Tuân Nghị và Tuân Đan bị thuộc hạ của Lệ Thiên Lương trùm vải đen đưa về, dù sao bên trong Cô Tâm Phong thực sự chính là tổng bộ của cung Phù Mộng, làm sao có thể dễ dàng cho nhân sĩ chính đạo biết được.
Hiện tại, thời gian huynh muội Tuân gia mất tích đã qua hơn nửa tháng, Minh chủ Chính nghĩa minh Tuân Thiên Khoát ở thành Kim Lăng cũng đã bí mật xuất động lượng nhân lực lớn để tìm kiếm, nhưng cuối cùng vẫn không thu hoạch được gì.
Mà hơn mười ngày nay, Tuân Thiên Khoát cũng bận đến sứt đầu mẻ trán, vừa phải xử lí rất nhiều sự vụ trong liên minh, vừa là chuyện con cái nhà mình mất tích, cộng thêm việc ma đạo càng ngày càng hung hăng ngang ngược, ngầm có chút áp chế xu thế của chính đạo...
- Đủ rồi! Tuân Thiên Khoát hét to, hắn chỉ cảm thấy huyệt thái dương đang giật lên liên hồi.
Hắn nhíu mày nhìn nữ nhân đang không có hình tượng khóc rống lên níu lấy tay mình, cả nước mắt lẫn nước mũi đều dính vào nếp gấp lên tay áo, mặt Tuân Thiên Khoát càng đen hơn, cuối cùng nhịn không nổi vỗ bàn hét to.
Mấy ngày mọi chuyện đều không được thuận lợi, vốn dĩ hắn đã u phiền, nữ nhân này cũng không nhận ra sắc mặt hắn đang như thế nào, suốt ngày đêm gây phiền nhiễu, còn ngày ngày chỉ biết khóc lóc, nào có nửa phần uy nghiêm cùng khí độ của đương gia chủ mẫu đây!
Đây không phải là tư thái dè dặt thận trọng mà một nữ nhân nên có, không biết lúc trước làm thế nào mà hắn có thể cưới một thê tử như vậy.
Mỹ phụ đang khóc đến lê hoa đái vũ* bị tiếng quát bất thình lình làm cho giật nảy mình, nàng nhìn người đang ngồi ngay ngắn trên ghế, sững sờ vài giây rồi đột nhiên ngồi co quắp dưới đất, hơn nữa còn được một tấc tiến một thước mà ăn vạ.
*Lê hoa đái vũ: Hoa lê dính hạt mưa (Vốn miêu tả dáng vẻ khi khóc của Dương quý phi. Sau này được dùng để miêu tả sự kiều diễm của người con gái).
"Lão gia, người làm sao có thể... Làm sao có thể đối với thiếp như vậy, Nghị nhi cùng Đan nhi đều mất tích, sao lại không thấy người lo lắng cho chúng chứ? Ô ô ô..."
Tuân Thiên Khoát tức giận đập lên bàn liên tục mấy cái: "Ta không lo lắng sao? Nương tử nàng thật sự có thể trợn mắt nói dối như vậy! Chẳng lẽ ta chưa từng phái người đi tìm sao?
Phụ nhân u oán đến cực điểm: "Ô ô, toàn bộ Giang Nam cùng Bắc Vực rộng lớn đến thế, ai biết được bọn Nghị nhi ở nơi nào, người phái ra một ít người vậy làm sao đủ, theo thiếp nghĩ, người là Minh chủ Chính nghĩa minh, nên thông tri cho các môn phái thế gia dưới trướng hỗ trợ tìm kiếm, mà không phải giấu giếm..."
"Ba đứa con của Minh chủ Chính nghĩa minh đồng loạt mất tích. Chuyện như vậy có thể công khai sao? Nếu không che giấu bí mật này, bị người tà đạo biết được, tình cảnh của bọn Tuân Nghị sẽ càng thêm nguy hiểm!"
Vậy người nói nên làm sao bây giờ, mấy ngày nay thiếp ăn ngủ không yên, chỉ sợ Nghị nhi cùng Đan nhi xảy ra chuyện gì, người nghĩ xem Đan nhi còn là hoàng hoa đại khuê nữ*, nếu như... Ô ô ô..." Phụ nhân tức đến mức khóc đến nghẹn.
*Hoàng hoa đại khuê nữ: Người con gái lớn chưa lấy chồng.
