Say Mộng Giang Sơn

Chương 123: Có 1 lịch sử gọi là đồng thoại



Sở Cuồng Ca cười nói:

- Ngươi làm sao mà chúng ta kính một chén rượu lại không dám uống? Khỏi cần phải nói gì, riêng chuyện ngươi có thể từ chối lời mời của Tiết tướng quân, đưa mấy người chúng ta tới đây uống rượu, hành động như vậy có mấy người làm được. Nói thẳng ra, nếu người bọn họ mời là ta, ta cũng không thể cam đoan, chính mình có thể từ chối bữa tiệc này, phụ lời mời của bọn họ!

Lê Đại Ẩn ngạc nhiên nói:

- Đại ca đang nói chuyện gì vậy?

Sở Cuồng Ca đem chuyện vừa rồi Dương Phàm từ chối lời mời của đám người Tiết Nột nói hết cho mọi người nghe. Lê Đại Ẩn kinh ngạc nói:

- Bao nhiêu người nghĩ hết cách, cũng không thể trở thành một phần trong bọn họ cùng chung chí hướng, cơ hội ngàn năm có một, ngươi… Ngươi không ngờ lại từ chối?

Ngụy Dũng cũng hơi hơi ra vẻ kinh ngạc và khâm phục nói:

- Tiết Nột là con trai của Tiết Nhân Quý danh tướng Đại Đường ta. Trong quân có mấy người được là môn hạ của Tiết tướng quân? Lý Trạm là con trai của Tiền tể tướng Lý Nghĩa Phủ, tuy Lý Nghĩa Phủ đã qua đời nhưng ông ta thời đó quản lý Lại Bộ Thượng Thư nhiều năm, không biết có bao nhiêu quan viên do một tay ông ta cất nhắc, ở trong triều đúng là cây to rễ ăn sâu.

Dã Hô Lợi là con rể của Võ Lâm Vệ Đại tướng quân Lý Đa Tộ, Địch Quang Viễn là công tử của Đông quan Thị Lang Địch Nhân Kiệt. Vương Đổng Kiểu là con trai đích tôn của Thái Nguyên Vương thị! Dương huynh đệ ngươi đều đã biết, nếu như ngươi được bọn họ yêu mến mà chấp nhận, con đường sau này cũng không thể lường hết được.

Dương Phàm bất đắc dĩ nói:

- Chúng ta uống đang cao hứng, tại sao lại nói sang chuyện này. Các vị huynh trưởng không có thế gia để dựa vào, nhưng chẳng vẫn vượt trội xuất sắc đó sao?

Lã Nhan nghe xong đặt chén rượu xuống thở dài:

- Dương huynh đệ, ngươi ngây thơ quá! Không sai, chúng ta ở trong quân đúng là cũng đảm nhiệm một chức quan. Nhưng cũng phải biết chúng ta so với bọn họ đổ bao nhiêu công sức, cố gắng gấp bao nhiêu lần? Cùng lập chiến công như nhau, so với thân thế bọn họ như vậy chúng ta sao bằng được, hiện tại cao nhất cũng chỉ làm đến chức một Lữ soái?

Những điều này mấy người trong bọn họ ai cũng giữ ở trong lòng, mọi người không khỏi đều gật đầu, thở ngắn than dài không dứt.

Lê Đại Ẩn nói:

- Đúng thật vậy! người ta có một người bố tốt, so với chúng ta được thăng quan dễ dàng. Chúng ta đều là thường dân thấp cổ bé họng muốn ngẩng được đầu lên thật không dễ. Lê Đại Ẩn ta, nếu cũng có người thân như vậy thì hồi đó đâu phải chịu bị cấp trên ức hiếp, làm sao liên lụy đến Sở đại ca…

Hắn ngừng một lát lại liếc nhìn Ngụy Dũng một cái, chỉ vào hắn cười nói:

- Tuy nhiên nhắc đến xuất thân cũng không thể vơ đũa cả nắm. Ha, ha! Chúng ta là thường dân thấp cổ bé họng, Ngụy tam không như thế. Ngụy tam cũng xuất thân từ gia đình quyền quý, luận về thân thế, những người kia so với hắn chả đáng là gì. Hắn ngược lại còn bị liên lụy. Không thì, chỉ cần hắn bình thường đi theo Trình Vụ Đĩnh tướng quân dẹp loạn Tây Đột Quyết, trận chiến khi ấy, chỉ có năm trăm quân ứng chiến với ba nghìn kỵ binh đã lập công lớn. Hiện giờ cũng có khi đã được thăng làm Lang tướng rồi.

