Khi cô tới New York Mahattan giờ đây vẫn còn rất nhiều hoạt động giao tiếp xã hội. Nhưng chúng chỉ gói gọn trong quan hệ bạn vè và giao dịch thương mại, không hề dẫn tới tình yêu lãng mạn. Những ngày tháng qua, người người đều có bạn bè và đồng nghiệp, nhưng không ai thực sự có người yêu, dù họ có ngủ với nhau.
- Candace Bushnell – “sex and city” -
Em lặng lẽ mỉm cười, không nói với tôi một câu. Nhưng tôi có cảm giác rằng, vì nó, tôi đã chờ đợi từ rất lâu.
- Rabindranath Tagor – “Stray Birds” -
Hai mươi chín năm trước, tôi sinh ra trên Phổ Đà, trong một ngôi chùa nhỏ yên tĩnh và xinh đẹp, có tên là chùa Pháp Vũ.
Mẹ tôi là tín đồ Phật giáo trung thành, khi đang mang thai sáu tháng, được bố tôi đưa tới núi Phổ Đà, cầu phúc bình an và nhờ thần linh phù hộ cho cả gia đình và cho đứa trẻ sắp sinh. Chùa Pháp Vũ mời lão phương trượng đức cao vọng trọng chủ trì pháp sự chúc phúc mất nửa ngày.
Đúng lúc trời chạng vạng vừa đốt đèn lên, mẹ tôi cảm thấy bụng đau xé. Tôi bước vào nhân gian này sớm hơn dự định. Cả chùa được một bữa hoảng loạn. Cũng may mẹ con tôi bình an vô sự.
Ngày thứ hai, cha mẹ tôi lại làm pháp sự quy y cho tôi. Đứa trẻ mang một pháp danh là “Trí Tuệ”.
Từ đó, tôi khôn lớn rất mạnh khỏe và vui vẻ, là cục cưng xinh đẹp, thông minh, rất được cưng chiều của cha mẹ. Nhưng đến năm mười ba tuổi, bắt đầu có kinh, tôi lại trở thành một đứa trẻ ngỗ ngược khiến bố mẹ rất đau lòng. Mẹ tôi thường nói tôi là đồ trán dô. Mười bảy tuổi với gương mặt phờ phạc và đôi mắt long lanh, tôi thi đỗ vào đại học Phúc Đán nổi tiếng với số điểm khá cao, lần đầu tiên sống xa cha mẹ.
Mười chín tuổi lần đầu tiên có quan hệ tình dục, tệ tới mức quên cả bao cao su trong âm đạo. Hai mươi hai tuổi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên với đề tài mối tình đơn phương đau khổ với một thầy giáo. Hai mươi tư tuổi vì khó khăn trong sáng tác và ngẫu nhiên phát hiện ra chồng chưa cưới có tranh chấp với xã hội đen, đã thử rạch tay tự sát.
Năm hai mươi sáu tuổi, cuốn tiểu thuyết Búp bê Thượng Hải của tôi được xuất bản trên bốn mươi nước và được chuyển thể thành phim nhựa. Mọi người không tài nào tưởng tượng nổi mối quan hệ giữa một kẻ bị gọi là “người đẹp nhà văn theo hình thái lãng mạn” với một con bé có pháp danh “Trí Tuệ” được sinh ra trong chùa.
Hai mươi tám tuổi, tôi sống ở New York, được chứng kiến sự kiện khủng bố “9.11”, làm một học giả không mấy nhiệt tình tại khoa Đông Á đại học Columbia. Đồng thời vất vả tuyên truyền cuốn Búp bê Thượng Hải bản in tại Mỹ trong phong của sự kiện “9.11”.
Nhưng mọi thứ này dường như đều không quan trọng nữa, rất giống như nhà thơ Pháp Rimbaud mà tôi rất yêu thích đã từng nói: “Tôi hiểu được bầu trời mây phát sóng, hiểu được những cơn song ngọc bích, những cơn bão lốc lưu lạc. Tôi hiểu được bong đêm, hiểu được ánh sáng xua đám chim lang thang. Tôi từng gặp được tất cả trong mộng tưởng của mọi người”.
