Mặc dù trấn Châu Môn rất náo nhiệt nhưng thôn Châu Môn vẫn tĩnh lặng như mọi khi.
Nhà họ Châu có ảnh hưởng rất lớn ở Kim Lăng, còn những người trong võ lâm rất kính trọng Châu Khiếu Uyên, không ai dám đến làm phiền ông cụ.
Ngay cả những người ở cấp bậc tông sư cũng chỉ đến thăm một lần rồi đi.
Nhưng có một người ngoại lệ, đó là Tiêu Sinh, được Châu Khiếu Uyên giữ lại ở nhà.
Tiêu Sinh vốn đến để giải thích giúp Lý Dục Thần, ông ta tưởng Châu Khiếu Uyên thực sự muốn tập hợp cả võ lâm để đối phó với Lý Dục Thần.
Lúc đầu, Châu Khiếu Uyên cũng không chắc Tiêu Sinh và Lý Dục Thần có quan hệ như thế nào nên không dám nói thật với ông ta, hai người suýt nữa thì đánh nhau.
May mà cả hai đều là những người đứng đầu võ đạo, tu dưỡng tâm tính tốt, đã sống hơn trăm năm rồi, tính tình không đễ nóng nảy như những người trẻ tuổi, cuối cùng cũng nói rõ rằng.
Châu Khiếu Uyên giữ Tiêu Sinh lại ở nhà.
Nam Châu Bắc Tiêu ở chung một nhà, vui vẻ hòa thuận, cũng được coi là giai thoại đẹp trong giới võ lâm thiên hạ
Lý Dục Thần đến thôn Châu Môn, nghe Bách Phú Minh kế lại đoạn này thì trong lòng cũng thực sự cảm động.
Anh hỏi thăm tin tức của Đồng Hạo, Châu Khiếu Uyên nói: "Bọn tôi đã điều tra những người đến trấn Châu Môn rồi, tạm thời chưa phát hiện ra tung tích của Đồng Hạo”
Tiêu Sinh nói: "Đồng Hạo tung hoành trăm năm, tu vi cực cao, nếu lão ta cố ý che giấu tung tích thì không ai tìm ra được lão ta đâu."
Châu Khiếu Uyên gật đầu nói: "Tôi cũng tin rằng lão ta đã đến rồi. Không chỉ vì Dục Thần, chuyện bí cảnh Huyền Vũ mở ra không thể không có sức hấp dẫn đối với một đại ma đầu như Đồng Hạo được”
Lý Dục Thần hỏi: "Tôi cũng nghe người ta ở trấn rên nói về bí cảnh Huyền Vũ, chuyện này là thế nào?"
Châu Khiếu Uyên nói: "Thực ra đây cũng không phải là bí mật gì, cái gọi là bí cảnh Huyền Vũ chỉ là nơi chôn vàng của Sở Vương, tìm được cũng chỉ là một đống của cải mà thôi.”
"Sở Vương chôn vàng?" Lý Dục Thần không hiếu.
Lâm Mộng Đình giải thích: “Thời Xuân Thu, Sở Uy 'Vương đánh Ngô Việt, thấy nơi này vương khí quá thịnh, có Long Hưng là tượng, Thanh Long là mộc, chỉ có kim mới khắc chế được nên sai người chôn vàng dưới đất để cắt đứt long mạch. Đây cũng là nguồn gốc của địa danh 'Kim Lăng'”
Châu Khiếu Uyên mim cười gật đầu nói: "Mộng Đình quả nhiên có học vấn, nói không sai. Kim Lăng là nơi long mạch tụ hội nhưng các triều đại xây dựng kinh đô ở đây đều là những triều đại ngắn ngủi, Đông Ngô 69 năm, Đông Tấn 100 năm, Nam triều Tống Tề Lương Trần cộng lại 170 năm, trung bình mỗi triều chỉ 40 năm, Đại Minh cũng 40 năm thì dời đô về phía bắc, Thái Bình Thiên Quốc chín năm, triều đại trước cũng chỉ ở đây 22 năm. Tương truyền tất cả đều là do Sở 'Vương chôn vàng ngăn cản long mạch gây ra."
“Năm đó, tổ tiên nhà tôi mở ra thịnh thế Hồng Vũ, định đô ở Kim Lãng, Lưu Bá Ôn từng khuyên Thái Tổ dời đô, chỉ vì vương khí Kim Lăng không ổn định, 50 năm ắt có đại biến. Thái Tổ bèn sai người đào khắp Kim Lăng nhưng không tìm thấy nơi Sở Vương chôn vàng, vì vậy sinh nghĩ Lưu Cơ. Lưu Cơ chợt xin từ quan về quê, sống ở quê cho đến cuối đời."
"Sau đó Thái Tổ đã tiến hành xây dựng lớn, xây dựng tường thành, tăng thêm vương khí cho Kim Lăng Trước khi mất, ông ta đã nói với con cháu rằng, nếu rong vòng 50 năm sau khi lập quốc mà thiên hạ thái bình thì hãy đào mộ Lưu Bá Ôn lên, quất xác ba ngày, làm nhục ông ta một phen."