"Nghị nhi, Đan Nhi! Nghị nhi, Đan Nhi! Tố nhi chẳng lẽ không phải nữ nhi của ngươi sao?!"
Phụ nhân giật giật mí mắt, cuống quýt khóc nói: "Ô ô ô, chỉ cần là nữ nhi do lão gia sinh ra, đều là con cái của thiếp thân..."
Tuân Thiên Khoát nhíu mày nhìn thê tử khóc tê tâm phế liệt, trong lòng dần nhu hoà lại, "Aiii, ngươi cũng đừng khóc nữa, lấy khăn lau nước mắt đi, ta sẽ tiếp tục nghĩ biện pháp!" Cuối cùng vẫn là lão thê cùng làm bạn với hắn mấy chục năm, con cái đồng loạt mất tích, rối loạn tâm trí cũng không trách nàng được.
Đúng lúc này, gã sai vặt ngoài cửa vội vã chạy tới bá, nói là bên ngoài cửa Tuân phủ có một nam một nữ đang nằm dưới đất, chính là đại thiếu gia cùng tam tiểu thư.
Tuân Đan rửa mặt xong, thay một bộ quần áo sạch sẽ, lại được nhìn thấy phụ mẫu nhiều ngày không gặp, mũi nàng chua xót, nước mắt mãnh liệt tuôn ra: "Phụ thân nương, Đan nhi khổ quá..." Một bước tiến nhanh đến ôm chặt bọn họ.
"Ngồi xuống rồi nói, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?" Tuân Thiên Khoát thấy hai người bình an vô sự, vội vàng hỏi ra nghi hoặc trong lòng.
Tuân Nghị chắp tay, cung kính nói: "Phụ thân, Lệ Thiên Lương bắt trói ba người chúng ta, muốn con và tam muội trở về nói một câu, để cho chúng ta rút nhân thủ đang bao vây bên ngoài cung Phù Mộng ở Giang Nam, nếu tiếp tục không kiêng dè vây quét phân bộ cung Phù Mộng của bọn họ, nàng sẽ gây bất lợi cho nhị muội."
Dĩ nhiên, Tuân Nghị và Tuân Đan đã sớm dặn dò nhau, khéo léo bỏ qua quá trình trong đó, bao gồm cả sự thật là bọn họ bỏ rơi Tuân Tố.
Ánh mắt Tuân Thiên Khoát cẩn thận đánh giá Tuân Nghị và Tuân Đan, định nhìn ra điều gì đó bất thường, nhưng chỉ thấy mặt mày Tuân Nghị tái nhợt còn Tuân Đan thì hai mắt đẫm lệ mờ mịt, thầm nghĩ Lệ Thiên Lương tính tình ác liệt, hai đứa nhỏ này nhất định là bị doạ sợ thôi.
Hắn cũng không truy cứu tất cả sự tình, vội vàng sai người mời lang trung xem xét thân thể cho hai đứa nhỏ.
Tuân Thiên Khoát đau đầu xoa huyệt thái dương, vấn đề trước mắt, chính là Tuân Tố đang ở cung Phù Mộng...
.......
"Tuân nhị tiểu thư, ngươi nói xem, phụ thân ngươi sẽ lựa chọn như thế nào đây?" Ánh mắt thăm dò của Lệ Thiên Lương gắt gao khoá chặt Tuân Tố trước mắt, giống như muốn nhìn thấu cả người nàng.
"Phụ mệnh khó trái*, là như thế nào, liền như thế đó." Trên mặt Tuân Tố không buồn cũng không vui.
*Phụ mệnh khó trái: Lệnh cha khó cãi.
"Thật sự bình tĩnh như vậy à? Tuân nhị tiểu thư lẽ nào không hận sao?"
"Ngươi có ý gì?"
"Theo bổn toạ được biết, Tuân nhị tiểu thư cũng không phải là đích nữ* của Tuân phủ..."
*Đích nữ: Con gái dòng chính trong gia đình.
"Vậy thì sao?"
"Phân lượng quá nhẹ, có thể sẽ bị vứt bỏ."
Hai người nhìn nhau không nói tiếp.
Một lúc lâu sau, Tuân Tố đột nhiên rũ mắt xuống nói: "Không sao cả, dù sao cũng chưa từng có ai để ý đến ta, việc này đã sớm thành thói quen rồi." Trong lời nói đều là sự thoải mái, tỏ vẻ không thèm để ý đến chút nào.