Đúng vậy, tôi cũng gần như đã gặp được tất cả trong mộng tưởng của mọi người. Và qua lớp khói tím dân cao lúc canh khuya, tôi nhìn thấy được mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả trong mộng tưởng cứ tản mác và tan biến đi từng chút một sau tầm nhìn của tôi.
Khi tôi ở trong một nhà hàng Italia mang tên I Coppi ở Manhattan, khi lần đầu tiên nhìn thấy Muju, tôi vẫn chưa lập tức thích anh ấy.
Lần đó, tôi vẫn chưa biết anh từ thời cổ đại xa xăm nào, trôi theo dòng sông số mệnh, tới trước mặt tôi thật thần kỳ, để tôi trở thành người yêu say đắm, người thân mãi không thể tách rời, là vị thần, là đứa con của tôi. Tôi vẫn chưa biết được chúng tôi sẽ ôm ghì lấy nhau ân ái, cùng chung hưởng một giấc mộng dưới ánh trăng lạnh lẽo, yêu thương nhau trong ánh dương và phong ba, cùng cãi nhau, cười lớn, kêu gào. Cái kiểu yêu đó không tài nào miêu tả được, cứ tồn tại như vậy.
Tôi còn nhớ tối đó ăn cơm còn có hai người nữa, một thương nhân ngành xuất bản người Anh và một nữ luật sư đã ly hôn sinh trưởng tại New York. Nghe nói mười năm trước, cô ta đã giúp bà vợ cũ người Do Thái của Muju lấy đi toàn bộ tài sản của anh. Sau đó chẳng may lại yêu phải anh và trở thành bạn gái anh suốt hai năm. Giờ đây, cô lại là bạn thân của anh. Cô cũng là bạn thân nhất của vợ thương nhân ngành xuất bản người Anh. Nghe ra có phần phức tạp, nhưng đó là quan hệ giao tiếp hiện đại rất điển hình.
Tôi chỉ luôn nói chuyện với hai người này, có phần hờ hững anh chàng người Nhật có thân hình to lớn, ngón tay út bên trái có vết tật (Thật ra anh có một phần tư dòng máu Italia). Do oán hận trong lịch sử, Trung Quốc không thích người Nhật là một sự thật. Nhưng tôi càng để ý tới thói cứng nhắc, háo sắc và khẩu khí chủ nghĩa đại anh hùng của đàn ông Nhật.
Thế nhưng trước khi bữa tối kết thúc, tôi không khỏi chú ý tới người đàn ông này. Không gian dịch chuyển giữa chúng tôi truyền tới một phản ứng hóa học mảnh mai. Không biết có phải do tiếng cười của anh, lời nói của anh là cái nhìn tần công tôi không hề che giấu, hay là miếng thịt bò bít tết do anh cương quyết ép tôi nếm thử được cắt ra từ đĩa của anh, không biết thứ gì đã thúc giục tôi để nhìn anh kĩ hơn vào phút cuối.
Một người đàn ông La Tinh thích mặc áo điên rồ, có cổ và túi áo in hoa (sau này tôi mới biết là áo hàng hiệu Comme des Garcons giá ba trăm đô la một chiếc). Dưới chân để một cái túi to đùng như túi một chủ nợ (có thể chạy trốn khỏi tình nhân bất kỳ lúc nào). Gương mặt anh không nhìn thấy rõ nét đặc trưng của con lai và sự bình lặng ẩn đằng sau lớp sương mù. Nếu so với chiếc áo quá phô trương và cái túi xách, gương mặt đó qua nho nhã, đặc biệt là đôi mắt. Tôi không khỏi thừa nhận đôi mắt đó sáng vô cùng, giống hệt ngọn đèn vùi sâu dưới hầm mỏ hàng ngàn thước, cứ lấp lánh thứ ánh sáng quái dị.
Thứ ánh sáng đó thậm chí có thể đột ngột khêu gợi được dục tính của người phụ nữ. Chí ít cũng là những người phụ nữ suốt đời dễ dàng bị ánh sáng đó mê hoặc như tôi…
Sau ba, bốn lần gọi điện thoại và email hầu hết mỗi ngày, chúng tôi đã có cuộc hò hẹn đầu tiên, trước Noel chỉ có một tuần.
Tối đó, đã bảy giờ nhưng tôi vẫn còn luống cuống sấy tóc trong buồng tắm. Trên ghế sô pha trong phòng khách và trên sàn nhà vứt la liệt giầy, quần áo, báo chí, và còn vài đôi tất chân dài vẫn chưa kịp kiểm tra xem có bị thủng hay không. Tiếng chuông cửa đã reo, tôi nói chõ vào cái máy ghi âm bên cửa: “Xin chờ năm phút”.
Trước giờ hẹn, tôi luôn không thể làm kịp mọi việc phải làm. Trước đây cũng vậy, trong tương lai cũng vậy. Có lẽ mẹ tôi đã sinh tôi trong một thời khắc đặc biệt. Trong số mệnh tôi hẳn đã ghi rõ một dòng “luôn trễ hẹn”.
Cuối cùng cũng quyết định đi đôi giầy cao gót màu nâu hàng Ferragamo, phối cùng áo khoác màu long dê màu tím sậm, chỉ tìm thấy một chiếc găng tay da thêu hoa thủ công mua ở Roma. Tôi hít một hơi sâu, tránh để chiếc găng tay đang không biết lưu lạc ở đâu kia phá hỏng tâm trạng tôi.
Mở cưa, đi xuống lầu, nhìn thấy một chàng trai cao lớn đang đứng trong gió lạnh, ra sức giậm chân, như một con gấu ngựa, lạnh tới mức muốn ngất đi. Đó là Muju.
Anh nhìn thấy tôi, như thể thở phào nhẹ nhõm, nở một nụ cười chân thành. Nụ cười đó khiến băng tuyết cũng phải tan chảy. Tôi đứng trước mặt anh, có phần ngượng ngùng, rất lạ.
Anh ôm choàng lấy tôi. Lúc này tôi mới chú ý, ngoài cái ba lô to anh đeo sau lưng, trong tay anh còn xách một bao giấy lớn bên ngoài đề một hàng chữ to “Cửa hàng Sakura Nishi” và một đôi bướm màu đỏ và xanh đan nhau, khiến tôi nhớ tới lễ Noel sắp tới.
“Tặng em”, anh đẩy bao giấy trước mặt tôi.
“Cảm ơn anh, khách sáo quá… Là quà Noel sao?”, tôi ước lượng cái bao nặng trịch, chịu không thể đoán ra nổi bên trong là cái gì.
“Không biết”, anh nói. “Thôi. Anh chỉ cảm thấy cần phải tặng em thứ này. Hơn nữa, lại đúng dịp các tiệm đang giảm giá”, anh nói rất thành thực. Tôi phá lên cười: “Bên trong là cái gì thế?”
“Em cứ bóc ra đi sẽ biết ngay”, gương mặt anh lại nở nụ cười như trẻ thơ.
Tôi lao ngay tới xé bao giấy, bên trong là một thùng các-tông. Nhìn dòng chữ viết bên trên, té ra là một cái máy phun hơi.
Tôi tròn cả mắt. Anh có phần hơi căng thẳng. “Em có thích không?... Có lẽ không lãng mạn lắm, nhưng anh nhớ có lần trong điện thoại, em từng ca thán New York quá khô, bật điều hòa lên lại càng không chịu nổi, khiến mũi em bị chảy máu…”
Mắt tôi lại càng mở to hơn, nhịn không nổi sắp phá lên cười. “Em đã nói vậy trong điện thoại sao?”, tôi hỏi, “Nhưng, em thực sự rất cần món quà này. Em là một đứa con gái thực tế. Dù sao máy phun hơi cũng tốt hơn hoa hồng gấp một trăm lần…”
Tôi nói rồi ôm anh, trao cho anh một nụ hôn nồng nàn. Hôn vào môi, chúng tôi đều bị điện giật.
