Công đứng trước cổng trường nơi mẹ thụ công tác. Anh hơi căng thẳng,định hút thuốc lại nhớ ra đây là trường học, đành phải bỏ qua ý nghĩđấy.
Những lời muốn nói cứ lặp đi lặp lại trong lòng, nhưng đợiđến lúc tan học, nhìn thấy mẹ Diệp thì đến hai chữ “Bác gái”, anh cũngkhông sao thốt ra được. Mãi một lúc lâu sau công mới cúi đầu nói nhỏ:“Có thể mời bác đến quán trà nào gần đây để nói chuyện không ạ?”.
Mẹ Diệp nhìn công, mặc dù rất tức giận nhưng cũng đồng ý.
Hai người đến một phòng riêng trong quán trà, công định rót trà cho mẹ thụlại bị bà đưa tay ngăn lại: “Không cần, tôi đến đây chỉ để nói với cậu,xin cậu từ nay đừng làm phiền con trai tôi nữa. Bây giờ nó đang rấttốt”.
Công khựng lại, rồi vẫn cố chấp rót đầy cốc trà, sau đócúi người, quỳ hẳn xuống. Mẹ Diệp kinh hãi, vội vàng đứng bật dậy: “Cậulàm gì thế?”.
Công: “Bác gái, bác là mẹ của Chiêu Ninh, bác cóđủ tư cách nhận một quỳ này của cháu. Cháu xin bác cho cháu được gặpChiêu Ninh”.
Mẹ Diệp: “Gặp nó? Sau đó thì sao? Để hai đứa contrai chúng mày tiếp tục làm bừa à? Uổng công lúc đầu ta con hy vọng cậuchăm sóc cho A Ninh, mắt ta đúng là mù rồi!”.
Tim công giật thót một cái, ngẩng đầu dậy, nghiêm túc nhìn mẹ Diệp: “Cháu biết chuyện nàyrất khó chấp nhận, nhưng cháu yêu Chiêu Ninh. Hơn nữa đối với Chiêu Ninh mà nói, sự đồng thuận của gia đình là vô cùng quan trọng, bởi vậy trước khi nhận được sự cho phép của bác, cháu sẽ không gặp cậu ấy. Cháu chỉhy vọng bác để cho chúng cháu ở bên nhau”.
Mẹ Diệp cười lạnh một tiếng: “Sự cho phép của ta? Lúc đầu cậu quyến rũ con trai ta, sao không thấy cậu xin ý kiến của ta?”.
Công nghẹn lời.
Mẹ Diệp: “Cậu không cần phải nói gì nữa, cậu cứ luôn miệng nói cậu yêu con trai ta, vậy thì xin cậu cách xa nó một chút”, nói xong bà liền quayngười rời đi.
Mẹ Diệp cho rằng đó là lần cuối cùng nhìn thấy mặt công rồi, nhưng đến ngày thứ hai vẫn thấy công đứng trước cổng trườngđợi mình. Công không chịu thua. Anh giống như đã bám chặt lấy mẹ Diệp,ngày nào cũng đến cổng trường đợi bà, cầu xin bà cho mình gặp thụ. Cứđợi như thế đến cả hơn nửa tháng, mưa to gió lớn cũng không bỏ cuộc. Cómấy lần tan học, mẹ Diệp thấy anh lạnh đến mức cứ run rẩy mãi khôngthôi, thế mà nhìn thấy bà là lại giống như được cổ vũ tinh thần, tiếptục tiến lên trước nói chuyện với bà. Mẹ Diệp bị làm phiền không chịunổi nữa bèn gọi điện thoại bảo chồng mình đến đón. Đối mặt với bố Diệp,công vẫn dùng câu nói cũ: “Cầu xin hai bác cho chúng cháu được ở bênnhau”.
