Trời hửng sáng, căn nhà hoang giữa rừng lau càng thêm tiêu điều, hiu quạnh.
Sương mù đọng trên mái chưa tan, gió sớm qua kẽ ván lùa hơi lạnh bênngoài vào gian phòng trống trải. Mây xám giăng ngang bầu trời nặng trĩuvà ảm đạm.
Thu đến rồi, đến thực rồi ! Nỗi u buồn bao trùm cả cảnh vật và len lỏi vào lòng người cô khách.
Đạo sĩ khất cái, lưng đeo sáo, tay xách bồ đoàn, chống gậy khập khiễngtrở về, tấm vải gai khoác trên lưng ướt đẫm sương đêm. Đến cửa, lãodường như quá mệt, đặt bồ đoàn bên vách dựa lưng ngồi nghỉ, dáng thiểunão chẳng khác gì một linh hồn phiền muộn. Cơn gió lạnh thổi qua, đạo sĩ hắt hơi luôn mấy cái, mũi rãi ròng ròng chảy xuống bộ râu lốm đốm bạclão cũng chẳng thèm lau, cứ ngồi thở dốc. Một lúc sau mới chống tay đứng dậy mở cửa bước vào nhà.
Việc đầu tiên lão nghĩ đến là hũ rượu, nhưng bước vào phòng, lão ngạcnhiên không thấy đâu. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của gian phòng đổnát chỉ có đống củi đã tàn, và bên cạnh, một người co quắp nằm ngủ. Đạosĩ giật mình, định thần nhìn. Hũ rượu mẻ miệng và nồi cơm vất lăn lócgần đó. Cúi xuống nhặt, lão ghé hũ sát vào tai lắc mấy cái:
không nghe tiếng gì, bình rỗng tuếch ! Chắc tên lang bạt này đã uốngrượu của lão. Hừ ! Đáng giận thật ! Cơm có thể bỏ qua, nhưng có chútrượu để uống cho ấm bụng cũng tu hết thì thật tàn nhẫn. Không dằn đượccơn tức, lão co cẳng đá anh chàng nằm ngủ một phát như trời giáng.
Mãn Hà Chí choàng dậy, nhìn lão đạo sĩ.
- Ngươi là ai, sao vào đây uống rượu của ta ?
Mãn Hà Chí tỉnh hẳn ngủ, hắn nhăn mặt:
- Thế ra rượu của lão đấy hử ?
- Không của ta thì còn của ai ? Ai cho phép ngươi uống rượu ấy ?
- Trót mất rồi, đạo sĩ tha lỗi.
- Này trót !
Và bồi thêm một cước nữa.
- Cha ! Lão này dữ quá ! Ta xin lỗi rồi mà !
- Xin lỗi không, không đủ !
- Vậy lão muốn gì ?
- Trả lại rượu cho ta !
Mãn Hà Chí cười hềnh hệch. Hắn vỗ vào bụng:
- Rất tiếc, ta không mổ bụng ra lấy rượu trả lại được.
Nhưng lão đạo sĩ không nghe, vươn cổ sát tận mặt hắn:
- Đồ ăn cướp ! Ngươi không biết ta phải vất vả đi từng nhà mới xin đượcmột chút cơm và một chút rượu ! Ta già nhưng cũng phải sống chứ ! Ngươiđói, ta cho cơm, nhưng rượu, phải trả lại cho ta !
Trong cơn tức giận, giọng lão lạc đi, môi run run, nước bọt bắn cả vàomặt Mãn Hà Chí. Hắn phải quay đi, lê mình sang bên vách tránh.
- Này lão già, đừng có làm quá ! Đáng gì vài giọt rượu chua với chút cơm nguội, ta trót ăn rồi, đã xin lỗi ! Làm gì mà nhặng lên thế ?
- A, ngươi bảo ai nhặng ?
Đạo sĩ nắm tay áo Mãn Hà Chí. Hắn giật ra định đạp ông già xuống sàn thì lão đã nhanh nhẹn né tránh và thuận tay dùng một thế nhu đạo tung hắnqua cửa sổ. Mãn Hà Chí chưa kịp kinh ngạc về ngón đòn sử dụng một cáchtinh thục này thì đã rơi ra ngoài hiên. Sàn hiên mục đổ đánh rầm, bụibay mù mịt, kéo theo hàng lan can gỗ và tấm liếp phủ lên đầu Mãn Hà Chí. Hắn lúng túng như ếch nằm trong rọ, tay chân vướng vít không sao thoátra được.
Đạo sĩ chạy lại nắm áo hắn lên giật liên hồi, sẵn gậy để bên, cầm bổxuống đầu hắn như mưa bấc. Áo Mãn Hà Chí bị giật, tiền vàng trong bọc đổ ra rổn rảng. Lão già trố mắt:
- Chà chả ! Tiền đâu lắm thế này ?
Vớ được cơ hội tốt, Mãn Hà Chí vùng dậy. Hắn bị đánh đau, thở hổn hển, hằn học nhìn lão đạo sĩ:
- Lão khùng kia ! Thấy chưa ? Ta thừa tiền trả cho lão, nhưng lão đánhta thì phải để ta đánh lại. Đánh bao nhiêu cái, ta phải đánh lại bằng ấy cho đủ số.
Đạo sĩ không đáp, mắt đăm đăm nhìn những đồng tiền vàng không chớp. Cơngiận dường đã nguội, lão đứng thừ người, tiền không nhặt mà cũng chẳngđể ý gì đến gã thanh niên lão vừa đánh. Một lúc sau mới lẩm bẩm:
- Mê muội ! Ngần này tuổi đầu vẫn còn mê muội ! Hỉ nộ ái dục theo năm lỗ sáo bay đi, ta vẫn không nhớ ! Thật đáng xấu hổ ! Rượu ta không uống,người khác uống, hà cớ gì phải phân biệt của người, của ta ? Này anhkia, vào trong này sưởi ấm, ta không trách anh nữa !
Mãn Hà Chí ngạc nhiên vô hạn. Lão này tính nết thay đổi khó lường, cơngiận thoắt đến thoắt đi, chắc đã trải qua nhiều chuyện đau khổ. Hắn bấtgiác động lòng thương xót, nhặt mấy đồng tiền đặt vào tay lão. Đạo sĩgiật mình tỉnh mộng, rụt tay lại:
- Không, ta không lấy. Ta không cần tiền làm gì.
- Tiền bối dường như trong mình không được khỏe. Cần vãn bối giúp điều gì chăng?
- Không !
- Nghe giọng nói, hình như tiền bối quê quán ở miền tây ...
- Ờ, ngươi nhắc ta mới nhớ. Ta sinh quán ở Himeji.
- Vãn bối ở Mimasaka.
- Mimasaka hả, làng nào vậy ?
- Miyamoto.
Đạo sĩ yên lặng, nét mặt thoáng buồn. Lát sau chậm rãi như nói với chính mình:
- Miyamoto ! Nơi đó có nhiều kỷ niệm. Đồn Hinagura, ta đã đóng quân ... Chùa Tiểu Sơn ...
Mãn Hà Chí ngạc nhiên:
- Xin lỗi, thế ra tiền bối trước đây là một kiếm sĩ ?
- Phải, ta là Hoa Kính Áo Đại ...
Nhưng vội xua tay:
- Không, không phải ! Ta lẫn rồi, ngươi đừng để ý !
Rồi cúi xuống nhặt ống sáo và bồ đoàn:
- Ta đi đây, có lẽ mai mới về. Củi dưới bếp, nếu trời lạnh, lấy mà sưởi.