Mà Lệ Thiên Lương ngồi đối diện nàng, bản thân lại cảm nhận được một cỗ tịch mịch và cô đơn ập đến, mang theo một chút phiền muộn và thương cảm.
Lệ Thiên Lương lại từ trong lời nói của nàng nhận ra sự bi thương rầu rĩ mà nàng đang cực lực che giấu.
Giống như cô vậy, Tuân Tố đem lòng của nàng tầng tầng lớp lớp bao bọc lại, ngăn chặn bất luận kẻ nào cũng không thể nhìn ra tâm tình chân thực của bản thân, đem tất cả mọi người ngăn cách bên ngoài thế giới của nàng...
Lúc này, cô thật là ngoài ý muốn hiểu được nàng.
Lệ Thiên Lương nhướng mày lạnh nhạt nói: "Thật ra ngươi không cần phải như thế, rõ ràng ngươi rất chờ mong rất để ý cái gọi là máu mủ ruột thịt kia không phải sao, lại cố ý giả vờ không thèm để ý cùng kiên cường..."
Có lẽ đồng bệnh tương liên* làm cho Lệ Thiên Lương bất chợt mềm lòng như vậy, lại có chút do dự không biết có nên nói cho nàng chân tướng tàn khốc đó hay không.
*Đồng bệnh tương liên: Người cùng cảnh ngộ thương xót, giúp đỡ nhau.
Biểu cảm trên gương mặt Tuân Tố vốn dĩ không hề dao động rốt cục cũng có dấu hiệu rạn nứt, giống như là đứa nhỏ bị nói toạc ra tâm sự vừa thẹn thùng vừa bực tức, nhưng cố cường ngạnh che giấu.
"Lệ cung chủ, " Nàng cầm ly trà trên tay ngừng giây lát, sau đó đặt mặt xuống mặt bàn, làm văng ra một ít nước trà, nàng ngẩng đầu hung tợn trừng mắt nhìn cô nói: "Người đã ở trong phòng ta ước chừng nửa canh giờ, để không làm chậm trễ thời gian quý báu của người, mời người nâng cao chân ngọc, dời bước ra phòng bên ngoài, đi thong thả không tiễn."
Lệ Thiên Lương cũng không nói lời nào nữa, đứng dậy rời đi.
Mà trong nháy mắt cô đẩy cửa ra, một quyển tấu chương nạm viền vàng từ cổ tay áo Lệ Thiên Lương bay ra, vững vàng dừng ở trên bàn tròn trong phòng, "két" một tiếng, người đã ra khỏi phòng, cửa phòng đóng lại.
Tuân Tố ở trong phòng đợi một hồi, sau khi xác định Lê Thiên Lương sẽ không quay trở lại nữa, hai tay mới run rẩy cầm lên quyển tấu chương kia.
Tim đập thình thịch, nàng rất bất an, có chút bối rối mở nó ra, chỉ thấy trên mặt giấy có một dòng chữ nhỏ được viết ngay ngắn, nhưng lại làm cho đồng tử cô đột nhiên co rụt lại, cơ hồ trong nháy mắt liền ngã xuống vũng bùn sâu không thấy đáy:
"Nhị tiểu thư Tuân phủ Tuân Tố, làm trái đạo nghĩa giang hồ, cấu kết ma môn, thông đồng, phản bội võ lâm chính đạo, nay minh chủ Chính nghĩa minh Tuân Thiên Khoát, nhịn nỗi đau: Đại nghĩa diệt thân*, trục xuất Tuân Tố ra khỏi phủ, từ nay về sau Tuân Tố cùng Tuân gia nhất đao lưỡng đoạn*, Tuân phủ không còn Tuân Tố người này nữa."
*Đại nghĩa diệt thân = Quân pháp bất vị thân: Vì đại nghĩa người thân cũng giết. Câu này được dùng để nói về một tinh thần đề cao việc hy sinh cái riêng để vì cái chung, vì đất nước, dân tộc.
*Nhất đao lưỡng đoạn: Cắt đứt/ Đoạn tuyệt quan hệ.
Đặc biệt phát thư đến giang hồ, thông báo khắp nơi.
Cấu kết ma môn!
Trục xuất khỏi phủ đệ!
Còn chiêu cáo thiên hạ...
Trong lúc hoảng hốt, Tuân Tố cảm giác trái tim nho nhỏ yếu ớt của mình, bị một bàn tay lớn gọi là "Vận mệnh" dùng sức bóp chặt.