Dương Phàm nghe xong thật bất ngờ, hỏi:

- Hả? Không biết xuất thân của Ngụy Tam ca thế nào?

Ngụy Dũng không kịp ngăn, Lê Đại Ẩn đã nhanh mồm nói trước, lúc này nghe Dương Phàm hỏi như vậy, một chút do dự, lại cúi mặt cười một tiếng:

- Ta là người của gia tộc Cự Lộc, ông tổ là Ngụy Công, Tên húy một chữ Trưng!

Dương Phàm ngẩn ra kính nể hẳn lên nói:

- Hóa ra Ngụy Tam ca là con cháu của Trịnh Quốc Công? Thất kính, thất kính!

Trịnh Quốc Công chính là Ngụy Trưng. Tại sao Ngụy Tam hắn là con cháu của Ngụy Trưng mà thành trở ngại cho con đường thăng quan tiến chức của gã? Chuyện này phải nhắc đến câu chuyện quân thần nổi tiếng giữa Lý Thế Dân và Ngụy Trưng, sử sách ghi chép đây là một đôi quân thần mẫu mực của đời trước, trong trường hợp này mối quan hệ giữa hai người không đơn giản như trong sử sách ca tụng?

Thật ra thì đúng là không phải như thế.

Ngụy Trưng tất nhiên có tài, nhưng dưới trướng Lý Thế Dân nhân tài đông đúc, không thiếu người tài. Ngụy Trưng so với Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối kém hơn một chút. Khi Lý Thế Dân phát động Huyền Vũ môn, giết hại huynh đệ, chiếm ngôi Hoàng đế, vì sao lại ra sức chiêu dụ ông ta? Nguyên nhân chủ yếu là vì: Yêu cầu chính trị.

Khi đó Đại Đường bên trong bên ngoài đều không yên ổn, Lương Sư Đô và các thế lực cát cứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, bè đảng của Lý Kiến Cát, Lý Nguyên Cát còn lại rải rác khắp nơi, cựu thần nhà Tùy và các thế lực phản Vương quy thuận lòng người chưa yên. Đại quân Đột Quyết chỉ trong gang tấc như hổ rình mồi. Lúc này nội bộ bên trong Đại Đường nhất định không thể loạn, Lý Thế Dân phải tranh thủ ủng hộ của toàn bộ mọi thế lực.

Vào thời đó, thế lực lớn nhất của Đại Đường là gì? Là sĩ tộc Sơn Đông (Thế gia hào tộc ở phía đông Thái Hành Sơn) Ngụy Trưng chính là Ngụy thị Cự Lộc Bắc Hà thuộc nơi đó, từ Bắc Tề tới nay chính là một danh gia vọng tộc trong sĩ tộc Sơn Đông.

Sĩ tộc Sơn Đông thế lực vô cùng to lớn. Lý Thế Dân vừa muốn lợi dụng vừa phải phòng bị. Dựa vào ai để khống chế sĩ tộc được đám trí thức Đông Thái Hành Sơn? Đương nhiên là phải dùng hào kiệt Sơn Đông. Hào kiệt Sơn Đông vào lúc cuối đời nhà Tùy, thiên hạ đại loạn, đã lũ lượt tập hợp nhau lại dựng lên lãnh tụ của Sơn Đông nghĩa quân. Bọn họ sau khi hàng Đường thì chuyển thành địa chủ mới nổi dậy ở Sơn Đông.

Ngụy Trưng xuất thân từ sĩ tộc Sơn Đông, coi như là một thành viên của sĩ tộc, đồng thời ông lại là thủ lĩnh nghĩa quân tham gia cuộc khởi nghĩa Ngõa Cương trại, cũng là một trong những thành viên hào kiệt Đông Sơn. Hiện giờ ông lại là mưu thần quan trọng nhất của thế lực đông Lý Kiến Thành, cho nên nếu thu phục được ông thì thật là tạo thêm thế lực vây cánh. Lý Thế Dân nhìn rõ được như vậy, làm sao mà có thể không dùng ông cho được.