Nói xong, lom khom bước ra cổng, dáng đi phiền muộn khuất dần sau những rặng lau thưa.
oo Mãn Hà Chí ngồi một mình trong gian nhà trống trải. Gió lạnh đầu thukhiến hắn co ro, hai tay thủ bọc vẫn không đủ ấm. Hắn thèm chén trà nóng và một chút đường để lấy sức, nhưng trong cảnh này kiếm đâu ra. Nghĩlan man, Mãn Hà Chí không biết vừa rồi hắn định lấy tiền của ngươi thanh niên tặng cho lão đạo sĩ có phải là một việc làm chính đáng không,nhưng hắn tặc lưỡi tự nhủ:
“Thì dù sao muốn trao tiền tận tay cho thân nhân gã cũng phải chi phíchút đỉnh chứ ! Mình không có tiền, hiển nhiên phải mượn của gã”õ. Hắntự cho là phải và bằng lòng với lập luận ấy, tin rằng vong hồn ngườichết chắc không phản đối gì, miễn đừng tiêu nhiều quá. Có điều Mãn HàChí băn khoăn chẳng hiểu thân nhân Cát Xuyên Mộc là những ai và phải đitìm bao lâu mới thấy !
Trong thời gian tìm kiếm, lỡ tiêu hết số tiền thì tính sao ? Mãn Hà Chíđịnh dò hỏi Y Tô, người môn đệ kiếm phái Cổ Môn hắn nghe danh và cũng là nguồn hy vọng độc nhất giúp hắn phanh ra manh mối.
Mãn Hà Chí đứng dậy thu dọn quần áo, kiểm lại số vàng và bọc giấy dầurồi vòng quanh căn nhà xem xét một lượt. Dưới trời thu ảm đạm, cảnh điêu tàn càng thêm rõ rệt.
Vết chân chồn cáo ngang dọc khắp nơi, cỏ dại cành gai mượn đường giậuđổ, leo lên tận mái. Nhìn cảnh hoang phế của căn nhà, Mãn Hà Chí liêntưởng đến sự trụy lạc của lòng người và cái chết của Cát Xuyên Mộc. Hắnthở dài ngao ngán. Đường đao kiếm chắc không phải là con đường dành chohắn.
Mãn Hà Chí theo đường bộ đi từ Fushimi đến Osaka, không lữ quán nào làkhông tạt qua dò hỏi tin tức về Y Tô, nhưng không nơi nào biết.
Bữa kia, gặp kẻ đồng hành, hắn lân la làm quen, hỏi thăm Cổ Môn kiếm phái và Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc.
- Ờ ờ ... tại hạ cũng có nghe. Nhưng nếu Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc cònsống thì bây giờ đã già lắm. Nghe đâu ông ta quy ẩn trong một làng nhỏvùng sơn cước. Nếu các hạ muốn rõ thêm, cứ đến Osaka hỏi một người tênSơn Tỉnh Môn làm quản giáo cho vệ binh trong phủ Hòa thì biết.
Lời chỉ dẫn mơ hồ quá nhưng Mãn Hà Chí phải theo vì không có cách nào khác.
Đến Osaka, hắn thuê một phòng nhỏ trong một lữ quán gần nơi thị tứ rồi hỏi thăm Sơn Tỉnh Môn. Chủ quán gật gù:
- Có nghe. Ở đây ai không biết Sơn Tỉnh Môn, cháu Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc.
Ngài dạy kiếm cho vệ binh trong phủ, nhưng đã bỏ đi từ đầu năm ngoái,hình như lui về cố xứ, đâu như Echizen. Ờ phải, Echizen ! Khách quan cứđến Echizen hỏi, nhưng bản quán không bảo đảm ngài còn ở đó đâu nhé !
Mãn Hà Chí lại hỏi thăm về Y Tô.
- Y Tô hả ? Cũng cùng môn phái với Sơn Tỉnh Môn đấy. Nghe danh thôi, không rõ ông ta ở đâu.
Lại đi hỏi thăm nhiều nơi khác. Có người nhớ mang máng đã gặp Y Tô ở một căn nhà nhỏ ngoại ô thành Kyoto, lâu lắm rồi, không biết bây giờ ra sao !
Mãn Hà Chí thất vọng quá, muốn tung hê tất cả. Giữa đô thị rộng lớn, náo nhiệt như Osaka này, ai dại gì phí thời giờ điều tra gốc gác một thanhniên đã chết. Cuộc sống rộn rịp ngoài kia như liều thuốc kích thích tinh thần hắn. Ở khắp nẻo đường, ca lâu tửu quán, bảng cáo yết dán chi chítnhững lời kêu gọi, tuyển mộ vệ binh cho phủ họ Hòa.
Bất cứ tay giang hồ kiếm khách nào đầu quân cũng được trọng đãi. Ngườita tung ra nhiều tin tức lạ lùng, như tin những lãnh chúa thất trậntrước đây đều quy tụ cả dưới cờ Hòa Giả Nghị, rồi tay anh chị khéttiếng, đầu sỏ hàng mấy trăm du đãng vùng bến tàu bây giờ đã cạo trọcđầu, cải danh hiệu là Đại Mộng, chỉ chờ dịp nổi dậy cùng đàn em phò giúp Hòa Giả Nghị dành quyền chính. Họ nói tụi này sống đế vương lắm, nhờvào tiền trong phủ chu cấp.
Hai tháng trời ròng rã, Mãn Hà Chí rong chơi ở Osaka, ăn ngon mặc đẹp,thân thể đã béo tốt hồng hào, không còn như khi mới đến. Hắn phấn khởitinh thần, chẳng quan tâm gì đến số tiền của người chết bị thâm lạm.Thấy trọ Ở lữ quán không tiện và đắt, hắn thuê một căn phòng nhỏ vùngngoại ô, ban ngày ăn tiệm và rong chơi, rình rập cơ hội gặp người thầnthế tiến dẫn vào trong phủ giữ một chức vụ gì kha khá.
Mãn Hà Chí nghe nhiều chuyện khiến hắn nuôi hy vọng lớn:
nào tên giang hồ lạo thảo này trước đây phải làm phu đổ rác trong tiệmăn, được người đề bạt, nay võng lọng nghênh ngang, đi cáng bốn ngườikhiêng, kẻ kia chỉ biết sơ sài vài thế kiếm nay cũng trở thành quản giáo lương bổng hàng năm trên ngàn gia. lúa. Chờ cơ hội mãi không gặp, đôikhi Mãn Hà Chí cũng thất vọng. Bây giờ người khôn của khó, cảnh phonglưu ở bên kia bức tường cao, đá ghép khin khít khó có kẽ nào mà chuilọt. Nhưng hy vọng vốn là lẽ sống của cuộc đời, ngày nọ qua tháng kia,chưa gặp dịp đấy thôi, hắn còn trẻ và khỏe mạnh, đâu đến nỗi. Huống chisố vàng tính ra mới vơi non nửa, nếu khéo tiêu cũng cầm cự được hàng năm nữa.
Trời mùa đông thế mà rét ngọt. Viễn ảnh mùa tuyết sắp đến làm cho mọisinh hoạt vội vàng hẳn lên. Trên những bãi hoang ven đô, buổi sáng cỏ đã bắt đầu đóng giá. Đến trưa, những cửa hàng và những lều diễn tuồng rong cùng những quán lá tạm thời dựng lên để gá bạc đã phải trải chiếu trước cửa cho đỡ lầy lội. Càng về chiều, tiếng thanh la, tiếng trống, tiếnghò hét, chào mời càng hăng. Chỗ này chiếu bán thuốc, chỗ kia quán ăn.Mùi thịt nướng, mùi xì dầu xông lên ngào ngạt. Khi hoàng hôn chậpchoạng, hàng đoàn gái giang hồ phất trát như bôi vôi, tay áo kimono rộng thùng thình như những con bướm đêm, tản ra tứ phía.