Chúng tôi vội buông nhau ra, cười ha hả. “Ừ, New York đúng là khô thật”. Anh nói, như cố gắng giúp tôi che đậy niềm hưng phấn và bức bách của tôi.
“Có lẽ, tốt nhất là… đặt nó vào phòng em trước đã”. Mặt tôi đỏ, có phần bẽn lẽn.
Tôi nhấc chiếc máy phun hơi lên, xoay người chạy lên lầu. Anh chờ tôi trong một phòng khách nhỏ ấm áp dưới lầu.
“Coco”, anh gọi tôi, “Cứ từ từ thôi, đừng vội. Còn nữa, tốt nhất là em thay chiếc áo nào dày hơn đi. Cái nào đẹp nhất ấy. Bên ngoài gió to lắm”.
“Chà, lần đầu hẹn hò hiếm khi nghe thấy những đề nghị như vậy”, tôi kinh ngạc nghĩ, nhún vai.
Khi tôi nghiêm túc cuộn mình trong chiếc áo khoác bằng lông vũ màu đen nặng trịch như một chiếc túi ngủ, xuất hiện trước mặt anh, anh lại mỉm cười.
Tôi đã bị thu hút bởi tình cảm mà anh bày tỏ. Trên người anh có một hơi ấm rất kỳ lạ. Đó không phải là hơi ấm mà bạn có được khi rời khỏi lò sưởi, bếp lò hay từ cơ thể trần trụi của một người đàn ông. Hơi ấm kỳ lạ đó khiến tôi liên tưởng tới tử cung của mẹ và ngôi chùa thắp đèn dầu, thắp nên niệm kinh… Phía trước là những hồi ức trước khi tôi sinh ra, phía sau là hồi ức sau khi tôi sinh ra, đúng vào cái ngày đầu riên các Hòa thượng của núi Phổ Đà làm pháp sự quy y cho tôi.
Những hồi ức như vậy đều dựa vào trực giác mơ hồ, phảng phất như không phải là thứ hồi ức tồn tại trong đầu, mà do sự tồn tại của từng tế bào nho nhỏ của da, thỉnh thoảng lại được giải phóng sau khi được kích thích khe khẽ như kiểu xúc giác. Có lúc, thứ trực giác đó còn chính xác hơn việc phân tích lý tính rất nhiều.
Một cái máy phun hơi cùng cái áo khoác to ấm áp như chiếc túi ngủ, tôi nghĩ mình đã phải lòng Muju mất rồi.
Đi qua bảy, tám khu phố, tới nhà hàng Malaysia “Nyon-ya” trên đường Grand, do Hoa kiều Malaysia mở, rất gần với đồ ăn Trung Quốc. Tôi có một cái dạ dày ngoan cố nhất. Từ sau khi tới New York, hầu như ngày nào tôi cũng ăn cơm Trung Quốc. Đồ ăn Trung Quốc ở đây tuy không ngon như ở trong nước, nhưng có còn hơn không.
Đồ ăn của họ khá ngon, nhất là món cơm dừa, cá hấp đậu tương, rau muống xào đậu nhự. Muju rất thích ăn, hơn nữa lại có thể ăn được rất nhiều. Anh tự nhận là một ngày phải ăn bốn, năm bữa. Nếu ăn không ngon, tâm trạng sẽ không vui. Và nếu tâm trạng đã không vui, sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe của anh.
“Đối với anh, vui vẻ và khỏe mạnh là quan trọng nhất”, anh nói.
“Thế tiền bạc thì sao?”, tôi hỏi.
“Không quan trọng lắm, đủ dùng là được”. Anh chuyên tâm ăn đĩa cá, gỡ thịt khỏi xương sạch bong. “Nhưng nếu có cơ hội giàu có, anh cũng không ngại gì mà bỏ lỡ đâu.. Anh phát hiện thấy, những người trở thành phú ông rất cần có dũng khí to lớn. Trong khi rất nhiều người không có dũng khí lại cứ tưởng tượng ra việc họ thực sự kiếm được tiền…”
Cách đánh giá về tiền bạc như vậy có chỗ độc đáo của anh.
