẩn bị khiến ta xuất binh tiến quân đều rất gấp gáp. Mấy ngày hôm trước vừa mới phái thám tử đi huyện Hoắc Ấp nhưng tất cả đều bị giết. Nếu có thể bố trí sớm hơn một tháng, thì sẽ không lâm vào thế bị động như ngày hôm nay.
Lý Thế Dân quay sang Phòng Huyền Linh, một sự lo lắng hiện sâu trong đôi mắt:
- Ta là vội vàng ứng chiến, trong khi Dương Nguyên Khánh thì bình tĩnh bố trí phòng bị. Không dám giấu tiên sinh, một chút lòng tin chiến thắng hắn, ta cũng không có.
Thời gian Phòng Huyền Linh theo Lý Thế Dân không phải quá dài. Nhưng gã hiểu vị chủ soái trẻ tuổi này hơn bất cứ ai. Phòng Huyền Linh có thể lý giải được sự bất đắc dĩ và sầu lo trong lòng của y. Gã biết Lý Thế Dân không muốn hai tuyến tác chiến. Muốn bỏ qua Hà Đông, nhưng Lý Uyên không đồng ý. Đây thật sự là một loại đau khổ của người làm tướng. Biết rõ không thể mà bị ép phải làm.
-Tướng quân phải đứng ở góc độ của cha người để suy xét vấn đề này. Chẳng lẽ ông không biết gian khổ của việc hai tuyến cùng tác chiến? Ông cũng biết, nhưng ông muốn mưu đồ toàn cục. Tầm nhìn của ông là thiên hạ. Nếu mất đi tấm chắn Hà Đông này, sẽ khiến Quan Lũng rơi vào trong uy hiếp. Đặc biệt là Dương Nguyên Khánh kiêu hùng mạnh mẽ như thế. Hà Đông là đất khởi nghiệp của cha tướng quân. Là cơ nghiệp của đế vương. Nó giống như đứa con của cha tướng quân. Bất kể như thế nào ông đều không nỡ bỏ.
Lý Thế Dân thở dài một tiếng:
-Ta biết ông ấy không nỡ, nhưng chúng ta vì luyến tiếc cái này mà trả một cái giá quá lớn. Thúc phụ ta bỏ mạng, hai mươi nghìn quân tinh nhuệ đã mất. Ta chắc năm mươi nghìn quân của Thái Nguyên cũng xong rồi. Còn có bảy mươi nghìn quân trong tay ta, cuối cùng ta còn có thể bảo vệ được bao nhiêu? Không thể vì luyến tiếc mà phá cả giấc mộng thiên hạ của chúng ta.
-Nhưng nếu tướng quân một trận không đánh. Một chút thái độ cứu viện huynh đệ đều không có, tướng quân làm sao ăn nói với phụ thân của người?
Một câu nói của Phòng Huyền Linh đã điểm trúng căn bản.
Lý Thế Dân nhìn bầu trời bên ngoài lều. Y từ từ đứng lên hạ mệnh lệnh:
-Truyền lệnh của ta, lệnh Uất Trì Cung là chủ tướng, dẫn hai mươi nghìn quân tấn công huyện Hoắc Ấp.
“Tùng! Tùng! Tùng!”
Tiếng trống đánh vang lên, tiếng kèn lệnh thổi, hai mươi nghìn quân Đường mang theo mấy chục thang công thành Hoắc Ấp hùng dũng.
Thành Hoắc Ấp cao ba trượng. Dùng nham thạch khổng lồ xây thành, chính diện của tường vô cùng trơn. Tảng đá to được gắn rất chắc chắn. Không tìm được chỗ nối có thể đặt chân trèo lên. Đỉnh tường cao nhô ra ngoài, giống như sóng biển đập vào vách núi. Trên tường thành vô cùng rộng rãi, có thế xếp ba xe ngựa.