Tại một quán rượu đầu phố có kê ghế đẩu ra tận hiên ngoài, hai kẻ trôngra vẻ thợ thuyền đang đấu khẩu, trước còn cãi vã, sau dùng tay chân đấmđá. Lúc Mãn Hà Chí đến, bọn người hiếu kỳ vây quanh đã có hàng chục. Hắn cũng tò mò đứng ngoài khoanh tay nhìn. Nhưng hoặc vì nhờ bộ quần áosang trọng hắn mặc, hoặc nhờ thanh kiếm hắn đeo bên sườn mà hai kẻ kia e ngại, bỏ đi không đánh nhau nữa. Đám đông tản mát. Chủ quán chạy raniềm nở:
- Đa tạ đại hiệp. Không có đại hiệp chắc chúng còn làm dữ, gãy cả đồ, vỡ cả chén. Xin mời đại hiệp quá bộ vào trong để thiểm quán kính cẩn tạvài chung rượu.
Chủ quán cúi đầu mấy lượt, ân cần vồn vã lắm. Mãn Hà Chí thấy vui vui, tự cho mình quan trọng. Hắn hắng giọng:
- Thế nào ? Đông khách chứ ông quán ?
- Dạ, cũng khá. Gần cuối năm, ai cũng vội thành ra không mấy người ngồi lâu.
Chủ quán sai người hâm rượu ngon mang ra. Mãn Hà Chí tay bưng bát rượu,tự hỏi không biết mình lại bắt đầu uống rượu từ bao giờ. Hắn đã thềkhông đụng vào rượu khi rời Vân Nghê quán vào làm phu vác đá tại côngtrường Mokoyama, nay số mệnh run rủi làm sao vẫn còn rượu ngon uống, áođẹp mặc. Không hẳn hoàn toàn phì mã với khinh cừu, nhưng cũng không đếnnỗi quá tệ. Hắn sung sướng dùng đũa gõ nhịp, nghêu ngao hát. Bát nọ theo bát kia, mặt Mãn Hà Chí đỏ gay. Hắn lè nhè:
- Thì đôi lúc cũng phải có chén giải sầu chứ ! Nếu không, đời người còn gì là sinh thú ...
- Hà hà, phải lắm ! Ở đời cứ đắc ý vui chơi, chớ để chén vàng trơ với nguyệt ...
Người vừa nói là một thanh niên cao nhỏng, phục sức ra dáng giang hồhiệp khách, lưng đeo trường kiếm nhưng quần áo bẩn thỉu gớm ghiếc. Y đẩy ghế đến bên bàn Mãn Hà Chí, nhìn hắn từ đầu tới chân, rồi buông sõng:
- Chào huynh đài !
Tiếp theo, tay ngoắc tửu bảo:
- Cho ta một bình, thứ tốt ! Đừng hâm nóng quá !
Mãn Hà Chí nhìn gã thanh niên, thấy y có vẻ như khách quen trong quán, bèn nói:
- Bằng hữu hãy dùng tạm rượu của tại hạ. Chờ hâm nóng xong cũng lâu đấy !
Thanh niên không khách sáo, tự rót rượu ra bát, uống một hơi cạn:
- Hà ! Rượu uống được lắm !
Rồi giơ tay cầm bình rót nữa, liên tiếp năm lần, không đổi sắc diện:
- Tửu lượng bằng hữu khá lắm nhỉ. Mỗi lần uống mấy bát ?
- Không biết nữa. Đệ không tính bát, nhưng chừng mười, mười hai bình gì đó.
- Chà, dữ vậy ? Tại hạ chỉ một bình là đủ.
- Đời bây giờ không say thì tỉnh làm gì ? Mấy anh cầm quyền đó tài ba gì đâu, chẳng qua chỉ nhờ vài thủ đoạn chính trị vặt mà lên, chẳng đángcho ta phục.
Y lấy tay che miệng, ra vẻ như lỡ lời, nhưng lại ghé sát tai Mãn Hà Chí:
- Nếu Osaka lại chiến tranh với Edo lần nữa thì huynh đứng về phe nào ?
Mãn Hà Chí cũng say. Hắn nhớ trước đây đã chiến đấu dưới cờ Osaka nên đáp ngay không do dự:
- Osaka !
- Hoan hô ! Vậy mừng ông bạn mới !
Thanh niên vừa nói vừa lấy tay vỗ vào lưng Mãn Hà Chí, tay kia cầm bình rượu rót nữa:
- Đệ xin tự giới thiệu:
Điểu Sơn Minh, quận Isai. Chắc huynh đài từng nghe danh Điều Quang Trích Mộ, chưởng ấn quân nhu trong phủ ? Bạn đệ đấy ! Tướng quân Hà Quang Anh cũng là chỗ thân hữu, biết nhau từ thuở hàn vi. Mấy tay kia, Huỳnh Quan Phát, Bộ Mịch Lâm Phong, đoàn trưởng vệ binh trong phủ, biết cả, nhưngđệ ít giao du.
Tính họ không dễ dãi thoải mãi như anh em mình, giao du không sướng !
Uống xong bát rượu, anh chàng cao nhỏng tự xưng là Điểu Sơn Minh kia làm như hối hận đã tiết lộ nhiều điều không nên nói, lấy tay chùi mép:
- Nhưng huynh là ai ? Đệ chưa rõ quý danh tính ...
Mãn Hà Chí tuy không tin, nhưng nghe những điều y vừa nói, cũng mừng gặp được tay quyền thế, bèn khoa trương:
- Bằng hữu có nghe danh Cổ Môn kiếm phái bao giờ chưa ?
Điểu Sơn Minh gật gù:
- Có nghe qua !
- Sư phụ tại hạ là Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc, ba mươi năm trước danhtrấn giang hồ. Bây giờ tiên sinh ở ẩn nhưng những đường kiếm bí truyềnngười tạo ra để truyền lại cho tại hạ hết ...
- Quả không ngoa ! Đệ thoạt trông đã biết ngay huynh phải là tay kiếm sỹ có hạng! Cử chỉ khoan hòa nhưng ẩn tàng một phong cách hiên ngang. Dámhỏi tôn tính đại danh là gì ?
- Tại hạ là Cát Xuyên Mộc, đồng môn với Y Tô Gia Nghĩa.
- Chà, đây là Cát Xuyên Mộc đấy ư ?
Mãn Hà Chí thót ruột, định rút lại lời nói, thì gã thanh niên kia đã quỳ mọp xuống chân bàn, khấu đầu làm lễ:
- Dám xin các hạ tha lỗi cho kẻ ngông cuồng này đứng trước Thái Sơn màkhông biết ! Qúy tính cao danh vang dội võ lâm, ai nghe cũng phải kínhnể. Nhưng đây là lần đầu tiên tại hạ được bái yết tôn nhan, làm sao biết được ! Thật là đắc tội, đắc tội !
Mãn Hà Chí ngạc nhiên khoan khoái. Hắn không ngờ cái tên Cát Xuyên Mộcnổi danh đến thế ! Nếu anh chàng Điểu Sơn Minh này là bạn bè hay thânthích gì với Cát Xuyên Mộc thì thật khó xử, đến phải so kiếm, nhưng sựthể đã ra thế này, âu là trời định, bèn lên giọng kẻ cả:
- Bất tất phải đa lễ. Nếu bằng hữu khách sáo như thế thì làm bạn sao được.