Ngoài ra, cứ cách hai ba ngày là công lại gửi đến nhà họDiệp. Nào thuốc lá, nào rượu, nào quả hạch đào, nào nồi cơm điện, còn cả áo khoác lông vũ, toàn bộ đều gửi EMS đến tận cửa. Cứ tiếp tục thế nàythì đồ dùng cả năm đều không cần phải lo nghĩ nữa rồi. Chỗ người nhậncũng không đề tên thụ mà ghi thẳng tên mẹ Diệp. Thụ nhìn thấy đồ gửi cho mẹ mình thì nhận luôn, đợi đến tối bố mẹ về nhìn thấy, đọc được dòngchữ ghi địa chỉ người gửi toàn là tùy tiện ghi bừa mấy chữ, muốn trả lại cũng không được, lại không thể nói với thụ đây là đồ công gửi đến, chỉcó thể tự ôm bực tức vào người mà thôi.
Mặt khác, thụ ngoài mặt cũng rất an phận.
Đúng thế, chỉ là ngoài mặt.
Đường truyền internet bị cắt, số điện thoại cũng bị đổi. Điện thoại bàn thìđặt chế độ ghi nhớ danh sách số gọi đi, bố Diệp còn cố ý kiểm tra, không thấy có phát sinh số lạ. Thụ hằng ngày đều không ra ngoài, ở trong nhàđọc sách hoặc vẽ mấy bản thiết kế, đến giờ thì nấu cơm. Có điều cậukhông chủ động nói chuyện với bố mẹ, cũng không giống như trước đây cùng hai bậc phụ huynh ngồi trên sô pha xem tivi, cũng không hề cười nữa.Hơn nữa vào bữa cơm mỗi ngày, cậu đều kể cho bố mẹ mình nghe công làngười như thế nào. Từ chuyện gia đình cho đến công việc, lại đến thái độ quan tâm người khác của anh. Mỗi ngày lặp lại một lần. Từ lúc ban đầubố Diệp cứ nghe thấy là lại giận tím mặt cho đến bây giờ là bỏ ngoàitai. Ông xem như con trai mình chỉ đang xả bức bối trong lòng mà thôi.Đối với ông và mẹ Diệp mà nói, thụ không liên lạc với tên kia thì đã tốt lắm rồi. Tên kia muốn làm thế nào đều không quan trọng. Chuyện đó cólớn đến mấy thì sớm muộn gì cũng sẽ qua mà thôi.
Mắt chỉ thấy còn mười ngày nữa là sang năm mới, cuối tháng Một, trườnghọc cuối cùng cũng bắt đầu nghỉ đông. Mẹ Diệp rốt cuộc có thể thở phàomột hơi, không cần đi làm, cũng tức là có thể thoát khỏi sự đeo bám củacông rồi. Việc cậu đến tìm mẹ Diệp, cả hai vợ chồng đều giấu không chothụ biết. Cách nghĩ của bọn họ lúc này chính là cố hết sức làm lu mờ sựtồn tại của công. Có điều nói thật, bố mẹ thụ nhìn đứa con như người gỗcủa mình, trong lòng cũng không dễ chịu gì. Suốt cả ngày, có mỗi lúc ởbên bàn ăn kể chuyện về công là còn thấy thụ trông có tinh thần. Mà cứkhi nào bố mẹ nhịn không được nhắc đến chuyện này,, mắng mỏ cậu cũngđược, phân tích thiệt hơn cũng thế, lần nào thụ cũng rất chăm chú lắngnghe, không khóc lóc, cũng không quậy phá, chỉ là quỳ xuống dập đầu mộtcái, sau đó cầu xin bố mẹ tha thứ, cầu xin cho mình được ở bên công.
Bố mẹ thụ sắp phát điên rồi. Đã mấy lần, mẹ Diệp vừa lau nước mắt vừanghĩ, hay là cứ kệ chúng nó đi cho rồi. Nói với bố Diệp việc này, ônglại chỉ hút một đống thuốc, không nói năng gì.
Từ sau khi trường học nghỉ đông, công không đến trường, cũng không gửi đồ nữa, ngày ngàyanh tới trước cổng tiểu khu chỗ thụ ở đứng một lúc, ngóng một lúc. Banđầu là đến vào ban ngày, hai ngày sau bảo an của tiểu khu cho rằng anhlà ăn trộm định đến kiếm chác gì đó, suýt nữa đã báo cảnh sát bắt anh,thế là công liền chuyển sang đến buổi tối. Mỗi lần bị lạnh tới cả ngườirun lẩy bẩy, công lại nhìn lên những khung cửa sổ sáng đèn trong tiểukhu, cứ nghĩ đến khoảng cách giữa anh và thụ chỉ ngắn ngủi có từng ấythôi là anh lại không thấy lạnh nữa.