Tuy nhiên Lý Thế Dân chỉ là lợi dụng Ngụy Trưng để khống chế sĩ tộc Sơn Đông đồng thời lôi kéo các hào kiệt Sơn Đông, mục đích chặt hết thế lực của thái tử Lý Kiến Thành. Nhưng bản thân việc này trên bình diện khác cũng tạo cho hắn không ít trở ngại.

Ví dụ như Lý Thế Dân muốn nhân dịp Trung Nguyên nội loạn mà đoạt lại bốn quận Liêu Đông đã bị Cao Cú Lệ chiếm giữ, liền bị Ngụy Trưng phản đối kịch kiệt. Một khi tuyên chiến, khu vực Sơn Đông sẽ đứng mũi chịu sào, thuế má lao dịch tất yếu bị tăng thêm, ảnh hưởng đến toàn bộ lợi ích của khu vực Sơn Đông. Lý Thế Dân vì bị Ngụy Trưng can ngăn đành buông tay không tấn công Cao Cú Lệ, nói là Lý Thế Dân bị Ngụy Trưng khuyên can, không bằng nói Lý Thế Thế Dân thấy rõ sự phản đối kịch liệt của toàn bộ thế lực ở Sơn Đông.

Về sau Lý Thế Dân lại có ý lên Thái Sơn phong thiện (thời xưa chỉ vua chúa lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất)). Ngụy Trưng lại kiên quyết phản đối nói rằng hành động này hao tài tốn của. Việc này đương nhiên là hao tài tốn của nhưng nguyên nhân sâu xa bên trong của việc Ngụy Trưng phản đối là bởi vì toàn bộ mọi thế lực ở Sơn Đông đều không muốntập đoàn Quan Lũng đại diện cho Hoàng đế nhân cơ hội phong thiện để xâm nhập thế lực, tiến hành tranh giành quyền lợi ở Sơn Đông.

Lý Thế Dân biết rất rõ thế lực chống lưng cho Ngụy Trưng như thế nào, mà hắn mới đăng cơ quốc gia chưa yên, không thể đối đầu với luồng sức mạnh mãnh liệt này, cho nên hết lần này đến lần khác không thể không đồng ý với “Những khuyên can thẳng thắn mạo phạm” của Ngụy Trưng. Tuy nhiên về phía Lý Thế Dân lấy “Nhẫn nhịn thành Phật” nhưng đồng thời lửa giận trong lòng cũng không ngừng mà tích tụ.

Bề ngoài hai người vẫn như trước rất ăn ý, trước mặt bàn dân thiên hạ diễn một vở kịch chính trị “Minh quân và hiền thần”. Lý Thế Dân xưng đế được mười năm, thiên hạ dần dần ổn định, thế lực của hắn ngày càng mạnh, giá trị lợi dụng của Ngụy Trưng đã không còn nhiều, bắt đầu bị hắn tiến hành loại trừ, ra tay làm làm suy yếu thế lực của tập đoàn Sơn Đông.

Sau khi Ngụy Trưng chết, Lý Thế Dân cùng con gái ông kết thành thông gia, chuyện này vốn có thể là cái kết tốt đẹp cho vở kịch chính trị giữa hắn và Ngụy Trưng. Không ngờ lúc này liên tiếp xảy ra hai sự việc có liên quan đến Ngụy Trưng. Lửa giận tích tụ nhiều năm của Lý Thế Dân cuối cùng đã bộc phát ra.

Việc thứ nhất là: Vốn hai trọng thần Hầu Quân Tập và Đỗ Chính Huân đều do Ngụy Trưng ra sức tiến cử trước sau lần lượt đều gặp chuyện không may. Một người bị giáng chức, một mưu phản bị giết hại. Lý Thế Dân bắt đầu hoài nghi Ngụy Trưng tiến cử hai người kia rốt cuộc là có xuất phát từ công tâm không. Chuyện thứ hai là: Hắn lại nghe được một chuyện nữa khiến hắn không thể nhịn được. Hóa ra Ngụy Trưng mỗi lần trình tấu chương khuyên can thánh ý đều sao thêm một bản đưa cho Chử Sử quan ghi chép lại lưu truyền hậu thế. Chuyện Lý Thế Dân giết huynh đệ ép cha thoái vị vẫn là một tâm bệnh của hắn. Hắn nhiều lần can thiệp vào sử sách bóp méo sự thật, nhiều lần hỏi xem sử quan đã ghi lại những chuyện gì, ngay cả những chuyện sinh hoạt hàng ngày, nhất định phải tự mình xem qua một cái mới yên tâm, chính là vì lo sợ nguy cơ những chuyện phi đạo nghĩa này sẽ bị ghi chép lại.