- Xin đa tạ ! Mong rằng những lời nói ngông cuồng của tại hạ không làm rác tai các hạ.
- Thôi mà ! Bằng hữu cứ coi ta như bạn thiết, chuyện đó chẳng hề gì.
- Càng để ý càng thấy đại huynh đúng là tay cao thủ. Nhưng vẫn không hiểu sao đại huynh chưa có chức vụ gì quan trọng ?
- Ta dành thì giờ chú tâm vào việc luyện kiếm. Vả lại cũng ít giao du ...
- Như vậy, đại huynh không muốn ai biết hoặc không thích giữ địa vị gì chăng ?
- Không hẳn thế ... Ta cũng muốn mang tài ba ra giúp đời, nhưng chưa gặp cơ hội.
- Nếu chỉ có thế thì có gì khó ! Cổ Môn kiếm vang chấn thiên hạ, tiểu đệ lại quen biết nhiều, chỉ sợ đại huynh không ưng, chứ nếu muốn, tiểu đệxin hết lòng giúp.
Mãn Hà Chí không nói gì. Chờ lúc sau, Điểu Sơn Minh lại tiếp:
- Chiều mai đệ có hẹn với Hà Quang Anh tướng quân. Đệ xin tiến cử đạihuynh lên Hà tướng quân xem sao. Hà tướng quân là bạn cũ, chắc thế nàocũng thuận.
Mãn Hà Chí mừng thầm trong bụng nhưng bên ngoài ra vẻ lãnh đạm. Hắn gọi tửu bảo trả tiền. Điểu Sơn Minh lo lắng:
- Thế nào, đại huynh tính sao ?
- Chỗ này trống trải chả nên nói những chuyện ấy. Ta đi tìm nơi khác kín đáo hơn.
Điểu Sơn Minh thở phào nhẹ nhõm:
- Vậy xin đưa đại huynh đi.
Hai người tới một khu ăn chơi, đủ loại ca lâu tửu quán. Mãn Hà Chí muốndẫn Điểu Sơn Minh vào một quán rượu sang trọng nhưng y gạt đi, nói những nơi đó đắt tiền mà không thoải mái. Y đề nghị đến cuối xóm, vào một khu thanh lâu mà thương vụ phát đạt, theo y, chỉ riêng đèn mỗi đêm tiêu thụ cũng đến hàng trăm thùng dầu thắp.
- Rồi đại huynh xem, chỗ này nhiều thứ lạ, đáng tiền lắm. Khách làng chơi vẫn gọi là Lạc Hoa Mộng.
Mãn Hà Chí vẫn ngại phải chi nhiều, nhưng thấy không khí phóng túng quyến rũ, nên tặc lưỡi theo luôn.
Họ vào một căn nhà làm trên bờ hào sát chân thành có rạch ăn thông rabiển. Mỗi khi thủy triều lên, nước tràn tới, đập vào những cột gỗ cắmlàm kè phía sau nhà kêu phì phọp. Ở trên lầu nhìn xuống, nếu chú ý,người ta thấy cả những con cáy con còng, gọng đổ như son, chạy ngang dọc trên bùn tìm mồi. Mãn Hà Chí rùng mình ghê sợ, có cảm tưởng như đấy lànhững con nhện độc. Khu Lạc Hoa Mộng này đông dân thật ! Trời mới xếchiều mà đã thấy vô số các nàng nhộn nhịp trong ngõ. Đôi khi cũng bắtgặp một khuôn mặt trẻ trung, nhưng phần lớn đều xấp xỉ tứ tuần, phấn son không che dấu được nỗi buồn trong khóe mắt hay vẻ tiều tụy của thânhình.
Điểu Sơn Minh giải thích:
- Nhiều người đến đây chỉ cốt tìm hoa. Dĩ nhiên là thú vui xác thịt đầydẫy ra đấy, nhưng nếu đại huynh muốn hưởng những thú vui tao nhã cũngkhông phải là không có.
Vào một đêm đông tuyết rơi đầy đất, ngồi với các nàng nghe thủ thỉ tâmtình thì cuộc đời các nàng cũng đáng thương lắm ! Đa số do hoàn cảnh đưa đẩy buộc phải làm nghề này, có người trước là phi tần trong cung lãnhchúa hoặc con em những kiếm khách danh tiếng một thời, vì cha anh thấtsủng hoặc chết trận mà thành bơ vơ. Nhiều nàng tài hoa rất mực nhưng sốkiếp long đong, thật đáng thương ! Nghĩ cho cùng, như đại huynh thấyđấy, ở đời này chố ô uế, rác rưởi thiếu gì những cánh hoa rụng !
Mãn Hà Chí mặc cho Điểu Sơn Minh gọi rượu và chọn những nàng chiêu đãi. Y xem ra nhiều kinh nghiệm và từng trải nên Mãn Hà Chí tin tưởng lắm.
Qua một đêm hoan lạc, sáng hôm sau cả hai dậy trễ. Mãn Hà Chí nghe mệtmỏi trong mình, có ý muốn về nhà trọ, nhưng Điểu Sơn Minh giữ lại:
- Đại huynh ở lại đến chiều đã.
- Để làm gì ?
- Đệ đã nói chiều nay có hẹn với Hà tướng quân, nhân thể tiến cử đại huynh.
Quên rồi sao ? Bây giờ đến thì sớm quá, vả đại huynh chưa cho biết điều kiện.
- Ta chẳng muốn đòi hỏi nhiều.
- Không nên ! Tay kiếm sĩ danh tiếng như đại huynh không nên nhún nhường quá.
Đòi ít, người ta coi thường đi. Đệ đòi ba ngàn gia. lúa một năm, đại huynh nghĩ sao ?
- Cũng được, tùy bằng hữu.
Buổi chiều trời mùa đông chóng tối. Xóm Lạc Hoa này ở ngay dưới chânthành, bị bóng thành che khuất nên người ta có cảm tưởng đêm đến mauhơn.
Mãn Hà Chí và Điểu Sơn Minh dẫn nhau ra khỏi xóm thì lác đác đã có nhàlên đèn. Qua cầu treo vào thành, đi một thôi đến khu gia cư thanh lịch,Điểu Sơn Minh chỉ một ngôi biệt thự lớn, tường cao vây kín, vườn cây rậm rạp bao quanh, bảo đó là tư thất của Hà tướng quân. Gió chiều trở lạnh, hơi men tan dần, cả hai rét run như cầy sấy.
- Hà Quang Anh trước cũng chẳng có gì, như đệ thôi, nhưng nhờ được người tiến dẫn, bây giờ thành công như thế ! Nào, bây giờ đệ xin vào yết kiến Hà tướng quân để tiến cử đại huynh. Nhưng ... - Điểu Sơn Minh ngậpngừng - nhưng ... phải có cái gì ra mắt chứ ?
Mãn Hà Chí biết rõ, cầu cạnh chuyện gì cũng cần chút lễ, nên không ngần ngại:
- Tất nhiên ! Tất nhiên !
Bèn rút túi tiền vàng trong bọc ra, đếm một số đưa cho Điểu Sơn Minh.
- Hà tướng quân địa vị cao trọng, đại huynh cũng nên liệu cái lễ thế nào coi cho được ...
Mãn Hà Chí ngần ngừ. Điểu Sơn Minh vội trấn an:
- Xin cứ yên tâm. Nếu Hà Quang Anh không nhận, đệ sẽ mang lại trả đạihuynh, lo gì. Vả lại đệ quen biết rất lớn, không người này thì ngườikhác, ở đây thiếu gì kẻ giúp đỡ chạy việc, chỉ cần tiền trà nước phảichăng.