Có những khi công nhớ lạilần anh tỏ tình với thụ, anh cũng đứng trước của nhà trọ của thụ đợi cậu trở về như thế này. Lúc đó anh rất sợ, sợ trong phòng thực ra đã chẳngcòn lại gì, sợ thụ không chào mà đã đi luôn. Mà hôm nay, thụ có thật sự ở trong nhà không anh cũng không chắc chắn một trăm phần trăm nhưng trong lòng lại an tĩnh đến lạ.
Công nghĩ, chắc có lẽ vì tim mình đãbị thụ lấp tràn đầy, không còn khả năng dao động nữa rồi. Nếu nói có gìcứ quấy phá mãi trong lòng anh, thì đó chính là công thực sự vô cùng nhớ thụ, nhớ đến muốn phát cuồng rồi, nếu không thì sao có thể tối nào cũng chạy tới đây đứng ngẩn ngơ chứ. Ban ngày ít ra còn có thể đợi được bốmẹ thụ, buổi tối thì đến bóng người cũng chẳng thấy. Có điều vào ngàythứ sáu, công bất ngờ gặp được một người.
Lúc Viên Viên đến nhàhọ Diệp, bố mẹ thụ đang ngồi trước tivi xem phim, vừa thấy Viên Viên,trên mặt mẹ Diệp nở nụ cười đã lâu không thấy: “Viên Viên, sao cháu lạiqua đây?”.
Viên Viên cười tươi, giơ hai tay đang cầm một đốngtúi của cô lên: “Con vừa đi xem phim về. Mẹ nuôi, hạt dẻ rang đường mớira lò này, mua dành riêng cho mẹ đấy!”.
Bố Diệp: “Viên Viên đang nghỉ tết đấy à?”.
Viên Viên: “Chưa ạ, chỉ là vừa vặn cuối tuần, mẹ con bảo nhớ con nên mới về thôi ạ”.
Thụ đi từ trong phòng ra nhìn thấy Viên Viên đến chơi, miễn cưỡng nhếchkhóe miệng lên một chút, đi rót cho cô cốc nước. Viên Viên dường nhưhoàn toàn không nhận ra thanh mai trúc mã của mình có gì không ổn, cứlôi kéo cậu nói chuyện mãi.
Viên Viên: “A, cậu có biết không,tuần trước cuối cùng tớ cũng gặp được A Dương với vợ cậu ấy rồi! Vợ cậuấy nhìn nhỏ nhắn, xinh xắn lắm”.
Thụ: “Thế à?”.
ViênViên: “Ừ, bọn tớ còn cùng nhau đi ăn cơm nữa. A Dương nghe nói cậu vềnhà rồi, nói là cậu thật chẳng biết điều gì cả, cũng chẳng thèm tìm cậuấy uống cốc rượu. Không được, tớ phải gửi tin nhắn cho cậu ấy bảo tớđang ở chỗ cậu, chắc chắn cậu ấy sẽ gọi lại mắng cho cậu một trận choxem, ha ha”, nói xong cô liền lấy di động ra ấn bàn phím lạch cạch gửitin.
Quả nhiên chẳng mấy chốc đã nghe thấy nhạc chuông vang lên, Viên Viên vui vẻ nhấc máy: “A lô, A Dương…A lô…A lô…Không có sóng à?”.
Viên Viên nghi hoặc lắc lắc điện thoại, đi ra đến tận ban công mới tiếp tụcnói chuyện được. Qua một lúc, cô quay đầu vào phòng gọi thụ: “A Ninh, ADương muốn cậu nghe điện thoại này”.
Thụ đi đến nhận lấy điện thoại, nhẹ giọng gọi một tiếng: “A Dương à?”.
Đầu bên kia chẳng thấy có phản ứng gì.