Nước mắt từ trên mặt rơi xuống, trái tim như rơi vào hầm băng, bị khí lạnh cướp đi một chút nhiệt độ cuối cùng, lạnh lẽo đến mức nàng thở không nổi.
........
Trăm ngàn năm qua, triều đại thay đổi, hoặc hỗn loạn hoặc an bình, cái gọi là "Hoàng tộc" làm chủ cung đình cũng từ triều đại này chuyển sang triều đại khác, hiện nay là năm thứ 235 triều đại Khánh Nguyên thống trị.
Hơn hai trăm năm trước, Cao Tổ vương triều này đoạt được vương quyền, lại là một người thiện chiến, chinh phạt khắp nơi, mở rộng lãnh thổ, lãnh thổ từ Trung Nguyên mở rộng đến ngoại vực mấy ngàn phạm vi, lúc cường thịnh, diện tích quốc thổ càng có thể sánh ngang với tiền triều.
Nhưng Cao Tổ thế nào cũng không ngờ được, hơn hai trăm năm sau, vương triều Khánh Nguyên suy thoái, vốn có lãnh thổ mênh mông nay lại bị các thế lực khắo nơi từng bước xâm chiếm, hiện giờ an phận một nơi, khuất cư Giang Nam.
Bố cục giang hồ Trung Nguyên, từ rất lâu trước đây đã bị chia ra thành Nam - Bắc, phân biệt gọi là Giang Nam - Bắc Vực.
Vùng sông nước Giang Nam, từ xưa đã nổi danh mênh mông đẹp đẽ, phong cảnh tươi đẹp hợp lòng người, người sống ở đây chủ yếu là các môn phái thế gia chính đạo và càc tổ chức trung lập, mà Bắc Vực lại tương đối hoang vắng, hoàn cảnh ác liệt, nhiều quan ải hiểm trở, ma đạo chiếm cứ nơi này, ít người ở.
Ngoài mặt, toàn bộ đất Trung Nguyên đều thuộc phạm vi quản lý của vương triều Khánh Nguyên, nhưng trên thực tế chỉ có Giang Nam mới là trọng điểm của thế lực triều đình, còn Bắc Vực là nơi ma đạo tung hoành, đạo phỉ hoành hành, triều đình lại yếu ớt suy bại nên không có cách nào động đến.
Nhưng tình thế giữa giang hồ và triều đình vẫn không bị phá vỡ, song phương vẫn đang ở trong trạng thái cân bằng cực kỳ vi diệu, triều đình yếu ớt, thế lực giang hồ quật khởi, ngược lại cũng vậy.
Bề nổi, triều đình sẽ không nhúng tay vào mọi việc trong giang hồ, cho nên song phương sống yên ổn cùng nhau nhưng âm thầm mà...
Mặc dù ít người nhìn thấy, nhưng có bích hoạ* làm chứng, đồn đại bên ngoài Bắc Vực, bộ lạc đông đảo, hơn nữa đa số không phải người Trung Nguyên.
*Bích hoạ: Danh từ tranh vẽ hoặc khắc trên vách đá, tường hoặc trần nhà của công trình kiến trúc, một trong những hình thức hội hoạ có từ lâu đời nhất.
Tướng mạo bọn họ như yêu ma, tóc xoăn, trán gồ, xương gò má cao vút, đồng tử u lục như sói, mũi như ưng câu, hơn nữa hành vi tàn bạo thô lỗ, rất đáng sợ.
Con người ít nhiều có chút tâm lý bài ngoại, cho nên người Bắc Vực có sống gần bọn họ nhất, đương nhiên được xưng là họ hàng gần của yêu ma, hơn nữa người trong Bắc Vực xác thực không ít người cùng người ngoại Vực lấy nhau, liền cũng xác thực phần thanh danh xấu này.
Mà lần này, mưa gió sắp đến, triều đình lại liên hợp giang hồ chính đạo, phá vỡ quy củ trước kia rằng không can thiệp vào chuyện giang hồ, dự định trong một lần hành động tiêu diệu ma giáo Bắc Vực.
"Đại quân tiếp cận... Tát Lặc tộc ngoại Vực muốn xuất binh tấn công Trung Nguyên... Tin tức có đáng tin cậy không?"