Năm nghìn quân Phong Châu bố trí ở trên tường thành dài hai dặm. Bọn họ tiến hành chuẩn bị đầy đủ, không chỉ có mấy trăm vạn mũi tên, cũng có mấy nghìn thùng dầu hoả. Còn có ba trăm giá nỏ, tên lớn dài ba thước bắn xa mấy trăm bước. Chỉ cần ba binh lính là có thể sử dụng được.
Thành đông huyện Hoắc Ấp bám sát vào vách núi, vô cùng thẳng đứng, ngoài trăm bước thành tây là khe suối cuồn cuộn. Dưới thành đá lởm chởm. Cũng không thể tổ chức công thành, chỉ có mặt chính nam và mặt chính bắc có mảnh đất thoáng.
Thôi Phá Quân hiểu rõ quân địch không thể tấn công từ mặt bắc. Trên tường thành bắc của anh ta chỉ bố trí hơn ba trăm lính cảnh giới. Hơn năm nghìn người khác đều phòng ngự ở thành nam. Bản thân huyện Hoắc Ấp không có sông bảo vệ, nhưng vì bảo vệ cửa thành, mấy ngày trước, quân Tuỳ ở trước tường thành đã đào rãnh cạn rộng hai trượng sâu một trượng. Bên trong bố trí thương nhiễm sắc nhọn, kéo lên một chiếc cầu treo rất cao.
-Cung nỏ chuẩn bị bắn…
Thôi Phá Quân thấy quân tiên phong của địch đã xông đến ngoài năm trăm bước. Anh ta hạ lệnh, ba trăm nỏ đồng thời giương cung. Tên lớn như ngón tay cái hung hăng, dài đến ba thước nhanh chóng đặt vào trong máng tên. Tay của binh lính phóng tên cầm huyền đao đợi lệnh bắn tên.
Nỏ sàn hoàn toàn không đặt trên lỗ châu mai trên thành. Mà là ở trên ba trăm đài thành cao sáu thước sau tường thành. Trên thực tế đây là đài dự bị để đặt máy ném đá. Nhưng máy ném đã không chuyển kịp từ Phong Châu đến, liền dùng để đặt ba trăm nỏ sàn. Nỏ sàn dài bảy thước, rộng bốn thước, cung khổng lồ dài tám thước, tất phải dùng hai ròng rọc lên cung. Hai binh lính phụ trách lên cung. Một binh lính phụ trách bắn tên và phát ra. Cung sàn này qua cải thiện của quân Phong Châu, có thể đồng thời bắn ra ba mũi tên đại binh, là vũ khí sắc bén giữ thành.
Thôi Phá Quân mắt dính chặt vào quân địch cuộn trào mãnh liệt. Binh lính công thành chi chít che trời phủ đất giống hệt một cái thảm màu đen khổng lồ rải trong cánh đồng bát ngát.
Lúc này, quân địch đã xông đến ngoài ba trăm bước, đã tiến vào tầm bắn của nỏ sàn. Thôi Phá Quân hét một tiếng lớn:
-Bắn tên!
Lầu trên tường thành tiếng trống rền vang, ba trăm nỏ sàn đồng thời bắn tên. Gần nghìn tên lớn mạnh mẽ sắc bén hướng về quân địch. Binh tiễn hùng mạnh lực xuyên thủng tấm chắn và áo giáp, máu phọt lên, tiếng kêu thảm thiết, gần nghìn người ngã xuống đất, rất nhiều tên thậm chí bắn xuyên hai người.
Lúc quân Đường công thành xông đến hai trăm bước, đợt thứ hai của nỏ sàn lần nữa phóng ra. Tên lớn bắn vào đám người dày đặc, các binh lính kêu thảm ngã lộn nhào.
Uất Trì Cung thấy lượt tên thứ hai trên thành đã hơn một nghìn năm trăm người bỏ mạng. Mắt y đỏ lên. Khua đao hô to:
-Tần công có lệnh, xông lên thành thăng quan một cấp, thưởng nghìn xâu tiền!