Thụ nhíu mày: “A Dương? Cậu không nghe được à?”.
Đầu bên kia vẫn không có phản ứng.
Thụ: “A…”.
Người ở đầu bên kia hình như cười một cái, ngắt lời cậu: “Là anh”.
Thụ bất giác nắm chặt điện thoại. Từ lúc về nhà, cái dây luôn căng ra dường như đứt “phựt” một cái. Cậu muốn gọi tên anh, muốn nói mình rất nhớanh, muốn nói mình đã thú nhận với bố mẹ rồi, muốn hỏi Dương Thành lúcnày còn tuyết không…
Cậu có quá nhiều điều muốn nói với công, thế nhưng đến nữa câu cũng không sao thốt ra lời được.
Qua một lúc rất lâu, cậu nghe thấy công nói: “Bây giờ anh chỉ cách emkhoảng mộ nghìn mét thôi. Thụ từ từ dựa người vào tường, ngẩng đầu nhìnlên bầu trời vừa mờ ảo vừa xa xôi: “Sao anh lại đến đây?”.
Công: “Anh đến đón em về nhà”.
Mắt thụ đỏ hoe, thấp giọng nói: “Chúng ta hình như chưa từng đứng ở ban công phòng khách ngắm sao”.
Công: “Đúng thế. Em cũng biết đấy, anh rất sợ lạnh, cũng không thích ra ngoài”.
Thụ: “Vậy đợi ngày nào trời ấm lên một tý thì chúng ta cùng ngắm”.
Công: “Được”.
Thụ: “…Anh đợi em”.
Công chậm rãi thở ra một hơi, giống như đã hạ quyết tâm nào đó: “Không, là em đợi anh”.
Thụ nghe xong điện thoại đi vào, đưa di động cho Viên Viên. Ngoài đôi mắthơi hơi hồng, trên mặt cậu chẳng có biểu hiện gì khác thường. Mẹ Diệpnhìn con trai mình, lại nhìn Viên Viên, dường như định nói gì đó nhưngcuối cùng lại chẳng mở miệng. Viên Viên thấy thời gian cũng không cònsớm nữa liền chuẩn bị rời đi. Mẹ Diệp đột nhiên nói: “Viên Viên, để báctiễn con”.
Hai người đi xuống dưới nhà, mẹ Diệp cuối cùng cũng cất tiếng: “Cuộc gọi vừa rồi…”.
Viên Viên trầm mặc một lúc: “Mẹ nuôi, con…”.
Mẹ Diệp: “Hóa ra con cũng biết rồi”.
Viên Viên: “Hướng…Con nói người đàn ông đó, lúc con đến Dương Thành cũng cógặp. Hôm nay lại nhìn thấy trước cửa khu nhà chúng ta, anh ta liều mạngcầu xin con, nói là chỉ cần gọi một cuộc điện thoại là tốt lắm rồi…Mẹnuôi, xin lỗi, con…”.
Mẹ Diệp nhớ đến con trai mình, không khỏi thấy đau lòng: “Viên Viên, con nói xem, mẹ nuôi phải làm gì mới tốt đây…”.
Viên Viên cũng chẳng biết phải nói thế nào: “A Ninh, cậu ấy hình như gầy đinhiều quá…Mẹ nuôi, hai người cũng đừng ép cậu ấy quá…”.
ViênViên nhớ lại dáng vẻ cầu xin thành khẩn của công lúc nãy, mặc dù cô cũng không muốn thụ đi trên con đường này nhưng hai người họ yêu nhau đếnthế, bất kể ai cũng không nỡ chia rẽ.
Hai ngày sau, nhà họ Diệpvừa ăn xong cơm trưa thì nghe thấy tiếng chuông cửa kêu. Bố Diệp ra mởcửa, là một cặp vợ chồng trung niên không quen biết. Người phụ nữ quấntrên cổ chiếc khăn màu đỏ nhìn bố Diệp một chút, mỉm cười nói: “Chàoanh, chúng tôi là cha mẹ của Hướng Viễn, hôm nay mạo muội đến đây làmphiền là muốn giải quyết triệt để chuyện giữa hai đứa con trai nhà chúng ta”.