Mà nay lại nghe nói Ngụy Trưng cố tình làm nên chuyện này. Ngụy Trưng muốn làm cái gì? Hắn nghĩ muốn lợi dụng sử sách làm ô danh ta sao? Cái gì có thể nhịn được chứ chuyện này thì không thể, lửa giận đọng lại nhiều năm trong lòng Lý Thế Dân giống như núi lửa bạo phát! Giận đến không kìm chế được, Lý Thế Dân cầm theo một chùy sắt tự tay đập nát bia mộ của Ngụy Trưng, việc hôn nhân tự nhiên cũng không thành.

Mặc dù năm Trinh Quán tthứ mười tám , Lý Thế Dân lần đầu tiên thân chinh dẫn quân đánh Triều Tiên bị thất bại, ngay sau đó liền một lần nữa lại lập bia Ngụy Trung để an ủi gia quyến của ông, tuy nhiên chỉ là muốn giữ thể diện cho mình, tạo dựng hình ảnh thương tiếc hiền thần, đúng là một vở diễn chính trị khác. Hôn sự cũng không có nhắc đến nữa, con cháu Ngụy gia vẫn bị đối xử lạnh nhạt như trước.

Trăm ngàn năm qua, giai thoại giữa Lý Thế Dân và Ngụy Trưng “minh quân , hiền thần” được truyền tụng, tán dương, có ai biết bên trong cũng như nhau chỉ vì danh lợi, nhịp nhàng phối hợp ăn ý. Một câu chuyện truyền thuyết điển hình về minh quân và hiền thần, một đôi chính khách lợi dụng lẫn nhau.

Đây là một loại lịch sử được gọi là đồng thoại.

Không may chúng ta đều biết lịch sử thường chỉ là một câu chuyện cổ tích hoặc là thần thoại. Giống như chuyện Nghiêu Thuấn Vũ truyền ngôi, che dấu thiên hạ chuyện máu chảy đầu rơi, bức vua thoái vị, dùng vũ lực mà tranh đoạt cướp ngôi. Mà trong đồng thoại chỉ nói tới chuyện Vương tử và Công chúa trải qua cuộc sống hạnh phúc giản dị.

Ngụy Dũng thở ngắn than dài nói ra cay đắng phải chịu trong những năm gần đây. Mấy người nghe xong đều suy tư, chỉ có Dương Phàm lại nâng chén nói:

- Tiểu đệ từ chối Vương Đô Úy, mọi người còn vì tiểu đệ mà tiếc nuối, giờ nghe xong chuyện của Ngụy Tam ca, tiểu đệ lại thấy mình làm vậy thật không sai!

Hắn nhìn quanh nói:

- Quân thần ngàn đời, một câu chuyện giai thoại, bên trong cũng không đơn giản như vậy huống chi ta và người? Nếu như không cùng chí hướng, không cùng đạo, vậy thì chỉ bởi vì tiểu đệ có kỹ thuật đánh cầu xuất sắc, do đó chư vị tướng quân Tiết, Địch ưu ái, sao thật sự được bọn họ kính trọng chứ?

Gia đình giàu sang phú quý cũng là từ người bình thường mà thành, ngàn năm trước bọn họ chắc gì đã không phải là kẻ nghèo hèn? Ta khuyên mọi người chớ có coi thường bản thân mình, chỉ cần chúng ta tận tâm cố gắng, ngày sau trong thiên hạ chưa chắc đã không có ta và ngươi hô mưa gọi gió!

Sở Cuồng Ca nghe được những lời hào khí này liền nâng chén nói:

- Tiểu Phàm nói có lý! Mọi người cụng ly vì ngày sau, chúng ta thống trị thiên hạ!

- Cạn!

- Cạn!

- Cạn!

Rừng cây mùa thu, trên toàn lầu nhỏ trong phường Quy Đức có bảy người, bảy chén rượu cụng mạnh vào nhau.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv