Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Chương 142: Mẹ nói bậy



Mồng tám tháng chạp, theo tục lệ, Lâm Thanh Hoà dậy từ sớm nấu một nồi cháu to thơm ngào ngạt.

Nồi cháo nhà cô có vị ngọt thanh thanh, đặc biệt hơn tất cả mọi nhà.

Năm rồi, ông bà Chu chưa qua đây ăn chung nên được cô bưng qua cho một ít, mỗi người được tầm 2 chén lưng.

Tính ra thì từng ấy chỉ ngang dạ thôi. Thời này dinh dưỡng thiếu thốn, thực phẩm chính là bắp và khoai nên không đủ chất lại mau đói, vì thế nên mọi người ăn rất nhiều. Ví như ông bà Chu, tuổi đã lớn nhưng sức ăn ngang với thanh niên 15-16 tuổi.

Năm nay tốt rồi, có thể uống cháo mồng 8 tháng chạp thoải mái.

Vừa ăn, Lâm Thanh Hoà vừa hỏi: “Tối qua tuyết rơi nhiều, chăn mền của cha mẹ có đủ ấm áp không?”

Đêm qua, hai anh em Đại Oa, Nhị Oa được đặc cách sang phòng ngủ cùng với cha mẹ vì trời lạnh quá. Lớn tướng rồi nhưng hai cu cậu khoái chí lắm, cả nhà ngủ chung vừa vui vừa ấm áp!

Bà Chu tươi cười: “Ấm lắm, cái chăn rất dày lại mềm mại, thích lắm!”

Ông Chu không nói, chỉ gật đầu nhưng đầu mày đuôi mắt thấp thoáng nét cười.

Đâu chỉ mỗi chăn bông, trên người ông đang mặc cái áo len bà bạn già mới đan cho. Năm nay bộ xương già này sẽ không bị thấm lạnh tí nào!

Lâm Thanh Hoà cũng mỉm cười, niềm nở mời ông bà uống thêm cháo.

Đang ăn, Đại Oa bất chợt hỏi: “Mẹ ơi, năm nay nhà mình có làm thịt khô không ạ?”

Lâm Thanh Hoà kinh ngạc: “Vẫn còn nhớ cơ à?”

Cách tận hai năm, không ngờ nhóc con vẫn nhớ rõ.

Nhị Oa: “Cả con nữa, con cũng nhớ.”

Tam Oa ngây ngốc: “Thịt khô là cái gì, ăn ngon không?”

Đại Oa: “Ngon tuyệt cú mèo, chưng lên rồi xào với dưa muối là vô địch thiên hạ!”

Tam Oa lập tức quay về phía mẹ chu cái mỏ giận dỗi: “Mẹ, sao con chưa được ăn?”

Lâm Thanh Hoà nhéo má nó chọc: “Con mà không ăn á? Cái miệng nhỏ này là ăn nhiều nhất đấy. Chỉ là con còn bé quá nên không nhớ thôi.”

Ai ngờ Tam Oa lại nói: “Thế còn ông bà nội? Chắc chắn hai người chưa được ăn.”

Ông Chu trầm mặc hồi tưởng ký ức. Thời trẻ ông làm người hầu cho nhà địa chủ. Đầu bếp thấy ông là cậu bé lanh lợi nên cho ông một miếng thịt khô. Hương vị rất ngon, bao năm trôi qua, tới bây giờ ông vẫn còn nhung nhớ.

Bà Chu chưa được ăn bao giờ nên tất nhiên không biết thịt khô là món gì.

Không phải Lâm Thanh Hoà keo kiệt mà là vì năm kia cô làm rất ít, với lại sợ bà lại cằn nhằn lãng phí thế nên không đưa qua Chu gia.

Lâm Thanh Hoà nghiêm giọng: “Muốn ăn thì tự mình nói, không được lấy ông bà nội ra.”

Tam Oa thấy thế vội chuyển qua làm nũng: “Mẹee, con muốn ăn, con muốn ăn!”

Lâm Thanh Hoà: “Để lát nữa mẹ đi hỏi người ta xem có thịt không. Nếu mua được thì sẽ làm kịp ăn Tết, còn nếu không mua được thì phải đợi tới ngày đại đội mổ heo.”

Hai con heo của nhà cô vẫn còn đang nuôi trong chuồng, đợi tới trung tuần tháng chạp, đại đội mới bắt làm thịt. Nhưng mà tới lúc đó thì muộn rồi, làm không kịp ăn Tết.

Ăn xong bữa cháo mồng 8 tháng chạp, Lâm Thanh Hoà dắt xe đạp chuẩn bị đi ra ngoài.

Chu Thanh Bách định đi theo nhưng cô không cho. Có phải chuyện lớn gì đâu, với lại gió to lắm, đạp xe vận động còn ấm được tí, chứ ngồi đần ra ở phía sau, gió thổi héo người luôn chứ đùa!

Thấy con dâu đi ra ngoài, bà Chu cũng đoán là nó đi mua thịt về làm thịt khô nhưng bà không nói gì. Thật ra thì bà cũng rất tò mò, sống tới ngần này tuổi bà cũng chưa biết thịt khô tròn méo ra làm sao.

Tới nhà chị Mai, Lâm Thanh Hoà đưa ra đề xuất. Cái này là phát sinh cho nên cô chủ động đưa thêm cho chị ấy 3 phiếu gạo, mỗi phiếu 4 cân, tổng cộng là 12 cân.

Chị Mai đồng ý nhưng nói thêm: “Nhiều ít bao nhiêu chị không dám hứa trước, mai em cứ quay lại lấy thịt nhé.”

Tốt quá, Tết nhất đến nơi lại có thêm 3 phiếu gạo, hơn nữa vẫn được chia lợi nhuận như cũ, tất nhiên chị Mai vui vẻ nhận lời ngay.

Không phải Lâm Thanh Hoà không có phiếu thịt, trong tay cô có nhiều là đằng khác. Nhưng chị Mai không cần.

Thỉnh thoảng cũng có những hôm chỗ chị Mai bị kẹt, không lấy được thịt, mà bọn trẻ lại đòi ăn, Lâm Thanh Hoà có thể dùng phiếu thịt đi tới quầy thịt mua.

Nhưng ngặt một nỗi, đã phải xếp hàng mất thời gian mà mỗi người chỉ được mua có tí ti.

Cho nên, Lâm Thanh Hoà ghét nhất mua thịt ở đó. Cô thà cầm phiếu thịt vào thành đổi lấy tiền còn hơn.

Tạm biệt chị Mai, Lâm Thanh Hoà đạp xe về thẳng nhà.

Giữa đường, cô gặp một bà già cắp nách một rổ trứng, hướng đi lên công xã, đoán chừng đi bán trứng gà.

Lâm Thanh Hoà thuận miệng hỏi: “Bác gái, có đổi trứng gà không?”

Bà lão quay người, thấy một cô gái trẻ liền đáp: “Tôi định đổi chút đường đỏ.”

Lâm Thanh Hoà tươi cười: “Trời, thật là trùng hợp, cháu vừa mua bọc đường đỏ cuối cùng của Cung tiêu xã rồi. Bác gái cần gấp không, cháu đổi cho. Cháu cũng không vội dùng, tiện tay thì mua thôi. Nếu bác cần cháu có thể nhường cho bác.”

Mỗi khi ra ngoài, Lâm Thanh Hoà có thói quen xách theo một cái rổ. Cần gì chỉ cần đưa tay vào trong rổ lật một cái là có thể lấy ra thứ mình cần.

Hồi mới xuyên tới, cô xách theo 20 cân đường đỏ, ăn tới hôm nay chỉ còn tầm 4, 5 cân.

Hàng hoá trong thành thường được bọc bằng túi nilong, Lâm Thanh Hoà mua đồ về không vứt bọc đi mà tiện tay vất vào trong không gian riêng nhỡ đâu có lúc cần.

Ai ngờ, hôm nay hữu dụng thật.

Cô lấy ra ước chừng 1 cân đường đưa cho bà lão.

Tối qua, con dâu bà lão mới sinh cho nên hôm nay bà đi kiếm chút đường đỏ về cho con dâu tẩm bổ. Thời này, đường đỏ rất hiếm, 1 cân là quý giá lắm rồi.

Nhưng mà 1 cân đường đổi cả 1 rổ trứng thì e rằng hơi thiệt cho người ta. Lâm Thanh Hoà không do dự, chỉ bốc 2 phần 3 rổ, trả lại 1 phần 3 cho bà lão.

Lâm Thanh Hoà: “Bác gái, cháu lấy như này, hợp lý rồi chứ?”

“Hợp lý, hợp lý lắm.” Bà lão đang đắn đo tiếc của thì thấy cô gái trả lại 1 cân trứng gà, bà vui sướng cười híp cả mắt.

Hai bên vui vẻ, Lâm Thanh Hoà gật đầu chào bà rồi đạp xe về nhà.

Cô dùng 1 cân đường đỏ đổi 3 cân trứng gà, không lời, không lỗ.

Nhà cô ăn trứng rất hao, số lượng trứng còn lại trong không gian riêng chắc chỉ đủ ăn trong mấy tháng mùa đông.

Ra giêng phải vào thành bổ sung mới được.

Vẫn như thường lệ, 3 cân về tới nhà biến thành 5 cân.

May quá trong nhà chỉ có các con và Chu Thanh Bách, nếu có bà Chu thì thể nào bà cũng hỏi tới hỏi lui cho mà xem.

Tam Oa chẳng quan tâm trứng gà nhiều hay ít, nó quan tâm cái khác cơ: “Mẹ, không làm thịt khô à?”

Lâm Thanh Hoà dí dí vào trán nó: “Khô khô cái rắm, con với chả cái, cả ngày chỉ nghĩ tới ăn, chẳng biết thương mẹ. Mẹ đi ngoài đường lạnh như thế mà về không hỏi han một câu, chỉ chăm chăm tới thịt khô.”

Tam Oa không những không giận mà còn ngoác miệng cười: “Errr, mẹ nói bậy kìa. Hahaha!”

“Cha con mấy người đều tới đòi nợ.” Lâm Thanh Hoà phát vào mông nó một cái, đồng thời tặng Chu Thanh Bách một cái lườm sắc lẹm rồi lắc lư đi vào nhà cất trứng gà.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv