Cung nữ cười duyên, tài tử hăm hở.
Trong đại sảnh của Long Ngâm Các, mấy trăm văn nhân rộn ràng nhốn nháo xuất khẩu thành thơ, trong ba câu tất trích dẫn kinh điển, người ngoài bất kể có hiểu hay không, đều gật đầu mỉm cười giở ra bộ dạng người trong đồng đạo.
Trên một dãy ghế thái sư ở Thượng thủ, Tùng Bách Thanh tóc hoa râm bưng chén trà, trong mắt lộ ra vẻ chán ngán. Thân là Đại Tế Tửu của Quốc Tử Giám, học sinh từ Quốc Tử Giám đi ra, trên cơ bản đều gọi hắn một tiếng "Tiên sinh", trong đó người làm quan nhập sĩ trải rộng Đại Nguyệt, có thể nói đào lý khắp thiên hạ, thật sự chướng mắt đối với trò xiếc tranh danh trục lợi này.
Nhưng địa vị quân nhân của Đại Nguyệt quá cao, văn nhân đã bị ép cho không thở được, đương kim Thánh Thượng coi trọng văn nhân, nếu không làm những cái này, thành Trường An sợ rằng sẽ khắp nơi đều là tiết mục luận võ luận kiếm, đánh đánh gϊếŧ gϊếŧ, thật sự có tổn hại tới thể diện của vương triều Trung Nguyên.
Cho nên trường hợp này, Tùng Bách Thanh vẫn phải đến, gặp gỡ mấy văn nhân tài văn chương hơn người, còn phải mở miệng biểu dương vài câu. Mà đương kim thiên tử cũng sẽ chú ý, thậm chí là rất có nghiên cứu đối với đạo thi từ này.
Có điều cái thứ thi từ này, đọc sách học cách luật đều sẽ viết ra được, nhưng có thể truyền lại cho mấy năm, mấy chục năm đời sau thì lại không có được một bài. Một hồi thi hội ngàn bài thi từ, chắc chỉ có một hai bài có thể xem, còn lại thì toàn là cặn bã.
Bởi vậy việc thẩm cảo (bình phẩm bản thảo) này đều giao cho nữ nhi nữ nhi Tùng Ngọc Phù.
Lúc này rất nhiều đại nho an vị trên đài, Yến Vương Tống Ngọc thương lượng với Tùng Bách Thanh chuyện kỳ thi mùa xuân năm sau, Tùng Ngọc Phù rất nghiêm túc đọc bản thảo thơ, thỉnh thoảng lại thỉnh giáo vài câu với lão tẩu tóc hoa râm ở bên cạnh.
Lão tẩu tên là Tề Tinh Hàm, lúc còn trẻ một thiên Trưởng An Phú được tiên đế coi trọng, danh mãn kinh thành, nhập sĩ, đảm nhiệm ngôn quan ngự sử, bác học đa tài, cũng khá nổi danh ở ở kinh thành.
Đương nhiên danh khí lớn hơn của Tề Tinh Hàm là sự cứng đầu của hắn, hơn hai mươi năm khi tiên đế tại vị, Tề Tinh Hàm tử gián hơn hai mươi lần, khiến tiên đế tức giận đến mở miệng mắng thẳng là "Tề lão thất phu". Mà đương kim thiên tử chấp chính mười năm, chỉnh đốn lại trị, bình ổn nạn trộm cướp, coi trọng hàn môn, nhìn thế nào cũng đáng là phục hưng chi quân, chỉ vì có lần chơi cờ quên mất thời gian, tới chậm triều hội nửa khắc, bị Tề Tinh Hàm đuổi theo cắn, đến nay thỉnh thoảng vẫn treo bên miệng, dặn dò đương kim thiên tử đừng mê muội chơi bời lêu lổng. Dẫn tới đương kim thiên tử bị phiền tới ngay cả hoạt động giải trí như săn bắn, du xuân cũng miễn.
Tề Tinh Hàm đầu trọc không sợ túm tóc, đó là thực sự một thân cô quả, ngay cả không ít đại nho cũng là văn nhân đều cảm thấy muốn uốn cong thành thẳng, cũng không nói được Tề Tinh Hàm, có thể thấy được năng lực của hắn.