Nghị sự đường cung Phù Mộng, bên trên, Lệ Thiên Lương mặc bộ áo lụa đỏ đang nghiêng người dựa vào lưng ghế, tay phải cầm một quyển tấu chương, tay trái khi có khi không gõ nhẹ lên mặt bàn, ánh mắt u tối, không biết đang suy nghĩ điều gì.
"Khởi bẩm chủ thượng, tin tức vô cùng chuẩn xác, hơn nữa phân bộ cung Phù Mộng ở phía Nam cũng truyền đến mật thư, Tác Lặc tộc đã phái sứ giả đến đây." Vô Tâm liền vội vàng đứng dậy trả lời.
"Ngồi đi, bọn họ có nói là có chuyện gì quan trọng không?" Lệ Thiên Lương buông tấu chương xuống, khoát tay ra hiệu Vô Tâm ngồi xuống nói chuyện, sắc mặt u ám không rõ.
Trên phố có bài ca dao đang được loan truyền:
"Kim thượng vô năng, trầm mê tửu sắc; hoàng tử tương tàn, minh tranh ám đấu; yêm đảng hoành hành, vi hại trung lương; địa phương hủ / bại, quan thương câu kết; bàn bác bách tính, dân bất liêu sinh..."*
*"Hoàng đế vô dụng, mê mệt rượu và phụ nữ; Hoàng tử làm hại lẫn nhau, tranh đấu gay gắt; Bè đảng Hoạn quan hoành hành, làm hại người trung thành thẳng thắn; Địa phương mục nát tham nhũng/ thất bại, quan nhân cùng thương nhân cấu kết; Bóc lột dân chúng, dân chúng rơi vào cảnh khốn khổ..."
Mà một triều đình sụp đổ, triều đình ngả nghiêng như vậy, không lo làm thế nào để vong dương bổ lao*, giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt, lại còn tâm tư liên hợp giang hồ chính đạo, muốn tiêu diệt ma môn Bắc Vực vĩnh tuyệt hậu hoạn sao...
*Vong dương bổ lao: Mất dê mới làm chuồng. (1)
Hơn nữa, theo tin tức đáng tin cậy, các bộ tộc lớn vốn phân chia lãnh thổ ở bên ngoài Bắc Vực, cách đây không lâu vừa mới thống nhất hoàn toàn, thêm lúc này đại quân tiếp cận, còn phái sứ giả xuống phân bộ cung Phù Mộng phía Nam của nàng, phô trương trắng trợn như vậy, không thể không nói là chờ cơ hội mà động...
"Đám sứ giả kia nói...Nói là muốn gặp Chủ thượng, tự mình giải thích tình huống cụ thể cho người."
"Vậy à...Gióng trống khua chiêng như vậy, bổn toạ liền miễn cưỡng gặp mặt một lần đi."
.....
Ngay lúc chạng vạng, đột nhiên bầu trời đen sịt, mây đen dũng động, mưa đổ như thác giống đêm trước, không khí cũng có chút khô nóng dồn nén, mà lòng người lại càng nóng nảy.
Nghĩ đến đã mấy ngày không thấy Tuân Tố, Lê Thiên Lương vừa nghĩ đến, chân bước không ngừng, đi bộ đến thiên viện Cô Tâm.
Cô có chút ác ý nghĩ, Tuân Tố biết được mình đã bị Tuân gia vứt bỏ, nên chắc là sẽ nghĩ không thông đi, hoặc là ăn ngủ không ngon, cả ngày lấy nước mắt rửa mặt...
"Tuân nhị tiểu thư, lâu ngày không gặp, mấy ngày nay nàng có ổn không?"
Đẩy cửa ra, chỉ thấy, Tuân Tố trải ra một tờ giấy Tuyên Thành ở trên bàn, tay cầm bút lông sói đang vẽ tranh.
Nghe thấy có người tiến vào, Tuân Tố cũng không ngẩng đầu lên, vẫn chuyên tâm chấm mực, phác hoạ, rửa bút... Lặp đi lặp lại tuần hoàn, giống như người không tim không phổi, đoạn tuyệt cảm xúc với thế giới bên ngoài.
Lệ Thiên Lương cũng không quấy rầy nàng, chỉ đứng sau lưng nàng lẳng lặng nhìn, bất tri bất giác bị phần ý cảnh kia thu hút.
Lên lầu trông về nơi xa, cây lau sậy và dương liễu, nhớ lại cảnh cũ ngày xưa, cảm nhận được nỗi khổ biệt ly sâu sắc...
Bức tranh hoàn thành, góc dưới bên phải phối một bài thơ:
Nhất thượng cao lâu vạn lý sầu,
Kiêm hà dương liễu tự đinh châu,
Khê vân sơ khởi nhật trầm các,
Sơn vũ dục lai phong mãn lâu.
Điểu hạ lục vu Tần uyển tịch,
Thiền minh hoàng diệp Hán cung thu,
Hành nhân mạc vấn đương niên sự,
Cố quốc đông lai Vị Thủy lưu.
*Dịch thơ:
Lên lầu vạn mối sầu vương mắc,
Liễu rũ lau gầy khắp bãi hoang,
Mây suối nổi vầng dương khuất gác,
Mưa non qua gió phủ lầu vàng.
Vườn Tần đến tối chim nương náu,
Cung Hán vào thu ve thở than,
Chuyện cũ bao năm người chớ hỏi,
Quê xưa hoà lẫn nước Trường Giang.
*Dịch nghĩa:
Một lần lên lầu cao, nhìn quanh những cảnh từ xa, xa ngàn dậm gợi lên nỗi buồn,
Đám lau cùng dương liễu mọc đầy trên doi đất ở bờ sông,
Hơi nước từ khe suối bắt đầu bốc lên thì mặt trời cũng khuất sau các căn gác,
Mưa vùng núi sắp qua thì gió cũng bao kín lầu.
Lũ chim đáp xuống cây cỏ xanh hoang dại khi chiều xuống vườn hoa của nhà Tần,
Ve kêu trong đám lá vàng lúc vào thu nơi cung điện nhà Hán,
Khách đi qua chớ hỏi chuyện ngày xưa đó nữa,
Đất nước xưa kia đã theo dòng Vị Thuỷ chảy về đông.
(HÀM DƯƠNG THÀNH ĐÔNG LÂU - HỨA HỒN).
Lệ Thiên Lương không khỏi khen ngợi: "Hay cho một bức tranh nhìn Giang Nam từ trên cao, hay cho một bài "Hàm Dương Thành Đông Lâu ", Tuân nhị tiểu thư thật tài hoa!"
Dùng chữ nhỏ ký tên, gác bút xuống, Tuân Tố mới ngẩng đầu nhìn cô, sắc mặt nàng bởi vì đứng vẽ tranh thời gian dài nên có chút tiều tuỵ tái nhợt.
Nàng dùng tay áo lau mồ hôi trên trán, lạnh nhạt cười nói: "Không dám, chẳng qua chỉ là mượn tài viết văn của người xưa mà thôi".
Từ bên ngoài nhìn vào, hai người giống như bạn cũ hoà nhã trao đổi, về phần suy nghĩ chân thật trong lòng mỗi người...
Lệ Thiên Lương cũng đáp lại: "Tuân nhị tiểu thư, nàng đang nhớ nhà à?"
"Tuân Tố nếu nói là phải, thì Lệ cung chủ sẽ thả Tuân Tố rời đi sao?"
"Sẽ không, nhưng mà..."
"Nhưng mà cái gì?" Nàng nôn nóng hỏi.
"Gần đây bổn toạ muốn nam hạ* một chuyến, Tuân nhị tiểu thư có hứng thú đi cùng ta không?" Chỉ có điều nàng cũng không phải muốn đi đế đô Kim Lăng, càng sẽ không đưa Tuân Tố về nhà.
*Nam hạ: Xuống phía nam.
"Ngươi muốn dẫn ta nam hạ? Ồ...Đừng đùa chứ, Lệ cung chủ sẽ không có lòng tốt như vậy!" Nghĩ đến đủ loại hành vi bỉ ổi của Lệ Thiên Lương, ánh mắt vốn tha thiết của Tuân Tố liền ảm đạm xuống.
Mà Lệ Thiên Lương không để ý tới sự do dự của nàng, cường thế định đoạt: "Sớm thu thập hành lý, xiêm y không đủ thì để cho thuộc hạ ngoài cửa thay ngươi chuẩn bị, ba ngày sau khởi hành."
Lệ Thiên Lương ra khỏi cửa, đi không xa liền gặp được hộ pháp Bạch Trù sau khi nhận được tin tức vội vàng chạy đến.
Nàng vội vàng cuối đầu nói: "Vì sao Chủ thượng lại sốt ruột nam hạ? Người có biết rằng thân thể người không nên đi đường xá xa xôi..."