"Sau đó quả nhiên như lời tiên đoán của Lưu Bá. Ôn, Đại Minh mới thành lập được 40 năm thì xảy ra cuộc chiến Tĩnh Nan. Thành Tổ lên ngôi, sai người đào mộ Lưu Cơ, thấy trong mộ không có thi thể mà chỉ có một la bàn và một tờ tấu sớ, đề nghị nhân lúc vương khí Kim Lăng chưa dứt thì dời đô về phía bắc”
"Thành Tổ nghe theo lời khuyên, dời đô đến Yến Kinh, chỉ để lại một nhánh ở Kim Lăng, ông ta cầm la bàn, tìm kiếm nơi chôn vàng của Sở Vương trong truyền thuyết. Nhánh này chính là bọn tôi."
Mọi người nghe được bí mật như vậy thì đều vô cùng kinh ngạc.
Hóa ra nhà họ Châu ở Kim Lăng ngày nay là do Minh Thành Tổ để lại ở Kim Lăng, chuyên để tìm kiếm bí cảnh. Có lẽ là muốn tìm được nơi chôn vàng của Sở Vương, đào vàng lên, vừa có được kho báu, vừa thông được long mạch, một công đôi việc, sau đó dời kinh đô từ Yến Kinh trở về, từ đó quốc thái dân an.
"Than ôi, ai ngờ mấy trăm năm trôi qua, mọi thứ đã thay đổi, tất cả đều trở thành chuyện xưa rồi” Châu Khiếu Uyên thở dài: "Thực ra vào thời nhà Thanh, chúng tôi đã có một số phát hiện, nơi chôn vàng của Sở Vương hẳn là ở quanh hồ Huyền Vũ và núi Tử Kim. Đây cũng là nguồn gốc của truyền thuyết về bí cảnh Huyền Vũ. Đáng tiếc sau đó chiến tranh xảy ra, giang sơn hỗn loạn, nhà họ Châu cũng long đong lận đận, còn đâu tâm trí mà đi tìm bí cảnh. Quan trọng nhất là la bàn mà Lưu Bá Ôn để lại cũng bị mất trong chiến tranh."
"Vậy thì tại sao gần đây lại có lời đồn về việc bí cảnh mở ra?" Lý Dục Thần hỏi
Châu Khiếu Uyên nói: "Bởi vì có một số thuật sĩ hiểu thuật phong thủy vọng khí đã nhìn thấy tử kim long khí, tức là Kim Lăng lại đến thời kỳ vương khí Long Hưng. Điều này khiến truyền thuyết về bí cảnh năm xưa lại được lưu truyền trong giang hồ."
"Ngoài ra, mặc dù la bàn năm xưa của chúng tôi đã bị mất nhưng vẫn còn một cây kim định bàn trên la bàn. Chúng tôi đã tìm thợ giỏi, làm lại một cái theo hình dạng của la bàn mà Lưu Bá Ôn để lại rồi lắp kim định bàn vào. Mặc dù không bằng một phần vạn của bản gốc nhưng kim định bàn đó vẫn có thể chuyển. động, rất nhạy cảm với sự thay đổi của địa khí xung quanh”
"Gần đây, kim la bàn dao động không ngừng, tôi mang nó đi về phía bắc, càng gần Chung Sơn thì kim phản ứng càng lớn, đến bờ hồ Huyền Vũ thì kim bắt đầu rung chuyển dữ dội. Đáng tiếc, la bàn không phải là la bàn ban đầu nên không thể xác định chính xác vị trí cụ thể, càng không biết lối vào bí cảnh.”
Châu Khiếu Uyên nói xong thì lấy một la bàn từ két sắt trong thư phòng ra, đặt lên bàn.
Chỉ thấy kim chỉ nam ở trung tâm Thiên Trì của la bàn vẫn đang dao động.
Lý Dục Thần nhìn thấy la bàn thì sửng sốt, anh thấy la bàn này rất quen.
Đột nhiên, anh lấy một la bàn từ trên người ra rồi đặt lên bàn.
Chỉ thấy la bàn này và la bàn trên bản gần như giống hệt nhau, cách sắp xếp quẻ và phương vị 24 núi đều khác với la bàn trên thị trường.
Có điều la bàn của Lý Dục Thần trông cổ kính hơn một chút, hơn nữa trên mặt la bàn có khắc một vòng bùa chú không hiểu được.
Châu Khiếu Uyên kinh ngạc nói: "Cái này...Cái này là la bàn Lục Hư Luân Chuyển, sao lại ở chỗ cậu?"
Lâm Mộng Đình cười khúc khích nói: "Nếu anh thể hiện bản lĩnh của mình từ sớm thì mẹ em đã không cho anh ăn bám rồi?”
Châu Khiếu Uyên nói: 'Dục Thần, xem ra cậu có duyên với la bàn này, chẳng lẽ vương khi Kim Lăng phải ứng vào người cậu sao?"
Lý Dục Thần vội vàng xua tay nói: "Ông Châu, tuyệt đối đừng nói như vậy, tôi xuống núi vốn là để đoạn tuyệt với thế tục, kết quả càng lún càng sâu, hồng trần này khó mà thoát ra được, nếu lại dinh thêm vương khí gì đó thì đúng thật là biển khổ vô biên."
Châu Khiếu Uyên cười ha ha: "Dục Thần, duyên phận là thứ không theo ý cậu được, nếu đến thì cậu có trốn cũng không trốn được đâu!"