Mười tám nghìn quân Đường cuối cùng xông được đến trước tường thành. Chiến trận cung tên bỗng nhiên bùng phát, trên dưới thành tên dày đặc thành lưới tên khổng lồ, làm cho bầu trời bị che lấp. Trên thành không ngừng có binh lính trúng tên. Thảm thiết kêu rên ngã xuống thành. Dưới thành xác chết chất như núi.
Từng cái thang áp vào tường thành, từng tốp binh lính leo lên đầu thành tấn công. Hai bên tên bay như mưa. Quân địch từ hai bên thang lên, nhưng thang công thành rộng sáu thước, ba người đồng thời leo lên thành. Người hai bên dùng lá chắn bảo vệ. Người ở giữa chỉ dùng tấm chắn trước mặt. Đá lớn nện xuống, người trước quay cuồng ngã xuống, người phía sau lại nối tiếp xông lên.
Thôi Phá Quân thấy quân địch công thành ngoan cường, không chịu lùi bước liền hạ lệnh:
-Dùng dầu hoả đốt thang!
Mệnh lệnh hạ xuống, từng thùng dầu hoả từ trên tưới xuống. Lửa lớn phừng phừng.
Ngọn lửa thuận chiều thang công thành nhanh chóng lan xuống dưới. Người binh sĩ trên thang cũng bốc cháy hoảng sợ kêu la thảm thiết. Bất chấp tất cả nhảy xuống thành. Rất nhiều người đều trực tiếp ngã vào rãnh khô. Bị ngọn thương đâm xuyên người ….
Trên một gò đất xa xa, Lý Thế Dân dẫn mấy chục chiến tướng đang quan sát, nhìn biển lửa trên tường thành và dưới thành. Trong mắt các tướng lĩnh đều tràn đầy kinh hoàng. Bọn họ đều lần đầu tiên tận mắt thấy hoả chiến của quân Phong Châu.
Lý Thế Dân im lặng không nói gì. Trong lòng vô cùng thương tiếc. Đây đều là quân tinh nhuệ của y. Vì để cho cha một lời giải thích mà đi tìm cái chết. Công hạ huyện Hoắc Ấp như thế nào, chẳng lẽ y còn thật sự muốn đi phản công Thái Nguyên sao? Y cuối cùng thở dài một tiếng, hạ lệnh:
-Truyền lệnh thu binh!
“Keng! Keng! Keng!”
Tiếng chuông thu binh vang lên, mười sáu nghìn binh lính còn lại như thuỷ triều lui về. Uất Trì Cung xấu hổ, tiến lên trước quỳ xuống thỉnh tội:
-Ty chức làm tổn hao binh tướng, công không được thành trì, xin đại tướng trách phạt!
Lý Thế Dân lắc lắc đầu:
-Không phải ngươi, thu binh hồi doanh!
Đại quân rút về đại doanh. Chỉ hai canh giờ chiến trận công thành đã chết hơn bốn ngàn người. Tổn thất này khiến Lý Thế Dân rầu rĩ không vui. Vừa đến lều trung quân, liền có thân binh đến báo:
-Bẩm báo đại tướng, có thư khẩn cấp của quận Hà Đông!
Tinh thần của Lý Thế Dân chấn động, quay đầu vội hỏi:
-Thư ở đâu?
Một gã thân binh đem một phong thư chuyển lên, Lý Thế Dân mở thư khẩn vội vàng xem một lần. Không khỏi tức giận, huynh đệ của anh ta Nguyên Cát đã trốn chạy từ quận Văn Thành phía tây đến quận Hà Đông rồi. Thành Thái Nguyên ba đêm trước đã mất rồi. Càng khiến y tức giận hơn là Nguyên Cát không ngờ không phái người nói với y một tiếng. Mình còn ở đây liều mạng tấn công quận Hoắc Ấp đi cứu Thái Nguyên của gã.
Lý Thế Dân trầm tư một lúc, dứt khoát đưa ra quyết định:
-Truyền mệnh lệnh của ta, đại quân lui về huyện Lâm Phần.