Có điều tuy Tề Tinh Hàm thích so đo, một đạo tạo nghệ thi từ vẫn được mọi người công nhận, lúc này cầm một chồng bản thảo thơ loạn thất bát tao xem từng câu từng chữ, làm đánh giá cũng rất trung dung, trên cơ bản không ai không nhận.
Mắt thấy thi hội đã quá bán, trong đây cũng xuất hiện mấy bài thi từ không sai, chỉ là không thể tính là tác phẩm xuất sắc truyền lại đời sau.
Tùng Ngọc Phù có chút khó dằn nổi, chỉ một mực không tìm được bài từ nghe được ở Quốc Tử Giám, chỉ có thể không ngừng nhìn bàn người khác.
Tùng Bách Thanh đang trao đổi với Yến Vương, thấy khuê nữ nhà mình nhìn chung quanh không có chút lễ số, lộ ra vẻ không vui lên tiếng:
- Ngọc Phù, ngươi nhìn cái gì thế?
Tùng Ngọc Phù vội vàng rụt cổ, ngồi một cách quy củ, ôn nhu đáp lại:
- Phụ thân, ta không nhìn gì cả.
Yến Vương hiền hoà nho nhã, thấy Tùng Bách Thanh nghiêm khắc với nữ nhi như vậy, mỉm cười nói:
- Ngọc Phù tuổi tác không lớn, thích thi từ ca phú cũng là rất bình thường. Tác phẩm xuất sắc mấy năm không xuất hiện được một bài, cặn bã lại khắp nơi, chỉ sợ cũng xem tới mệt mỏi rồi.
Tùng Bách Thanh gật đầu, nhìn về phía tuấn nam mỹ nhân hăng hái hăm hở phía dưới:
- Thi từ chính là có cảm xúc mà phát, tuổi còn trẻ đã ra vẻ thương xuân bi thu, có thể viết ra được văn vẻ hay gì.
Trong lúc nói, Tề Tinh Hàm ngồi ở bên cạnh lại lắc đầu nói tiếp:
- Cái này thì chưa chắc, thành Trường An có trăm vạn hộ, người biết viết văn rất nhiều, luôn có mấy người thiên tư trác tuyệt, ví dụ như bài này: Gió thổi bụi hoa thơm đã hết, mặt trời mệt cúi đầu chải tóc.
Vừa đọc ra, bảy tám lão nho sinh mặt co mày cáu đều nghiêng đầu tới.
Nhìn đống vè linh tinh "Một con sông lớn rộng trăm trượng, bên trong cá vừa tươi lại vừa béo", bỗng nhiên thò ra một câu "Gió thổi bụi hoa thơm đã hết"".
Cảm giác đó giống như rửa lỗ tai, muốn không chú ý cũng khó.
Yến Vương và Tùng Bách Thanh cũng hơi nhướn mày, hơi nghiêm túc hơn mấy phần, nghiêng đầu nhìn về phía Tề Tinh Hàm.
Tề Tinh Hàm đã qua một giáp, đọc hai câu cảm thấy bộ dạng không thích hợp, liền đưa bản thảo thơ cho thằng hầu, truyền cho ca cơ đánh đàn ở bên cạnh.
Mấy trăm tài tử giai nhân ở đây nhìn thấy cảnh này liền biết có người sắp náo động, đều dừng nói chuyện nghiêng đầu quan sát.
Ca cơ thân mặc trang phục thanh lâu, vốn là dựa vào cái này để đề thăng danh khí, sau khi tiếp nhận bản thảo thơ liền đứng lên, đọc nghiêm túc trước một lần, mới nhẹ giọng mở miệng:
- Gió thổi bụi hoa thơm đã hết, mặt trời mệt cúi đầu chải tóc. Cảnh còn người mất mọi chuyện hết, muốn nói mà nước mặt lại rơi trước.