Mãn Hà Chí dốc số vàng ra tay, giữ lại một đồng, còn trao cả cho Điểu Sơn Minh:
- Đây, ta chỉ mang theo có thế. Bằng hữu gắng làm cho được !
- Đại huynh cứ yên tâm.
- Thế ta đứng đây đợi hay sao ?
- Đợi cũng được, nhưng không biết bao giờ mới xong. Đêm lạnh, hay đại huynh cứ về nghỉ, mai sẽ gặp.
- Ở đâu ?
Điểu Sơn Minh do dự một lúc.
- Bãi đất trống vẫn dùng diễn trò và hát rong gần chợ cửa Nam, đại huynh biết chứ?
- Biết !
- Hay cứ chờ tiểu đệ trong quán rượu, chỗ gặp nhau hôm qua ấy.
- Cũng được.
Điểu Sơn Minh bỏ tiền vào bọc, giơ tay từ biệt. Y thong thả bước quacổng ngôi biệt thự, dáng điệu đầy tự tin. Mãn Hà Chí gật gù, trong lòngkhông nghi ngờ gì nữa:
“Anh chàng này quả có quen Hà Quang Anh thật !”.
Và đêm hôm ấy, trong phòng trọ, hắn mơ thấy cảnh xa mã dập dìu.
oo Hôm sau Mãn Hà Chí lò dò đến bãi đất hoang vùng ngoại ô sớm lắm. Cỏcòn ướt sương. Gió sáng gây gây lạnh. Các chủ sạp trong chợ đã bắt đầuchuyển hàng từ những gian lều xiêu vẹo ra ngoài, xếp la liệt trên chiếu.
Mãn Hà Chí la cà quanh bãi đất trống, đảo mắt nhìn quanh, chú ý tìm anhchàng họ Điểu. Quán rượu mở cửa, hắn vào chọn một chỗ khuất trong gócngồi nhìn ra ngoài, quan sát khách qua lại. Ngồi lâu không ăn uống gìbất tiện, hắn gọi một bình rượu nhỏ nhâm nhi, đợi mãi đến chiều vẫnkhông thấy Điểu Sơn Minh đến. Mãn Hà Chí hơi thất vọng, tự an ủi:
“Chắc bận chuyện gì, có lẽ mai hắn mới đến”. Hôm sau, Mãn Hà Chí lại tới quán, lòng thấp thỏm. Chờ đến khi mặt trời ngả bóng, uống hết hai bìnhrượu cũng không thấy Điểu Sơn Minh đâu, hắn chột dạ. Sự nghi ngờ bắt đầu nhen nhúm. Lúc phố chợ lên đèn và các quán trong bãi rục rịch che liếp, Mãn Hà Chí rầu rầu bước ra thất thểu về phòng trọ. Ngồi một mình trongphòng vắng đâm lo nghĩ vẩn vơ, đôi lúc hắn tự bắt mình lầm bầm nguyềnrủa thằng lừa gạt và bực bội vì đã quá tin người, nhưng vẫn cố bám lấytia hy vọng vẫn còn le lói:
“Hay nó ốm ? Chắc thế ! Thằng ấy xem ra cũng không đến nỗi nào !”.
Ngày thứ ba, Mãn Hà Chí lại mò đến quán rượu, loanh quanh bên ngoài mộtlúc rồi mới bước vào. Thấy chủ quán, hắn làm bộ vui tươi che nỗi ngượngnghịu:
- Rượu quán này ngon lắm ! Ta mê rồi đó !
- Khách quan đợi người quen ?
- Phải, một người tên Điểu Sơn Minh, mới quen ở quán này đấy.
- Có phải anh chàng cao và gầy như cây tre miễu không ?
- Chính thị.
Chủ quán hỏi thêm chi tiết, Mãn Hà Chí không giấu diếm.
- Thế hắn nói đi chạy việc cho khách quan rồi ăn cắp hết tiền ?
- Không, hắn không ăn cắp. Ta đưa cho hắn nhờ vận động giúp với tướngquân Hà Quang Anh, tìm một chân kha khá trong phủ đấy chứ ! Hắn bảo tađợi ở đây chờ kế t quả.
Chủ quán nhìn Mãn Hà Chí, thương hại:
- Khách quan đợi hắn đến trăm năm cũng chẳng gặp !
Mãn Hà Chí nhướng lông mày:
- Sao lão biết ?
- Thì ở đây ai còn lạ gì ! Hắn lừa không biết bao nhiêu người rồi. Khuchợ này thiếu gì những kẻ như Điểu Sơn Minh. Trông dáng điệu và cách ănnói của nó, tưởng quan khách cũng biết mà đề phòng rồi chứ ! Thật rủi,bây giờ biết đâu mà tìm ?
Mãn Hà Chí vừa buồn vừa thẹn. Chủ quán ái ngại:
- Thôi, khách quan cũng chẳng nên buồn. Của đi thay người, ai mà luônluôn giữ miếng được ! Bạn bè còn không tin thì biết tin ai ?
Nhưng Mãn Hà Chí không phải chỉ buồn mà thôi. Hắn lo ngại thực sự. Cả số tiền coi như mất hết, kéo theo bao nhiêu hy vọng đặt vào đấy:
nào phì mã với khinh cừu, kẻ hầu người hạ, nghênh ngang trở về làng cũ. Bây giờ biết nói làm sao với mẹ, với Oa Tử ?
Nhìn những người qua lại chẳng khác gì những con rối trước mặt, hắn ngẩn ngơ như mất hồn.
- Còn cách này - Tiếng chủ quán kéo hắn về thực tại - nhưng không chắcgì kết quả. Khách quan thử tìm ở chỗ hay làm trò rong xem. Gần đấy cómột sòng bài, tụi nó hay tụ họp, tên lưu manh ấy có tiền, thế nào cũngla cà vào đó sát phạt.
Mãn Hà Chí mừng rỡ đứng bật dậy:
- Phải lắm ! Cảm ơn lão quán. Khu trò rong ở về phía nào nhỉ ?
oo Mãn Hà Chí đi vòng ra phía sau chợ, đến một chỗ có hàng rào nứa vâyquanh; Trên các cột trồng rải rác từng quãng, cờ đuôi nheo màu sặc sỡtreo tứ tung bay lật phật trước gió. Một cái cổng dựng sơ sài cạnh câyphướn cao, buộc tấm vải đỏ dài chừng ba sải tay viết la liệt những hàngchữ đen khoe sự lành nghề của nhà ảo thuật trứ danh nhất Osaka, nhữngcọp những gấu mới bẫy được và bao nhiêu trò lạ khác. Bên cổng đặt cáitrống lớn, một người cởi trần trùng trục chít khăn đầu rìu, đóng khố,tay cầm dùi đánh liên hồi lên mặt trống. Tùng ... tùng ... tùng ... Đứng cạnh là một gã trạc tam tuần, da mặt sần sùi như vỏ cam sành, miệnglưỡi dẻo quẹo luôn mồm mời chào, níu người này kéo người nọ, thỉnhthoảng lại đưa tay thu tiền những kẻ hiếu kỳ vào xem và đẩy họ qua cổng.
Mãn Hà Chí đi qua đám làm trò rong, bọc về phía sau, thấy một khoảng đất vuông bằng cái sân nhỏ, quây chiếu tứ bề. Nhìn qua khe chiếu, vô sốngười ngồi đứng, chỉ trỏ cãi cọ Ồn ào. Tiếng chửi thề tục tĩu vang ratận bên ngoài.
Đang phân vân, bỗng có kẻ đến đằng sau vỗ vai:
- Muốn chơi hả ?