Sắc mặt Lệ Thiên Lương không đổi, liếc nhìn nàng một cái: "Làm sao, ngươi có ý kiến?"
Bạch Trù liền cúi đầu nói: "Thuộc hạ không dám!"
Khẽ giương mắt nhìn sắc mặt Lệ Thiên Lương, Bạch Trù châm chước giọng điệu, lo lắng nói: "Chủ thượng thật sự muốn dẫn theo Tuân Tố? Nếu để cho nàng biết được điều gì, lại báo cho Chính nghĩa minh..."
"Không sao, sơn vũ dục lai*, người cứ chờ xem kịch hay đi."
*Nguyên câu là Sơn vũ dục lai phong mãn lầu - Nghĩa là: Cơn giông trước lúc mưa nguồn. Trước khi xảy ra sự việc lớn thường có những biến cố báo hiệu bất thường.
* Tác giả có lời muốn nói:
Chú: Thơ này lấy tự 《HÀM DƯƠNG THÀNH ĐÔNG LÂU》, tác giả là thi nhân thời Đường Hứa Hồn.
*Chú thích:
1. *Vong dương bổ lao: Mất dê mới làm chuồng.
Đây là thành ngữ gốc Hán. Ở Trung Quốc con dê mới là vật nuôi đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của họ. Người Trung Quốc không có chữ riêng để chỉ con bò mà mượn chữ "hoàng ngưu"= con bò (lông) vàng để chỉ con bò, thuỷ ngưu để chỉ con trâu (loài vật thích đầm mình dưới nước). Không thấy tài liệu hay từ điển nào lấy chữ "dương" = con dê để chỉ con bò. Mặc dù mượn văn tự Hán, nhưng người Việt không gọi con bò là "hoàng ngưu", mà sáng tạo ra chữ "lao" (牢) để chỉ con bò.(2) Thành ngữ gốc Hán"Vong dương bổ lao" (Mất dê mới làm chuồng) được Việt hoá thành "Mất bò mới lo làm chuồng" cho phù hợp. Bởi vì con bò là vật nuôi phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của làng quê Việt Nam.(Nguồn: Hoàng Tuấn Công.)
2. *HÀM DƯƠNG THÀNH ĐÔNG LÂU - HỨA HỒN.
TQ cổ đại sẽ dùng chữ phồn thể nên nguyên bản là chữ phồn thể. Tên dịch theo từng chữ là: "Hàm Dương thành Đông Lâu" còn theo tiếng Việt mình sẽ chuyển lại là "Đông lâu thành Hàm Dương" còn có nghĩa là "Trên lầu đông của thành Hàm Dương." Thành Hàm Dương không phải thành Đông Lâu nha.
《咸陽城東樓》許渾 HÀM DƯƠNG THÀNH ĐÔNG LÂU - HỨA HỒN.
一上高城萬里愁, Nhất thượng cao thành vạn lý sầu,
蒹葭楊柳似汀洲, Kiêm hà dương liễu tự Thinh Châu,
溪雲初起日沉閣, Khê vân sơ khởi nhật trầm các,
山雨欲來風滿樓。 Sơn vũ dục lai phong mãn lâu.
鳥下綠蕪秦苑夕, Điểu hạ lục vu Tần uyển tịch,
蟬鳴黃葉漢宮秋, Thiền minh hoàng diệp Hán cung thu,
行人莫問當年事, Hành nhân mạc vấn đương niên sự,
故國東來渭水流。 Cố quốc đông lai Vị Thủy lưu.
HỨA HỒN, tự là Dụng Hối( Có sách cho là Trọng Hối), người đất Đơn Dương( Mục Châu) đời Đường. Đậu Tiến Sĩ năm Thái Hòa thứ sáu, làm Huyện Lệnh Huyện Thái Bình, năm Đại Trung thứ ba làm Giám Sát Ngự Sử, vì bệnh nên xin chuyển về miền đông, sau cùng làm Thứ Sử ở 2 Châu Sính và Mục, ở mọi nơi đều có tiếng là vị quan tốt. Ông giỏi về thơ, còn lưu lại đời sau 2 tập thơ " Đinh Mão Tập ".
Theo " Tuyên Hòa Thư phổ " ghi: Hứa Hồn tuy không chuyên về thư pháp, nhưng chữ viết bay bướm dễ nhìn, có phong cách riêng. Hồn làm thơ giống như Đỗ Mục,tuy không phóng đạt bằng Đỗ, nhưng hoa lệ thì có thừa, người học thơ xưa nay đều rất thích đọc, nên Hồn càng nổi tiếng song song cả thơ lẫn thư pháp. ".