Giọng mềm uyển chuyển, lại mang theo chút đau thương, thể hiện ra vẻ thương cảm "Phồn hoa biến mất, cảnh còn người mất" Một cách vô cùng nhuần nhuyễn. Chỉ mấy câu, liền có thể khiến người ta tưởng tưởng ra một một nữ tử đã nhiều lần trải qua sự mỏi mệt và đau khổ của nhân sinh mưa gió.
Mắt Tùng Bách Thanh sáng rực lên, ngồi nghiêm chỉnh lại, cẩn thận lắng nghe.
Biểu cảm của Yến Vương không thay đổi, ngón tay gõ bàn, chậm rãi gật đầu.
Rất nhiều tài tử giai nhân ở đây thì càng không cần phải nói, chỉ là hai câu thượng khuyết ngắn ngủi, liền có thể nhìn ra được công lực phi phàm của "Nàng này". Ý cảnh này là không theo kịp..
Không ít tiểu thư và phu nhân quan gia đều nhìn chằm chằm ca cơ đó không chớp mắt.
Biểu cảm của ca cơ nghiêm túc, tiếp tục nói:
- Văn thuyết song khê xuân thượng hảo, dã nghĩ phiếm khinh chu. Chích khủng song khê trách mãnh chu, tái bất động, hứa đa sầu.
Cả bài từ vừa ra, trong sân im lặng hồi lâu.
Tùng Bách Thanh vuốt râu, nhíu mày chậm rãi gật đầu, ấp ủ hồi lâu, lại không chọn ra được một từ ngữ thích hợp để đánh giá.
Thượng khuyết của từ này thể hiện ra hình tượng một nữ tử dãi dầu sương gió một cách vô cùng nhuần nhuyễn, hạ khuyết thì miêu tả sau khi nữ tử trải qua mưa gió, cuộc sống vẫn phải tiếp tục, nghe nói cảnh xuân bên song khê rất đẹp, có lẽ có thể tới nơi đó giải sầu. Nhưng một chiếc thuyền đơn, sợ là không chịu tải được sự sầu oán trong lòng.
Bất kể là câu chữ hay là thủ pháp, đều tinh diệu tuyệt luân, từ trong tình cảm bi thống, lại cảm động sâu vô cùng. Cả bài từ uyển chuyển ai oán, khiến người ta đọc mà như thấy được thân, như nghe được tiếng, rất xứng với bốn chữ thiên cổ tuyệt xướng.
Danh sĩ đại nho ở đây tự nhận khôngd bản lĩnh viết ra, nào dám tùy tiện đánh giá.
Yến Vương Tống Ngọc nhíu mày suy tư, hồi lâu cũng mỉm cười, đảo mắt nhìn về phía tài tử giai nhân phía dưới:
- Không ngờ trong thi hội lại ẩn giấu kỳ nữ tử bực này, không có tiếng tăm gì thì đúng là nhân tài không được trọng dụng.
- Đúng vậy!
Tề Tinh Hàm vuốt cằm, trong mắt có thêm vài phần thổn thức:
- Chỉ bằng vào bài từ này, lão phu có thể đi cầu Thánh Thượng an trí cho vị phu nhân này không lo áo cơm. Đại Nguyệt ta coi trọng hàn môn, không phân văn võ, không phân nam nữ, há có thể để người có chân tài học bực này phải lòng đầy sầu oán ngay cả nơi giải sầu cũng không có.
Tuy Tùng Bách Thanh không cảm thấy biết viết thi từ thì có thể làm quan phụ mẫu tốt, nhưng thi từ có thể viết tốt như vậy, tài học tất nhiên không kém. Lập tức cũng nhẹ nhàng gật đầu:
- Lời này có lý, là vị phu nhân nào viết bài từ này?
Tài tử giai nhân trong đại sảnh nhìn chung quanh, hiển nhiên cũng đang tìm kiếm phụ nhân dịu dàng "dãi dầu sương gió, lòng đầy ai oán" đó.
Ca cơ nhìn nhìn tên ký trên bản thảo thơ, do dự hồi lâu, mới không quá xác định nói:
- Hứa Bất Lệnh. . . Hứa phu nhân?