Chính lúc Lý Thế Dân dẫn quân lui về huyện Lâm Phần, quân Phong Châu cũng đưa ra sách lược bố trí. Dương Nguyên Khánh lệnh Từ Thế Thiệu làm Tả quân đô đốc, dẫn ba mươi nghìn quân đoạt quận Long Tuyền. Lại lệnh Lý Tĩnh làm Hữu quân Đô đốc, Tô Định Phương là phó tướng. Cũng như thế dẫn ba mươi nghìn quân đoạt lấy quận Thượng Đảng.
Dương Nguyên Khánh đích thân dẫn ba mươi nghìn quân tinh nhuệ nam hạ huyện Hoắc Ấp. Giao chiến chính diện với Lý Thế Dân. Đồng thời hắn lại lệnh Bùi Hành Nghiễm dẫn mười ngàn kỵ binh tấn công Quan Nội, lần nữa chạy về quận Diên An.
Trong thành Thái Nguyên, ba mươi nghìn quân tinh nhuệ đã tập kết xong. Đợi lệnh xuất phát, lúc chủ tướng Dương Nguyên Khánh sắp xuất phát, Trưởng sử Tổng quản Phong Châu Đỗ Như Hối từ Phong Châu chạy đến thành Thái Nguyên.
-Không thể ngờ ty chức qua đây nhanh như thế chứ!
Đỗ Như Hối cười to, phía sau anh ta có Hộ Tào tham quân sự Nguỵ Trưng đi cùng.
Dương Nguyên Khánh cho anh ta một quyền, cũng cười nói:
-Hôm qua ta mới phái người đi Phong Châu báo tin vui. Hôm nay ngươi liền chạy đến rồi. Ta còn tưởng rằng ngươi là mọc cánh bay đến, sao ngươi đến nhanh như vậy làm gì?
Đỗ Như Hối cười hì hì:
-Nơi này mọi người đánh giặc lập công phát tài, quẳng ty chức lại Phong Châu, ty chức không thể chịu thiệt. Có béo bở mọi người cùng chia, còn không đến, chắc ngay cả canh đều không còn.
Mọi người cười to lên, Dương Nguyên Khánh cũng phát hiện Đỗ Như Hối cũng dần dần trở nên thoải mái hài hước. Không như trước trầm mặc không nói, đây là thay đổi tốt.
Dương Nguyên Khánh chớp chớp mắt cười nói:
-Nếu phải chia béo bở, ta dẫn ngươi đi nhà kho xem thử. Xem ngươi có thể chia được gì?
Hắn lại nói với Nguỵ Trưng:
- Nguỵ Tham quân đến rất đúng lúc. Sau này quản lý gia tài chính là việc trong phận sự của ngươi rồi, cùng đi đi!
Dương Nguyên Khánh cũng tạm thời xuất phát sau. Dẫn đám người Đỗ Như Hối đi đến nhà kho Thái Nguyên.
Thành Thái Nguyên cũng giống như thành Du Lâm. Xây riêng một kho thành, kho thành ở trong thành Thái Nguyên. Nằm ở góc đông bắc của thành. Diện tích mấy trăm mẫu, có mấy trăm nhà kho lớn nhỏ, cũng xây dựng cửa sông, một máng thông với con kênh. Tất cả vật tư đều dùng thuyền để vận chuyển.
Vật tư chất trong nhà kho hầu hết từ cung Tấn Dương chuyển đến. Năm đó, một trăm năm mươi nghìn đại quân của Lưu Vũ Chu tấn công Thái Nguyên. Lý Uyên lệnh Lý Nguyên Cát chuyển tất cả vật tư của cung Tấn Dương đến thành Thái Nguyên.
Lúc này kho thành do ba nghìn quân canh giữ, cảnh giác nghiêm ngặt. Trên đường, Dương Nguyên Khánh giới thiệu đơn giản tình hình tấn công thành Thái Nguyên cho Đỗ Như Hối. Đoàn người tiến vào kho thành. Sự chú ý của mọi người đang từ công thành Thái Nguyên chuyển đến vật tư kho hàng.