Mãn Hà Chí giật mình quay lại. Tên kia cười hì hì, cầu tài:
- Đánh bạc không ?
Mãn Hà Chí gật đầu. Hắn trỏ một cái cửa hẹp, cũng có chiếu che, nếu không để ý thì không biết.
- Vào đi !
Bên tường, xung quanh tấm vải bố lớn, con bạc ngồi xổm thành vòng tròn lố nhố.
Thấy khách lạ, nhà cái ngừng tay quay ra. Mọi người ngoái cổ lại nhìn.Một người yên lặng đứng lên nhường chỗ. Mãn Hà Chí do dự rồi đánh bạohỏi:
- Điểu Sơn Minh có đấy không ?
- Điểu Sơn Minh ? Cữ này không thấy hắn lại. Chuyện gì đấy ?
- Liệu hắn có đến không ?
- Mẹ ! Thằng này hỏi lẩn thẩn, bố ai mà biết được. Có chơi thì ngồi xuống.
Nghe giọng nói xách mé, Mãn Hà Chí ngại, ấp úng:
- Xin lỗi, xin lỗi ... Ta ... ta muốn tìm Điểu Sơn Minh ... Xin lỗi !
- Không chơi hả ? Mẹ ! Mất thì giờ. Đi chỗ khác mà tìm !
Mãn Hà Chí giật lùi về phía cửa. Nhưng một tay anh chị đã chống tay đứng dậy tiến đến trước mặt:
- Ê, không được ! Đâu có dễ dàng thế ! Không chơi cũng phải trả tiền chỗ.
- Ta không có tiền.
- Không có tiền ? Vậy mày đến đây làm gì ? Định ăn cắp hả ? Không trả chúng ông đánh bỏ mẹ !
Mãn Hà Chí nóng mặt:
- Tụi này láo ! Ai ăn cắp ?
Và làm bộ để tay vào đốc kiếm. Tên anh chị cười hô hố:
- Thôi đi ! Nếu chúng ông sợ thì đâu còn sống đến ngày nay ở cái đất Osaka này !
- Này, ta không giỡn. Các chú có biết ta là ai không ?
Tiếng cười càng to, đầy chế giễu:
- Ai biết mày là thằng chó đẻ nào ! Là ai thì cũng phải trả tiền chỗ.
- Ta là Cát Xuyên Mộc, đệ tử chân truyền của đại kiếm sĩ Cổ Tư, chưởng môn kiếm phái Cổ Môn ...
Mãn Hà Chí nói một hơi, tưởng xưng danh Cát Xuyên Mộc thì bọn kia phảingạc nhiên bỏ ngay thái độ hỗn láo. Ngờ đâu, tên anh chị chẳng nói chẳng rằng, nhổ bãi nước bọt đánh bẹt một cái xuống đất, quay gọi đám đông:
- Ê, tụi bay coi thằng khùng này nó lắp bắp gì đây này ! Để xem ...
Mãn Hà Chí rút kiếm đánh soạt, dùng đầu mũi kiếm chích vào mông tên anh chị, khiến hắn nhảy lên la hoảng:
- Á à ... thằng này ...
Mọi người nhốn nháo. Có kẻ vơ tiền trên chiếu bạc. Tiếng kêu la, tiếngchửi tục ồn ào như chợ vỡ. Thừa lúc lộn xộn, Mãn Hà Chí lẻn qua khechiếu che, chuồn ra ngoài nấp sau một cái thùng rỗng. Bọn du côn chianhau đổ đi tìm, may sao không để ý đến chỗ hắn nấp. Hắn nín thở ngồi thu lu ở đó, một lúc yên tĩnh trở lại mới hoàn hồn. Hắn để ý nghe ngóng,đưa mắt nhìn quanh, bỗng thấy một khe hở gần hàng rào nứa, cỡ con chó to chui lọt, đồ chừng mình cũng có thể chui được, bèn len lén bò vào. Bêntrong tối thui. Thì ra đó là cái gầm sàn gỗ của bọn làm trò dạo. Hắn nép mình sát đất, cứ thế bò, một lát sau mới ra khỏi sàn gỗ.
Nơi này gần đống rác, vắng vẻ không có ai. Mãn Hà Chí đứng dậy phủi sạch quần áo, sửa lại đầu tóc rồi giả bộ như khách nhàn du, ung dung vừa đivừa nhìn ngắm. Có điều hắn trông người đàn ông nào có dáng cao gầy gầycũng từa tựa Điểu Sơn Minh cả !
Đứng trước một cái dàn tre căng tấm da hổ lớn Mãn Hà Chí dừng lại sau một đám đông.
Tấm da hổ dường đã cũ, nhiều chỗ trụi cả lông nhưng vẫn còn nguyên cảđầu và chân, nhe nanh giơ vuốt. Trong lều tranh tối tranh sáng, hìnhchúa sơn lâm tuy chỉ là tấm da nhưng cũng cho hắn một cảm giác ghê ghêrờn rợn. Bỗng có tiếng nói rất quen của hai ông bà già cách chỗ hắn đứng vài người làm hắn chú ý dỏng tai nghe.
- Con cọp này chết rồi phải không cậu ?
Tiếng ông già trả lời, ra vẻ hiểu biết:
- Dĩ nhiên chết rồi ! Đây chỉ là da nói. Mắt nó sáng thế kia nhưng là mắt thủy tinh, không phải thật !
- Thế sao ở bên ngoài hộ quảng cáo là cọp mới bẫy được ? Làm cứ như là còn sống!
- Ối dào ! Quảng cáo ấy mà ! Họ cũng thêm thắt đôi chút chứ !
- Đâu được ! - Bà già nói có vẻ tức giận - Thế là nó lừa mình. Ra đòi lại tiền.
- Thôi, bà đừng vẽ chuyện, người ta cười cho.
- Ai cười ? Mình làm gì mà họ cười ? Mình có phải là trẻ nít đâu mà để chúng lừa như vậy ! Cậu không đòi, ta đòi.
Bà già vùng vằng đi ra. Ông lão cũng quay lại. Vừa lúc tấm vải dùng làmcửa lều mở cho khách mới vào, ánh sáng bên ngoài chiếu rõ mặt hai ông bà lão. Mãn Hà Chí nhận ngay ra mẹ mình và cậu Ngô, vội quay đi để tránhnhưng không kịp nữa, cậu Ngô đã trông thấy hắn.
- Ai như thằng Mãn Hà Chí ! Phải Mãn Hà Chí đấy không ?
Bà Hồ Điểu ngạc nhiên tột độ, quay nhìn em:
- Cái gì ? Cậu nói cái gì thế ?
- Thằng Chí, Mãn Hà Chí, bà không thấy ư ?
- Đâu ? Đâu ? Cậu chỉ trông gà hóa cuốc !
Mãn Hà Chí nghe cậu và mẹ nói về mình, không biết nghĩ sao, cúi đầu thật thấp, lủi vào đám đông trốn mất.
- Tôi thấy nó rõ ràng mà ! Nó vừa đứng đây, nhưng sao bây giờ không thấy nữa !
Kìa, nó chạy kia kìa !
- Thật không ? Thật nó không ? Bớ Mãn Hà Chí !
Cậu Ngô vừa lôi chị vừa chạy ra cửa. Mấy năm sau này, bà Hồ Điểu langthang đây đó tìm con, ăn ngủ thất thường lại gặp sương gió nên yếu đi,không còn được như trước.
- Khoan, khoan ! Cậu làm ta ngã chết bây giờ !