CHÚ THÍCH:
1. Kiêm Hà: Là Lau sậy, theo tiếng gọi của ngày xưa. Trong Kinh Thi có câu: Kiêm Hà thương thương, có nghĩa là Lau sậy xanh xanh.
2. TỰ 似: là TƯƠNG TỰ, có nghĩa Giống như là. Thinh Châu: Thuộc tỉnh Phước Kiến, nay là Huyện Trường Thinh. Thinh châu còn có nghĩa là những cồn đất nổi lên ở giữa sông lớn, lau sậy mọc um tùm. Ở đây, vì muốn ăn khớp với cái " VẠN LÝ SẦU " của câu trên, nên ta hiểu THINH CHÂU là một địa danh của tỉnh Phước Kiến ở tận miền Nam, trong khi Tác Giả lên tận lầu HÀM DƯƠNG của miền Bắc để trông ngóng về quê hương xa xôi vạn dặm ở miền Nam.
3. Khê Vân: Hơi nước từ trong khe suối bốc lên thành mây.
4. Lục Vu: Vu là Rậm rạp, hoang vắng. Lục Vu là Bãi xanh hoang vu của cây cỏ bỏ hoang xanh um rậm rạp!
5. Vị Thủy: Tên con sông phát nguyên từ tỉnh Cam Túc, chảy qua tỉnh Thiểm Tây đổ vào sông Hoàng Hà rồi chảy ra biển Đông...
DỊCH NGHĨA:
TRÊN LẦU ĐÔNG CỦA THÀNH HÀM DƯƠNG.
Lên đến tận trên lầu cao của đông thành thì nỗi sầu lại dài thêm vạn dặm. Trước mắt, lau sậy hòa vào màu xanh của dương liễu mường tượng như màu xanh của đất Thinh Châu. Những làn hơi nước trong khe suối vừa bốc lên thành những làn mây mỏng thì mặt trời cũng đã chìm xuống phía sau lầu rồi! Và cơn mưa núi chưa kịp đổ xuống thì gió đã ào ạt đầy cả lầu!. Lũ chim bay xà xuống bãi xanh hoang vu của vườn thượng uyển đời Tần ngày xưa trong buổi chiều tà. Và lũ ve cuối mùa cố cất tiếng ngâm trong đám lá vàng của cung viên nhà Hán vào buổi chiều thu se lạnh. Ôi thôi! Người qua đường xin đừng hỏi đến chuyện của năm xưa nữa, Cố quốc từ hướng đông mà đến cũng như dòng Vị Thủy theo hướng của tất cả những dòng sông đổ vào Hoàng Hà rồi cũng đều chảy về với biển Đông thuận theo lý tự nhiên...
Hai câu:
溪雲初起日沉閣, Khê vân sơ khởi nhật trầm các,
山雨欲來風滿樓。 Sơn vũ dục lai phong mãn lâu.
đã trở thành thành ngữ trong văn chương khi dùng để diễn tả hiện tượng hoặc cái điềm báo trước của một sự kiện trọng đại, hay một tình thế thay đổi lớn của thời cuộc! " Sơn vũ dục lai " thì " phong đã mãn lâu " rồi! Trước khi " mưa núi ập tới ", thì " gió đã thổi đầy cả lầu " rồi!
Mặc dù không làm rung động lòng người và còn để lại dư âm như Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, không cảm khái và ưu thời mẫn thế như Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng Đài của Lý Bạch, không nhẹ nhàng thương cảm như Vạn Tuế Lâu của Vương Xương Linh, Hàm Dương Thành Đông Lâu của Hứa Hồn cũng nói lên một niềm hoài cổ não lòng, xót xa đến... dửng dưng, vì biết đó là cái lẽ của cuộc sống, cái lý của sự vật ở trên đời " Vật cực tất phản ", Âm cực dương hồi, hết thịnh rồi lại suy... cứ thế luân lưu mãi, như tất cả những dòng sông đều chảy về đông......
Hành nhân mạc vấn đương niên sự,
Cố quốc đông lai Vị Thủy lưu!!!.....
Đây là một trong những bài thơ cảm khái khi lên cao nổi tiếng của buổi Tàn Đường!...