Ngoài việc viết dăm cuốn sách du lịch, dạy tư tưởng đạo giáo Trung Quốc và Yoga Ấn Độ ở một trung tâm sức khỏe cộng đồng, nghề chính của anh là nhà sản xuất phim tài liệu độc lập (nghe nói cũng là làm từ thiện. Rất hiếm người phát tài nhờ làm phim tài liệu). Anh có một phòng làm việc riêng trên phố Spring, không lớn hơn căn hộ 100 mét vuông của tôi ở phố Watts.
Trong email, anh từng nhắc đến một chương trình phim tài liệu mà anh làm gần đây. Nhân vật chính trong phim là một ca sĩ có lương tâm và một chàng trai La Tinh tràn đầy nhiệt huyết. Cả hai người đều từng là bạn bè tốt của nhau.
“Gần đây làm phim như thế nào?”, tôi hỏi.
“Khó khăn hơn anh tưởng. Cứ một lúc máy móc lại có vấn đề, một lúc lại bị ngộ độc thực phẩm, rồi diễn viên cãi nhau với anh”, anh nói, “Có thể chơi thân với người Mỹ La Tinh, nhưng làm việc cùng họ quả là đau khổ”. Anh khẽ cười.
“À, quên”, dường như anh nhớ tới một chuyện rất buồn cười, “Anh rất thích sách của em”.
“Thế là, cuối cùng anh cũng đọc rồi à?”. Tôi thở phào, nở một nụ cười chiến thắng. Có lần, trong điện thoại, anh có khoe đã mua sách của tôi bản tiếng Anh và bản tiếng Nhật, nhưng không thích đọc lắm vì lo lắng nếu không thích cuốn sách có thể ảnh hưởng đến tình cảm mà anh đang dành cho tác giả.
“Thứ nhất là, sách và em là hai chuyện khác nhau. Hai là, anh không nhất thiết cứ phải thích em”. Ở đầu kia trong điện thoại, tôi đã phản kích như vậy. Nhưng vừa nói xong lại ân hận. Rõ ràng là giọng điệu hiển nhiên bị thương của tôi đã chứng minh rằng tôi rất coi trọng tới ý kiến của anh. Giữa nam và nữ nếu có quyền thương lượng, thì người mở miệng là tôi lại rơi vào tình trạng mất thế, dù cho giọng nói của tôi vang hơn và tốc độ nói nhanh hơn của anh.
Im lặng hồi lâu, anh khẽ nói, “Xin lỗi”.
Tôi rất ghét từ “Xin lỗi”. Đàn ông Trung Quốc không thích nói “Xin lỗi” với phụ nữ, mặc dù thật đáng ghét, nhưng so với kiểu “xin lỗi” tràn lan khắp nơi trong văn hóa phương Tây lại càng đáng ghét hơn. Tất nhiên lịch sự phải có lễ nghĩa, nhưng thực tế nó như một bức tường băng giá được dựng nên ngăn cách bạn.
“Không sao. Cảm ơn anh đã gọi điện tới”. Tôi cố ý ngáp một cái, vội vã kết thúc câu chuyện.
Thế là ngắt quãng vô duyên.
Ngày thứ hai, anh vẽ một bức tranh hình một gương mặt xấu xí đang ăn đào, gửi qua email để chọc tôi cười.
“Cũng may mà đọc xong, anh vẫn thích nó”, tôi nhìn anh nói, hơi châm chọc.
“Đọc một lượt tiếng Nhật và tiếng Hoa. Cũng may mà phần dịch tiếng Nhật khá tốt. em miêu tả rất nhạy cảm, giàu ý thơ”. Anh lờ tịt việc tôi vừa châm chọc.
Tôi cảm thấy tin vào điều anh nói, bởi vì anh đem lại cho tôi cảm giác chân thành và thẳng thắn.
Chúng tôi mỉm cười, nhìn vào mắt nhau. Trong khoảnh khắc cứ ngỡ như nhìn thấy chính mình trong gương.