Trên đời này thật sự có xuyên không một cách hoàn hảo?
Có, Dương Uyển may mắn được trải nghiệm.
Đã nói mười năm học thuật, mười năm huyết lệ, Dương Uyển lại chọn con đường không có ai đi, cứ nhất nhất quyết tâm đi vào chỗ tối. Cuối cùng lại đơn thương độc mã chiến đấu suốt mười năm với một tên hoạn quan thời nhà Minh tên là "Đặng Anh" trong đống sách cũ nát.
Đặng Anh là một thứ tồn tại rất thần kì trong triều đại nhà Minh, tương truyền dung mạo tuấn tú, do chịu hình phạt nên chân sau bị tật, lúc phát tác, tính tình không được tốt cho lắm.
Ngoại trừ việc tướng mạo xuất chúng người người ca ngợi, những mặt khác đều đê tiện thấp hèn.
Lúc những người trẻ sửa soạn "Lịch sử thời Minh", chỉ muốn đem hết mấy lời ác ý xẻo thịt tróc xương gắn lên người hắn.
Nhưng sau này phụ thần Nội các Dương Luân thời nhà Minh, đoạn Trinh Ninh Niên Gian lại phát hiện trong tập văn của mình gọi Đặng Anh với cái tên "bạn thân".
Tài liệu sử sách quả thực nhiều vô số kể, biết người qua câu chuyện trên sách giấy vốn cũng chỉ là tưởng tượng.
Có thể nói là Dương Uyển dốc hết tâm huyết của mình vào học thuật, cuối cùng tốt nghiệp tiến sĩ năm hai mươi tám tuổi, và hoàn thành tác phẩm riêng của bản thân, cuốn sách mang tên “Truyện Đặng Anh”.
Nhưng quá trình này lại gian nan đến bất thường.
Đặng Anh cùng Vương Chấn, Uông Trực vẫn luôn ở cùng nhau trong triều đại nhà Minh gian ác.
Nhận định của giới học thuật đối với người này sớm đã được hình thành trong quá trình nghiên cứu lịch sử thời dân quốc. Đa phần những học giả sau này đều dựa trên những quan điểm ấy mà không ngừng mở rộng theo góc nhìn cá nhân.
Nhưng Dương Uyển không cho là như vậy.
Cô cho rằng đánh giá của Dương Luân dành cho Đặng Anh chính là điểm đột phá, một mực tìm tòi những dấu vết sống chân thực của người này trong trong đống tư liệu lịch sử một cách tỉ mỉ, cẩn trọng.
Những thành tựu trên phương diện kiến trúc, cuộc sống trong cung, sự tin tưởng của mọi người… Mặc dù có đối chiếu bổ sung so với người đi trước, nhưng phần lớn vẫn là bác bỏ những quan điểm ấy.
Công việc nghiên cứu học thuật hơn mười năm này, cô làm một mình rất cô đơn.
Lúc viết cuốn “Truyện Đặng Anh”, gần như là tự dựa vào sức mình, sau đó lại một mình phản bác lại cả giới học thuật.
Bản thảo bị bác bỏ hết lần này tới lần khác, trước và sau khi gửi đi thẩm tra cũng gặp không ít trắc trở.
May thay, đến cuối cùng thì cô vẫn tốt nghiệp một cách kiên cường.
Cũng giống như đa số nữ thạc sĩ ngồi nhàn nhã trong vòng tròn học thuật, quá trình tự làm khổ mình này của Dương Uyển khiến cô cảm nhận được niềm vui khi giao lưu với người không cùng thời đại, mà cũng vì thế mà cuộc đời của Đặng Anh bị cô giày vò đến cái nịt cũng không còn.
Dương Uyển cũng cho rằng, cuộc sống quan trường chìm nổi, tình bạn tình người của người này đã ghi chép đầy đủ hết trong sách, chỉ tiếc là thiếu một đoạn tình cảm, mặc dù trong các loại tài liệu vô căn cứ có rất nhiều, nhưng sự thật là không thể tra rõ thực hư.
Dương Uyển rất nuối tiếc chuyện này, có lẽ ông trời cũng thấy đáng tiếc.
Vậy nên ngày xuất bản cuốn sách “Truyện Đặng Anh”, trong một sân khấu hội nghị học thuật, cô đã xuyên không một cách xềnh xoàng như vậy đấy.
Trinh Ninh năm thứ mười hai, vừa hay khớp với thời gian ở lời mở đầu trong cuốn sách “Truyện Đặng Anh”.
Ở chương đầu, Dương Uyển viết như sau:
“Trong lịch sử thời nhà Minh, Trinh Ninh năm thứ mười hai là năm có nhiều biến chuyển nhất, thủ phụ nội các Đặng Di bị chém đầu, giống như triều nhà Minh chìm dài trong đêm tối cuối cùng cũng nhìn thấy được một tia sáng nhỏ, trong một năm này, rất khó để nói rằng cuộc đời của Đặng Anh là kết thúc hay là mới bắt đầu.”
Nếu cho Dương Uyển thêm một cơ hội nữa, cô nhất định sẽ không viết đoạn mở đầu một cách màu mè và nhàm chán như vậy nữa.
Nếu đổi một cách viết khác, vậy thì sẽ như sau: “Trinh Ninh năm thứ mười hai, trong phòng tra tấn ở một hòn đảo phía Nam, Đặng Anh và tôi có một hiểu lầm rất lớn, chàng cho rằng tôi là người con gái duy nhất trên thế giới này không rời bỏ chàng những năm cuối đời. Trên thực tế, tôi chỉ là một nữ học thuật biến thái muốn tìm kiếm thêm một chút tài liệu lịch sử từ chàng mà thôi.”