Mọi người nhìn hai ông bà già ngạc nhiên. Họ không biết ất giáp gì nhưng cũng chạy đến giúp, đỡ bà già ra cửa.
Mãn Hà Chí vừa chạy vừa quay lại nhìn, thấy mẹ và cậu đuổi theo, miệng gọi tay vẫy rối rít:
- Mãn Hà Chí ! Mãn Hà Chí ! Ta đây mà, sao lại chạy ?
Mãn Hà Chí phân vân. Hắn dừng lại một lát rồi nghĩ thế nào lại cắm cổnhảy ra khỏi hàng rào nứa. Cậu Ngô nhất định đuổi theo, miệng không ngớt gọi tên hắn. Bà Hồ Điểu run rẩy chạy theo sau. Bỗng bà lấy hết sức, gân cổ gào lớn:
- Bớ làng nước ! Thằng ăn cắp ! Nó ăn cắp của tôi ! Bắt lấy nó !
Thế là người ta rầm rầm đuổi theo. Vài thanh niên khỏe mạnh rút bậy câysào hoặc quơ vội cái cán chổi, chạy theo đám đông, ồn ào như bắt giặc.Mãn Hà Chí bị bao vây tứ phía. Họ nắm cổ hắn, dìm đầu xuống, tống chovài quả thụi.
- Bắt được nó rồi ! Nó ăn cắp của bà lão cái gì ?
- Nó giật túi tiền. Bà già mất hết cả tiền.
Mỗi người nói một câu chờ bà lão đang lệt bệt chạy tới. Sẵn gậy, họphang ngay cho tên ăn cắp một trận. Mãn Hà Chí kêu la, trần tình. Mặc !Không ai nghe, không ai tin hắn !
Khi bà Hồ Điểu đến nơi, bà mệt nhoài thở không ra hơi, hổn hển ôm lấy Mãn Hà Chí:
- Con ! Con ! Mẹ đây mà ! Sao con lại chạy thế con ?
Ai nấy trố mắt kinh ngạc:
- Thằng này là con bà đấy à ?
Bà Hồ Điểu quay lại đám đông, dang hai tay ra như để che cho Mãn Hà Chí đứng sau lưng, trả lời đứt quãng:
- Dĩ nhiên ... dĩ nhiên là con lão. Không con lão thì ai vào đấy !
- Thế sao bà lại hô hoán là thằng ăn cắp ?
- Lão không kêu thế thì sao bắt được nó ! Lão kêu bắt nó chứ có kêu đánh nó đâu ?
Các người thật vô duyên, vô tích sự !
Mọi người cười ồ. Cậu Ngô phải đứng ra cảm ơn, giải thích, đám đông mớigiải tán, nhưng ai cũng cho bà lão nhiều mưu trí. Hú vía, chậm chút nữathì Mãn Hà Chí không gãy tay cũng thành tật rồi !
Bà Hồ Điểu nắm cổ áo con trai, kéo vào ngôi đền gần đó. Hắn líu ríu đi theo, quần áo xốc xếch. Cậu Ngô thương hại bảo:
- Bà đừng làm thế ! Nó lớn rồi, đâu còn là con nít nữa.
Bà Hồ Điểu trừng mắt:
- Cậu biết gì ! Con ta ta phải dạy. Cậu lo việc của cậu ấy. Mãn Hà Chí, mày vào đây !
Cả ba vào sân đền. Đền vắng, ít người lễ bái, bỏ hoang lâu ngày, khe đálót sân đã có rêu xanh và cỏ mọc. Bà ấn đầu Mãn Hà Chí bắt nằm dài rasân rồi bẻ một cành cây mềm làm roi.
- Mãn Hà Chí ! Mày có còn là con ta nữa không ? Sao gặp mẹ và cậu lại chạy ?
Mày đâu phải ở lỗ nẻ chui ra ?
Nói xong bà quất roi vào lưng hắn. Mãn Hà Chí không thấy đau. Bà già yếu rồi, đánh như phủi bụi, nhưng nước mắt hắn tuôn ràn rụa. Hắn đã làm cho mẹ đau lòng nên không cầm được hối hận.
- Ta tưởng mày chết mất xác ở đâu rồi, không ngờ còn gặp tại Osaka này.Thật xấu hổ ! Đồ vô tích sự ! Mấy năm nay sao không về cúng giỗ ông bà,mà cũng không thư từ thăm hỏi gì người đã sinh ra mày ? Mày có biết cảnhà ai cũng lo lắng vì mày không ?
Sau mỗi câu, bà lại quất cho Mãn Hà Chí một roi. Hắn khóc như đứa trẻ:
- Xin mẹ tha tội. Con biết lỗi và hối hận lắm. Thật con không có ý muốntrốn mẹ và cậu nhưng bất ngờ quá, con sợ và xấu hổ không dám gặp mặt.
Bà Hồ Điểu mủi lòng, quay đi chùi dấu nước mắt. Tuy già nhưng lòng cương nghị vẫn không giảm, bà không muốn đứa nghịch tử biết sự mềm yếu củalòng mình.
- Hừ ! Mày nói có lỗi và xấu hổ không dám về nhà. Vậy chắc trong những năm qua, mày làm nhiều điều xằng bậy lắm ?
Cậu Ngô không nhịn được, xen vào:
- Thôi bà ! Bắt nó khai thì lại đau lòng thêm, ích gì cơ chứ ?
- Cái cậu này ! Đã bảo mặc xác ta, việc gì đến cậu ? Đàn ông mà nhunhược thế thì dạy ai được ? Thân phụ nó qua đời, ta là mẹ phải biết giáo dục nó chứ ! Mãn Hà Chí, cho ngồi dậy, nhìn vào mặt ta đây !
- Dạ.
Mãn Hà Chí quần áo xốc xếch, mặt nhem nhếch những bụi đất và nước mắt,lồm cồm bò dậy nhưng hắn vẫn không dám nhìn thẳng mặt mẹ. Lòng sợ mẹ từtấm bé khiến hắn coi bà là một thần linh, ra oai tác phúc thế nào cũngđược. Sự thiếu sót bổn phận làm con trong gia đình và dòng họ khiến hắncảm thấy tội nặng thêm và mặc cảm ấy làm hắn sợ hãi.
- Mãn Hà Chí ! Hãy kể ta nghe trong những năm xa nhà, mày ở đâu ? Làmnhững gì điếm nhục đến cha ông ? Nói cho thật, ta cấm mày không được bỏsót.
- Dạ dạ ...
Mãn Hà Chí kéo vạt áo lau nước mắt, sụt sịt kể chuyện đã qua, từ khithua trận Sekigahara vào nương náu nhà Ôkô, rồi vì giết tên Chu KếPhong, phải bỏ đi lưu lạc ở Ibuki, ăn nhờ ở đậu trong quán rượu của Ôkô, sau bị bạc đãi, uất hận ra đi như thế nào, nhất nhất kể lại hết. Tuynhiên vẫn giấu không cho mẹ biết thời kỳ hắn làm phu vác đá cực khổ ởcông trường, may vớ được món tiền rồi bị lừa ra sao. Kể xong hắn khócsướt mướt, cảm thấy nhẹ nhõm sau khi thú tội.
Cậu Ngô nghe chuyện, thỉnh thoảng lắc đầu:
- Hừ ... hừ ... thật không ngờ ...
Bà Hồ Điểu thương con tuy không lộ ra nét mặt:
- Mày làm những điều thật xấu xa, nhưng đã biết hối, thôi cũng được !Thế bây giờ làm ăn gì ? Trông quần áo cũng không đến nỗi ... Chắc cóviệc làm rồi chứ ?
- Dạ có.