Lúc này, Đỗ Như Hối bỗng nhiên nghĩ đến một việc. Từ trong túi lấy ra một phong thư đưa cho Dương Nguyên Khánh, áy náy nói:
-Ty chức quên mất, đây là thư nhà của Bùi phu nhân nhờ ty chức gửi cho tổng quản.
Dương Nguyên Khánh nhận lấy và đọc qua. Là thư nhà của thê tử viết cho hắn. Hắn không vội xem. Để thư vào trong ngực, Đỗ Như Hối lại chắp tay cười nói:
-Ty chức còn có một việc chúc mừng tổng quản.
Dương Nguyên Khánh biết anh ta chỉ việc thứ thê Xuất Trần hạ sinh con trai. Việc này hắn sớm biết rồi. Sau khi hắn đông chinh không lâu, Xuất Trần đã lâm hạ một người con, là con trai thứ ba của hắn. Gọi là Trí, không chỉ như thế. Không lâu trước đây, tiểu thiếp Lục Trà cũng sinh hạ một cô con gái, tên là Dương Hinh, đến giờ, hắn đã có ba trai ba gái, có một đại gia đình rồi.
-Trước tiên chúng ta xem nhà kho, ngươi biết Lý Uyên để lại bao nhiêu vũ khí cho chúng ta không?
Nhất định sẽ cho ngươi một niềm vui bất ngờ!
Sau khi Dương Nguyên Khánh vì Dương Huyền Cảm tạo phản mà rút lui khỏi U Châu, Dương Quảng lệnh Tả ngự vệ đại tướng quân Tiết Thế Hùng tiếp nhận chức vụ Tổng quản U Châu, La Nghệ làm phó tổng quản. Mùa thu năm ngoái, Tiết Thế Hùng phụng mệnh tiêu diệt quân loạn phỉ Hà Bắc Đậu Kiến Đức, trong trận chiến ở quận Hà Gian, Tiết Thế Hùng đại bại, trốn về quận Trác, không bao lâu thì bệnh chết.
Còn lúc này Dương Quảng đã đến Đông đô, tin tức đoạn tuyệt, phó tổng quản La Nghệ liền thu nạp binh bại trận trấn thủ U Châu, sau hai tháng được gã chủ quản, gã đơn giản noi theo Dương Nguyên Khánh, tự phong là tổng quản U Châu, dẫn bốn mươi ngàn quân U Châu cát cứ một phương. Trở thành chư hầu đệ nhị ủng hộ Tùy tự lập.
Nhưng ngày tháng của La Nghệ hoàn toàn không dễ sống. Chỉ có quận Trác và quận Yên Lạc, lưng dựa vào Yến sơn, ba mặt đều là địch. Quận Thượng Cốc mặt tây Nguỵ Đao Nhi vì cướp được bộ phận tiền lương thảo của quận Trác mà thế lực lớn mạnh. Hơn trăm nghìn binh lính, đối với thành U Châu như hổ rình mồi. Còn Liêu Đông ở phía đông Cao Khai Đạo cũng vì cướp được bộ phận tiền lương của Liêu Đông mà trở nên thực lực lớn mạnh, có một trăm nghìn quân, công hạ hai quận Bắc Bình, Ngư Dương, tự xưng Yến Vương, đồng thời chĩa kiếm vào U Châu.
Mặt nam là Đậu Kiến Đức đã chiếm lĩnh hơn nửa Hà Bắc. Đây là kẻ thù mạnh, có bốn trăm nghìn quân. Một lòng muốn bình định cả Hà Bắc, La Nghệ của U Châu là kẻ thù mạnh thứ nhất của gã.
La Nghệ như một con rồng bị vây trong nước cạn. Y muốn xưng đế, cũng không có tư cách xưng đế. Muốn đầu hàng Đậu Kiến Đức nhưng thủ hạ tướng lĩnh của y không chấp nhận. Khiến y chỉ có thể thủ lại mấy chục kho vật tư của quận Trác. Đau khổ chờ cơ hội.
Ban đêm, La Nghệ một mình ngồi trong thư phòng, hiện rõ có chút tâm thần không yên, giống như tất cả các thế lực của Hà Bắc. Khoảng thời gian này ánh mắt của y cũng bị đại chiến xảy ra ở Hà Đông thu hút. Dương Nguyên Khánh thế mạnh tiến vào Hà Đông, tiêu diệt Lưu Vũ Chu. Hôm nay y lại biết được tin, Dương Nguyên Khánh công phá được Thái Nguyên. Điều đó có nghĩa thế lực quân Phong Châu chính thức tiến vào Hà Đông.
Điều đó đối với La Nghệ mà nói, chắc chắn không phải là tin tốt. La Nghệ hiểu rõ hơn ai. Dương Nguyên Khánh muốn lần nữa đoạt lại U Châu. Sau khi hắn cướp được quận Hà Đông mục tiêu kế tiếp tất nhiên sẽ chĩa mũi kiếm vào U Châu.
La Nghệ ở trước bàn ngơ ngác nhìn bản đồ trước mặt. Duy nhất khiến y vui mừng chính là, có quận Thượng Cốc có khe núi Phi Hồ Hình và quận Hằng Sơn có Tỉnh Hình đều nằm trong tay Nguỵ Đao Nhi. Như thế khiến Nguỵ Đao Nhi trở thành cái lá chắn giữa y và Dương Nguyên Khánh.
Tuy nhiên, quân của quận Trác đều có thể đi từ quận Nhạn Môn. Trước khi Lưu Vũ Chu bị Dương Nguyên Khánh tiêu diệt, y liền phái mười nghìn quân chặn các cửa ải cùng với huyện Hoài Nhung.
Hiện nay La Nghệ lo lắng là, Nguỵ Đao Nhi có thể chống được sự tấn công của Dương Nguyên Khánh hay không, liệu có giống như Lưu Vũ Chu hay không, vừa chiến đã bị tiêu diệt. Y bị tiêu diệt không quan trọng, nhưng Dương Nguyên Khánh có đất lập ở Hà Bắc. Trong lòng La Nghệ phiền não vô cùng. Có nên tiến vào Hà Bắc trước Dương Nguyên Khánh, xử lý Nguỵ Đao Nhi sạch sẽ trước một bước.
La Nghệ khẽ thở dài, y biết đây chỉ là một ảo mộng. Nếu y và Nguỵ Đao Nhi khai chiến. Đậu Kiến Đức và Cao Khai Đạo tất nhiên sẽ như sói nhân cơ hội mà vồ lấy y.
Trong lòng La Nghệ phiền muộn đầy bụng. Chính lúc này, ngoài của vang lên thanh âm của trưởng tử La Thành:
-Cha, hài nhi có việc gấp bẩm báo.
-Chuyện gì?
-Tư Mã Ôn dẫn một người khách đến, nói là thần của Trường An, cầu kiến phụ thân.
-Trường An?
La Nghệ sửng sốt một lúc, đây là Lý Uyên cử người đến tìm mình. Làm gì vậy? Chẳng lẽ là vì việc của Hà Đông. Hay là muốn mình đầu hàng Trường An.
La Nghệ trầm tư một lúc. Không nghĩ thông, tuy nhiên, nếu là Tư Mã Ôn Ngạn Bác cùng đến, y không gặp cũng không được. Liền lệnh:
-Mời bọn họ vào phòng khách quý đợi một chút.
La Nghệ đứng dậy khoác y phục. Liền hướng đi vào phòng khách quý.
Trong phòng khách quý, Tổng quản U Châu Tư mã Ôn Ngạn Bác đang cùng uống trà nói chuyện với một người đàn ông trung niên hơn bốn mươi tuổi. Người khách dung mạo thanh tú, gầy, ánh mắt sáng, râu dài một thước đặc biệt phóng khoáng. Người này là Ôn Đại Nhã Ký Thất Tham quân của phủ thừa tướng của Lý Uyên. Hiện nay là Hạ trưởng sử của Đông lộ Nguyên soái phủ của Lý Thế Dân. Phụng lệnh của Lý Thế Dân đi sứ U Châu.