Hắn đáp ngay không suy nghĩ, nhưng lại vô chữa:
- Ấy không ! Con muốn nói là không có việc đều đặn.
- Vậy lấy gì sống ?
- Con dạy võ, đánh kiếm.
Bà khách tỏ vẻ mừng rỡ, mặt tươi hẳn lên. Quay sang cậu Ngô, bà nói:
- Này cậu, cháu cậu có phải con giòng không ? Nó dạy đánh kiếm đấy !
Cậu Ngô vui vẻ gật đầu:
- Phải chứ ! Con nhà tông mà ! Dòng Hồ Điểu nhà ta, đời nào cũng có người khí phách. Lầm lỡ chút đỉnh, bỏ qua được.
Cả hai ông bà cười vui vẻ làm Mãn Hà Chí cảm thấy kiêu hãnh.
- Này con !
Giọng bà dịu hẳn lại.
- Dạ.
- Con học kiếm của ai ?
- Của Cổ Tư Nhiễm Chúc.
- Chà ! Đó là tay đại kiếm sĩ, sao nhập môn đó được ?
Nét mặt bà Hồ Điểu càng thêm rạng rỡ. Mãn Hà Chí muốn làm vui lòng mẹ,rút trong bọc ra tờ chứng thư, lấy ngón tay cái bịt tên Cát Xuyên Mộc đi rồi khoe:
- Mẹ coi đây này !
Bà Hồ Điểu chăm chú đọc hàng chữ, giơ tay định cầm lấy để xem cho rõ thì Mãn Hà Chí đã vội giấu ra sau lưng:
- Đấy, mẹ coi, mẹ cần gì phải lo lắng cho con.
Bà cười vui vẻ:
- Ừ, ta biết. Cậu Ngô xem, ta nói có đúng không ? Ngay từ khi còn nhỏ,ta đã bảo nó khôn lắm, có phần hơn cả thằng Thạch Kinh Tử và những đứakhác. Bây giờ kiếm sĩ rồi đó, có bằng cấp chứng minh hẳn hoi chứ đâuphải dở.
Bà sung sướng quá, nói văng cả nước bọt. Mãn Hà Chí cũng vui lây cáisung sướng của mẹ, quên dùng ngón tay để che tên, giơ tờ chứng thư đếntrước mặt cậu. Cậu Ngô đọc giấy chứng nhận tên Cát Xuyên Mộc, lấy làmlạ, hỏi:
- Mà sao không đề tên mày lại đề Cát Xuyên Mộc. Cát Xuyên Mộc là ai ?
- À ... à ... đấy là biệt danh cháu !
Hắn ấp úng đáp.
Bà Hồ Điểu nhìn con:
- Cái tên Hồ Điểu Mãn Hà Chí không đủ danh giá sao mà phải lấy tên khác ?
- Dạ ... dạ ... Danh giá lắm chứ, nhưng ... nhưng ... - hắn nghĩ nhanhtìm cớ - nhưng vì con đã phạm nhiều tội quá, nêu danh ấy ra sợ mangtiếng.
- Ừ ừ ... thôi được, thế cũng được ! Chúng ta tin mày. Từ khi mày đi đến giờ, mày biết chuyện gì xảy ra ở làng không ?
Hắn lắc đầu. Bà đem chuyện gia tộc nhà Hồ Điểu bị sỉ nhục ra sao, Oa Tửkhông về làm dâu bà, bỏ đi theo Thạch Kinh Tử làm bà và cậu Ngô suốt mấy năm nay phải đi tìm chúng rửa hận. Bà kể lại hết, lúc đầu còn ôn tồnsau không giữ được xúc động, giọng bà the thé, mắt đẫm ướt.
Ngồi nghe mẹ nói, đầu hơi cúi, Mãn Hà Chí thấy lòng xốn xang vô hạn.Điều hắn quan tâm nhất không phải là danh dự gia tộc hay kiếm phái tôngmôn mà chính là mối tình của Oa Tử đối với hắn. Như mẹ nói thì Oa Tử đối với hắn thật không còn tình nghĩa gì nữa, và Thạch Kinh Tử chỉ là thằng phản bạn. Sự ghen tị đã có từ lâu trong lòng hắn bây giờ lại được dịpbùng lên. Hắn nghiến răng nhìn mẹ:
- Có thể thế được sao ?
Bà Hồ Điểu cho rằng con mình vì thấy danh dự tông môn bị xúc phạm nêntức giận, lấy làm bằng lòng lắm. Bài học đã có kết quả, bà đăm đăm nhìnMãn Hà Chí:
- Bây giờ mày đã rõ hết chuyện, và cũng hiểu tại sao chúng ta ở tuổi này đáng lẽ được quyền nghỉ dưỡng già lại phải bôn ba như thế này. Làm conphải hết sức rửa mối nhục của gia đình, tổ tiên. Chừng nào chúng takhông giết được hai đứa đó, chúng ta không trở về làng vì không còn mặtmũi nào đứng trước bàn thờ của dòng họ Hồ Điểu.
Mãn Hà Chí cúi đầu, thấm thía những lời nói đầy phẫn khích ấy.
- Còn con nữa. Không trả xong mối thù này con cũng không nên về Miyamoto làm gì.
- Con không về ! Con không muốn về làng nữa !
- Không phải chuyện ấy. Ý ta muốn nói con phải giết cho được hai đứa đó trước khi về cáo gia tiên. Nghe rõ chưa ?
Mãn Hà Chí lí nhí:
- Dạ dạ con xin làm.
- Xem chừng mày không lấy gì làm hăng hái lắm ! Sao ? Mày sợ không đủ sức hay sao ?
Cậu Ngô tiếp lời:
- Cháu đừng lo, cậu sẽ giúp một tay.
- Cả mẹ mày nữa. Ta già rồi nhưng còn đủ sức. Ta nguyền sẽ lấy đầu chúng nó mang về làng để mọi người cùng biết họ Hồ Điểu không dễ gì chịunhục. Mày có thề rửa mối nhục ấy không, Mãn Hà Chí ?
- Dạ có.
- Vậy tốt ! Cậu Ngô, đứng ì ra đấy à ? Lại đây khen cháu cậu đi ! Nó thề sẽ giết chết thằng Thạch Kinh Tử và con Oa Tử để rửa hận đấy !
Cậu Ngô không biết nói gì, cứ nhắc đi nhắc lại như cái máy:
- Tốt ! Tốt ! Vậy tốt ...
Xem chừng đã thỏa mãn, bà Hồ Điểu chống tay đứng dậy, nhưng bà nhăn mặt đau đớn:
- Ối, ối, đau quá !
- Gì vậy chị ?
- Ngồi lâu, đất lạnh và ẩm, phong thấp nó lại hành tôi đây !
Mãn Hà Chí nhìn mẹ. Trong một lúc, tình thương và lòng hiếu thảo dào dạt, hắn đến bên mẹ:
- Mẹ để con cõng.
- Con cõng ta ư ? Con tôi ngoan quá !
Hai tay bà ôm cổ con trai, nước mắt sung sướng tràn ra trên đôi má nhăn nheo, chảy xuống gáy Mãn Hà Chí:
- Đã lâu lắm, mấy năm rồi cậu Ngô nhỉ ! Cậu Ngô, con tôi nó cõng tôi đây này !
Mãn Hà Chí cũng sung sướng. Một cảm giác lạ lùng hắn chưa từng có bao giờ chạy khắp cơ thể. Hắn nhún nhảy bà lão trên lưng, nói:
- Mẹ nhẹ quá nhỉ ! Nhẹ quá ! Không như tảng đá ở công trường.